BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


IV.5 MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ



tải về 1.19 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

IV.5 MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ

IV.5.1 Luồng tàu biển


Hệ thống luồng chạy tàu quốc gia liên quan đến khu vực Đồng Nai bao gồm 2 tuyến luồng chính. Qui hoạch đến năm 2010 như sau:

1/ Luồng sông Lòng Tàu: Tổng chiều dài luồng từ phao số 0 vào tới cảng Sài Gòn là 85km. Độ sâu tự nhiên chỗ cạn nhất là -7,00m. Hiện nay và trong tương lai, vẫn nạo vét duy trì độ sâu tối thiểu -8,5m cho tàu 15.000 - 20.000DWT, lợi dụng thủy triều cho tàu từ 20.000 - 30.000DWT.

2/ Luồng sông Thị Vải: Tổng chiều dài luồng từ phao số 0 đến cảng Gò Dầu là 47km. Độ sâu tự nhiên chỗ cạn nhất là -10,60m, hiện đang khai thác cho tàu 15.000DWT vào khu cảng Gò Dầu (Đồng Nai) và lợi dụng triều cho tàu 30.000 – 60.000DWT vào khu cảng Cái Mép và Thị Vải (Phú Mỹ). Từ nay đến 2010 sẽ nạo vét tới cao độ -14,0m, nâng cấp luồng tới cảng Phước An cho tàu có trọng tải 60.000DWT, có kế hoạch nạo vét luồng cho tàu đến 30.000 DWT ra vào khu cảng Gò Dầu; đồng thời đầu tư lắp đặt hệ thống phao tiêu tín hiệu cho phép tàu chạy cả ban đêm. Chương trình nạo vét luồng Thị Vải đi vào khu cảng tổng hợp quốc tế Thị Vải được dự tính trong dự án đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA Nhật Bản.

IV.5.2 Các tuyến sông do trung ương quản lý


Có 6 tuyến, cùng với sự phát triển các cảng lớn trên sông trong các năm sắp tới, cần được trang bị phao tiêu báo hiệu trên toàn tuyến …

+ Sông Đồng Nai 95,5 km, gồm 3 đoạn: ngã 3 Đèn Đỏ- ngã 3 Ông Cồn theo cấp kỹ thuật đường biển, từ ngã 3 Ông Cồn – cầu Đồng Nai cấp I biển pha sông, từ cầu Đồng Nai – ngã 3 Sông Bé – Trị An cấp III đường sông.

+ Các sông khác: sông Nhà Bè 8,5km, sông Lòng Tàu 9km, sông Thị Vải 26km, sông Đồng Tranh 14 km (cấp I), sông Lô Gia 16km.

IV.5.3 Các tuyến sông do địa phương quản lý


Có 18 tuyến đã quy hoạch chi tiết và được phê duyệt tại quyết định số 6062/QĐ.CT.UBT ngày 07/12/2004 của UBND tỉnh Đồng Nai.

Phương hướng chung: thực hiện nạo vét, phá đá ngầm, cải tạo nâng cấp cầu đủ tĩnh không cần thiết, trang bị hệ thống phao tiêu báo hiệu trên tuyến giao thông thuỷ, nâng cao năng lực quản lý và duy tu tuyến.



a. Tuyến vận tải hàng hóa:

1/. Tuyến sông ngoại tỉnh: 4 tuyến

+ Biên Hoà – Vĩnh Cửu: dài 52km (Cầu Đồng Nai đến ngã 3 Sông Bé), liên kết thành phố Biên Hoà với huyện Vĩnh Cửu và Bình Dương.

+ Biên Hoà- Các tỉnh ĐBSCL: 342km, qua các sông Đồng Nai - sông Nhà Bè – sông Soài Rạp – Kênh Chợ Lách – sông Cổ Chiên – sông Mang Thít – kênh Mang Thít và Sông Hậu.

+ Biên Hoà – Bình Dương (cảng Bà Lụa): 90km, liên kết thành phố Biên Hoà với tỉnh Bình Dương và Tây Ninh.

+ Sông Thị Vải – ĐBSCL: gồm 2 tuyến là Thị Vải – Cần Thơ: 238km, Thị vải – Hà Tiên : 331km

2/. Tuyến sông nội tỉnh:

+ Biên Hoà – cụm cảng sông Buông: 28km, qua sông Đồng Nai, sông Buông.

+ Khu vực huyện Nhơn Trạch, gồm các sông: Đồng Nai 20km, Nhà Bè 8,5km, Lòng Tàu 15km, Đồng Môn 9km, Đồng Kho 15km, tắc Nước Hôi 5km, tắc Ông Trúc 3km.

3/. Các tuyến thượng nguồn:

+ Thượng nguồn sông La Ngà: 65km, từ Cầu La Ngà đến xã Phú Bình – Tân Phú.

+ Thượng nguồn sông Đồng Nai: 37km, từ mép hồ Trị An đến xã Phú Lộc –Định Quán.

4/. Tuyến lòng hồ Trị An : 6 tuyến

+ La Ngà – suối Mây (xã Phú Cường) : 22km

+ La Ngà –Suối tre: 5km

+ La Ngà – xã Thanh Sơn: 5km

+ La Ngà – Suối Sa Mách: 25km

+ La Ngà Suối Bún: 20km

+ La Ngà – Suối Đục: 10km.

b. Tuyến vận tải hành khách: Vận tải hành khách bằng đường thuỷ với các tuyến đò dọc trên các sông và hồ Trị An, một số tuyến đò ngang để phục vụ hành khách đi lại trong khi chưa có cầu.

1/. Tuyến vận tải hành khách chính của tỉnh: gồm 3 tuyến

- Biên Hoà – Bình Hoà ( H. Vĩnh Cửu) trên sông Đồng Nai: tuyến nội tỉnh dài 25km, dự kiến mở vào năm 2005.

- Biên Hoà – Tp. Hồ Chí Minh qua sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, dài 53km. Qua các bến đỗ: Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch và một số điểm ở Tp.Hồ Chí Minh. Dự kiến năm 2005 đưa vào hoạt động.

- Biên Hòa – Vũng Tàu qua các sông Đồng Nai - sông Nhà Be - sông Lòng Tàu - sông Đồng Tranh - Tắc Nước Hôi - sông Gò Gia - sông Thị Vải – Biển - Vũng Tàu.



2/. Các tuyến đò dọc: được duy trì như hiện nay: Phước Khánh – Nhà Bè; Hoá An – Biên Hoà; Thiện Tân-Bình Dương; Hiếu Liên-Trị An; La Ngà-Phú Cường; La Ngà-Suối Tre; La Ngà-Suối Bún; La Ngà-Suối Đục.

3/. Các bến đò ngang:

- Tại Biên Hoà có các bến đò sau: bến Kho, bến Trạm, bến An Hảo, bến chợ Biên Hoà, bến Long Kiểng, bến Tân Hạnh và bến Bửu Long.

- Tại Vĩnh Cửu: Trị An, Đại An, Tân Triều, Lạc An, bà Miêu, Bình Ninh, Bình Thới, Bình Lợi và Tân An.

- Tại H. Định Quán: La Ngà, Phú Cường, Bà Mắm, bến Thượng, Thuận Hải, phà 107.

- Tại H. Long Thành có bến đò trạm 4.

- Tại H. Nhơn Trạch có phà Cát Lái.



4/. Trên hồ Trị An: có 6 điểm đó trả khách. H. Định Quán có 2 bến tại : La Ngà và Thanh Sơn.

- H. Tân Phú tại Suối Sa Mách. H. Vĩnh Cửu có 2 bến tại : Trị An và Phân Trường 2. H. Trảng Bom tại Thanh Bình.


IV.6 ĐƯỜNG SẮT


Đường sắt là một loại hình vận tải chủ lực có vị trí quan trọng không thể thiếu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vận chuyển được khối lượng hàng hoá và hành khách rất lớn với mức an toàn cao và thuận tiện, chở được các loại hàng hoá container, hàng nặng, cồng kềnh… Sự phát triển hệ thống đường sắt gồm 2 nội dung:

+ Phát triển hệ thống đường sắt đô thị chạy nhanh trong phạm vi các thành phố và nối các thành phố lân cận.

+ Xây dựng vành đai và nối tuyến đường sắt Bắc – Nam đi sâu vào khu vực của phía Nam nước ta.

Mạng lưới đường sắt trọng phạm vi tỉnh Đồng Nai định hướng quy hoạch như sau:


IV.6.1 Đường sắt quốc gia


Cải tạo tuyến đường sắt quốc gia không đi vào trung tâm thành phố, bắt đầu từ ga Trảng Bom sẽ chuyển xuống khu vực ga Biên Hoà mới (thuộc phường Long Bình Tân) đi đến cầu Đồng Nai dài 18,5km, đi về phía tây tới ga lập tàu hàng An Bình. Dự kiến thực hiện sau 2010.

Tuyến đường sắt Biên Hòa ÷ Bà Rịa - Vũng Tàu (từ ga Biên Hòa mới) đường đôi khổ 1m, chiều dài toàn tuyến 85km, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 33km. Dự kiến có tuyến nhánh từ ga Long An vào khu cảng Phú Hữu 1 khu công nghiệp Ông Kèo (sông Lòng Tàu) và khu cảng Phước An sông Thị Vải, dài 32km. Xây dựng đường đôi, khổ đường 1m. Thực hiện sau năm 2010.

Theo quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai sẽ có tuyến đường sắt cao tốc Sài Gòn – Nha Trang chạy qua tỉnh Đồng Nai, dự kiến nằm trong hành lang đường cao tốc TPHCM – Long Thành - Dầu Giây. Tuyến đường sắt này theo định hướng sẽ triển khai dần từng phần hoàn thành trước 2020.

IV.6.2 Đường sắt đô thị


Phương hướng chính là đường sắt nhẹ trên mặt đất hoặc trên cao từng phần.

* Thành phố Biên Hoà: đã hình thành dự án tuyến vận tải khối lượng lớn Bến Thành – Biên Hoà, gồm tuyến mê trô Bến Thành – Suối Tiên và nối kết bằng tuyến xe buýt lớn (đường dành riêng) tới Biên Hòa. Trong TP Biên Hòa có các tuyến tiềm năng sau:

1/. Tuyến 1: Ngã ba chợ Sặt – bến xe ngã tư Vũng Tàu khoảng 10km, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, tuyến đường sắt đô thị này chạy qua các KCN lớn của thành phố như KCN Biên Hoà I, KCN Biên Hoà II, KCN Amata, các khu dân cư đô thị. Kiến nghị xem xét nối kết với tuyến mê trô Bến Thành – Suối Tiên đi theo hành lang này. Thực hiện sau năm 2010.

2/. Tuyến 2: sau khi đường sắt quốc gia đi về phía nam thành phố Biên Hoà, hành lang hiện hữu của đường sắt quốc gia sẽ được xây dựng thành tuyến đường sắt đô thị đi trên cao từng phần từ Biên Hoà đến cầu Hang, đi tới ga Dĩ An, dài khoảng 20km. Khách có thể đi tiếp về TPHCM. Xây dựng sau khi tuyến đường sắt qua Biên Hoà được di dời, khoảng năm 2020.

3/. Nghiên cứu tuyến vành đai sông Cái, dài 10,6 km, dọc cù lao Hiệp Hoà, nối vào ga Biên Hoà mới ở phường Long Bình Tân. Tuyến tiềm năng, dự kiến khoảng năm 2020.



* Nhơn Trạch: đường sắt đô thị dự kiến tuyến tiềm năng sau:

Tuyến đường sắt nhanh, trên cao từng phần, từ Thủ Thiêm đi theo hành lang đường cao tốc TP.HCM –Long Thành –Dầu Giây, đi vào Đường Quận 9 – Nhơn Trạch, vào đường 25B ra sân bay Long Thành, dài khoảng 40km, xây dựng sau khi có sân bay Long Thành. Từ Cầu Quận 9 đi đến Trạm 2 (tuyến mê trô Bến Thành - Thủ Đức - Biên Hoà) có thể tiếp chuyển bằng xe buýt. Cũng cần xem xét đến phương án vận chuyển khách từ sân bay Long Thành về TP. Hồ Chí Minh theo tuyến đường sắt Biên Hoà –Vũng Tàu.

Đối với các tuyến đường sắt đô thị, khoảng 800m-1200m cần có vị trí cho nhà ga để hành khách lên xuống, đồng thời cần có đất cho depot (xưởng sửa chữa bảo dưỡng và chứa đoàn xe ban đêm).



tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương