BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu



tải về 474.42 Kb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích474.42 Kb.
#27385
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.2.Tiêu thụ trong nước

Tiêu thụ trong nước chiếm một tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 10% tổng sản lượng mật ong sản xuất trong năm 2014, chủ yếu là các sản phẩm mật ong đơn hoa. Các sản phẩm mật ong đơn hoa bán trong nước có giá cao hơn nhiều so với giá xuất khẩu trung bình, dao động trong khoảng từ 4 đến 50 USD/lít.

Giá bán lẻ mật ong ở thị trường nội địa giao động khoảng từ 200-300 nghìn đồng /lít, tuy nhiên giá bán cho các công ty xuất khẩu chỉ khoảng gần 40.000 đồng/lít. Do nhu cầu của thị trường nội địa không cao nên người nuôi ong thường bị các công ty thu mua ép giá, đôi khi còn thấp hơn giá thành sản xuất. Ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh mật ong thu mua lại từ người nuôi ong thường có các đại lý tiêu thụ riêng, nên các hộ nuôi ong nhỏ lẻ, mô hình không lớn thường khó cạnh tranh với các công ty này.


Thời gian gần đây, các thương hiệu mật ong Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, với một số thương hiệu lâu năm như Apidona (Công ty CP Ong mật Đồng Nai), Vinapi (Công ty CP Ong Trung ương), Dakhoney (Công ty CP Mật ong Đắk Lắk), còn có nhiều thương hiệu mới ra đời như Xuân Nguyên, Trường Thọ, Phương Nam, Honimore, Zemlya… Hiện tại, các công ty mật ong gia nhập thị trường nội địa ngày càng nhiều vì 2 lý do. Thứ nhất là do một số công ty xuất khẩu mật ong thô bị trả về nên phải đóng nhãn mác, bao bì để tiêu thụ trong nước. Hai là nhu cầu mật ong trong 10 - 15 năm nữa sẽ rất lớn, không chỉ xuất khẩu mà ngay cả thị trường nội địa, nên nhiều công ty đã chuyển hướng xây dựng thương hiệu để phát triển thị trường. Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới việc sử dụng mật ong và dùng mật ong hơn. Ngày càng nhiều các sản phẩm được chế biến từ mật ong (tinh chế, hoa bạc hà, hoa nhãn, hoa rừng, chanh đào….) mật ong nghệ, sữa ong chúa, phấn hoa… được bày bán ở thị trường Việt Nam. Không chỉ ở các cửa hàng nhỏ lẻ, các chợ mà các sản phẩm từ mật ong Việt Nam cũng đã được đưa vào các hệ thống siêu thị, đại siêu thị trên toàn quốc. Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu hiện diện trong siêu thị đều là của những doanh nghiệp mới được thành lập gần 10 năm trở lại đây, còn các công ty lớn thường không có thị phần hoặc thị phần nội địa còn rất hạn chế. Có rất nhiều công ty lớn có sản lượng xuất khẩu lớn nhưng lại không bán lẻ ở thị trường nội địa. Xu hướng trong thời gian tới, các công ty này sẽ đẩy mạnh phân phối các sản phẩm mật ong tại thị trường Việt Nam, trong đó có việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng dây chuyền đóng gói, cải tiến bao bì, mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, tuyên truyền về lợi ích của mật ong đối với sức khỏe cộng đồng.
Trên thực tế, những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh mật ong đã ý thức được việc làm thương hiệu nên đã đầu tư rất bài bản, không chỉ đầu tư trang trại, chất lượng sản phẩm mà cả bao bì, mẫu mã. Nếu không có thương hiệu, dù được các siêu thị chấp nhận thì cũng sẽ ít được người tiêu dùng chọn lựa. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực cải tiến bao bì, mẫu mã và đầu tư chất lượng nhưng tại thị trường trong nước, các thương hiệu mật ong vẫn chưa đủ tạo ra sức bật riêng do làm marketing và thương hiệu chưa hiệu quả.
Theo các chuyên gia, thị trường mật ong sắp tới sẽ rất sôi động nhờ xu hướng người tiêu dùng chú trọng nhiều hơn đến việc chăm lo sức khỏe. Vì thế, nhu cầu dùng mật ong thay thế đường trong chế biến thức ăn, thức uống sẽ tăng lên.

2.3. Tình hình xuất khẩu


Việt Nam nằm trong số 6 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm và uy tín xuất khẩu trong 30 năm. Hội Nuôi ong Việt Nam (VBA) ước tính, sản lượng mật ong tại Việt Nam trong năm 2014 khoảng 54.000 tấn. Ngoài thị trường Hoa Kỳ đang nhập khẩu khoảng 90% mật ong, Việt Nam còn có thể tiến vào thị trường Châu Âu (EU). Hiện mật ong Việt Nam mới chiếm tỷ lệ chưa đến 10% trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường EU là 4.660 tấn/năm. Năm 2015, xuất khẩu của ngành ong Việt Nam được dự báo nhiều triển vọng khả quan hơn (năm 2014 đạt sản lượng 46.600 tấn, kim ngạch hơn 120 triệu USD), khi nhu cầu của thị trường tăng cao. Số liệu từ VBA mới đây cho hay, quý 1/2015, chỉ tính riêng thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được trên 80 tấn mật ong. Đây đuợc xem là tín hiệu tích cực đối với việc thâm nhập vào thị truờng này.
Biểu đồ 2.2: Xuất khẩu mật ong của Việt Nam (HS 040900) phân theo thị trường năm 2013

Đvt: Nghìn USD



Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo ước tính sơ bộ của VBA, giá xuất khẩu mật ong Việt Nam trong năm 2014 dao động ở mức 2830 đến 2860 USD/tấn đối với mật ong có màu hổ phách sáng, từ 2750 đến 2780 USD/ tấn đối với mật ong màu hổ phách, và từ 2530 đến 2560 USD/tấn đối với mật ong màu hổ phách đậm. Hầu hết mật ong của Việt Nam (đến 90%) được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Việt Nam xuất khẩu mật ong sang Đức, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và Trung Đông nhưng với số lượng nhỏ. Có rất ít thông tin chi tiết và chính thức về tình hình sản xuất và xuất khẩu của mật ong Việt Nam. Tuy nhiên theo dữ liệu không chính thức của các chuyên gia chính trong lĩnh vực mật ong cho thấy tốc độ phát triển hàng năm của mật ong Việt Nam. Trong năm 2013, lượng xuất khẩu đã tăng gấp đôi so với năm 2012 (khoảng 20.000 tấn). Trên thực tế, xuất khẩu mật ong của Việt Nam sang Đức đã lên tới hơn 1,3 triệu USD trong năm 2013, chỉ một năm sau khi Châu Âu xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm mật ong của Việt Nam.


Các chiến lược định giá chủ yếu dựa vào khả năng cạnh trạnh của thị trường và trả giá dựa trên chất lượng của mật ong. Các công ty mật ong lấy mẫu từ các nhà nuôi ong để xem xét các chỉ tiêu nhất định như dư lượng kháng sinh (CAP, Flouroquinolone, Streptomicin, Tetracyline, nitrofuran…), thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, độ ẩm, các loại và tỷ lệ đường. Các công ty cung cấp mật ong đưa ra giá cả dựa trên kết quả kiểm tra và giá cả thị trường.Về xuất khẩu, các công ty nhỏ thường tham khảo giá bán của các công ty mật ong hàng đầu như mật ong Daklak hoặc tập đoàn mật ong Đồng Nai. Trong trường hợp mật ong được sản xuất theo đơn đặt hàng, các nhà nhập khẩu sẽ gửi mẫu và đưa ra giá tiền định sẵn.
Mật ong Việt Nam, dựa vào chất lượng sản phẩm, được chia làm 3 loại: Cao cấp, trung cấp và thứ cấp.

- Các sản phẩm cao cấp gồm mật ong bạc hà và mật ong từ tổ ong thiên nhiên, do các nhà phân phối đặc biệt bán.

- Các sản phẩm trung cấp gồm mật ong đơn hoa từ các nguồn nhất định, có chất lượng tốt và do các nhà bán lẻ đáng tin cậy bán.

- Các sản phẩm trung cấp là mật ong thường, chủ yếu là mật ong đa hoa, được bán với số lượng lớn cho các công ty mật ong.




Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN

tải về 474.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương