BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1



tải về 1.19 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

IV.10.1 Khái quát


Giao thông vận tải tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá, lao động và sáng tạo, các hoạt động xã hội, tạo lợi ích cho người sử dụng và cải thiện chất lượng cuộc sống được. Giao thông vận tải cũng tiêu thụ một nguồn năng lượng lớn, tiêu tốn thời gian, chi phí cho việc thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng và vận hành hệ thống giao thông. Cần nhiên liệu, vật liệu, quỹ đất. Đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường…

IV.10.2 Giao thông vận tải tác động đến môi trường xã hội


Hình thành việc định cư ven tuyến giao thông: khi giao thông vận tải phát triển, sự phát triển của hệ thống đường xá sẽ dẫn tới xu hướng người dân định cư ở ven 2 bên đường ngày càng nhiều để thuận lợi cho việc làm ăn kinh tế, cần có quy hoạch dân cư đô thị sử dụng đất hợp lý.

- Quy mô, loại hình định cư: đồng thời với quá trình định cư của người dân, sẽ hình thành các khu thương mại, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí … và tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá tăng cao.

- Đi lại với khoảng cách lớn: do thuận tiện của GTVT người ta dễ dàng đi lại với khoảng cách lớn, dẫn đến mật độ giao thông ngày càng tăng, việc tổ chức giao thông trở thành vấn đề cấp bách và rất quan trọng.

- An toàn: cùng với việc phát triển phương tiện GTVT, sẽ xuất hiện các vụ tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây ra tổn thất mất mát về tính mạng và tài sản của nhân dân mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của mọi người trong xã hội. Chính vì thế mà việc đảm bảo an toàn giao thông là việc làm rất quan trọng tất cả cơ quan đơn vị có liên quan nhất là ý thức của người tham gia giao thông. Trong quá trình triển khai các dự án GTVT cần có các giải pháp hữu hiệu về tái định cư, về an toàn giao thông, phát huy tác dụng tích cực của dự án đối với kinh tế xã hội.


IV.10.3 Giao thông vận tải tác động đến môi trường tự nhiên


- Ô nhiễm không khí: các phương tiện gây ra một lượng bụi và khí thải do động cơ thải ra làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân sinh sống 2 bên đường và người tham gia giao thông. Sự ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về hô hấp, cho nên cần có các biện pháp làm giảm khí thải và bụi do tác động của giao thông vận tải.

- Ô nhiễm đất và nước: do quá trình tiêu thụ xăng dầu và quá trình sửa chữa làm rơi vãi hoặc thải ra một lượng dầu nhớt phế thải…

- Gây tiếng ồn: phương tiện giao thông tạo ra tiếng ồn do động cơ, do các thiết bị của xe cọ sát vào nhau, do va chạm giữa bánh xe với mặt đường .v.v. Khi giao thông càng phát triển sẽ làm mức độ tiếng ồn càng cao, gây cho người tham gia giao thông và dân cư sống ven đường khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khoẻ khi mà tiếng ồn vượt qua mức cho phép.

- Tiêu thụ năng lượng: quá trình vận hành phương tiện vận tải đường bộ, hàng không, đường thuỷ, đường sắt đã tiêu thụ phần lớn lượng xăng dầu hiện nay.

- Quỹ sử dụng đất và cảnh quan đô thị: phát triển giao thông vận tải đòi hỏi một quỹ đất đáng kể, trong các đô thị thường phải dành khoảng 20 -25% quỹ đất cho giao thông. Khi mở rộng hoặc xây thêm đường ở các khu đô thị nó sẽ ảnh hưởng tới cảnh quan của đô thị, đó là làm phá vỡ hay làm thay đổi môi trường đô thị hiện có.

- Ách tắc giao thông: khi hệ thống giao thông không đáp ứng được nhu cầu đi lại trên các tuyến đường, gây ra ách tắc giao thông, hoặc giao thông với tốc độ chậm. Gây lãng phí thời gian đi lại và gây tổn thất năng suất lao động….

Cần có các biện pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động xấu:

+ Dọc theo các tuyến cao tốc phải có hàng rào cây xanh, tường hoặc vách chắn tiếng ồn. Các tuyến khác chú trọng trồng cây xanh bảo vệ môi trường.

+ Các phương tiện cơ giới cần tuân thủ định kỳ kiểm tra khí thải, khói… xem có đảm bảo tiêu chuẩn được phép lưu hành hay không.

+ Các khu cảng cần chú trọng các biện pháp phòng và chống gây ô nhiễm môi trường nước tự nhiên…


Phần V

VỐN ĐẦU TƯ, PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

V.1 TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

V.1.1 Đường bộ


Cơ sở ước tính vốn đầu tư giai đoạn quy hoạch dựa trên giá thực tế tại địa phương. Ước tính vốn đầu tư thực hiện quy hoạch các tuyến đường bộ, bao gồm các quốc lộ, đường tỉnh, đường dự kiến sau này nâng lên đường tỉnh, và các đường huyện. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho đường bộ là 81.925 tỷ đồng, như trong bảng sau:

Bảng 5.1: Ước tính vốn đầu tư công trình

ĐV: tỷ đồng


TT

Công trình

Ước tính kinh phí

Nguồn vốn

Phân kỳ đầu tư

TW

Tỉnh

Huyện

Đến 2010

Đến 2020

1

Quốc lộ

19.885

19.885

 

 

4.778

13.556

2

Đường tỉnh

4.905

 

4.905

 

2.806

2.099

3

Đường huyện

57.136

 

34.282

22.854

18.495

38.641

 

Cộng

81.925

19.885

39.187

22.854

26.079

54.296

Khi xây dựng theo phân kỳ nhiều năm cho các con đường có mặt cắt ngang từ 4 làn trở lên, nên ưu tiên mở trước 2 làn 2 bên phía ngoài trước, để dành đất ở giữa để phát triển thêm làn xe sau này.

Đến 2010 cần khoảng 26.079 tỷ đồng (1/3 tổng số). Từ sau 2010 đến 2020 cần 54.296 tỷ đồng. Toàn bộ tương đương khoảng 5 tỷ USD. Chi tiết cho từng tuyến đường trình bày trong phụ lục.

Phân kỳ vốn đầu tư phải phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh, đảm bảo cho tiến trình xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông thực hiện hợp lý trong các giai đoạn của thời kỳ quy hoạch. Đảm bảo yêu cầu thực hiện về trình tự và tiến độ. Phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn đầu tư, phụ thuộc cung ứng vật tư vật liệu kỹ thuật… Đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư trên cơ sở tính toán so sánh lựa chọn các phương án phân kỳ vốn đầu tư. Trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh cho phù hợp thực tế đầu tư tại các địa phương.

V.1.2 Bến bãi đường bộ


Quy hoạch trên địa bàn tỉnh có 44 bến xe, trạm xe huyện, thị, tỉnh, thành phố các loại với tổng diện tích 410.202m2. Ước tính tổng kinh phí nâng cấp xây dựng hệ thống bến bãi khoảng 670 tỷ đồng. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn từ nay đến 2010 sẽ nâng cấp các bến hiện có, xây dựng bến mới. Tổng số 31 bến xe, trạm xe, trạm dừng với tổng diện tích 285.702m2 kinh phí ước khoảng 272tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2011 -2020 xây dựng mới 13 bến xe, trạm xe, trạm dừng tiếp theo; với diện tích 124.500m2 kinh phí ước tính khoảng 402 tỷ đồng.

+ Ngoài ra sau 2010 sẽ dự kiến xây dựng tổng kho trung chuyển có diện tích 1442 ha kinh phí ước tính 240 tỷ đồng.


V.1.3 Các cảng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai


+ Cảng biển: theo báo cáo Quy hoạch Nhóm cảng 5, các khu cảng cho tàu biển nêu trên, với công suất dự kiến năm 2010 là 14 triệu T/năm, 2020 là 24,3 triệu T/năm, kinh phí ước tính xây dựng toàn bộ hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 2020 cần huy động khoảng 14.070 tỷ đồng. Giai đoạn từ nay đến 2010 cần 5.982 tỷ đồng, trong đó vốn địa phương ước tính 610 tỷ đồng, vốn trung ương ước tính 5.372 tỷ đồng. Giai đoạn 2010 - 2020 cần 8.088 tỷ đồng; trong đó vốn địa phương ước tính 2.175 tỷ đồng, vốn trung ương ước tính 5.913 tỷ đồng.

+ Cảng sông: theo báo cáo quy hoạch chi tiết giao thông vận tải đường sông tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 cần 3.940 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống giao thông đường sông..


V.1.4 Sân bay


Sân bay Long Thành được quy hoạch diện tích chiếm đất 5.000 ha. Quy mô công suất đạt 80-100 triệu lượt khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm. Chia làm 2 giai đoạn đầu tư: Dự kiến từ nay đến 2015 sẽ xây dựng giai đoạn 1 với 2 đường băng hạ cất cánh, các công trình phụ trợ và nhà ga với công suất từ 20-25 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 2 xây dựng thêm 2 đường băng và các công trình phụ trợ, nhà ga theo thiết kế được duyệt...

V.1.5 Hệ thống đường sắt


+ Sau 2010 dự kiến triển khai xây dựng đoạn tuyến đường sắt quốc gia phía nam thành phố Biên Hoà và Biên Hòa –Vũng Tàu, kinh phí ước tính 3.340 tỷ đồng.

+ Dự kiến xây dựng tuyến đường sắt đô thị từ bến xe ngã tư Vũng Tàu đến ngã ba chơ Sặt, dài 10 km, kinh phí ước tính khoảng 100 triệu USD. Các tuyến đường sắt khác có thể triển khai khoảng gần 2020.

Tổng hợp toàn bộ nhu cầu vốn đầu tư dự kiến cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ nay đến 2020 cần khoảng 175.800 tỷ đồng:

Bảng 5.2: Tổng hợp vốn đầu tư dự kiến cho cơ sở hạ tầng GTVT đến 2020



Đơn vị : Tỷ đồng

STT

Công trình

Tổng kinh phí (tỷ đồng)

Nguồn vốn cần có

Phân kỳ đầu tư

TW

Tỉnh

Huyện

Đến 2010

2011-2020

1

Bến xe, tổng kho

674

 

181

493

272

402

2

Cảng sông

3.940

 

3.940

 

3.152

788

3

Cảng biển

14.070

11.285

2.785

 

5.982

8.088

4

Sân bay

55.160

55.160

 

 

23.550

31.610

5

Đường sắt

4.940

3.340

1.600

 

3.340

1.600

6

Đường bộ

81.925

19.885

39.187

22.854

26.079

54.296

7

Phương tiện vận tải

17.486

 

 

 

5.919

11.566




Cộng

178.195

89.670

47.693

23.347

68.294

108.350

* Tỉ giá quy đổi 15.700 VNĐ / 1 USD năm 2004.


tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương