BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


VI.2 SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN GTVT



tải về 1.19 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

VI.2 SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN GTVT


1/. Quốc lộ: Phát hành trái phiếu, sử dụng vốn ngân sách kết hợp với các hình thức khác như BOT xây dựng đường cao tốc, vốn vay ODA, vay tín dụng ưu đãi, BT áp dụng cho tuyến cần nâng cấp nhưng chưa bố trí được vốn ngân sách.

2/. Đường tỉnh gồm các nguồn sau: Vốn ngân sách, vốn vay ODA, vay tín dụng ưu đãi. Trường hợp khó khăn về vốn đề xuất Bộ GTVT hỗ trợ đưa vào danh mục các dự án sử dụng nguồn WB .

3/. Giao thông nông thôn: nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước và nhân dân cùng làm (XHH GTNT). Nhà nước hỗ trợ bằng nguồn ODA, vay không lấy lãi …

4/. Đường sông: Đối với đường sông do TW quản lý: vốn ngân sách nhà nước. Đối với đường sông do địa phương quản lý : vốn ngân sách của địa phương.

5/. Vốn bảo trì cơ sở hạ tầng GTVT: nhà nước xem xét để xây dựng quỹ bảo trì đối với cơ sở hạ tầng GTVT, theo kinh nghiệm nhiều nước khác đã thực hiện.

VI.3 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

VI.3.1 Về cơ cấu tổ chức


Các phòng ban thuộc Sở giao thông vận tải cần được tăng cường đủ điều kiện trang thiết bị để đảm trách công việc theo chức năng nhiệm vụ quy định.

Đối với phòng giao thông ở các huyện cần phải có cán bộ chuyên trách của giao thông vận tải, có nghiệp vụ chuyên ngành giao thông, trình độ trung học giao thông hoặc kỹ sư giao thông vận tải…


VI.3.2 Tổ chức quản lý


+ Sở GTVT quản lý các kế hoạch, các chương trình, dự án. Các đơn vị trực thuộc Sở phải thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định. Cán bộ tổng hợp cơ quan có trình độ nghiệp vụ giỏi, để đảm đương nhiệm vụ phân tích, tổng hợp, đánh giá các kết quả hoạt động của các khối do mình quản lý.

+ Sở có cán bộ theo dõi vận tải ngoài quốc doanh trên tất cả các các mặt.

+ Các phòng kinh tế huyện thường xuyên thực hiện chức năng quản lý giao thông vận tải trên phạm vi huyện mình .

+ Kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách về đầu tư liên quan nước ngoài, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật và các hoạt động thương mại quốc tế. Tăng cường đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác quản lý, có kế hoạch đào tạo và gửi đi đào tạo trong lĩnh vực thiết lập và quản lý điều hành dự án cho một số cán bộ có năng lực.

+ Tăng cường năng lực của các Ban quản lý dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh việc giải ngân theo kế hoạch và tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

+ Tiếp tục đưa tin học vào quản lý trong các phòng ban nghiệp vụ Sở Giao thông Vận tải, các doanh nghiệp trực thuộc Sở v.v.


Phần VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

VII.1 KẾT LUẬN


1/. Phát triển giao thông vận tải đi trước một bước mang tính cấp bách, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. Công tác lập quy hoạch đã được tiến hành qua việc điều tra nghiên cứu các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và hiện trạng GTVT... từ đó đưa ra những dự báo nhu cầu và lưu lượng vận tải của tỉnh trong tương lai. Quy hoạch là căn cứ khoa học để việc phát triển giao thông có hướng đi rõ rệt, hợp lý và có thể chủ động thực hiện các bước phát triển để mang lại hiệu quả thiết thực, các hoạt động của ngành giao thông sẽ bám sát được với yêu cầu mới trong cơ chế thị trường.

2/. Thực hiện quy hoạch cần một số lượng vốn lớn, trước hết cần tập trung cho giai đoạn 2005 -2010 là thực sự cần thiết. Cần phát huy tinh thần nỗ lực tìm mọi nguồn vốn, huy động sự đóng góp của nhân dân với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, giành phần thích đáng trong vốn ngân sánh cho các công trình trọng yếu. Đồng thời tranh thủ mọi nguồn vốn khác như vốn tài trợ, khuyến khích và kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn vào GTVT bằng các chính sách ưu đãi.

3/. Quy hoạch giao thông mang tính khái quát cao, là một kế hoạch tổng quan xuyên suốt quá trình hoạt động GTVT lâu dài của tỉnh. Tuy nhiên nó phải được hoàn thiện, cập nhật sau 1 khoảng thời gian thực hiện, có như vậy hoạt động của ngành GTVT mới bám sát thực tế phát triển của địa phương. Để thực hiện được quy hoạch, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành kinh tế khác với ngành giao thông.

4/. Cần nhận rõ mạng lưới GTVT làm chức năng phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh mà không kinh doanh thuần tuý như các ngành dịch vụ khác. Do vậy kinh phí đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến giao thông phải được nhà nước chú trọng dành nguồn vốn ngân sách, tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế. Đồng thời cần có chính sách khuyến khích sự đóng góp vốn của nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

5/. Muốn đạt được hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng của ngành GTVT, cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên ngành cao. Do vậy cần phải chú trọng đến công tác đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội cán bộ ngành giao thông vận tải của tỉnh.

6/. Khái quát chỉ tiêu mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch đến năm 2020

Bảng 7.1: Tổng hợp chiều dài đường bộ hiện nay và 2020


TT

Công trình

Hiện nay

Năm 2020

1

Quốc lộ

244,22

515,93

2

Đường tỉnh

369,97

797,49

3

Đường huyện (2020 nhựa hoá 100%)

1.317,26

1.927,17

ĐX và ĐCD hiện nay là 3836km và 390 km. Dự kiến 2020 là 6504 km và 460km.

Bảng 7.2: Tổng hợp chỉ tiêu đường bộ



Toàn tỉnh

Đồng Nai


Mật độ đường

% nhựa hoá đường bộ

% diện tích cho giao thông

Km/km2

km/1000ng

Hiện nay

1,04

2,88

26,38

0,78

Đến 2020

1,73

3,27

86,78

4,20

Trong tổng số nêu trên, bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã phường và đường chuyên dùng. Đến 2020 đường huyện nhựa hoá 100%.

Tỷ lệ diện tích đất dành cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2020 (đường bộ, cảng sông, cảng biển, đường sắt, sân bay, bến xe, kho bãi) là 6,01%. So với một vài tỉnh lân cận như sau:

Bảng 7.3: So sánh tỷ lệ đất dành cho giao thông giữa một số tỉnh (%)






Đồng Nai

Tây Ninh

Bình Dương

Hiện trạng

1,60

3,80

1,53

Quy hoạch

6,01

4,70

5,76

Bảng 7.4: Tổng hợp mật độ đường của các huyện trong tỉnh

TT

Huyện

Mật độ đường hiện nay

Mật độ đường 2020

km/km2

Km/103dân

km/km2

Km/103dân

1

TP. Biên Hoà

3,54

1,05

4,03

0,97

2

TX. Long Khánh

3,08

4,57

2,54

2,92

3

H. Nhơn Trạch

0,64

2,27

1,23

0,84

 

 Bình quân

1,85

1,83

2,13

1,15

4

H. Thống Nhất

1,51

2,62

2,01

2,38

5

H. Long Thành

0,85

2,24

1,55

3,45

6

H. Trảng Bom

1,71

3,15

2,18

3,05

7

H. Xuân Lộc

1,53

5,61

2,09

6,17

8

H. Cẩm Mỹ

1,11

3,55

1,95

5,07

 

 Bình quân

1,31

3,47

1,94

4,02

9

H. Vĩnh Cửu

0,33

3,39

0,75

5,97

10

H. Tân Phú

0,77

3,65

1,62

6,28

11

H. Định Quán

0,74

3,36

1,55

5,85

 

 Bình quân

0,59

3,47

1,26

6,02

Các huyện được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1: các huyện thị có đô thị là chủ yếu. Nhóm 2: các huyện có mức đô thị hoá khá phát triển. Nhóm 3: huyện vùng núi.

* So sánh quy hoạch GTVT lập năm 2006 với quy hoạch GTVT lập năm 1995:

Quy hoạch GTVT năm 1995 của tỉnh Đồng Nai dựa trên nền tảng Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến 2000, nhưng mới có những định hướng tổng quát chung.

Quy hoạch GTVT lập năm 2006 dựa trên nền tảng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (điều chỉnh) của tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010, đã được phê duyệt theo Quyết định số 33/2003/ QĐ.TTg, nhằm góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp, với tốc độ phát triển nhanh và mục tiêu phát triển cụ thể cho các ngành và từng thời kỳ.

Các kết quả quy hoạch được tóm tắt như sau:



a). Quy hoạch quốc lộ, cao tốc: trong quy hoạch 1995 có 6 đường, QL 1 và đoạn vòng tránh, QL 20, TL 25B (QL20 nối dài), QL 51, Cao tốc Biên Hoà –Vũng Tàu. Trong quy hoạch mới có 5 QL (QL1, QL20, QL51, QL56, QL1K), 2 vành đai, 3 cao tốc dự kiến đến 2020 và 3 cao tốc tiềm năng.

b). Quy hoạch đường tỉnh: trong quy hoạch năm 1995 có 14 đường tỉnh hiện hữu và dự kiến mới là 25 đường tỉnh, tổng cộng 39. Trong quy hoạch mới có 20 đường tỉnh hiện hữu và dự kiến 13 tuyến quan trọng do tỉnh đầu tư quản lý. Tổng số là 33.

c). Quy hoạch cảng biển, cảng sông: đã tổng hợp đưa vào quy hoạch hệ thống cảng sông mới, cảng biển mới trên nền tảng quy hoạch cụm cảng biển nhóm 5 và quy hoạch cảng sông được duyệt.

d). Quy hoạch đường sắt: quy hoạch 1995 chỉ đề cập đường sắt hiện hữu và đoạn vòng tránh Biên Hoà, tuyến Biên Hoà – Vũng Tàu, 1 tuyến đường sắt đô thị.

Trong quy hoạch mới nêu cụ thể về tuyến đường sắt nhanh đô thị Thủ Thiêm –Nhơn Trạch - Long Thành, nhánh vào khu công nghiệp Ông Kèo của tuyến ĐSQG Biên Hoà –Vũng Tàu. Đường sắt đô thị quy hoạch rõ 3 tuyến tiềm năng của Biên Hoà.



e). Hàng không : quy hoạch sân bay Long Thành có quy mô 80-100 triệu HK/năm và 5 triệu tấn Hàng hoá/năm, cấp kỹ thuật 4F, diện tích đất sử dụng 5.000ha.

VII.2 KIẾN NGHỊ


1/. Khi quy hoạch được duyệt, kiến nghị UBND tỉnh sớm giao cho ngành chức năng xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai quy hoạch đến các dịa phương, các ngành và công bố rộng rãi trong nhân dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2/. Để góp phần làm cho mạng lưới giao thông được phát triển thuận lợi, kiến nghị UBND tỉnh cho ban hành và cho cắm mốc lộ giới của các tuyến đường trong tỉnh. Đó là công việc góp phần giảm chi phí xây dựng, mở rộng các tuyến đường trong tương lai.

3/. Trên cơ sở quy hoạch GTVT được lập và phê duyệt, kiến nghị cho triển khai lập dự án cho các công trình trọng điểm theo quy hoạch để gọi vốn đầu tư trong nước, nước ngoài. Đánh giá tính hợp lý của mỗi công trình, qui mô, thời gian thực hiện, xem xét năng lực của các đơn vị thi công GTVT để tổ chức xây dựng đạt hiệu quả nhất.

4/. Kiến nghị dành kinh phí thích đáng cho chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công tác quản lý, xây dựng, khai thác các công trình giao thông vận tải.

5/. Kiến nghị Bộ GTVT:

+ Các quốc lộ và cao tốc qua địa bàn tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Do vậy kiến nghị Bộ GTVT có sự chú trọng thích đáng đến lộ trình thực hiện đầu tư nâng cấp, phối hợp thường xuyên với tỉnh trong quá trình lập dự án, thực hiện dự án, đặc biệt là 9 dự án nêu trong mục danh mục dự án ưu tiên. Xem xét khả năng mở các đường bên dọc theo các QL có tiêu chuẩn cấp I, cấp II tại những nơi cần thiết và có điều kiện cho phép…

+ Do sự phát triển nhanh của lưu lượng giao thông tác động trực tiếp đến các nút giao thông quốc lộ trên địa bàn tỉnh, kiến nghị Bộ GTVT sớm xem xét các giải pháp đồng bộ cần thiết cho các nút giao thông này nhằm trực tiếp giảm tai nạn,chống ùn tắc cho khu vực./.

TP.HCM, tháng 08 năm 2007




T RUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI – 08/2007




tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương