BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


Phần I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN



tải về 1.19 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Phần I

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

I.1 VỊ TRÍ TỈNH ĐỒNG NAI


Đại hội IX năm 2001 và Đại hội X năm 2006 đã xác định rõ mục tiêu chung của nước ta là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

GDP năm 2010 gấp hơn 2,1 lần so năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%. Tốc độ tăng dân số năm 2010 còn khoảng 1,14%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5%. Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các xã đều có đường ô tô tới khu trung tâm ...

Đồng Nai nằm ở trung tâm Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên là 5.894,73km2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Năm 2003 dân số toàn tỉnh là 2,149 triệu người, mật độ 365 người/km2. Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị trực thuộc.

Địa hình trung du, độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước biển, có 3 dạng địa hình chính: địa hình đồng bằng, địa hình vùng đồi, địa hình núi thấp. Khí hậu thuỷ văn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hoà ít bão lụt và thiên tai, nhiệt độ cao quanh năm thuận lợi cho cây công nghiệp cây dài ngày và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Lượng mưa hàng năm khoảng 1.500 - 2.700mm/năm.


I.2 SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐỒNG NAI

I.2.1 Bối cảnh chung phát triển kinh tế nước ta


Trong các năm qua Việt Nam đã phát triển kinh tế với tốc độ tương đối nhanh. Giai đoạn 1995-2000 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,9%/năm. Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,3-7,4%/năm. Giai đoạn 2006-2010 dự kiến tăng trưởng GDP trên 7%. Tỷ trọng trong GDP nước ta từ năm 2000 đến 2003: Công nghiệp từ 36,73% tăng lên 40%. Nông lâm ngư nghiệp giảm từ 24,53% xuống 21,6%. Dịch vụ từ 38,46% thành 38,4%… Giao thông vận tải đã có những bước phát triển đáng kể.

I.2.2 Mục tiêu chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam


Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) đã được hình thành theo quyết định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23/2/1998, gồm 4 tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ 2003 được điều chỉnh có thêm 3 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, năm 2006 thêm Tiền Giang. Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội đã được phê duyệt theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg:

- Mục tiêu chung là xây dựng Vùng KTTĐPN thành một vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế của cả vùng Đông Nam bộ…

- Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm so bình quân cả nước cao hơn khoảng 20% giai đoạn 2006-2010 và cao hơn khoảng 10% giai đoạn 2010 - 2020. Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP cả nước từ 36% hiện nay lên 40 - 41% (2010) và 43 -44% (2020).

- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, lao động qua đào tạo đến 2010 đạt trên 50%. Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao. Ổn định dân số vùng đến 2020 khoảng 15 -16 triệu người.

- Trong các nhiệm vụ mới có tính đột phá phải kể đến việc xây dựng tổng kho trung chuyển tại Đồng Nai, xây dựng các tuyến cao tốc từ TPHCM đi Vũng Tàu, Trung Lương và Tây Ninh, chuẩn bị triển khai xây dựng sân bay Long Thành…

I.2.3 Quan hệ giữa Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai


Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) đã được phê duyệt theo Quyết định số 33/2003/ QĐ.TTg. Đây là cơ sở để lập điều chỉnh quy hoạch phát triển của các ngành và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các huyện, thành phố trong tình hình mới, trong đó có GTVT trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu trong giai đoạn 2001 - 2010 của tỉnh Đồng Nai là đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 11 - 12%/năm. Phấn đấu đến năm 2010 công nghiệp và xây dựng chiếm 55 - 57%, Nông lâm ngư nghiệp chiếm 11 - 13%, dịch vụ chiếm 31 - 33%.

Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đã có bước tiến nhanh. Các quốc lộ và một số đường tỉnh, đường huyện… đã được nâng cấp mở rộng. Các cảng biển, cảng sông đã được quy hoạch và xây dựng, khai thác. Đường sắt quốc gia đi qua tỉnh được duy tu sửa chữa và trang bị đảm bảo lưu thông. Do tốc độ đô thị hoá nhanh, kinh tế phát triển mạnh, dẫn đến sự gia tăng nhanh phương tiện giao thông vận tải hàng hoá hành khách trên các tuyến đường trong tỉnh và khu vực, xuất hiện ùn tắc và tai nạn giao thông .

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và khu vực trong các năm sắp tới, phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch GTVT đã lập trước đây cho phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh và vùng trong tương lai. UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 1717/TB-UBT ngày 25/4/2003, về việc rà soát lại Quy hoạch GTVT Đồng Nai đến năm 2010, lập quy hoạch giao thông vận tải có định hướng phát triển đến năm 2020 và các biện pháp để thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về an toàn giao thông.

I.3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH

I.3.1 Mục tiêu nghiên cứu


Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện - thị- thành phố với tốc độ cao trong thời gian sắp tới, đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.

Phục vụ an ninh quốc phòng. Hoà mạng với hệ thống giao thông quốc gia, vùng và đặc biệt là kết nối với TPHCM và các tỉnh trong Vùng KTTĐPN.

Phát triển mạng lưới giao thông địa phương đồng bộ và liên hoàn. Kết hợp chặt chẽ, phát huy tiềm năng vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và hàng không.

I.3.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu


a. Đối tượng

- Hệ thống GTVT quốc gia trên địa bàn tỉnh

- Hệ thống giao thông do tỉnh quản lý

- Các tuyến trục quan trọng trong hệ thống GTVT do huyện - thị quản lý

- Các tuyến trục quan trọng trong GTVT đô thị

- Quy hoạch cảng sông, cảng biển, sân bay



b. Giới hạn

- Thời gian : Phân tích đánh giá mức thực hiện quy hoạch đã lập 1995 để có sự điều chỉnh hợp lý mục tiêu, nhiệm vụ cho năm 2010 đã có trước đây, lập quy hoạch tổng thể GTVT đến năm 2015-2020.

- Trọng điểm : Là hệ thống đường bộ, kết hợp nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch đường sắt, cảng biển, hàng không, đường sông. Phối hợp chặt chẽ với các quy hoạch chuyên ngành GTVT của cả nước và của vùng KTTĐPN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Không gian : Đáp ứng yêu cầu vận chuyển giữa các khu vực của tỉnh, giữa tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác trong vùng KTTĐPN, trong cả nước và giao lưu quốc tế. Xây dựng định hướng phát triển giao thông vận tải hành hoá, hành khách, cơ sở hạ tầng GTVT về tuyến đường, về bến xe, cảng, và cơ sở sửa chữa bảo dưỡng…


I.3.3 Cơ sở pháp lý và nguồn tham khảo


  1. Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch đường sông Việt Nam.

  2. Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 7 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch đường sắt Việt Nam.

  3. Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.phê duyệt “Qui hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020”.

  4. Công văn số 1717/TB-UBT ngày 25/4/2003, UBND tỉnh Đồng Nai, về việc rà soát lại Quy hoạch GTVT Đồng Nai đến năm 2010, lập quy hoạch giao thông vận tải có định hướng phát triển đến năm 2020

  5. Quyết định số 227/2003/QĐ-TTg ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Biên Hoà.

  6. Quyết định số 33/2004/QĐ.TTg ngày 4 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010.

  7. Quyết định số 703/2004/QĐ.TTg ngày 5 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch vị trí, quy mô phân khu chức năng cảng hàng không quốc tế Long Thành”.

  8. Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội Vùng KTTĐPN.

  9. Quyết định số 206/2004/QĐ/TTg ngày 12 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT toàn quốc đến năm 2020

  10. Quyết định số 6062/QĐ.CT.UBT ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Quy hoạch chi tiết GTVT đường sông đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai.

  11. Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển TP Hồ Chí Minh -Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu (nhóm 5).

  12. Quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đến 2010 và định hướng đến 2020 tỉnh Đồng Nai, Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai, 3/2005

  13. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Đồng Nai đến 2010, Sở Thương Mại Du Lịch tỉnh Đồng Nai, 3/2005

  14. Quyết định số 5278/QĐ.CT.UBT ngày 28/10/2004, quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt TP Biên Hoà và các khu công nghiệp, vùng phụ cận giai đoạn từ 2004 đến 2010.

  15. Báo cáo dự thảo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai đến 2010, Sở Tài Nguyên & Môi Trường, 2004.

  16. Tờ trình số 7500/2004/GTVT-KHĐT ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển GTVT Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam đến 2020”.

  17. Rà soát bổ sung quy hoạch nông nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Nai đến 2010 và định hướng đến năm 2020, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, 2/2005

  18. Tờ trình số 44/TTr-BXD ngày 11 tháng 08 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trình Thủ tướng Chính phủ về Kết qủa thẩm định Quy hoạch phát triển GTVT Thành phố HCM đến 2020”.

  19. Quyết định sô 284/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2006 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch, Đồng Nai đến năm 2020.

  20. Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

  21. Các tài liệu khác như Niên Giám thống kê, báo cáo tổng kết ngành…

  22. Các tài liệu đăng tải trên trang web tỉnh Đồng Nai như:

+ Báo cáo thực hiện 12 chương trình kinh tế - xã hội 5 năm qua.

+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 2006-2010

+ Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII

+ Các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai v.v.


I.3.4 Các tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật ngành GTVT


  1. Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông.

  2. Quyết định số 4128/2001/QĐ-BGTVT ngày 05/12/2001 của Bộ GTVT quy định về Bến ô tô khách…

  3. Nghị định số 186/2004/NĐ -CP ngày 5/11/2004 của Chính Phủ Quy định Giới hạn hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

  4. Đường ô tô cao tốc – yêu cầu thiết kế TCVN 5729-1997

  5. TCXDVN 104 : 2007 Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế

  6. Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-05, Bộ KHCN&MT.

Trong phần tiếp theo trình bày nội dung quy hoạch GTVT toàn tỉnh Đồng Nai. Quy hoạch GTVT từng huyện, thị xã, thành phố Biên Hoà được trình bày trong các báo cáo riêng.


tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương