BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


V.5 CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ



tải về 1.19 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

V.5 CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ


Thứ tự ưu tiên các công trình giao thông đường bộ giai đoạn từ nay đến 2010, căn cứ tính chất cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của dự án đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, dự kiến như sau:

* Đường Trung Ương quản lý:

1/. Quốc lộ 56: đã có dự án nâng cấp. (TW)

2/. Quốc lộ 1 vòng tránh thành phố Biên Hoà: đã có dự án xây dựng. (TW)

3/. Quốc lộ 1K đang thực hiện (BOT)

4/. Quốc lộ 20 cần tiếp tục nâng cấp bổ sung (TW)

5/. Cao tốc TP.Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây xây dựng mới (TW)

6/. Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu xây dựng mới (BOT)

7/. Triển khai nghiên cứu lập dự án Vành đai Vùng KTTĐ PN và Vành đai TP Biên Hoà. (TW)

8/. Đường sắt tránh TP Biên Hoà.

9/. Đường sắt quốc gia Biên Hoà – Vũng Tàu.



* Đường tỉnh quản lý: đầu tư bằng nguồn vốn của tỉnh

1/. ĐT 769: nâng cấp đảm bảo giao lưu TP HCM và Nhơn Trạch, Long Thành, Thống Nhất.

2/. ĐT 765: nâng cấp, tuyến trục bắc nam quan trọng của Cẩm Mỹ.

3/. ĐT 764: nâng cấp, tuyến trục đông tây quan trọng của Cẩm Mỹ.

4/. ĐT chất thải rắn: đã có dự án.

5/. ĐT 768: đã có dự án, tuyến cửa ngõ Biên Hoà nối với Vĩnh Cửu.

6/. ĐT 761: hiện cấp phối, tuyến trục quan trọng của tỉnh tại Vĩnh Cửu về phía bắc.

7/. ĐT Suối Tre – Bình Lộc đã có dự án, tuyến quan trọng của thị xã Long Khánh.

8/. ĐT Trảng Bom – Xuân Lộc: tuyến mới theo hướng đông tây của tỉnh, cần được nghiên cứu lập dự án.

9/. ĐT Long Thành - Cẩm Mỹ – Xuân Lộc: tuyến mới theo hướng đông tây từ Xuân Lộc qua Cẩm Mỹ đến ĐT769.

10/. ĐT Long Thành - Biên Hoà.

11/. ĐT 319 nối dài: đường mới nối với khu CN Nhơn Trạch.

12/. ĐT Cao Cang: đường đối ngoại nối với tỉnh Bình Thuận.

13/. ĐT Xuân Định-Lâm San: nâng cấp, đường trục bắc nam quan trọng của Cẩm Mỹ.

14/. ĐT 322B: nâng cấp, phục vụ nhu cầu thị trấn Phú Lý.

15/. Quốc lộ 15 nối dài, mở rộng phục vụ đô thị.

Các đường tỉnh còn lại sẽ đầu tư nâng cấp xây dựng từng bước.

Phần VI

CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GTVT


Để có thể thực hiện được những mục tiêu phát triển GTVT đã đặt ra trong quy hoạch, cần những nỗ lực lớn của tỉnh và các huyện, phát huy các nguồn nội lực trong nhân dân và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương. Trong đó việc xây dựng các cơ chế chính sách mới nhằm thu hút vốn đầu tư cho GTVT được coi là quan trọng nhất.

VI.1 HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG GTVT


1/ Nhu cầu vốn đầu tư để nâng cấp CSHT GTVT cho Đồng Nai là rất lớn trong khi ngân sách hạn hẹp. Khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho GTVT, do đó cần có những chính sách thích đáng kết hợp sự hỗ trợ của Trung ương với huy động vốn từ các nguồn khác nhau, phát huy mạnh mẽ tiềm năng các nguồn vốn khác như vốn liên doanh liên kết hoặc vay vốn trong và ngoài nước với lãi suất ưu đãi, vốn đầu tư nước ngoài, vốn do nhân dân đóng góp.

- Cần xây dựng chính sách ưu tiên, ưu đãi khuyến khích đầu tư bằng các chính sách về thuế, giảm tiền thuê đất, chú trọng đẩy nhanh giải quyết thủ tục đầu tư … khuyến khích hình thức đầu tư hợp đồng BOT, BT, huy động và ưu đãi cho hình thức BO, BOO, huy động theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất …

- Chú trọng, khuyến khích và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong tỉnh làm nền tảng đối tác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tỉnh vùng KTTĐ phía nam, đặc biệt Tp. Hồ Chí Minh trong liên doanh liên kết phát triển GTVT.

- Khuyến khích một số năm để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho cơ sở hạ tầng GTVT bằng các ưu tiên, ưu đãi. Tăng cường mối quan hệ với các nước, tổ chức quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp thông tin từ các cơ quan ngoại giao, thương mại của nước ta tại các nước.

- Tổ chức các hội thảo, chuyển giao thông tin và kêu gọi đầu tư của tỉnh Đồng Nai qua mạng thông tin. Thực hiện tốt chính sách, biện pháp ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài.



2/ Các nguồn vốn có thể huy động trên địa bàn tỉnh cho chương trình phát triển GTVT:

- Ngân sách nhà nước (trung ương, tỉnh) là nòng cốt, kể cả vốn tự có của các đơn vị quốc doanh. Đồng thời, phát huy các loại hình như:

+ Nguồn vốn ODA, loại hoàn lại với lãi suất ưu tiên, loại không phải hoàn lại. Ưu thế có thể đáp ứng cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông qui mô lớn và kĩ thuật tiên tiến. Thời gian trả nợ dài, lãi suất thấp. Có nhược điểm phải tuân thủ theo các điều kiện của tổ chức cho vay, thủ tục và quá trình xét duyệt khó khăn, suất đầu tư thường cao hơn so với các dự án Việt Nam, dẫn đến giá thành công trình cao.

+ Vay vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng nhà nước.

+ Phát hành trái phiếu công trình: nhà nước có ngay khoản tiền lớn để đầu tư các công trình cấp bách trong lúc ngân sách nhà nước chưa đủ khả năng cân đối. Nhà nước phải trả lãi và vốn sau thời gian ngắn (khoảng 5 đến 10 năm). Thích hợp với những dự án cấp bách trước mắt, không thích hợp với việc đầu tư các công trình giao thông có thời gian kéo dài. Việc triển khai dự án phải khớp với thời gian huy động vốn trong khi phải trả lãi suất trái phiếu.



- Vốn của các đơn vị ngoài quốc doanh do tham gia cổ phần, do liên doanh, liên kết của các đơn vị ngoài quốc doanh theo quy định pháp luật.

3/ Đẩy mạnh các hình thức huy động vốn đầu tư:

* BOT (xây dựng, khai thác, chuyển giao) kết hợp nhiều nguồn vốn tham gia. Phương thức đầu tư mới từ năm 1997, được Chính phủ quy định tại Nghị định 77/CP. Thể hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng giao thông, thông qua thu phí giao thông khi sử dụng các tuyến đường. Cần tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo cạnh tranh so với các địa phương khác

* BT (xây dựng, chuyển giao): phương thức huy động vốn ứng trước của các doanh nghiệp, trả chậm có lãi suất hoặc trả bằng tiền thu phí giao thông .

* Huy động và ưu đãi cho hình thức BO (xây dựng, khai thác), BOO (xây dựng, khai thác, sở hữu) ...

* Huy động vốn bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất. Là một phương thức mới, đã được một số nơi thực hiện ở Trung Quốc, Việt Nam. Cần được các ban ngành của địa phương nghiên cứu kỹ để có đề suất chính thức với Hội đồng nhân dân và UBND địa phương.

4/ Huy động vốn cho giao thông nông thôn: các đường xã, đường ấp…có thể huy động nhân dân tham gia phần chính yếu, trong đó kể cả đóng góp bằng sức lao động công ích của mọi thành phần, nhà nước hỗ trợ một phần và có chính sách ưu đãi. Tranh thủ nguồn vốn từ các dự án phát triển GTNT của Bộ GTVT, như chương trình GTNT của ngân hàng thế giới ...

Sự tham gia đầu tư và xây dựng mạng lưới giao thông hiện nay là trách nhiệm của mọi người, mọi thành phần kinh tế. Cần tận dụng mọi nguồn vốn có thể để phát triển quy hoạch giao thông tỉnh phù hợp với từng giai đoạn.




tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương