BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


III.3 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GTVT



tải về 1.19 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

III.3 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GTVT


Trong Quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã nêu định hướng đến 2010, cần tập trung phát triển một số các công trình giao thông quan trọng và phát triển giao thông nông thôn.

1/. Nâng cấp xây dựng mới các tuyến đường giao thông quan trọng như:

Nâng cấp đoạn quốc lộ 20 đi Đà Lạt- Lâm Đồng và QL56 ( TL 2 cũ dài 18km) đi Bà Rịa - Vũng Tàu thành đường cấp I, II. Nâng cấp đoạn 2 tỉnh lộ 769 (Dầu Giây - Long Thành) thành QL nối với QL 20. Xây dựng đường cao tốc, tuyến đường sắt Biên Hoà- Bà Rịa- Vũng Tàu. Mở mới tuyến cầu và đường cao tốc từ TP.HCM đi qua Long Thành đến ngã 3 Dầu Giây. Xây dựng mới đoạn QL 1A tránh TP. Biên Hoà ( đoạn từ Hố Nai 3 đến cổng Long Bình / QL51).

Xây dựng cầu qua sông Đồng Nai (Q9, TP. HCM- Nhơn Trạch)

Đến năm 2010 nâng cấp hoàn chỉnh các đường tỉnh thành đường cấp III, bê tông nhựa 100% các đường (bao gồm: 760, 761, 762, 763, 764, 765, 766, 767, 768, 769…).

Mở mới các tuyến đường nội ô Biên Hoà, thị trấn Xuân Lộc

Xây dựng đường sắt trên cao, đoạn tuyến TP. Biên Hoà -TP. HCM.

2/. Hệ thống Cảng : xây mới các cảng với tổng công suất là 30 triệu tấn/năm, gồm: cảng Đồng Nai; cảng Gò Dầu A và B công suất thiết kế 10 triệu tấn / năm; cảng Phước An (Trên sông Thị Vải) cho tầu có trọng tải 20.000 tấn; cảng Phú Hữu công suất 1 triệu tấn/ năm cho tàu có trọng tải 20.000 tấn. Cảng COGIDO, cảng quân sự thành Tuy Hạ…

3/. Hệ thống bến xe các huyện và TP. Biên Hoà

4/. Cảng hàng không: xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành.


Phần IV

QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI

IV.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

IV.1.1 Quan điểm


Quy hoạch giao thông vận tải xây dựng trên nền tảng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và toàn vùng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế chính trị của địa phương, các đầu mối giao thông (kho, cảng, sân bay …), khu du lịch, vùng sản xuất nông nghiệp …

Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, chống ùn tắc giao thông phục vụ tốt vận tải hàng hoá và nhu cầu đi lại của nhân dân. Chú trọng khuyến khích phát triển giao thông công cộng. Phối hợp tạo môi trường thông thoáng về giao thông.

Phát triển mạng giao thông của tỉnh gắn kết hoà mạng vào hệ thống giao thông quốc gia và mạng giao thông của TP Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (đã được Chính phủ phê duyệt).

Có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Xây dựng mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các trục quốc lộ, đường tỉnh với các đường huyện, đường xã… Coi trọng phát triển giao thông nông thôn. Đầu tư thích đáng và bố trí hợp lý giao thông tĩnh: bến bãi, điểm đỗ đậu xe, cơ sở sửa chữa bảo dưỡng. Kết hợp các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy, sân bay, bến cảng.

Bảo đảm môi sinh và môi trường bền vững. Định hướng phát triển các loại phương tiện thích hợp, ít ô nhiễm môi trường, loại bỏ các xe quá hạn. Giao thông Vận tải là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính phục vụ vừa mang tính kinh doanh, không chỉ xét hiệu quả kinh tế mà cần xét đến yếu tố phục vụ dân sinh.

Phát huy nội lực, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển giao thông vận tải.


IV.1.2 Mục tiêu


Giai đoạn 2010 - 2020 trên cơ sở mạng lưới giao thông quốc gia: Quốc lộ, vành đai vùng, cao tốc, sân bay Long Thành, các cảng biển… phát triển ngành GTVT đáp ứng mục tiêu phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; góp phần cải thiện đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường sống, sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.

Thực hiện quản lý thống nhất, đạt hiệu quả cao, giảm tai nạn giao thông, phối hợp chặt chẽ các loại hình vận tải. Xây dựng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn cấp hạng đã được nhà nước quy định. Xác định lộ giới các tuyến đường, sau khi phê duyệt sẽ công bố chính thức làm cơ sở triển khai các quy hoạch về dân cư, đô thị, khu công nghiệp…

Hình thành các tuyến trục theo hướng Bắc Nam, Đông Tây, các tuyến nối kết đến các khu vực dân cư, các khu công nghiệp, các cảng sông biển, phá thế độc tuyến trong mối liên hệ giữa các khu vực. Chú trọng giao thông tới các vùng sâu, vùng xa… Tạo các tuyến vòng tránh để các tuyến quốc lộ không đi vào trung tâm đô thị. Phát triển các tuyến song hành giảm bớt phương tiện địa phương đi vào quốc lộ, đường tỉnh.

Giao thông Vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng với mức độ cao. Phát triển các cảng sông, cảng biển phục vụ phát triển kinh tế của vùng. Phát triển giao thông công cộng phục vụ đi lại các đô thị, các Khu công nghiệp …

Trong đô thị phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng xe buýt, xe taxi … thời kỳ 2010 – 2020 phấn đấu đạt 15% - 30% nhu cầu đi lại, từng bước giảm tỷ lệ tăng trưởng phương tiện cá nhân xe máy.

Vận chuyển hàng hóa đạt tốc độ tăng trung bình của hàng hóa vận chuyển như sau : vận chuyển bằng đường bộ tăng 13 -15% / năm, vận chuyển bằng đường thuỷ tăng 3 -16 %/ năm, trong đó đường bộ chiếm 97 -98% tổng khối lượng vận tải hàng hóa địa phương, đường thuỷ chiếm 2 -3% tổng khối lượng vận tải hàng hóa địa phương

Hệ thống GTVT phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại, chống ách tắc giao thông, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đô thị, nhất là khu đô thị mới. Hình thành một hệ thống giao thông liền hoàn, đáp ứng tích cực và thúc đẩy quá trình hội nhập về giao thông vận tải.

IV.2 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI

IV.2.1 Phương pháp dự báo


Đánh giá tình hình vận chuyển hiện tại và phân tích các đặc điểm vận tải đường bộ và đường thuỷ trên các tuyến vận tải chính của tỉnh. Từ các tình hình về kinh tế -xã hội, các dự báo đã có và các định hướng phát triển các ngành trên địa bàn của khu vực và của tỉnh, để dự báo khối lượng vận chuyển của khu vực, của tỉnh, của các tiểu vùng...

a. Phương pháp trực tiếp: trên cơ sở các số liệu về dân cư, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu quy mô đầu tư phát triển của từng ngành để xác định ra khối lượng sản xuất, tiêu thụ từng mặt hàng chính. Từ đó xác định được khối lượng chuyên chở đi, đến của từng khu vực. Thường dùng cho những vùng có quy mô lớn hoặc dùng phối hợp với các phương pháp khác.

Phương pháp cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm để dự báo khối lượng các mặt hàng chính cần vận chuyển liên tỉnh ra khỏi tỉnh và vào tỉnh. Công thức tính : Qvclt = Qsx - Qtt Trong đó: Qvclt : Khối lượng hàng hoá vận chuyển ra khỏi tỉnh hoặc vào tỉnh. Qsx: Khối lượng hàng hoá sản xuất. Qtt: Khối lượng hàng hoá tiêu thụ tại chỗ

Tổng khối lượng chuyên chở mỗi loại mặt hàng trong tỉnh được xem xét theo khối lượng sản xuất, tiêu thụ mỗi loại: Qvc = max ( Qsx , Qtt ).

b. Phương pháp gián tiếp:

* PHƯƠNG PHÁP1: Dự báo nội suy hoặc ngoại suy theo thời gian:

Công thức chung: Q = F(t)

Trong đó: Q: nhu cầu đi lại. t : thời gian (năm). F: hàm số có thể có dạng:

Tuyến tính: F(t) = at + b; parabol: F(t) = at2 + bt + c; Hyperbol:F(t) = a/t + b;

Hàm mũ: F(t) = a(t); hàm Logarit: F(t) = a.logt v.v.

Có thể sử dụng cho các dự báo ngắn hạn trong nền kinh tế tương đối ổn định và tham khảo cho dài hạn.

* PHƯƠNG PHÁP 2: Phân tích tương quan nhiều yếu tố (tương quan hồi qui).

Công thức tổng quát: Q=F (X1, X2, ....,Xn)



Trong đó: Q: nhu cầu vận chuyển. X1, X2, .... ,Xn: các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển như: dân số, thu nhập quốc dân, các chỉ số phát triển của mỗi ngành liên quan đến giao thông vận tải...

* PHƯƠNG PHÁP 3: Dự báo tương tự (mô phỏng):

+ Nghiên cứu các chỉ tiêu nhu cầu phát triển giao thông. Nhu cầu vận chuyển của các nơi tương tự khu vực quy hoạch, lựa chọn giá trị đại diện.

+ Sử dụng các chỉ tiêu định mức phát triển (nhu cầu vận chuyển của từng ngành kinh tế, nhu cầu vận chuyển của từng người dân/năm...).

Có thể điều chỉnh thông qua các hệ số đặc trưng cho mức độ tương tự giữa khu vực dự báo và khu vực cơ sở, được tính toán theo kinh nghiệm của các chuyên gia.

* PHƯƠNG PHÁP 4: Hệ số đi lại, dùng cho dự báo nhu cầu đi lại.

Công thức: Qki = ki. pi Trong đó: Qki : nhu cầu đi lại của dân cư trong năm i.

ki : hệ số đi lại của năm i. pi : dân số dự báo trong năm i.

Hệ số đi lại là hàm số gồm nhiều biến số như: mức thu nhập của các tầng lớp dân cư, năng lực của cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại... K = F (X1,X2,.... ,Xn)

Hệ số K có thể tính bằng công thức : K = K0.Ii



Trong đó: K0: hệ số đi lại năm tính toán (năm gốc), Ii: hệ số đàn hồi đến năm i.

Ngoài ra còn có thể áp dụng từng phần phương pháp DETROIT, dùng cho dự báo nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại giữa các khu vực, hoặc phương pháp FRATA sử dụng quy trình tính toán lặp ...


IV.2.2 Mức phát triển dân số trên địa bàn tỉnh


Mức phát triển dân số là cơ sở cho việc tính toán dự báo khối lượng vận tải hành khách và hành hoá trong tương lai.

Số lượng dân cư trong tương lai phụ thuộc vào tỷ lệ sinh – tử, tốc độ tăng dân số tự nhiên và mức độ tăng dân số cơ học.

Mật độ dân số trung bình của tỉnh Đồng Nai tính đến năm 2005 là 376 người/ km2, dân cư phân bố không đều. Tập trung cao ở thành phố Biên Hoà (3.500 người/ km2) và nơi có mật độ thấp nhất là huyện Vĩnh Cửu (99 người/km2).

Bảng 4.1: Dự báo dân số tỉnh Đồng Nai



 

2005

2010

2015

2020

2006 -2010

2010 -2020

Dân số (ngàn người)

2.218

2.374

2.538

2.715

1,40%

1,38%

Dân số thành thị (ngàn người)

683

1,192

1,349

1,520

6,44%

2,46%

(% so với dân số)

31%

50%

53%

56%







Dân số nông thôn (ngàn người)

1.535

1.210

1.203

1.195

-2,96%

-0,13%

(% so với dân số)

69%

50%

47%

44%







Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Đồng Nai 2010, Niên giám thống kê 2005.

IV.2.3 Dự báo mức độ phát triển sản xuất các ngành


Dựa vào đặc điểm sản xuất và định hướng phát triển kinh tế các ngành kinh tế tỉnh, xác định khối lượng các mặt hàng sản xuất tương lai tại tỉnh.

a. Nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp

Phương hướng sản xuất sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở 4 nhóm cây trồng chủ yếu: cây ăn trái, cây lương thực (lúa, bắp, khoai lang, khoai mì) cây công nghiệp (mía và dừa), rau đậu và 2 nhóm vật nuôi chính: phát triển đàn bò và heo thịt; nâng tỉ trọng chăn nuôi gia cầm, nhằm giải quyết tốt nhu cầu tại chỗ của tỉnh, phát triển công nghiệp chế biến hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.



* Trồng trọt: Sản lượng gạo sản xuất của tỉnh nhìn chung chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của tỉnh, diện tích đất trồng lúa có khuynh hướng không tăng, nhưng tăng diện tích các cây trồng có giá trị sản xuất cao hơn..

Hỗ trợ khuyến khích nông dân phát triển hoặc nhập về những giống cây nông nghiệp có năng suất cao, giữ vững hoặc tăng thêm diện tích đất trồng lúa.

Do quá trình đô thị hóa hiện nay và trong thời gian tới, diện tích đất nông nghiệp trồng trọt một số loại cây lương thực, rau đậu… sẽ bị thu hẹp. Mặt khác do áp dụng kỹ thuật mới, giống mới… năng suất cao hơn, nên sản lượng một số loại sản phẩm nông nghiệp ổn định hoặc tăng lên không nhiều so hiện nay. Một số loại cây công nghiệp trong vùng quy hoạch có diện tích và năng suất tăng lên, tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến tại các địa phương.

Định hướng phát triển thâm canh tăng năng suất sản phẩm đến năm 2010:

+ Lúa: Quy mô diện tích khoảng 65.000 ha, sản lượng đạt 306.000 tấn.

+ Cà phê: diện tích trồng cà phê 15.000ha, sản lượng 22.000 -23.000 tấn.

+ Cao su: Quy mô 38.800 ha, sản lượng 54.000 -55.000 tấn.

+ Khoai mì : Quy mô diện tích 13.000 ha, sản lượng 300.000 tấn.

+ Tiêu: Ổn định quy mô 7.000 - 8.000 ha, sản lượng 12.000 -13.000 tấn.

+ Cây ăn trái:Quy mô 60.000 -61.000 ha, sản lượng 580.000 -60.000 tấn.

Khả năng mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất đến năm 2010:

+ Bắp: Phát triển diện tích gieo trồng 60.000 ha, với sản lượng 270.000 tấn.

+ Điều: Phát triển quy mô 35.000 ha, sản lượng 50.900 tấn.

+ Rau an toàn: Trồng tập trung ở thành phố Biên Hoà và các vùng chủ động nước tưới. Duy trì diện tích hiện có và mở rộng diện tích trên đất lúa một vụ với quy mô 2.500ha, gieo trồng 3 - 4 vụ trong năm với sản lượng 25.000 -35.000 tấn.

Tổng cộng số tấn sản lượng trồng trọt năm 2005 là khoảng 2,482 triệu tấn; năm 2010 là khoảng 2,743 triệu tấn; năm 2020 là khoảng 3,030 triệu tấn. Phương pháp tính dựa trên cơ sở diện tích và năng suất từng loại cây trồng.

* Chăn nuôi: Tỉnh Đồng Nai đang phát triển mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại công nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ chăn nuôi theo kiểu truyền thống vẫn còn nhiều, hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn nữa về công nghệ, lựa chọn những con giống tốt có phẩm chất tốt (tỷ lệ thịt nạc ở heo, khả năng cho sữa ở bò, gia cầm siêu thịt siêu trứng…).

Quy mô sản lượng đến 2010:

+ Bò sữa: Quy mô khoảng 3.000 con, sản lượng sữa 3.000-3.500 tấn.

+ Bò thịt: Duy trì tốc độ phát triển hàng năm 5%/năm tập trung ở các vùng Tân Phú, Xuân Lộc, Long Thành với quy mô 90.000 con.

+ Gà thả vườn: tốc độ phát triển hàng năm 8 - 10%/năm, đạt quy mô 10 triệu con.

+ Thú ăn cỏ khác( dê, thỏ): Đầu tư khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi trang trại, hộ gia đình.

+ Heo: Quy mô 1 -1,4 triệu con; tập trung nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian xuất chuồng, nâng đàn heo có tỷ lệ nạc cao đạt 90% tổng đàn; xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh để phục vụ tiêu dùng ở các đô thị, khu công nghiệp và hướng đến xuất khẩu. Sản lượng thịt heo hơi 120.000-150.000 tấn.

Tổng cộng số tấn sản lượng chăn nuôi năm 2005 là khoảng 135,3 ngàn tấn; năm 2010 là khoảng 153,4 ngàn tấn; năm 2020 là khoảng 187 ngàn tấn. Khi sản lượng của ngành đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và trong tương lai có thể dư thừa, tỉnh sẽ đầu tư vào lĩnh vực chế biến phục vụ cho xuất khẩu và vùng khác.



* Thủy sản: Phát triển chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản chủ yếu dựa vào tài nguyên mặt nước sông, hồ từ 25.000 -26.000 ha, đạt sản lượng 10.000 -15.000 T/ha. Biện pháp chủ yếu là chú trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao, phát triển các loài có giá trị cao như: tôm sú, tôm càng xanh, … Nhưng nhìn chung ngành thuỷ sản của tỉnh không phát triển được mạnh do tỉnh có hệ thông sông ngòi không nhiều, chủ yếu là hồ và sông Đồng Nai.

Chương trình phát triển thủy sản đến 2010:

Tổng sản lượng thủy sản đến 2010 là 31.000 tấn. Trong đó: Nuôi thủy sản 28.560 tấn (nước ngọt 26.163 tấn, nước lợ 2.397 tấn), khai thác thủy sản 2.440 tấn (nước ngọt 2.080 tấn, nước lợ 360 tấn).

-  Nâng cao chất lượng con giống thông qua biện pháp chuyển giao công nghệ, công tác kiểm tra chất lượng các cơ sở sản xuất và buôn bán con giống và thực hiện công tác cải thiện đàn cá bố mẹ.

-  Nghiên cứu sản xuất và thuần hóa những loài cá bản địa sông Đồng Nai có giá trị kinh tế cao: thát lát, leo, sặc rằn … để phát triển nghề nuôi và giảm áp lực khai thác trong tự nhiên.

-  Để đẩy mạnh phát triển nghề nuôi tôm càng xanh, phấn đấu đến năm 2010 nâng tổng sản lượng nuôi tôm càng xanh lên 212 tấn/năm; đồng thời chủ động sản xuất con giống tôm càng xanh.

- Về giống tôm sú: Chuyển từ các khu vực của các địa phương lân cận vào thuần dưỡng ở các cơ sở kinh doanh giống, sau đó cung cấp cho người nuôi.

- Tổ chức lại phương thức quản lý các hồ chứa < 1.000 ha trong việc kết hợp nuôi trồng thủy sản và phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.

Dự báo tổng hợp sản lượng thủy sản như sau: tổng cộng số tấn sản lượng năm 2005 là khoảng 24,3 ngàn tấn; năm 2010 là khoảng 31 ngàn tấn; năm 2020 là khoảng 42 ngàn tấn.



* Lâm nghiệp: Các sản phẩm lâm nghiệp như: khai thác gỗ, khai thác củi, lá dừa nước, khai thác tre luồng.... Do tầm quan trọng của việc trồng và bảo vệ rừng, góp phần ổn định môi trường sinh thái, thực hiện phòng hộ, đồng thời còn cung cấp vật liệu cho đời sống ... nên tỉnh chú trọng trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt ở những vùng đất phía bắc.

Từ nay đến 2010, thực hiện chương trình 661 và đầu tư trồng 10.000 ha rừng gỗ lớn bản địa. Tập trung quản lý và bảo vệ vốn rừng hiện có 154.873 ha, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Tiếp tục đầu tư trồng mới trên diện tích đất lâm nghiệp có khả năng trồng rừng 4.247 ha, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên 2.520 ha, tác động nâng cao khả năng phòng hộ đối với diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn trái dài ngày trên đất lâm nghiệp 12.717 ha để phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 178.540ha rừng và rừng đặc sản (cây công nghiệp, cây ăn trái dài ngày trên đất lâm nghiệp.

Ước tính tổng cộng số tấn sản lượng lâm nghiệp năm 2010 là khoảng 136 ngàn tấn; năm 2020 là khoảng 171 ngàn tấn. Tốc độ tăng trưởng 2,3 - 2,9%/năm.

Bảng 4.2: Dự báo sản lượng chủ yếu lâm nghiệp


Loại sản phẩm

Đơn vị

2005

2010

2015

2020

Gỗ các loại

M3

14.662

30.000

41.000

52.000

Củi

Ster

29.640

42.000

47.000

52.000

Tre luồng

1000 cây

1.954

2.500

2.700

2.900

Nguyên liệu giấy

Tấn

40.886

46.000

47.000

48.000

Song mây

1000 sợi

129

140

145

150

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 & TT NCPT GTVT.

b. Công nghiệp:

Phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế. Tiếp tục phát triển các khu công nghiệp tập trung đã có quy hoạch. Các khu công nghiệp phần lớn là công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

* Quy hoạch các khu công nghiệp đã được chính phủ phê duyệt đến 2010 là 8119 ha:

Hiện đã có 10 khu hoạt động theo quy chế KCN, 6 khu mới được phê duyệt. Tổng diện tích là 4.751ha, tổng diện tích đã cho thuê là 1.847ha chiếm 56% diện tích cho thuê.

Tổng số vốn đăng ký hiện nay đạt trên 6 tỷ USD, thực hiện được trên 3 tỷ USD.

Bảng 4.3: Các khu công nghiệp chính phủ đã phê duyệt



TT

Tên KCN

Diện tích QH (ha)

% diện tích đã thuê

Lĩnh vực đầu tư

1

Biên Hoà 1

335

100

Ít độc hại

2

Biên Hoà 2

365

99

Ít độc hại

3

AMATA

760

94

Ít độc hại

4

LOTECO

100

61

Ít độc hại

5

Gò Dầu

184




Hoá -Hoá thực phẩm

6

Hố Nai

523

60

Ít độc hại

7

Sông Mây

471

67

Ít độc hại

8

Nhơn Trạch 1

430

71

Tổng hợp

9

Nhơn Trạch 2

350

49

Tổng hợp

10

Nhơn Trạch 3

368

100

Dệt, nhuộm, nặng, kỹ thuật cao

11

Nhơn Trạch 5

302




Tổng hợp

12

Nhơn Trạch 6

319




Tổng hợp

13

Dệt may Nhơn Trạch

184

33

Dệt

14

Tam Phước

380




Chế biến nông lâm sản

15

An Phước

130




Tổng hợp

16

Long Thành

510

10

Ít độc hại

17

Định Quán

54

95

VLXD, lắp ráp cơ khí, chế biến

Bảng 4.4: Các khu công nghiệp đang trình chính phủ phê duyệt

TT

Tên khu công nghiệp

Diện tích quy hoạch (ha)

Lĩnh vực đầu tư

1

Thạnh Phú

186

Chế biến, cơ khí sửa chữa, ít ô nhiễm

2

Bầu Xéo

215

Chế biến, công nghiệp nhẹ

3

Long Khánh

100

Chế biến, sản phẩm đân dựng và công nghiệp

4

Xuân Lộc

100

Chế biến, công nghiệp nhẹ

5

Tân Phú

50

Chế biến, công nghiệp nhẹ

6

Ông Kèo

800

Chế biến, công nghiệp nhẹ, sửa chữa tàu

* Cụm công nghiệp - Làng nghề truyền thống:

Trong quá trình thực hiện phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống, UBND tỉnh Đồng Nai đã bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp địa phương giai đoạn 2001 -2005 để bố trí dự án đầu tư trong nước và nước ngoài gồm:

1/. Thành phố Biên Hòa: Cụm công nghiệp xã Tân Hạnh có diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư sản xuất Gốm sứ. Cụm công nghiệp phường Tân Hòa có diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư chế biến Gỗ và công nghiệp sạch.

2/. Huyện Long Thành: Cụm công nghiệp xã Long Phước 1, diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư: công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm. Cụm công nghiệp xã Long An, diện tích 40 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm. Cụm công nghiệp xã Lộc An, diện tích 10 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm. Cụm công nghiệp xã An Phước, diện tích 50 ha, ưu tiên dự án đầu tư chuyên sản xuất gạch ngói.  

3/. Huyện Nhơn Trạch: Cụm công nghiệp xã Phú Thạnh và Vĩnh Thanh, diện tích 50 ha,  ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm. Cụm công nghiệp Phú Đông và Phước Khánh, diện tích 50 ha, ưu tiên dự án đầu tư phục vụ ngành công nghiệp cần bến cảng.

4/. Huyện Vĩnh Cửu: Cụm công nghiệp xã Thạnh Phú, diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư sản xuất giày thể thao. Cụm công nghiệp xã Thạnh Phú diện tích 40 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm. Cụm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 50 ha , ưu tiên dự án đầu tư sản xuất Gốm mỹ nghệ, vật liệu xây dựng.

5/. Huyện Thống Nhất: Cụm công nghiệp xã Quang Trung, diện tích 10 ha, ưu tiên dự án đầu tư chế biến nông sản.

6/. Huyện Trảng Bom: Cụm công nghiệp xã Cây Gáo – Thanh Bình , diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp. Cụm công nghiệp xã Hưng Thịnh, diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, sạch. Cụm công nghiệp xã Hố Nai 3, diện tích 50 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp sản xuất gạch ngói.

7/. Thị xã Long Khánh: Mở rộng cụm công nghiệp hiện hữu tại thị trấn, diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm.

8/. Huyện Xuân Lộc: Cụm công nghiệp xã Sông Ray, diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ. Cụm công nghiệp xã Xuân Hưng, diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm. Cụm công nghiệp xã Suối Cát, diện tích 15 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm.

9/. Huyện Định Quán: Cụm công nghiệp thị trấn, diện tích 7 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp sạch. Cụm công nghiệp Phú Vinh, diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm.

Ước tính tổng cộng số tấn sản phẩm công nghiệp chủ yếu, không kể đá, nước… khối lượng năm 2005 là khoảng 876 ngàn tấn, năm 2010 là 1,548 triệu tấn ; năm 2020 là 4,336 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng là 11,85%/năm và 10,85%/năm.

Tổng cộng số tấn các sản phẩm công nghiệp phục vụ đời sống năm 2005 là 545 ngàn tấn, dự báo năm 2010 nhóm hàng này là 1,160 triệu tấn ; năm 2020 là 3,500 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng là 14,89%/năm và 11,68%/năm. 1.421

Tổng hợp chung các sản phẩm công nghiệp: năm 2005 là 1,421 triệu tấn, năm 2010 sản phẩm công nghiệp chủ yếu là 2,708 triệu tấn, năm 2020 là 7,836 triệu tấn. Một phần khối lượng này được chuyên chở trên địa bàn tỉnh.



c. Nhu cầu lao động:

Tổng số lao động trong độ tuổi trong 5 năm tới tăng thêm 112.164 lao động, bình quân mỗi năm tăng 22.433 lao động. Dự kiến trong 5 năm 2006-2010 cần giải quyết việc làm cho trên 112 ngàn lao động. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 3% năm 2005 còn dưới 2,8% năm 2010; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 84% năm 2005 lên 88%-89% năm 2010.



d. Du lịch: Theo quy hoạch du lịch sẽ phát triển 5 cụm du lịch sau :

1/. Cụm du lịch vui chơi giải trí, hội nghị, mua sắm, trung tâm thương mại. Tập trung ở Long Thành và Nhơn Trạch.

- Long Thành: rừng Phước Thái. Lâm trại Sơn Tiên xã An Hoà, du lịch sinh thái và bảo tồn động vật hoang dã 250 ha. Hương Tràm, khu du lịch sinh thái xã Phước Thái, thác An Viễn, xã Bình An.

- Nhơn Trạch: Du lịch sinh thái, vui chơi thể thao dưới nước…khu du lịch cống Ông Kèo và khu sinh thái Long Tân – Phước Hội. khu rừng Sác – Tượng đài Liệt sỹ và khu du lịch cù lao Ông Cồn.

2/. Cụm du lịch sông kết hợp các di tích văn hoá lịch sử. Tập trung ở Biên Hoà: Cù lao Ba Xê, vườn bưởi Tân Triều, TTVH Bửu Long và văn miếu Trấn Biên, Chùa Ông, đàn đá Bình Đa, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Long Thiền, bảo tàng Đồng Nai, làng nghề Tân Vạn, gốm xứ Biên Hoà …

3/. Cụm du lịch sinh thái tự nhiên. Tập Trung ở Tân Phú, Vĩnh Cửu, Thống Nhất:

- Huyện Tân Phu: khu du lịch Suối Mơ, hồ Đa Tôn. Du lịch sinh thái ven sông Đồng Nai tại xã Tà Lài núi Tượng Nam Cát Tiên. Làng văn hoá đồng bào dân tộc Mạxã Tà Lài, du lịch hang động tại xã Phú Lộc.

- Huyện Vĩnh Cửu: Tuyến du lịch Mã Đà – Trị An, Đảo Ó – Đồng trường. Khu du tích Chiến Khu Đ. Tuyến du lịch vườn bưởi Tân Triều, xã Tân Bình trên 12 giống bưởi …

- Huyện Thống Nhất: du lịch sân golf sông Mây-xã Bắc Sơn. Du lịch sinh thái Rừng – hoa kiểng thác Giang Điền. Du lịch tham quan giải trí và chăn nuôi động vật hoang dã hồ Sông Mây. Du lịch sinh thái tự nhiên: Suối Đá – thị trấn Trảng Bom, vườn hoa kiểng phong lan đồi đá Kiệm Tân.

4/. Cụm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng Định Quán: Khu du lịch sinh thái Thác Mai, hồ nước nóng, khu du lịch vui chơi thác Ba Giọt xã Phú Vinh. Khu du lịch cụm đá Ba Chồng. Ven sông Đồng Nai tại xã Thanh Sơn , La Ngà. Tuyến du lịch hang động tại xã Phú Tân. Du lịch di tích núi lửa km118…

5/. Cụm du lịch văn hoá hành hương ở Xuân Lộc, Long Khánh:

- Huyện Xuân Lộc: Chùa Gia Lào núi Chứa Chan. Hang Trầm Hinh trong núi Chứa Chan. Du lịch hồ Núi Le thị trấn Gia Ray, Hồ núi Gia Ui xã Xuân Tâm, hồ Sông ray, hồ Gia Măng... Thác Trời trên sông La Ngà xã Xuân Bắc. Lễ hội của 22 dân tộc.

- Huyện Long Khánh: Cẩm Mỹ, khu văn hoá Suối Tre và công viên Hoà Bình. Du lịch nhà vườn ở Bình Lộc, Xuân Tân, Suối Tre. Du lịch vườn trái cây, mô hình trang trại.

Dự kiến năm 2010 có thể thu hút khoảng 1,0 -1,3 triệu lượt khách du lịch. Năm 2020 là 3-3,5 triệu lượt khách du lịch. Doanh thu của ngành du lịch thời kỳ 2006-2010 đạt 14,5%/năm. Tốc độ tăng bình quân lượt khách du lịch 18,5%/năm.



e. Giải pháp thực hiện:

1/. Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các tuyến du lịch như: Tuyến du lịch sông Đồng Nai. Tuyến Vĩnh Cửu-Thống Nhất-Trảng Bom. Tuyến Long Thành – Nhơn Trạch. Tuyến Tân Phú – Định Quán. Tuyến Xuân Lộc – Long Khánh – Cẩm Mỹ

2/. Hình thành mạng lưới dịch vụ du lịch: tại các điểm du lịch quy hoạch

3/. Liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhiều loại hình du lịch đặc thù để nối với các tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt hoặc thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết. Hợp tác đầu tư về du lịch với các tỉnh, thành phố lân cận (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu...) . Đẩy mạnh hình thức nối tour với các công ty du lịch lớn đưa khách du lịch quốc tế đưa khách đến tỉnh tham quan, tìm hiểu văn hón.


IV.2.4 Dự báo khối lượng vận tải hàng hoá


Với tình hình sản xuất và đời sống của người dân ngày được nâng cao, theo định hướng phát triển của các ngành sản xuất, tốc độ phát triển kinh tế của toàn tỉnh Đồng Nai có thể đạt tốc độ phát triển kinh tế dự báo khoảng 11 – 12% trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển nhiều khu công nghiệp, các cảng biển cảng sông, sân bay mới, các khu đô thị, dân cư, du lịch...

Qua số liệu thống kê trong Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, phân tích cho thấy trong giai đoạn gần đây, tốc độ tăng trung bình của hàng hoá vận chuyển như sau:

+ Hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ tăng 13 -15% / năm,

+ Hàng hoá vận chuyển bằng đường thuỷ tăng 3 -16 %/ năm .

+ Đường bộ chiếm 97 -98% tổng khối lượng vận tải hàng hoá địa phương

+ Đường thuỷ chiếm 2 -3% tổng khối lượng vận tải hàng hoá địa phương.

Dự báo sản xuất, tiêu thụ và vận chuyển liên tỉnh các loại hàng chính: trên cơ sở phương pháp cân đối sản xuất và tiêu thụ. Tham khảo Nghiên cứu Chiến lược Phát triển GTVT Việt Nam (VITRANS), 2000, JICA và các tài liệu nghiên cứu của TTNCPT GTVT, dự báo hàng liên tỉnh như sau:

1. Lúa :

+ Năm 2010 sản xuất 337 - 408 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 708 ngàn tấn. Cần chở vào từ ĐBSCL khoảng 300 - 363 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 322 - 463 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 804 ngàn tấn. Cần chở vào từ ĐBSCL 341 - 380 ngàn tấn .

2. Mía:

+ Năm 2010 sản xuất 840 - 980 ngàn tấn, chủ yếu tiêu thụ trong khu vực: nhà máy sản xuất đường Biên Hoà và các tiêu thụ dân sinh khác.

+ Năm 2020 sản xuất 980 - 1.100 ngàn tấn, chủ yếu tiêu thụ trong khu vực: nhà máy sản xuất đường Biên Hoà và các tiêu thụ dân sinh khác.

3. Đường :

+ Năm 2010 sản xuất 47,6 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 39,6 ngàn tấn. Cần chở đi nơi khác là 8 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 155 ngàn tấn, mức tiêu thụ 62 ngàn tấn. Chở đi nơi khác 93 ngàn tấn .

4. Gỗ :

+ Năm 2010 sản xuất khoảng 28 ngàn, mức tiêu thụ khoảng 228 ngàn tấn. Cần chở từ nơi khác đến là 200 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 50 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 337 ngàn tấn. Cần chở từ nơi khác đến 287 ngàn tấn .

5. Thép:

Nhà máy cán thép Đồng Nai sản xuất và chở đi các nơi:

+ Năm 2010 sản xuất khoảng 340 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 586 -603 ngàn tấn. Cần chở từ nơi khác đến là 246 -263 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 440 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 1094 -1361 ngàn tấn. Cần chở từ nơi khác đến 654 -921 ngàn tấn .



6. Vật liệu xây dựng (gạch, ngói, tấm lợp, puzơlan …)

Puzơlan có 3 xí nghiệp tại Vĩnh Tân Trảng Bom I, năm 2010 khoảng 1,3 triệu T, năm 2020: 2,5 triệu. Gạch ngói tăng 3-6%. Tấm lợp sản xuất tại Cty CP tấm lợp VLXD Đồng Nai…

+ Năm 2010 sản xuất khoảng 3.658 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 1.320 -1.416 ngàn tấn. Cần chở tới nơi khác là 2.338 -2.242 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 4.535 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 1.664 -2.069 ngàn tấn. Cần chở tới nơi khác 2.871 -2.466 ngàn tấn .



7. Đá, Cát:

+ Đá : hiện khu vực Biên Hoà đã gần cạn kiệt, trong các năm tới đá chủ yếu được khai thác tại Long thành, Thống Nhất... Quy mô năm 2010 là khoảng 12 triệu T, năm 2020 khoảng 24 triệu T. Phần chuyển đi các tỉnh khác khoảng 2-3 triệu năm 2010, khoảng 4-6 triệu năm2020.

+ Cát: hiện nay đã có chủ trương hạn chế khai thác để giảm tác động môi trường trên khu vực sông, quy mô khai thác các năm tới khoảng 3-6 triệu T /năm chủ yếu phục vụ nhu cầu nội tỉnh, phần chuyển đi các tỉnh quy mô khoảng 400-800 ngàn T /năm.

+ Đất đỏ: Năm 2010 sản xuất khoảng 2 triệu tấn. Cần chở đi các tỉnh khoảng 1,5 triệu T. Năm 2020 sản xuất khoảng 5 triệu tấn. Cần chở đi các tỉnh khoảng 3,5 triệu T.



8. Xi măng:

+ Năm 2010 mức tiêu thụ khoảng 1.080 -1.160 ngàn tấn. Cần chở từ nơi khác đến là 1080 -1160 ngàn tấn.

+ Năm 2020 mức tiêu thụ khoảng 1.670 -2.080 ngàn tấn. Cần chở từ nơi đến khác 1.670 -2.080 ngàn tấn.

9. Phân bón:

+ Năm 2010 sản xuất khoảng 200 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 182 -184 ngàn tấn. Cần chở tới nơi khác là 18 -16 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 400 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 228 -256 ngàn tấn. Cần chở tới nơi khác 173 -144 ngàn tấn .

10. Than:

+ Năm 2010 mức tiêu thụ khoảng 74 ngàn tấn. Cần chở từ nơi khác đến là 74 ngàn tấn.

+ Năm 2020 mức tiêu thụ khoảng 77 ngàn tấn. Cần chở từ nơi đến khác 77 ngàn tấn .

11. Sản phẩm dầu:

+ Năm 2010 mức tiêu thụ khoảng 816 - 1100 ngàn tấn. Cần chở từ nơi khác đến là 816 -1100 ngàn tấn.

+ Năm 2020 mức tiêu thụ khoảng 1.537 - 1.979 ngàn tấn. Cần chở từ nơi đến khác 1.537 -1.979 ngàn tấn .

12. Sản phẩm công nghiệp phục vụ đời sống:

+ Năm 2010 sản xuất khoảng 1.160 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 780 ngàn tấn. Cần chở tới nơi khác là 336 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 3.500 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 1.250 ngàn tấn. Cần chở tới nơi khác 1.250 ngàn tấn.

13. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:

+ Năm 2010 sản xuất khoảng 1.427 -1.548 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 978 -1.045 ngàn tấn. Cần chở tới nơi khác là 449 -485 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 3.094 - 4.336 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 1.890 -2.100 ngàn tấn. Cần chở tới nơi khác 1.100 - 2.236 ngàn tấn .

14. Thuỷ sản:

+ Năm 2010 sản xuất khoảng 21,65 - 23 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 98 ngàn tấn. Cần chở từ nơi khác đến là 75-76 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 27,2 - 29 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 126 - 133 ngàn tấn. Cần chở từ nơi đến khác 99,8 – 104 ngàn tấn .

15. Thịt thực phẩm:

+ Năm 2010 sản xuất khoảng 108,7 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 80 ngàn tấn. Cần chở đi nơi khác là 28,7 ngàn tấn.

+ Năm 2020 sản xuất 135 ngàn tấn, mức tiêu thụ khoảng 110 - 120 ngàn tấn. Cần chở đi nơi khác 15 - 25 ngàn tấn .

* Hàng chuyên chở liên tỉnh, nội tỉnh:

+ Tổng khối lượng hàng chở ra khỏi tỉnh hoặc chở từ tỉnh khác đến của 15 mặt hàng nêu trên là: Năm 2010: 11 - 12 triệu tấn. Năm 2020: 21 - 22 triệu tấn.

+ Khối lượng hàng liên tỉnh, tính cả các hàng khác (khoảng 50-60% khối lượng 15 mặt hành nêu trên), được dự báo như sau:

- Năm 2010: 17 - 19 triệu tấn

- Năm 2020: 35 - 36 triệu tấn

+ Hàng chuyên chở nội tỉnh:

- Năm 2010: 20 - 26 triệu tấn

- Năm 2020: 70 - 80 triệu tấn



Tổng hợp khối lượng chuyên chở hàng hoá:

Theo phân tích các năm qua của nền kinh tế Việt Nam, khi GDP tăng 1% thì khối lượng hàng hoá vận chuyển hàng hoá tăng khoảng 0,8 - 1,05%. Căn cứ dự báo tốc độ tăng trưởng của GDP của Đồng Nai trong giai đoạn 2003 -2010 bình quân 11 - 12%, giai đoạn 2010 - 2020 bình quân 9 - 11%.



Khối lượng hàng hoá thông qua các cảng biển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

Theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển TP Hồ Chí Minh -Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu (nhóm 5) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt; dự báo tiềm năng cụm cảng biển khu vực tỉnh Đồng Nai năm 2020 có thể đạt mức thông qua 24 triệu Tấn/năm. Trong đó lượng hàng đi/đến bằng đường sông khoảng 8-9 triệu T, bằng đường sắt đi/đến khu cảng Nhơn Trạch khoảng gần 2 triệu T, bằng đường bộ đi/đến cảng khoảng 12-13 triệu T.

Các loại hàng thông qua các cảng biển năm 2020 được dự báo sơ bộ như sau:

+ Hàng xuất khẩu: khoảng 7 - 8 triệu T, gồm: hàng bao kiện: 1-1,4 triệuT, container khoảng 5 - 5,8 triệu T, còn lại là hàng khác.

+ Hàng nhập khẩu: khoảng 8 - 9 triệu T, gồm: phân bón khoảng 0,3 triệu T, container khoảng 5 - 5,8 triệu T, hoá chất 0,2 triệu T, còn lại là hàng khác.

+ Hàng nội địa: khoảng 5,3 triệu T, gồm xi măng khoảng 2,4 triệu T, Phân bón 0,001 triệu T, container khoảng 0,4 triệu T, còn lại là hàng khác.



* Lượng hàng hoá vận chuyển đường sông năm 2020 có thể lên đến khoảng 61 triệu T. Trong đó lượng hàng đi/đến cảng biển khoảng 8-9 triệu T. Còn lại chủ yếu là hàng vật liệu xây dựng gồm cát, đá, sỏi đỏ, bê tông, tấm lợp, sắt thép… khoảng 43 triệu tại các bến cảng VLXD địa phương và hàng bách hoá và hàng khác khoảng 18 triệu, nhưng chỉ một phần của khối lượng này được vận chuyển đi/đến các địa phương khác.

* Vận chuyển hàng hoá đường bộ: trên cơ sở các khối lượng được dự báo nêu trên, kể cả cả tiếp chuyển hàng hoá cảng biển và cảng sông, có thể thấy khối lượng vận chuyển trên đường bộ địa bàn tỉnh đồng Nai sẽ tăng nhanh. Mức tăng khối lượng vận tải hàng hoá là 10%-12%/năm giai đoạn đến 2010 và tăng 9%-10%/năm giai đoạn 2010 -2020. Quy mô dự báo như sau:

Bảng 4.5: Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hoá đường bộ

Đv: triệu tấn


2010

2015

2020

Min

TB

Max

Min

TB

Max

Min

TB

Max

27,0

29,0

30,0

45

49

51

63,0

69,0

71,0

IV.2.5 Dự báo khối lượng vận chuyển hành khách


Trong các năm tới sự phát triển kinh tế xã hội sẽ làm cho đời sống của người dân tăng, nhu cầu đi lại trong tỉnh và liên tỉnh sẽ tăng theo.

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vị trí chiến lược của Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam, nên khối lượng hành khách đi lại bằng đường bộ luôn tăng lên.

Những năm gần đây, lượng hành khách vận chuyển đã tăng đáng kể: tính từ năm 2000 đến 2005, khách vận chuyển bằng đường bộ tăng 19,96%/năm, bằng đường sông chỉ tăng 8 %/năm. Lượng hành khách luân chuyển bằng đường bộ tăng 17,7%/năm, bằng đường sông tăng 14 %/năm. Chiều dài vận chuyển bình quân hành khách đường bộ bình quân năm 2005 là 39 km, đường sông là 13 km.

Theo tính toán phân tích của nền kinh tế Việt Nam, GDP tăng 1% thì lượng hành khách đi lại bằng phương tiện đường bộ tăng khoảng 0,6 - 0,8%, lượng hành khách đi lại bằng phương tiện đường thuỷ tăng khoảng 0,2 -0,4%.



Đường sắt: dự kiến sẽ đảm nhận vận chuyển lượng hành khách trên tuyến đường sắt TP HCM, Biên Hoà – Vũng tàu và tuyến đường sắt đô thị Biên Hoà, năm 2020 khối lượng vận chuyển khoảng 12-14 triệu HK/năm.

Đường sông: trong tương lai khối lượng vận chuyển hành khách đường sông không lớn, đến 2020 khoảng 6,5 triệu khách /năm.

Hàng không: sân bay Long Thành quy mô công suất 80-100 triệu hành khách /năm. Dự báo năm 2020 lượng khách thông qua khoảng 20-25 triệu hành khách /năm.

Đường bộ: trong các năm tương lai khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ tăng nhanh, bao gồm cả việc tiếp chuyển lượng hành khách đi/đến sân bay Long thành kể cả người đưa tiễn ...

Dự báo khối lượng vận tải hành khách giai đoạn đến 2010 tăng 9,3 - 10,5%/năm. Giai đoạn 2010-2020 tăng 6 - 7%/năm.

Bảng 4.6: Dự báo khối lượng hành khách đường bộ

Đơn vị : triệu người



2010

2015

2020

Min

TB

Max

Min

TB

Max

Min

TB

Max

56,0

58,0

60,0

74

79

90

92,0

100,0

118,0

IV.2.6 Định hướng quy hoạch vận tải


a. Các luồng tuyến vận tải:

Đường bộ có vai trò trọng yếu trong vận tải hàng hoá và hành khách đường ngắn và trung bình. Đường sắt vận chuyển một phần hành khách, hàng hóa Bắc - Nam và liên vận quốc tế. Đường biển có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hoá đường dài, khối lượng lớn. Hàng không vận chuyển hành khách đường dài và quốc tế.

Các hành lang quan trọng gồm:

+ Hành lang Bắc – Nam của cả nước: giao lưu giữa Đồng Nai và các tỉnh phía nam với các tỉnh phía bắc thông qua đường bộ đặc biệt là QL1 và các tuyến nối kết, thông qua đường sắt là tuyến trục đường sắt quốc gia Bắc - Nam quan trọng, thông qua đường biển nhờ các cảng biển khu vực sông Đồng Nai, Thị Vải. Về hàng không tương lai sẽ có sân bay Long Thành.

+ Hành lang Biên Hòa - Bà Rịa Vũng Tàu: vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của Đồng Nai và khu vực phía Nam thông qua đường bộ, đường sông, cảng biển khu vực và đường sắt tương lai.

+ Hành lang Biên Hòa – Vành đai 4 và 5 của vùng: vận tải hàng hóa, hành khách thông qua đường bộ từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và các tỉnh phía ĐBSCL đi/đến Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc .

+ Hành lang Biên Hòa – Đà Lạt – Tây Nguyên: vận tải hàng hóa, hành khách từ các tỉnh phía nam đi/đến các tỉnh Tây Nguyên, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho các tỉnh Tây Nguyên, thông qua đường bộ, đường sắt trong tương lai.

b. Vận tải hành khách: Đồng Nai có vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cách trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước là Tp.HCM khoảng 30km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 1A. Giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh, thành phố có thể thực hiện cả bằng đường bộ và đường thuỷ, đường sắt...

Các bến xe khách liên tỉnh khu vực thành phố Biên Hoà là đầu mối tiếp chuyển hành khách đường bộ đi/đến thành phố Biên Hòa, phương tiện giao thông công cộng thành phố như xe buýt, taxi...sẽ được tổ chức để tiếp chuyển thuận tiện hành khách vào nội đô thành phố. Khi khai thác sân bay Long Thành, sẽ hình thành các tuyến khách đi, đến sân bay.



+ Các tuyến liên tỉnh bằng đường bộ hiện nay có lưu lượng hành khách đi lại cao là các tuyến như: Biên Hoà - Trà Vinh, Biên Hoà - Sóc Trăng, Biên Hoà - Nha Trang, Biên Hoà - Lê Hồng Phong... và các tuyến khác quan trọng như: Tân Phú - Hải Hậu, Biên Hoà - Trà Vinh, Biên Hoà - Sóc Trăng, Biên Hoà - Nha Trang, Ngã Ba Trị An- Bến Thành, Trị An- BX Miền Đông, Long Khánh – BX Miền Đông, Xuân Lộc – BX Miền Đông. Do nhu cầu đi lại phát triển, cần mở rộng thêm các tuyến ra các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, Miền Trung, Miền Bắc. Dự kiến sẽ mở thêm từ 15 đến 20 tuyến vận tải hành liên tỉnh đường bộ, trong đó có ít nhất 3 tuyến chất lượng cao đi Hà Nội, TP Vinh, Ninh Bình – Thái Bình... Đưa tổng số tuyến liên tỉnh đường bộ giai đoạn 2010 -2020 lên 139 -144 tuyến, đối lưu với 30 tỉnh thành trong cả nước. Dự báo lượng khách các tuyến liên tỉnh năm 2010 là 2,4 -2,6 triệu lượt, năm 2020 là 6,0 -6,2 triệu lượt .

+ Đối với các tuyến liên tỉnh liền kề đường bộ sẽ mở mới từ 5 -15 tuyến đi TP HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, đưa tổng số tuyến liền kề từ 24 tăng lên 39 tuyến. Dự kiến lượng khách các tuyến liền kề năm 2010 là 3,6 -3,8 triệu lượt, năm 2020 là 8,0 - 9,0 triệu lượt .

+ Các tuyến nội tỉnh đường bộ thu hút nhiều hành khách đi lại là: Long Khánh - Sông Ray, BX Đồng Nai- Hố Nai, Biên Hoà - Hố Nai, Trị An- Đồng Nai, Hố Nai- Trảng Bom…. Các tuyến liên huyện khác quan trọng như: Biên Hoà - Nhơn Trạch, Đồng Nai- Tân Phú, Biên Hoà -Xuân lộc, Ngã tư Vũng Tàu - Trị An… sẽ được phát triển . Trong tương lai theo quy hoạch các khu công nghiệp, cụm cảng, khu dân cư đô thị … sẽ hình thành các luồng tuyến vận tải mới. Dự kiến lượng khách nội tỉnh năm 2010 là 3,0 - 4,0 triệu lượt, năm 2020 là 6,0 - 7,0 triệu lượt .

* Vận tải hành khách đô thị

TP Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Khánh cần ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đường sắt đô thị, đảm nhận một phần nhu cầu đi lại trong khu vực đô thị nội tỉnh.

Theo Quyết định số 5278/QĐ.CT.UBT ngày 28/10/2004, quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt TP Biên Hoà và các khu công nghiệp, vùng phụ cận giai đoạn từ 2004 đến 2010, sẽ có 24 tuyến vận tải xe buýt (giai đoạn đến năm 2007 sẽ phát triển 15 tuyến), tổng chiều dài 378 km, dự kiến có 26 trạm đầu cuối, 500 nhà chờ có mái che, 1000 trạm dừng. Khoảng cách trung bình các nhà chờ trạm dừng 300-500 m trong nội ô, 500-1000 m vùng phụ cận. Tổng số lượng xe cần thiết cho giai đoạn 2004 -2010 là khoảng 900 chiếc. Dự kiến 2010 chở được khoảng 25-35 triệu khách. Đến 2020 cần khoảng 1500 xe, phát triển thêm các tuyến đi Bình Dương, TP Hồ Chí Minh... Dự kiến năm 2020 hệ thống xe buýt và đường sắt đô thị chở được khoảng 90 -100 triệu khách.

Áp dụng các hình thức tổ chức mới, đa dạng hoá các tuyến buýt, đoạn tuyến buýt có làn ưu tiên hoặc làn dành riêng ở các nơi cho phép để tăng tốc độ và năng lực xe buýt, chọn màu sơn xe theo tuyến, phát triển các loại xe buýt sàn thấp sử dụng nguồn năng lượng sạch để giảm ô nhiễm (như: khí gaz thiên nhiên, điện...). Xây dựng các trạm dừng, nhà chờ, cầu vượt cho người đi bộ tạo thuận tiện cho hành khách tiếp cận xe buýt.



* Định hướng các tuyến du lịch: căn cứ quy hoạch du lịch (2004) các tuyến du lịch dự kiến hàng năm thu hút khoảng 900 -1000 ngàn người, gồm: tuyến du lịch sông Đồng Nai, tuyến Vĩnh Cửu – Thống Nhất – Trảng Bom, tuyến Long Thành – Nhơn Trạch, tuyến Tân Phú – Định Quán, tuyến Xuân Lộc – Long Khánh – Cẩm Mỹ... Dự kiến năm 2010 chở 1,0 -1,3 triệu khách du lịch. Năm 2020 là khoảng 3,0 -3,5 triệu khách du lịch.

* Lượng vận tải taxi trong đô thị: Dự kiến năm 2010 taxi chở khoảng 8 -9 triệu khách. Năm 2020 là 13 -14 triệu khách. Xe taxi trên địa bàn ước khoảng 300 xe năm 2010 và khoảng 400 xe năm 2020.



c. Tuyến vận tải hàng hoá : hàng hoá lưu thông giữa các hành lang vận tải được thông qua các đường vành đai mà không đi vào thành phố. Các loại hàng từ các tỉnh đến thành phố và ngược lại sẽ được vận chuyển đến các điểm trung chuyển trên các đường vành đai và tiếp chuyển bằng phương tiện vận tải nhẹ vào thành phố và ngược lại.

Các tuyến vận tải hàng hoá chủ yếu như: Đồng Nai –TP. Hồ Chí Minh - Long An, Đồng Nai –Vũng Tàu và các cảng biển, Đồng Nai -Bình Dương, Đồng Nai - Bình Phước, Đồng Nai - Tây Nguyên… Tập trung trên hành lang QL 51, QL1, QL56, QL20...


IV.2.7 Dự báo lưu lượng giao thông trên các tuyến đường


Kết quả khảo sát các quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, lưu lượng xe trên các tuyến tương đối lớn, tăng nhiều vào những giờ cao điểm buổi sáng từ 7h -9h, buổi chiều từ 16h -18h. Dự kiến lưu lượng giao thông đến 2020 sẽ tăng từ 2,5 đến 3,5 lần.

Bảng 4.8: Dự báo lưu lượng xe lưu thông trên QL đến năm 2020

đv: xe


Trạm

Xe con

Xe tải nhẹ

Xe tải 2 trục

Xe tải 3 trục

Xe tải ≥ 4 trục

Xe khách nhỏ

Xe khách lớn

Máy kéo. công nông

Xe máy. xe lam

Xe đạp. xích lô

Ntbnăm

2004

QL1A (1832+800)

2.355

2.597

2.607

1.780

498

2.993

1.019

22

7.090

110

29.145

QL20

(0+200)


536

633

785

444

133

825

367

14

3.158

748

8.484

QL51

(11+000)


2.978

2.433

1.347

1.007

368

2.159

543

8

11.173

1.095

23.224

QL56

(0+200)


179

200

225

170

42

237

119

81

3.125

563

3.397

Để có sự đồng nhất trong tính toán lưu lượng giao thông trên các tuyến đường, dùng hệ số tính đổi để quy đổi ra xe con; Hệ số này được quy định trong tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005 như sau:

Bảng 4.7: Hệ số tính đổi các loại xe ra xe ô tô con 4 bánh



Địa hình

Xe đạp

Xe máy

Xe con

Xe tải có
2 trục và
xe buýt dưới 25 chỗ


Xe tải có
3 trục trở lên và xe buýt lớn


Xe kéo moóc, xe buýt kéo moóc

Đồng bằng và đồi

0,2

0,3

1,0

2,0

2,5

4,0

Núi

0,2

0,3

1,0

2,5

3,0

5,0

Lưu lượng xe tính đổi giờ cao điểm Ngcđ tính theo công thức:

Ngcđ = (0,1 đến 0,12) * Ntbnăm.

Trong đó: Ntbnăm là số xe tính đổi trung bình một ngày trong năm .

Bảng 4.9: Dự báo lưu lượng xe tính đổi trên các quốc lộ



Đv: 1000 xe

Năm

QL1A

QL20

QL51

QL56

Ntbnăm

Ngcđ

Ntbnăm

Ngcđ

Ntbnăm

Ngcđ

Ntbnăm

Ngcđ

2004

29,2-36

3,2-3,9

8,5-11

0,9-1,2

23,2-28

2,6-3

3,4-5

0,4-0,6

2010

41,4-54

4,1-5,4

11,5-12

1,2-1,3

32-33

3,2-3,3

4,8-8

0,5-0,8

2020

67,4-88

6,7-8,8

19,6-20

1,9-2,0

53,7-68

5,4-6,8

7,9-12

0,8-1,2

Để đảm bảo giao thông, chống ùn tắc trong các năm tới, các quốc lộ cần phải được tiếp tục nâng cấp, mở rộng theo đề xuất trong Quy hoạch GTVT vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam. Trong một vài trường hợp quốc lộ đi qua trung tâm đô thị, cần xem xét mở đường vòng tránh, đường bên cho các đường cấp I, cấp II theo tiêu chuẩn TCVN 4054-05, chạy song hành trên từng đoạn. Các đoạn quốc lộ có lưu lượng giao thông lớn đi qua đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cần xem xét khả năng xây dựng các tuyến đường địa phương chạy song song nhằm giải toả bớt lưu lượng giao thông cho quốc lộ …

Các đường tỉnh: qua quá trình khảo sát, lưu lượng xe trên các tuyến đường tỉnh hiện nay từ 500 – 1.200 xcqđ/nđ. Cao nhất là các đường tỉnh gần thành phố Biên Hoà như đường Đồng Khởi, đường Quốc lộ 15, đường tỉnh 760 và thấp nhất như đường tỉnh 762, 763, đường tỉnh Bình Lộc -Suối Tre. Có đường rất ít xe lưu thông như đường tỉnh Hiếu Liêm. Hiện tại, nhìn chung lưu lượng xe chưa lớn nhưng trong tương lai sẽ tăng nhanh do điều kiện kinh tế xã hội đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh.

Dự báo trong giai đoạn 2006 -2010 lưu lượng xe trên các tuyến đường tỉnh từ 700 -2500xcqđ/nđ và giai đoạn 2010 - 2020 lưu lượng xe từ 900 -3000 xcqđ/nđ. Với lưu lượng xe như vậy, các đường tỉnh phải đạt quy mô đường cấp III mới đảm bảo được khả năng thông qua. Những đường lưu lượng lớn thì phải tăng số làn, hoặc xem xét mở đường mới để chia sẻ lưu lượng với đường đã có. Ví dụ như ĐT760 khi lưu lượng tăng lên thì mở rộng thành đường 4 làn xe…




tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương