BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


IV.7 CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ VẬN TẢI



tải về 1.19 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

IV.7 CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ VẬN TẢI


Định hướng trong các đô thị dân cư tập trung, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh khoảng 15%-25% diện tích đô thị, bao gồm quảng trường, đường phố, các tuyến đường bộ, đường sắt, bến xe, bãi đậu xe khách, bãi đậu xe tải, nhà ga, cảng, sân bay… Chú trọng bố trí các bãi đậu xe ô tô con, taxi, xe máy…trong đô thị gần các khu vực trung tâm, cạnh các siêu thị lớn, kể cả loại hình gara ngầm, gara nhiều tầng. Bố trí các bãi đậu xe tải ngoại vi đô thị cạnh các trục giao thông quan trọng quy mô khoảng 1,5 – 3 ha. Tại các khu du lịch và các khu dịch vụ vui chơi giải trí, cần chú trọng quy hoạch dành đất cho các xe du lịch trong các năm sắp tới.

IV.7.1 Hệ thống bến bãi đường bộ


Các bến bãi đường bộ của tỉnh Đồng Nai hiện chưa được đầu tư nhiều, chất lượng khai thác chưa tốt, cơ sở vật chất kỹ thuật của các bến xe vẫn còn thiếu, lực lượng cán bộ công nhân viên còn quá ít. Trong thời gian tới để tăng cường chất lượng phục vụ và khai thác thì các bến xe khách cần được đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô tối thiểu từ 0,8 – 1,2 ha, xây dựng các trung tâm điều hành quản lý, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên của các bến xe, mở thêm các tuyến mới nội tỉnh và liên tỉnh. Từ đó sẽ thu hút hành khách, giảm và tiến tới loại bỏ tình trạng xe dù và các bến xe tự lập ra. Xây dựng bến bãi cần được tiến hành đồng bộ toàn tỉnh và từng địa phương.

Bến xe cần phải đảm bảo diện tích tối thiểu và các bộ phận phục vụ cần thiết theo tiêu chuẩn của từng loại bến xe theo Quyết định số 4128/2001/QĐ-BGTVT ngày 05/12/2001 của Bộ GTVT. Trong bến xe cần đảm bảo các điều kiện về: nơi đỗ xe phải đủ diện tích, đủ vị trí tối thiểu, đảm bảo thoát nước tốt; đường ra vào bến tối thiểu 2 làn xe; có nhà khách chờ, phòng bàn vé, phòng y tế, hệ thống thông tin chỉ dẫn, độ chiếu sáng chung, máy điện thoại, trang bị hệ thống cứu hoả, nhà bảo dưỡng sửa chữa, nhà nghỉ … Căn cứ tình hình phát triển KT-XH của tỉnh, quy hoạch hệ thống bến xe như sau:



* Thành phố Biên Hoà: nâng cấp các bến xe khách cũ, xây dựng bến xe mới, các trạm xe, bãi… phục vụ giao thông như sau:

1/. Bến xe khách Biên Hoà hiện hữu diện tích 1,4ha. Quy hoạch đến 2010 đạt tiêu chuẩn bến xe loại I. Do ảnh hưởng của việc xây dựng cầu Hoá An, quy hoạch trở thành bến xe đầu mối phục vụ vận tải hành khách xe buýt trong tương lai.

Quy hoạch mới 1 bến xe tại xã Hoá An trên QL1K, diện tích 1,3ha đạt tiêu chuẩn bến xe loại III.

2/. Bến xe Đồng Nai: Phường Bình Đa, Tp.Biên Hoà. Bến xe tổng hợp phục vụ một số tuyến buýt, một số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và một phần diện tích sẽ được quy hoạch phục vụ xe tải tác nghiệp hành hóa và đậu qua đêm. Diện tích 6.303m2. Quy hoạch bến xe loại II vào 2010.

3/. Bến xe ngã 4 Vũng Tàu hiện tại sẽ thành bến xe buýt và bãi đậu xe. Diện tích 2.564 m2.

4/. Bến xe Ngã 4 Vũng Tàu mới: vị trí mới, cách ngã 4 vũng Tàu 700m, bên phải QL51 hướng đi Bà Rịa-vũng Tàu, thuộc phường Long bình Tân, TP. Biên Hoà. Phục vụ tuyến liên tỉnh đi Tp.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu và ĐB SCL, các tuyến nội tỉnh đi Long Thành, Nhơn Trạch… Quy hoạch đến 2010 thành bến xe loại IV và sau 2010 nâng cấp thành bến xe loại II. Diện tích 20.000m2.

5/. Trạm xe tàu Nguyễn Văn Trị (bờ sông Đồng Nai) diện tích 1900m2.

6/. Trạm xe Hố Nai diện tích 5.300m2. Đến năm 2010 nâng cấp thành bến xe loại III.

7/. Quy hoạch diện tích đất cho GTCC và bãi đậu xe tải: quy hoạch 110.000m2 đất phục vụ mạng lưới xe buýt, quy hoạch 5-10 ha đất xây dựng bãi đỗ xe tải và xe du lịch, theo Quyết định số 5278/QĐCT.UBT ngày 28/10/2004 của UBND tỉnh phê duyệt dự án quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt TP Biên Hoà, các khu công nghiệp và vùng phụ cận, giai đoạn 2004 -2010. Quy hoạch trụ sở của Trung tâm quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng và bãi đậu xe, diện tích 6900m2, theo công văn số 986/UBND-CN ngày 17 tháng 02 năm 2006 của UBND tỉnh.

* Huyện Vĩnh Cửu: có 1 bến xe ở thị trấn Trị An, tỉnh quản lý và trạm xe ở xã Phú Lý. Từ nay đến 2010 cần nâng cấp bến xe Trị An đạt loại IV , trạm xe Phú Lý đạt tiêu chuẩn bến xe loại V. Quy hoạch thêm 1 bến xe ở xã Thiện Tân với diện tích 2,5-3ha đạt tiêu chuẩn bến xe loại II.

* Huyện Trảng Bom: Đến năm 2010 xây dựng bến xe thị trấn Trảng Bom diện tích 7.000m2 sẽ đưa vào khai thác, đạt tiêu chuẩn bến xe khách liên tỉnh loại III. Ngoài ra sẽ xây dựng một bến xe buýt ở xã Tây Hoà với diện tích 11.000m2. Hoàn chỉnh thủ tục đền bù giải toả để xây dựng bến xe tại xã Bắc Sơn tiêu chuẩn bến xe loại IV.

* Huyện Thống Nhất: đến năm 2010 sẽ xây dựng bến xe khách Thống Nhất nằm phía đông bắc thị trấn Dầu Giây. Diện tích bến 10.000m2, theo tiêu chuẩn bến xe loại III. Quy hoạch 01 trạm xe buýt tại xã Quang Trung diện tích 1.000m2.

* Huyện Long Thành: đến năm 2010 sẽ xây dựng bến xe khách Long Thành nằm gần khu thương mại được quy hoạch tại thị trấn Long Thành. Diện tích bến 3000m2, bến xe loại III. Xây dựng thêm 02 trạm xe buýt diện tích mỗi trạm 4.500m2.

Ngoài ra, quy hoạch một trạm đăng kiểm xe cơ giới chi nhánh Long Thành tại Km17 Quốc lộ 51 (bên phải), diện tích 7.300m2.



* Huyện Nhơn Trạch: dự kiến xây dựng 3 bến xe khách, mỗi bến diện tích 3ha: bến thứ nhất nằm trên đường 25B, giáp QL 51 (bến xe phía Đông); bến thứ 2 nằm tại ngã tư đường cao tốc Bến Lức-Nhơn Trạch và đường vành đai phía Nam (Bến xe phía Tây); bến thứ 3 tại ngã tư đường ra cảng Phước An và đường vành đai phía Nam TP Nhơn Trạch. Quy hoạch 03 trạm xe buýt, 01 trạm tại xã Phú Hữu, 01 trạm xã Đại Phước, 01 trạm tại xã Hiệp Phước. Diện tích mỗi trạm 3.000 - 4.000m2. Ngoài ra dự kiến sẽ xây dựng một trạm đăng kiểm với diện tích 1ha.

* Thị xã Long Khánh: Thị xã Long Khánh hiện có 1 bến xe nằm cạnh quốc lộ I đầu đường Hùng Vương có diện tích 10.102 m2. Đến 2010 nâng cấp đạt tiêu chuẩn bến xe loại II. Trong tương lai dự kiến di dời bến xe về xã Xuân Tân, bên phải QL1 (km1818+250), diện tích 1,2ha. Ngoài ra dự kiến xây dựng một số trạm dừng xe tại một số vị trí sau: tại km1816+700 (cụm CN Xuân Tân), km1820+500 (KCN Bàu Sen); km1822+700 (cụm CN Suối Tre), km1824+400 (khu du lịch Suối Tre), km1827+200 (khu dân cư Xuân Lập).

* Huyện Cẩm Mỹ: Trên địa bàn huyện sẽ xây dựng 02 bến xe

1/. Đến năm 2010 xây dựng Bến xe Cẩm Mỹ tại góc tây nam nút giao Quốc lộ 56 và đường Hương lộ 10, qui mô khoảng 5.000m2 theo tiêu chuẩn bến xe loại IV.

2/. Năm 2007 xây dựng bến xe Sông Ray thành bến xe khách loại V, tại góc tây bắc nút giao đường tỉnh ĐT764 và ĐT765, qui mô khoảng 1.500-2.000m2 . Đến 2010-2020 sẽ mở rộng diện tích bến lên 5.000m2 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tại địa phương. Nâng cấp bến xe Bảo Bình diện tích 2.000m2 thành bến xe tiêu chuẩn loại IV vào 2010.

* Huyện Xuân Lộc: tại thị trấn Gia Ray hiện có 1 bến trong hệ thống bến xe của tỉnh, diện tích 4.824m2. Nằm cách xa Quốc lộ 1A, cơ sở vật chất xuống cấp và lạc hậu. Dự kiến trước năm 2010 sẽ di rời bến xe hiện tại trong nội ô thị trấn Gia Ray về phía Nam (xã Suối Cát) trên Quốc lộ 1A gần bệnh viện huyện Xuân Lộc. Qui mô khoảng 3ha. Cục đường bộ-Bộ GTVT đã khảo sát và thống nhất với địa phương bố trí 01 điểm dừng - đỗ tại Xuân Lộc với diện tích khoảng 3ha tại xã Xuân Hoà. Đến 2010 cần đầu tư xây dựng một bãi đậu xe buýt tại Căn Cứ 3 có diện tích 3.000-5.000 m2.

* Huyện Định Quán: bến xe Định Quán hiện nay quản lý với diện tích thảm BT nhựa 4.500 m2 tại TT. Định Quán. Ngoài phục vụ giao lưu của huyện Định Quán, bến xe này còn là đầu mối giao lưu phía Bắc của tỉnh Đồng Nai. Trong tương lai sẽ đầu tư xây dựng thêm hai bến xe: Bến xe tại thị trấn với diện tích 5.000m2, đạt loại IV và bến xe tại xã Phú Cường với diện tích 10.000m2, loại III

Xây dựng một số điểm dừng xe tại xã Phú Túc gần QL.20 sát ranh với huyện Thống Nhất, tại xã Phú Lợi nằm giáp ranh với huyện Định Quán. Quy mô mỗi trạm xe khoảng 1.000 m2. Ngoài ra dự kiến sẽ xây dựng một trạm đăng kiểm diện tích 1ha tại xã Phú Cường (phía bắc QL1).



* Huyện Tân Phú: bến xe Tân Phú diện tích BT nhựa 5.836 m2 là bến xe do tỉnh quản lý, cần nâng cấp, đầu tư trang thiết bị và nâng cao hiệu qủa hoạt động của bến. Năm 2010 đạt loại III. UBND tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng một trạm dừng xe tại xã Phú Sơn trên QL20, diện tích 3ha, đưa vào khai thác 2006 -2007. Đến 2010, huyện sẽ nâng cấp bến xe khách do huyện quản lý, diện tích 9.000m2 tại xã Nam Cát Tiên, đạt loại IV. Quy hoạch 01 bến xe tại xã Phú An diện tích 5000m2 theo tiêu chuẩn bến xe loại IV.

IV.7.2 Tổng kho trung chuyển


Dự kiến sẽ xây dựng một tổng kho trung chuyển diện tích 1442ha (gồm khu số 1 diện tích 842ha; khu số 2 diện tích 400ha; khu dự trữ phát triển diện tích 200ha) phục vụ phát triển kinh tế vùng KTTĐPN. Vị trí dự kiến tại khu vực 02 Đồi 61, xã Quảng Tiến huyện Trảng Bom. Theo phương án của sở Xây dựng, vị trí này thuận lợi cho việc chuyển tiếp giữa các phương thức vận tải, có đường nối vào QL 1, từ đó đi vào QL 51, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu. Sát 2 bên Tổng kho sẽ có đường tỉnh mới Biên Hoà –Long Thành và Đường Chất thải rắn, nhờ vậy tiếp cận dễ dàng với QL 51, ĐT 769, dự kiến có đường nhánh nối vào ga đường sắt Trảng Bom. Từ kho trung chuyển có thể dễ dàng tiếp cận với hệ thống cảng.

IV.7.3 Sân bay


Sân bay Biên Hoà: sân bay Biên Hoà là sân bay quân sự do Bộ Quốc Phòng quản lý, tiếp tục duy trì là sân bay quân sự của cả nước.

Sân bay Long Thành: dự kiến đến năm 2015 sân bay Tân Sơn Nhất đã tiếp nhận đủ công suất thiết kế khoảng 15 triệu khách/năm, cần xây dựng sân bay Long Thành đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ nhu cầu vận tải hàng không của vùng và khu vực; sân bay này sẽ là sân bay lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Quy mô như sau:

+ Hai cặp đường băng song song (chính + phụ) cách nhau > 2,3 km. Mỗi đường dài 4000m rộng 60m. Năng lực thiết kế tối đa 100 triệu HK/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm.

+ Cấp sân bay: mã chuẩn 4F đáp ứng loại máy bay có sải cánh ≥80m loại A380-800 (550 khách) và tương đương, A380F (583T trọng lượng cất cánh max)

+ Sức chịu tải của sân đường máy bay PCN ≈ 100

+ Diện tích chiếm đất của cảng hàng không khoảng 5.000ha. Hành lang an toàn xung quanh sân bay tới giới hạn khu dân dụng tối thiểu từ 6km (không cắt hướng tuyến bay) và 30km (hướng cất cánh hạ cánh cắt ngang qua khu dân dụng), theo 20 TCN 82-81 Bộ xây dựng, Tiêu chuẩn & Quy phạm Thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.

Dự kiến chia ra làm 2 giai đoạn xây dựng : giai đoạn 1 đến 2015 ứng với năng lực thiết kế 20-25 triệu hành khách/năm; giai đoạn 2 ứng với năng lực thiết kế 80 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng/năm .


IV.7.4 Hệ thống cảng biển, cảng sông


Hiện nay tỉnh Đồng Nai có 5 cảng tổng hợp và 7 cảng chuyên dùng và 2 cảng cạn. Các cảng này năng lực thông qua còn khá khiêm tốn, chính vì thế cần tiến hành nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hoá trong thời gian tới, đồng thời tiến hành khơi thông luồng lạch để các tàu thuyền cỡ lớn có thể lưu thông được.

a. Cảng sông: Thực hiện theo quy hoạch chi tiết phát triển GTVT đường sông đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 6062/QĐ.CT.UBT ngày 07/12/2004. Các bến cảng sông chính như sau:

1/. Các bến cảng thuộc khu vực thành phố Biên Hoà:

+ Cảng bách hoá An Bình.

+ Cảng bách hoá Tân Vạn.

+ Bến VLXD Long Bình Tân: sẽ chuyển thành khu du lịch sau 5-7 năm nữa.

+ Cảng VLXD Hoá An.

+ Các bến trung chuyển hàng hoá, cảng chợ, bến khách phường Thanh Bình: bỏ toàn bộ bến phường Bình Hoà và tập trung các bến trung chuyển hành hoá, bến hành khách và du lịch về phường Thanh Bình.

+ Cảng xăng dầu Long Bình Tân (Long Điền) và xăng dầu Bửu Long.

+ Cụm cảng Long Hưng sông Đồng Nai.

+ Bến hàng hoá Thanh Bình và bến hành khách Thanh Bình.

Dự kiến đến 2020 có 10 bến cảng và một số bến nhỏ khu vực TP Biên Hoà.



2/. Khu vực Long Thành: dự kiến đến 2020 có 11 bến cảng và các bến nhỏ.

+ Trên sông Buông gồm: cảng bách hoá cửa sông Buông, cảng VLXD nhánh trên sông Buông, cảng VLXD ngã ba Láng Lun.

+ Tại Gò Dầu (Sông Thị Vải) cảng cho hàng bách hoá, VLXD, xăng dầu và bến khách.

+ Cụm cảng Long Hưng: gồm cảng xăng dầu Long Hưng, bến khách xã Phước Hội và bến khách xã Phước Châu.



3/. Khu vực Nhơn Trạch: dự kiến đến 2020 có 10 bến cảng và các bến nhỏ.

+ Tại Phước Lương: cảng cho hàng bách hoá, VLXD, xăng dầu và bến khách.

+ Tại Phước An (Sg Thị Vải): cảng hàng bách hoá, VLXD, xăng dầu và bến khách.



4/. Khu vựcVĩnh Cửu: tại Thiện Tân cho hàng bách hoá và VLXD, tại Đại An cho VLXD, tại Bình Hoà cho xăng dầu và bến khách.

5/. Các bến cảng trên Hồ Trị An: 6 bến cảng chở hàng hoá gồm: Trị An; Cây Gáo, La Ngà, Phân Trường 2, Thanh Sơn, Sa Mách.

Từ nay đến năm 2010 thực hiện chính quy, quản lý đối với các bến đò: xem xét cấp phép chuyên chở hành khách cho những người lái đò đủ tiêu chuẩn, xây bến cố định có lối lên xuống an tòan…



b. Cảng biển: Thực hiện theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5 (gồm TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu) đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005.

Khu cảng trên sông Đồng Nai đến 2020:

1/. Cảng tổng hợp Đồng Nai: mở rộng đảm bảo tiếp nhận tàu trọng tải 5000DWT, công suất dự kiến 1 triệu tấn/năm, với 4 bến tổng chiều dài 272m, diện tích chiếm đất 9,3ha.

2/. Cảng chuyên dụng Công ty Vật tư Xăng dầu: củng cố, tiếp nhận tàu 1000 -2500DWT, 1bến dài 100m, công suất 0,017 triệu tấn/năm.

3/. Cảng chuyên dụng SCTGAS –VN: củng cố, tiếp nhận tàu 1000DWT, 1bến, công suất 1600 tấn/năm.

4/. Cảng tổng hợp Phú Hữu 2: sẽ triển khai sau này, tàu 30.000DWT, dự kiến gồm : 600m bến 30ha cho cảng Bến Nghé, 600m bến 30ha cho cảng Gemadept, 600m bến 30ha cho cảng Bông Sen. 400m bến cho cảng công ty Tín Nghĩa.

5/. Cảng tổng hợp khu vực Tam An, Tam Phước: cảng tiềm năng phục vụ khu công nghiệp An Phước, Tam Phước, tiếp nhận tàu 5000DWT.



Khu cảng trên sông Nhà Bè -Lòng Tàu đến 2020:

1/. Cảng gỗ mảnh Phú Đông: củng cố, 1 bến dài 146m, diện tích chiếm đất 4,8ha, công suất 0,3 triệu, tàu 25.000DWT.

2/. Cảng xăng dầu Phước Khánh: củng cố, có 1 bến dài 220m, diện tích chiếm đất 13ha, công suất 0,9 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 25.000DWT.

3/. Cảng gỗ dăm Viko Wochimex: củng cố, có 1 bến dài 180m, diện tích chiếm đất 6ha, tiếp nhận tàu 15.000DWT, công suất 0,15 triệu tấn /năm.

4/. Cảng nhà máy đóng tầu 76: phục vụ đóng và sửa chữa tàu đến 50.000DWT. Đang triển khai. Quy hoạch 2 bến dài 426m, diện tích chiếm đất 50ha.

5/. Cảng tổng hợp Phú Hữu 1: đang triển khai. Công suất 2 triệu tấn /năm, tiếp nhận tàu 20.000DWT. Quy hoạch gồm: bến dài 400m, diện tích 20ha của Cty Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon Shipping), bến dài 400m, đồng thời cảng Đồng Nai và CT VT DK Falcon xin mở rộng thêm 17,5ha.

6/. Cảng VLXD Nhơn Trạch: đang triển khai. Công suất 1,16 triệu tấn /năm, tiếp nhận tàu 20.000DWT. Quy hoạch 1 bến dài 250m, diện tích chiếm đất 21,4ha của Cty CP tấm lợp và VLXD ĐN.

7/. Cảng dầu nhờn Trâm Anh: đang triển khai. Tiếp nhận tàu 2.000 -5.000DWT. Quy hoạch 1 bến dài 60m, diện tích chiếm đất 6ha của nhà máy dầu nhờn Trâm Anh.

8/. Cảng SunSteel: đang triển khai, diện tích chiếm đất 12ha. Hàng xi măng, xỉ bột của Cty Chinahiment và Vinatafong.

9/. Cảng xăng dầu Comeco, tàu 25.000DWT Cty CP vật tư xăng dầu.

10/. Cảng dầu trung tâm nhiệt điện Nhơn Trạch: cảng tiềm năng chưa triển khai. Hàng hoá: dầu, đá vôi, thạch cao. Tiếp nhận tầu 5000DWT, 3 bến trên sông Đồng Tranh.

Ngoài ra còn có một số cảng chuyên dụng tiềm năng đang chuẩn bị địa điểm, như từ hạ lưu cảng VLXD Nhơn Trạch đến thượng lưu cảng nhà máy dầu nhờn Trâm Anh, trên chiều dài bờ sông khoảng 1,5km. Hoặc cảng tiềm năng xây dựng xưởng đóng tàu (Cty TNNN Bảo Tín), cảng tiềm năng xăng dầu (Cty Tín Nghĩa)...



Khu cảng trên sông Thị Vải đến năm 2020:

1/. Cảng chuyên dụng Phước Thái: phát triển thêm để có 2 bến tổng chiều dài 340m, diện tích chiếm đất 120ha, tàu 10.000 -12.000DWT. Công suất 1,127 triệu tấn/ năm hàng khô; 1,422 triệu tấn/năm hàng lỏng.

2/. Cảng tổng hợp Gò Dầu A: phát triển để có 3 bến dài 350m, diện tích chiếm đất 17,6ha, công suất 0,7 -1,13 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 5.000 -10.000DWT.

3/. Cảng tổng hợp Gò Dầu B: phát triển để có 6 bến dài 990m, diện tích chiếm đất 50ha, công suất 1,5 -4,19 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 15.000DWT.

4/. Cảng Super Photsphate Long Thành: củng cố, có 1 bến dài 50m, công suất 0,3 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 3.000DWT.

5/. Cảng Unique Gas: củng cố, có 1 bến dài 130m, công suất 0,1 -0,2 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 6.500DWT.

6/. Cảng Phước An: được quy hoạch gồm cảng tổng hợp và cảng container, dự kiến công suất 6 -10 triệu tấn/năm. Tổng chiều dài 12 bến là 3050m, diện tích chiếm đất 152,5ha. Cảng tiềm năng.

c. Cảng cạn (ICD):

1/. Cảng ICD Biên Hòa: vị trí tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, nằm cạnh QL51 hiện do Công ty TNHH 01 thành viên Tín Nghĩa quản lý. Quy mô quy hoạch như sau:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2010: đầu tư nâng cao năng lực khai thác , công suất đến năm 2010 đạt 150.000 EU/năm

- Giai đoạn 2011 – 2020: đầu tư mở rộng đạt quy mô 30ha, đảm bảo thông qua 450.000 TEU/năm.

2/. Cảng ICD Đồng Nai: có vị trí tại xã Tam Phước huyện Long Thành, nằm cạnh QL51. Quy mô quy hoạch 40ha đảm bảo đến năm 2020 thông qua 450.000 TEU/năm



tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương