Bản chính thức 0 Markus Hohenwarter và Judith Preiner



tải về 342.95 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích342.95 Kb.
#20350
  1   2   3   4   5   6

Hướng dẫn

GeoGebra
Bản chính thức 3.0

Markus Hohenwarter và Judith Preiner


www.geogebra.org, 06/2007

Tác giả


Markus Hohenwarter, mhohen@math.fau.edu

Judith Preiner, jpreiner@math.fau.edu


Trang Web GeoGebra: www.geogebra.org
Hiệu chỉnh lần cuối: Ngày 04/06/2007


Tìm kiếm trợ giúp GeoGebra




Mục lục


Tác giả 3

Tìm kiếm trợ giúp GeoGebra 3

Mục lục 4

Chương 1: GeoGebra là gì? 6

Chương 2: Các ví dụ 7

2.1 Tam giác theo các góc 7

2.2 Phương trình tuyến tính y = m x + b 7

2.3 Trọng tâm của tam giác ABC 8

2.4 Chia đoạn thẳng AB theo tỉ lệ 7:3 8

2.5 Hệ phương trình tuyến tính theo hai biến x, y 9

2.6 Tiếp tuyến của hàm số f(x) 9

2.7 Tính toán với hàm đa thức 9

2.8 Tích phân 10

Chương 3: Nhập đối tượng hình học 11

3.1 Tổng quan 11

3.2 Công cụ 13

Chương 4: Nhập đối tượng đại số 24

4.1 Tổng quan 24

4.2 Nhập trực tiếp 25

4.3 Các lệnh 29

Chương 5: In ấn và xuất thành tập tin 42

5.1 In ấn 42

5.2 Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh 42

5.3 Sao chép Vùng Làm Việc vào Bộ nhớ 43

5.4 Cách dựng hình thành dạng trang web 43

5.5 Vùng Làm Việc thành dạng Trang Web 44

Chương 6: Các tùy chọn 45

6.1 Bắt điểm 45

6.2 Đơn vị của góc 45

6.3 Hiển thị số thập phân 45

6.4 Liên tục 45

6.5 Kiểu điểm 45

6.6 Kiểu góc vuông 45

6.7 Tọa độ 45

6.8 Tên 46

6.9 Cỡ chữ 46

6.10 Ngôn ngữ 46

6.11 Vùng làm việc 46

6.12 Lưu các thiết lập 46

Chương 7: Công cụ và thanh công cụ 47

7.1 Công cụ do người sử dụng định nghĩa 47

7.2 Tùy chỉnh thanh công cụ 47

Chương 8: Giao diện JavaScript 48




Chương 1:GeoGebra là gì?


GeoGebra là một phần mềm toán học kết hợp hình học, đại số và vi tích phân. Chưong trình được phát triển cho việc dạy toán trong các trường học bởi Markus Hohenwarter tại Đại học Florida Atlantic.
Một mặt, GeoGebra là một hệ thống hình học động. Bạn có thể dựng hình theo điểm, vec-tơ, đoạn thẳng, đường thẳng, đường conic, cũng như đồ thị hàm số, và có thể thay đổi chúng về sau.
Mặt khác, phưong trình và tọa độ có thể được nhập vào trực tiếp. Do đó, GeoGebra có thể làm việc với nhiều loại biến số như số, vec-tơ, và điểm, tìm đạo hàm, tích phân của hàm số, và cung cấp các lệnh như Nghiệm or Cực trị.
Có 2 chế độ hiển thị đặc trưng trong GeoGebra: một biểu thức trong cửa sổ đại số tương dương với một đối tượng trong trong cửa sổ hình học và ngược lại.


Chương 2:Các ví dụ


Chúng ta sẽ xem một vài ví dụ để có thể thấy được các khả năng của GeoGebra.

2.1Tam giác theo các góc


Chọn nút Điểm mới trên thanh công cụ. Nhấn trái chuột 3 lần trên vùng làm việc để tạo 3 góc A, B, C của tam giác.

Sau đó, chọn nút Đa giác và nhấn lần lượt lên 3 điểm A, B, C. Để đóng tam giác P, nhấn lại lên điểm A lần nữa. Trong cửa sổ đại số, ta thấy hiện lên diện tích của tam giác P.
Để biết được các góc của tam giác, chọn nút Góc trên thanh công cụ và nhấp lên tam giác.
Bây giờ, chọn nút Di chuyển và kéo các đỉnh của tam giác để thay đổi tam giác. Nếu bạn không cần sử dụng cửa sổ đại số và hệ trục tọa độ, bạn có thể ẩn đi bằng cách sử dụng menu View.

2.2Phương trình tuyến tính y = m x + b


Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của mb trong phưong trình tuyến tính y = mx + b bằng cách thử nhiều giá trị khác nhau cho mb. Để làm như vậy, chúng ta có thể nhập các dòng dưới đây vào ô Nhập ở phía dưới cửa sổ và bấm phím Enter sau mỗi dòng.

m = 1


b = 2

y = m x + b


Bây giờ chúng ta thay đổi mb bằng cách sử dụng ô Nhập hoặc nhập trực tiếp vào cửa sổ đại số bằng cách nhấp phải chuột tại mỗi giá trị và chọn Edit. Thử các giá trị mb sau:

m = 2


m = -3

b = 0


b = -1
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi mb một cách dễ dàng bằng cách sử dụng

  • Các phím mũi (xem Minh họa)

  • Con trượt : nhấp phải chuột tại m hoặc b và chọn Hiện / Ẩn đối tượng (xem Con trượt)



Bằng cách làm tương tự, chúng ta có thể kiểm tra phưong trình các đường conic:

  • E-lip: x^2/a^2 + y^2/b^2 = 1

  • Hyperbol: b^2 x^2 – a^2 y^2 = a^2 b^2

  • Đường tròn: (x - m)^2 + (y - n)^2 = r^2

2.3Trọng tâm của tam giác ABC


Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu dựng điểm trung tâm của 3 điểm bằng cách nhập các dòng sau vào khung nhập lệnh và bấm phím Enter sau mỗi dòng. Bạn cũng có thể sử dụng các nút trên thanh công cụ để dựng hình.

A = (-2, 1)

B = (5, 0)

C = (0, 5)

M_a = TrungDiem[B, C]

M_b = TrungDiem[A, C]

s_a = DuongThang[A, M_a]

s_b = DuongThang[B, M_b]

S = GiaoDiem[s_a, s_b]
Một cách khác, bạn có thể tính toán trọng tâm trực tiếp theo công thức S1 = (A + B + C) / 3 và dùng lệnh QuanHe[S, S1]để so sánh kết quả.
Sau đó, chúng ta có thể thử xem liệu S = S1 có còn đúng với các vị trí A, B, C khác. Sử dụng nút Di chuyển và dùng chuột để kéo các điểm.



tải về 342.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương