BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


III.2 CÁC NGÀNH LIÊN QUAN



tải về 1.19 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

III.2 CÁC NGÀNH LIÊN QUAN

III.2.1 Phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH giai đoạn 2006 -2010


Giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân là 16-16,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân là 18-20%/năm.

- Về cơ cấu các thành phần kinh tế đến năm 2010: Công nghiệp quốc doanh Trung ương chiếm tỷ trọng 11,7%; công nghiệp quốc doanh địa phương chiếm tỷ trọng 4,3%; công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 16,29%; công nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 67,7%.

- Chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng các ngành công nghiệp mũi nhọn có kỹ thuật, các sản phẩm có hàm lượng chất xám, có giá trị gia tăng cao.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản như khai thác đá, các vật liệu phi kim loại và may mặc, da giầy... là những ngành trước đây vẫn chiếm trên 50% giá trị sản lượng công nghiệp.

- Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu, nâng công suất chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như: nhân hạt điều, bông xơ, mía đường, nước trái cây, cà phê, bắp, thịt heo, gà... .

- Phát triển mũi nhọn về xuất khẩu đó là ngành dệt, may mặc, giày dép. Có 1 khu công nghiệp chuyên ngành dệt may. Khuyến khích, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp dệt may, giày dép đầu tư  về địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa...         

- Nâng tỷ trọng các ngành công nghệ cao, hiện đại, các ngành sử dụng nhiều vốn, công nghiệp chủ lực có lợi thế so sách với các địa phương khác trong vùng. Xây dựng những dự án có quy mô lớn .

- Xác định tính chất ưu tiên các ngành công nghiệp đến năm 2010 như sau:

+ Các ngành công nghiệp mũi nhọn: Bao gồm các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện - điện tử.

+ Các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế so sánh: Bao gồm ngành công nghiệp khai thác và SXVLXD, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

+ Ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu: Công nghiệp dệt, may, giày dép.

+ Ngành công nghiệp cơ khí: bình quân 24%/năm. Cơ cấu: Năm 2005 chiếm tỷ trọng 10,2% và đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 14,3% GTSX ngành công nghiệp.

+ Ngành công nghiệp điện, điện tử: bình quân 25%/năm. Cơ cấu: Năm 2005 chiếm 11,1% và đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 16,1% GTSXCN toàn ngành .

+ Ngành công nghiệp chế biến NSTP: bình quân 11,5%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành giảm, cơ cấu: Năm 2005 chiếm 23,8%,  giảm xuống 19,5% vào năm 2010.

+ Ngành công nghiệp khai thác và SXVLXD: bình quân 16,1%/năm. Cơ cấu của ngành những năm tới sẽ ổn định khoảng 9,4%.

+ Ngành công nghiệp dệt may, giầy dép: tăng bình quân 13,4%/năm. Cơ cấu: Năm 2005 là 22%, giảm dần xuống còn 19,6% năm 2010.

+ Ngành công nghiệp hoá chất, cao su, plastic: bình quân 15%/năm. Cơ cấu: Năm 2005 là 11,5%, giảm dần xuống còn 11% năm 2010.

+ Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ: 15,0%/năm. Cơ cấu đến năm 2010 ổn định mức khoảng 4,7% so với toàn ngành.

+ Ngành công nghiệp giấy: bình quân 12%/năm. Cơ cấu đến năm 2010 ổn định khoảng 2,6% so với toàn ngành.

+ Ngành công nghiệp sản xuất điện, phân phối nước: bình quân 2%/năm. Cơ cấu của ngành sẽ có xu hướng giảm dần từ 2,4% năm 2005 xuống còn 1,3% năm 2010.


III.2.2 Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giai đoạn 2006-2010


Giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4 - 4,5%/năm. Giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ tăng từ 5 - 6%/năm. Trong đó: Ngành nông nghiệp tăng 4,8%/năm, lâm nghiệp tăng 2,13%/năm, thủy sản tăng 7,1%/năm. Trong ngành nông nghiệp: Trồng trọt tăng 2,48 %/năm, chăn nuôi tăng 9,86%/năm, dịch vụ nông nghiệp tăng 7,21%/năm; tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2010 chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Nâng độ che phủ đạt 50%, trong đó 30% diện tích rừng và 20% diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

- Nang cao mức độ cơ giới hoá trong các khâu của sản xuất nông nghiệp .

- Ứng dụng các loại giống cây trồng, giống vật nuôi mới; hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung theo phương thức đầu tư trực tiếp và bao tiêu nông sản phẩm gắn với từng nhà máy chế biến công nghiệp và xuất khẩu; nâng tỷ trọng nông sản qua sơ chế và chế biến đạt trên 90%, thu hút từ 40.000 - 50.000 lao động..

- Đảm bảo tưới nước trên 89.000 ha, cung cấp nước cho các khu công nghiệp đạt trên 13 triệu m3, 400 km kênh mương được kiên cố hóa.

III.2.3 Phát triển các ngành dịch vụ


Tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 từ 15-16%. Tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP lên 34% vào năm 2010.

Phát triển mạnh các loại hình thương mại và dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp. Nâng cao văn minh thương mại. Đầu tư phát triển một số Trung tâm thương mại, siêu thị quan trọng tại thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các thị trấn tập trung tại các khu công nghiệp.

Ngành du lịch: Tốc độ tăng doanh thu 14,5%/năm. Lượt khách du lịch 18,5%/năm. Đến năm 2010, tổng lượt khách vào địa bàn tỉnh là 1,286 triệu lượt người. Tổ chức khai thác tuyến du lịch sông Đồng Nai, khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường, Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu du lịch thác Giang Điền, Thác Mai - hồ nước nóng... Phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch vườn và du lịch văn hóa lễ hội.

Bưu điện : đến năm 2010 đạt mật độ máy điện thoại là 30 máy/100 dân. Phát triển thuê bao Internet đạt 12 máy/100 dân; 100% xã có bưu điện văn hoá. Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính - viễn thông, phổ cập dịch vụ Internet, đồng thời đầu tư phát triển một số dịch vụ mới (e-mail, ADSL...) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Hoạt động tài chính, ngân hàng: tỷ lệ thu ngân sách / GDP từ 25-26%. Tỷ trọng đầu tư phát triển trong tổng chi năm 2010 chiếm 38%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,45%/năm.

Hoạt động xuất, nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế:  Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 7-10 tỷ USD vào năm 2010 ; tốc độ tăng là 20-22%/năm: doanh nghiệp Trung ương 11,3%/năm; doanh nghiệp địa phương 14,5%/năm.

Nhập khẩu: 16-17%/năm. Giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng từ 3.270 triệu USD năm 2005 lên 7.000 triệu USD năm 2010.

Lao động, giải quyết việc làm - đào tao dạy nghề: Đến năm 2010 dự kiến dân số là 2,4 triệu người; số người trong độ tuổi lao động là trên 1,5 triệu lao động; số lao động đang làm việc gần 1,4 triệu người. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 3% năm 2005 còn dưới 2,8% năm 2010.



Quản lý và phát triển đô thị: cải tạo một số đô thị cũ như thành phố Biên Hoà và các thị xã, thị trấn Long Khánh, Long Thành, Gia Ray, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom.. Đầu tư kết cấu hạ tầng thị xã Long Khánh, đô thị loại III …

+ Xây dựng các thị tứ (trung tâm cụm xã) Phước Khánh, Đại Phước, Công Tân-huyện Nhơn Trạch; Bình Sơn huyện Long Thành; Cây Gáo huyện Trảng Bom; Xã lộ 25, Gia Kiệm huyện Thống Nhất; Xuân Định, Xuân Hưng, Xuân Trường huyện Xuân Lộc; Long Giao, Sông Ray huyện Cẩm Mỹ; Phú Lâm, Phú Lập, Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú; Phú Lý huyện Vĩnh Cửu.

+ Xây dựng đô thị mới: Nhơn Trạch thành đô thị loại II. Các khu đô thị mới khác như: Tam Phước, Gò Dầu-Phước Thái, Thạnh Phú, Dầu Giây, La Ngà, Phương Lâm, Hàng Gòn, Long Giao, ...



tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương