Bản chính thức 0 Markus Hohenwarter và Judith Preiner



tải về 342.95 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích342.95 Kb.
#20350
1   2   3   4   5   6

4.3Các lệnh


Sử dụng các câu lệnh, chúng ta có thể tạo mới và sửa đổi các đối tượng đã có. Chúng ta có thể đặt tên cho kết quả của một câu lệnh bằng cách nhập tên (và theo sau là dấu “=”) vào phía trước câu lệnh đó. Trong ví dụ sau, điểm mới được đặt tên là S.
Ví dụ: Để tìm giao điểm của hai đường thẳng gh, bạn có thể nhập vào S = GiaoDiem[g,h] (xem lệnh Giao điểm).
Ghi chú: Bạn cũng có thể sử dụng các chỉ số cho tên đối tượng, ví dụ hoặc có thể nhập vào là A_1 hoặc s_{AB}.

4.3.1Các lệnh cơ bản

Quan hệ


QuanHe[đối tượng a, đối tượng b]: hiển thị một hộp thoại cho chúng ta biết mối quan hệ của đối tượng a và đối tượng b. Ghi chú: lệnh này có thể cho chúng ta biết hai đối tượng có bằng nhau hay không, điểm có nằm trên đường thẳng hoặc đường conic hay không, đường thẳng tiếp xúc hay cắt đường conic.

Xóa


Xoa[đối tượng a]: Xóa đối tượng a và các đối tượng liên quan với nó.

Yếu tố


YeuTo[Danh sách L, số n]: yếu tố thứ n trong danh sách L

4.3.2Các lệnh logic (Boolean)


If[điều kiện, a, b]: tạo một bản sao của đối tựơng a nếu điều kiện là đúng (true), và đối tượng b nếu điều kiện là sai (false).

If[điều kiện, a]: tạo một bản sao của đối tựơng a nếu điều kiện là đúng (true), và đối tượng không xác định nếu điều kiện là sai (false).


4.3.3Giá trị

Độ dài


DoDai[vectơ v]: Độ dài của vec-tơ v

DoDai[điểm A]: Độ dài vec-tơ vị trí của A

DoDai[hàm số f,số x1, số x2]: Độ dài đồ thị hàm f giữa x1x2

DoDai[hàm số f, điểm A, điểm B]: Độ dài đồ thị hàm f giữa hai điểm AB trên đồ thị

DoDai[đường cong c, số t1, số t2]: Độ dài đồ thị đường cong c giữa t1 và and t2

DoDai[đường cong c, điểm A, điểm B]: Độ dài đồ thị đường cong c giữa hai điểm AB trên đường cong

Dodai[danh sách L]: Độ dài của danh sách L (số các yếu tố có trong danh sách)

Diện tích


DienTich[điểm A, điểm B, điểm C, ...]: Diện tích của hình đa giác xác định bởi các điểm A, B, C cho trước

DienTich[conic c]: Diện tích của conic c (hình tròn hoặc hình e-lip)


Khoảng cách


KhoangCach[điểm A, điểm B]: Khoảng cách giữa hai điểm AB

KhoangCach[điểm A, đường thẳng g]: Khoảng cách giữa điểm A và đường thẳng g

KhoangCach[đường thẳng g, đường thẳng h]: Khoảng cách giữa đường thẳng g và đường thẳng h. Ghi chú: Khoảng cách của hai đường thẳng giao nhau bằng 0. Chức năng này dùng để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.

Số dư


SoDu[số a, số b]: Số dư của phép chia a : b

Phần nguyên


PhanNguyen[số a, số b]: Phần nguyên của phép chia a : b

Hệ số góc


HeSoGoc[đường thẳng g]: Hệ số góc của đường thẳng g. Ghi chú: Lệnh này sẽ vẽ một tam giác mô tả độ dốc và bạn có thể thay đổi kích thước của tam giác đó (xem thêm Hộp thoại thuộc tính).

Độ cong


DoCong[điểm A, hàm số f]: Độ cong của hàm f tại điểm A

DoCong[điểm A, đường cong c]: Độ cong của đường cong c tại điểm A


Bán kính


BanKinh[đường tròn c]: Bán kính của đường tròn c

Chu vi Conic


ChuViConic[conic c]: Tính chu vi đường conic c (đường tròn hoặc e-lip)

Chu vi đa giác


ChuViDaGiac[đa giác poly]: Chu vi đa giác poly

Tham số tiêu


ThamSoTieu[parabol p]: Tham số tiêu của parabol p (khoảng cách giữa đường chuẩn và tiêu điểm)

Độ dài trục thứ nhất


DoDaiTrucThuNhat[conic c]: Độ dài trục chính của đường conic c

Độ dài trục thứ hai


DoDaiTrucThuHai[conic c]: Độ dài trục thứ hai của đường conic c

Tâm sai


TamSai[conic c]:Tâm sai của đường conic c

Tích phân


TichPhan[hàm số f, số a, số b]: Tính tích phân của hàm f(x) từ a đến b. Ghi chú: Lệnh này cũng sẽ vẽ ra diện tích của vùng bị chắn giữa đồ thị hàm số f và trục x.

TichPhan[hàm số f, hàm số g, số a, số b]: Tính tích phân của hàm f(x) - g(x) từ a đến b. Ghi chú: Lệnh này cũng sẽ vẽ ra diện tích của vùng bị chắn giữa đồ thị hàm số f và đồ thị hàm số g.


Ghi chú: Xem Tích phân bất định

Phân hoạch dưới


PhanHoachTren[hàm số f, số a, số b, số n]: Phân hoạch dưới hàm số f trong đọan [a, b] thành n hình chữ nhật.

Phân hoạch trên


PhanHoachTren[hàm số f, số a, số b, số n]: Phân hoạch trên hàm số f trong đọan [a, b] thành n hình chữ nhật..

Lặp


Lap[hàm số f, giá trị x0, số n]: Lặp lại hàm số f n lần theo giá trị ban đầu x0 cho trước.
Ví dụ: Cho hàm số f(x) = x^2, lệnh Lap[f, 3, 2] sẽ cho ta kết quả là (32)2 = 27

Min và Max


Min[số a, số b]: Số nhỏ nhất trong hai số ab

Max[số a, số b]: Số lớn nhất trong hai số ab


Hệ số tương quan


HeSoTuongQuan[điểm A, điểm B, điểm C]: Trả về hệ số tương quan λ của ba điểm cộng tuyn (ba điềm thẳng hàng) A, B, and C, với BA = λ * BC hoặc A = B + λ * BC

Hệ số kép


HeSoKep[điểm A, điểm B, điểm C, điểm D]: Hệ số kép λ của bốn điểm cộng tuyến (bốn điểm thẳng hàng) A, B, C, and D, với λ = HeSoTuong Quan[A, B, C] / HeSoTuongQuan[A, B, D]

4.3.4Góc

Góc


Goc[vectơ v1, vectơ v2]: Góc tạo thành bởi vec-tơ v1v2 (từ 0 đến 360°)

Goc[đường thẳng g, đường thẳng h]: Góc tạo thành hai vec-tơ chỉ phương của hai đường thẳng g và (từ 0 đến 360°)

Goc[điểm A, điểm B, điểm C]: Góc tạo thành bởi BABC (từ 0 đến 360°). Điểm B là đỉnh.

Goc[điểm A, điểm B, góc alpha]: Góc vẽ từ B, có đỉnh là A và có độ lớn bằng . Note: Điểm Xoay[B, A, α] cũng sẽ được tạo.

Goc[conic c]: Góc xoắn của trục chính của đường conic c (xem lệnh Trục)

Goc[vectơ v]: Góc tạo thành bởi trục x và vec-tơ v

Goc[điểm A]: Góc tạo thành bởi trục x và vec-tơ vị trí của điểm A

Goc[số n]: Đổi một số n thành góc (kết quả từ 0 đến 2pi)

Goc[đa giác poly]: Tất cả các góc trong của đa giác poly

4.3.5Điểm

Điểm


Diem[đường thẳng g]: Điểm thuộc đường thẳng g

Diem[conic c]: Điểm thuộc đường conic c (đường tròn, e-lip, hyperbol)

Diem[hàm số f]: Điểm thuộc hàm f

Diem[đa giác poly]: Điểm thuộc đa giác poly

Diem[vec-tơ v]: Điểm thuộc vec-tơ v

Diem[điểm P, vec-tơ v]: Điểm P cộng vec-tơ v


Trung điểm và Tâm


TrungDiem[điểm A, điểm B]: Trung điểm đoạn thẳng AB

TrungDiem[đoạn thẳng s]: Trung điểm đoạn thẳng s

Tam[conic c]: Tâm của đường conic c (đường tròn, e-lip, hyperbol)

Tiêu điểm


TieuDiem[conic c]: (Tất cả) các tiêu điểm của đường conic c

Đỉnh


Đỉnh[conic c]: (Tất cả) các đỉnh của đường conic c

Trọng tâm


TrongTam[đa giác poly]: Trọng tâm của đa giác poly

Giao điểm


GiaoDiem[line g, đường thẳng h]: Giao điểm của hai đường thẳng gh

GiaoDiem[đường thẳng g, conic c]: Tất cả các giao điểm của đường thẳng g và đường conic c (tối đa là 2)

GiaoDiem[đường thẳng g, conic c, số n]: Giao điểm thứ n của đường thẳng g và đường conic c

GiaoDiem[conic c1, conic c2]: Tất cả các giao điểm của hai đường conic c1c2 (tối đa là 4)

GiaoDiem[conic c1, conic c2, số n]: Giao điểm thứ n của hai đường conic c1c2

GiaoDiem[hàm đa thức f1, hàm đa thức f2]: Tất cả các giao điểm của hai đồ thị hàm số của hàm đa thức f1f2

GiaoDiem[hàm đa thức f1, hàm đa thức f2, số n]: Giao điểm thứ n của hai đồ thị hàm số của hàm đa thức f1f2

GiaoDiem[hàm đa thức f, đường thẳng g]: Tất cả các giao điểm của đồ thị hàm số hàm đa thức f và đường thẳng g

GiaoDiem[hàm đa thức f, đường thẳng g, số n]: Giao điểm thứ n của đồ thị hàm số hàm đa thức f và đường thẳng g

GiaoDiem[hàm số f, hàm số g, điểm A]: Giao điểm của hai hàm fg theo một giá trị điểm A ban đầu (phương pháp Newton)

GiaoDiem[hàm số f, hàm số g, điểm A]: Giao điểm của hàm f và đường thẳng g theo một giá trị điểm A ban đầu (phương pháp Newton)
Ghi chú: xem thêm Giao điểm của hai đối tượng

Nghiệm


Nghiem[hàm đa thức f]: Tìm tất cả các nghiệm của hàm đa thức f(x)=0 (các giá trị tìm được sẽ được biểu diễn là các điểm trên đồ thị)

Nghiem[hàm số f, số a]: Tìm một nghiệm của hàm số f theo một giá trị a ban đầu (phương pháp Newton)

Nghiem[hàm số f, số a, số b]: Tìm một nghiệm của hàm số f trong đoạn [a, b] (regula falsi)

Cực trị


CucTri[hàm đa thức f]: Tất cả các cực trị của hàm đa thức f (các giá trị tìm được sẽ được biểu diễn là các điểm trên đồ thị)

Điểm uốn


DiemUon[hàm đa thức f]: Tất cả các điểm uốn của hàm đa thức f

4.3.6Vec-tơ

Vectơ


Vecto[điểm A, điểm B]: Vec-tơ từ điểm A đến điểm B

Vecto[điểm A]: Vec-tơ vị trí của điểm A


Vectơ chỉ phương


VectoChiPhuong[đường thẳng g]: Vec-tơ chỉ phương của đường thẳng g. Ghi chú: Một đường thẳng có phương trình ax + by = c sẽ có vec-tơ chỉ phương là (b, - a).

Vectơ chỉ phương đơn vị


VectoChiPhuongDonVi[đường thẳng g]: Vec-tơ chỉ phương đơn vị (có độ lớn bằng 1) của đường thẳng g

VectoChiPhuongDonVi[vectơ v]: Vec-tơ có cùng phương, chiều với vec-tơ v cho trước và có độ lớn bằng 1


Vectơ pháp tuyến


VectoPhapTuyen[đường thẳng g]: Véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng g. Ghi chú: Một đường thẳng có phương trình ax + by = c sẽ có vec-tơ pháp tuyến là (a, b).

VectoPhapTuyen[vectơ v]: Véc-tơ pháp tuyến của vec-tơ v. Ghi chú: Một vec-tơ có tọa độ (a, b) sẽ có vec-tơ pháp tuyến là vec-tơ (- b, a).


Vectơ pháp tuyến đơn vị


VectoPhapTuyenDonVi[đường thẳng g]: Vec-tơ pháp tuyến đơn vị (có độ lớn bằng 1) của đường thẳng g

VectoPhapTuyenDonVi[vectơ v]: Vec-tơ vuông góc với vec-tơ v và có độ lớn bằng 1


Vectơ độ cong


VectoDoCong[điểm A, hàm số f]: Vec-tơ độ cong của hàm số f tại điểm A

VectoDoCong[điểm A, đường cong c]: Vec-tơ độ cong của đường cong c tại điểm A


4.3.7Đoạn thẳng

Đoạn thẳng


DoanThang[điểm A, điểm B]: Đoạn thẳng qua hai điểm A, B

DoanThang[điểm A, số a]: Đoạn thẳng qua A (điểm bắt đầu) và có độ dài là a. Ghi chú: Điểm kết thúc đoạn thẳng cũng sẽ được vẽ.


4.3.8Tia

Tia


Tia[điểm A, điểm B]: Tia bắt đầu từ điểm A và đi qua điểm B

Tia[điểm A, vectơ v]: Tia bắt đầu từ điểm A và có cùng hướng với v


4.3.9Đa giác

Đa giác


DaGiac[điểm A, điểm B, điểm C,...]: Đa giác xác định bởi các điểm A, B, C,… cho trước

DaGiac[điểm A, điểm B, số n]: Đa giác đều n đỉnh (gồm cả hai đỉnh A, B)


4.3.10Đường thẳng

Đường thẳng


DuongThang[điểm A, điểm B]: Đường thẳng qua hai điểm AB

DuongThang [điểm A, đường thẳng g]: Đường thẳng qua A và song song với đường thẳng g

DuongThang [điểm A, vectơ v]: Đường thẳng qua điểm A và có cùng hướng với vectơ v

Đường vuông góc


DuongVuongGoc[điểm A, đường thẳng g]: Đường thẳng qua điểm A và vuông góc với đường thẳng g

DuongVuongGoc[điểm A, vector v]: Đường thẳng qua điểm A và vuông góc với vector v


Đường trung trực


DuongTrungTruc[điểm A, point B]: Đường trung trực của đoạn thẳng AB

DuongTrungTruc[đoạn thẳng s]: Đường trung trực của đoạn thẳng s


Đường phân giác


DuongPhanGiac[điểm A, điểm B, điểm C]: Đường phân giác của góc được tạo bởi 3 điểm A, B, và C. Ghi chú: Điểm B là đỉnh của góc.

DuongPhanGiac[đường thẳng g, đường thẳng h]: Hai dường phân giác của góc tạo thành bởi hai đường thẳng gh.


Tiếp tuyến


TiepTuyen[điểm A, conic c]: (Tất cả) các đường tiếp tuyến qua điểm A và tiếp xúc với đường conic c

TiepTuyen[đường thẳng g, conic c]: (Tất cả) các đường tiếp tuyến với đường conic c và song song với đường thẳng g

TiepTuyen[số a, hàm số f]: Đường tiếp tuyến với hàm f(x) tại x = a

TiepTuyen[điểm A, hàm số f]: Đường tiếp tuyến với hàm f(x) tại x = x(A)

TiepTuyen[điểm A, đường cong c]: Đường tiếp tuyến với đường cong c tại điểm A

Tiệm cận


TiemCan[hyperbola h]: Hai đường tiệm cận của hyperbol h

Đường chuẩn


DuongChuan[parabol p]: Đường chuẩn của parabol p

Trục


Truc[conic c]: Hai trục của conic c

Trục thứ nhất


TrucThuNhat[conic c]: Trục thứ nhất (Trục chính) của conic c

Trục thứ hai


TrucThuHai[conic c]: Trục thứ hai của conic c

Đường đối cực


DuongDoiCuc[điểm A, conic c]: Đường đối cực của điểm A tương quan với conic c

Đường kính


DuongKinh[đường thẳng g , conic c]: Đường kính của đường conic c song song với đường thẳng g

DuongKinh[vectơ v, conic c]: Đường kính của đường conic c cùng hướng vớc vec-tơ v


4.3.11Đường Conic

Đường tròn


DuongTron[điểm M, số r]: Đường tròn tâm M và bán kính r

DuongTron[điểm M, đoạn thẳng s]: Đường tròn tâm M và bán kính bằng Dodai[s]

DuongTron[điểm M, điểm A]: Đường tròn có tâm M và đi qua điểm A

DuongTron[điểm A, điểm B, điểm C]: Đường tròn qua ba điểm A, BC


Đường tròn mật tiếp


DuongTronMatTiep[điểm A, hàm số f]: Đường tròn mật tiếp của hàm số f tại điểm A

DuongTronMatTiep[điểm A, curve c]: Đường tròn mật tiếp của đường cong c tại điểm A


E-lip


Elip[điểm F, điểm G, số a]: E-lip có tiêu điểm là FG và độ dài trục chính là a. Ghi chú: Điều kiện: 2a > KhoanCach[F, G]

Elip[điểm F, điểm G, đoạn thẳng s]: E-lip có tiêu điểm là FG và độ dài trục chính bằng độ dài đoạn thẳng s (a = DoDai[s]).


Hyperbol


Hyperbol[điểm F, điểm G, số a]: Hyperbol có tiêu điểm là FG và độ dài trục chính là a. Ghi chú: Điều kiện: 2a > KhoangCach[F, G]

Hyperbol[điểm F, điểm G, đoạn thẳng s]: Hyperbol có tiêu điểm là FG và độ dài trục chính bằng độ dài đoạn thẳng s (a = DoDai[s]).


Parabol


Parabol[điểm F, đường thẳng g]: Parabol có tiêu điểm là F và đường chuẩn là g

Conic


Conic[điểm A, điểm B, điểm C, điểm D, điểm E]: Đường conic qua năm điểm A, B, C, D, và C. Ghi chú: Bốn điểm không được thẳng hàng.

4.3.12Hàm số

Đạo hàm


DaoHam[hàm số f]: đạo hàm của hàm số f(x)

DaoHam[hàm số f, số n]: đạo hàm cấp n của hàm số f(x)




Ghi chú: Bạn có thể sử dụng f’(x) thay vì DaoHam[f], cũng như là f’’(x) thay vì DaoHam[f, 2].

Tích phân


TichPhan[hàm số f]: Tích phân bất định của hàm số f(x)
Ghi chú: Xem Tích phân xác định

Khai triển


KhaiTrien[hàm số f]: Khai triển hàm đa thức f.
Ví dụ: KhaiTrien[(x - 3)^2] sẽ là x2 - 6x + 9

Khai triển Taylor


KhaiTrienTaylor[hàm số f, số a, số n]: Khai triển Taylor cho hàm sốf(x) tại x = a đến cấp n

Hàm số


HamSo[hàm số f, số a, số b]: Hàm số, bằng f trong đoạn [a, b] và không xác định bên ngoài đoạn [a, b]

Hàm số có điều kiện


Bạn có thể sử dụng các câu lệnh logic (Bool) If (xem lệnh If) để tạo một hàm số có điều kiện.

Ghi chú: Bạn có thể sử dụng đạo hàm và tích phân cho các hàm này như các hàm số khác.
Ví dụ:

= If[x < 3, sin(x), x^2] sẽ cho ta một hàm số f(x) bằng:



  • sin(x) nếu x < 3 và

  • x2 nếu x ≥ 3.

4.3.13Đường cong tham số


DuongCong[biểu thức e1, biểu thức e2, tham số t, số a, số b]: Ðường cong tham số trong hệ tọa độ Đề-các cho bởi biểu thức theo xe1 và biểu thức theo ye2 (theo tham số t) trong đoạn [a, b]

Ví dụ: c = DuongCong[2 cos(t), 2 sin(t), t, 0, 2 pi]
DaoHam[đường cong c]: Đạo hàm của đường cong c
Ghi chú: Có thể tính toán với đường cong tham số như các hàm số trong các biểu thức số học khác.

Ví dụ: Nhập vào c(3) sẽ cho ta điểm nằm trên đường cong c ứng với tham số t=3
Ghi chú: Bạn có thể xác định một điểm mới trên đường cong bằng công cụ Điểm mới (xem công cụ Điểm mới; xem thêm lệnh Điểm). Nếu các giá trị a và b là các giá trị động, bạn có thể sử dụng con trượt (xem công cụ Con trượt).

4.3.14Cung và Hình quạt


Ghi chú: Giá trị đại số của một cung tròn chính là chiều dài của cung và của một hình quạt chính là diện tích của hình quạt.

Hình bán nguyệt


HinhBanNguyet[điểm A, điểm B]: Hình bán nguyệt qua đoạn thẳng AB.

Cung tròn


CungTron[điểm M, điểm A, điểm B]: Cung tròn có tâm M giữa 2 điểm A, B. Ghi chú: Điểm B không nằm trên cung tròn.

Cung tròn qua 3 điểm


CungTronQua3Diem[điểm A, điểm B, điểm C]: Cung tròn qua 3 điểm A, B, và C

Cung


Cung[conic c, điểm A, điểm B]: Cung của đường conic giữa hai điểm A, B trên đường conic (đường tròn hoặc e-lip)

Cung[conic c, số t1, số t2]: Cung của đường conic giữa hai giá trị ứng với hai tham số t1 và t2 của đường conic:



    • Đường tròn: (r cos(t), r sin(t)) ; với r là bán kính

    • E-lip: (a cos(t), b sin(t)) ; với ab là độ dài hai trục của e-lip

Hình quạt


HinhQuat[điểm M, điểm A, điểm B]:Hình quạt có tâm M giựaCircular sector with midpoint M between two points A and B. Note: point B does not have to lie on the arc.

Hình quạt qua 3 điểm


HinhQuatQua3Diem[điểm A, điểm B, điểm C]: Hình quạt qua 3 điểm A, B, và C

Sector


Sector[conci c, điểm A, điểm B]: Conic section sector between two points A and B on the conic section c (circle or ellipse)

Sector[conic c, số t1, số t2]: Conic section sector between two parameter values t1 and t2 on the conic section c for the following parameter forms:



    • Circle: (r cos(t), r sin(t)) where r is the circle's radius

    • Ellipse: (a cos(t), b sin(t)) where a and b are the lengths of the first and second axis

4.3.15Ảnh

Góc ảnh


GocAnh[ảnh, số n]: Góc đỉnh thứ n của ảnh (tối đa là 4 góc)

4.3.16Quỹ tích

Quỹ tích


QuiTich[điểm Q, điểm P]: Đường quỹ tích của điểm Q (điểm Q phụ thuộc vào điểm P).
Ghi chú: Điểm P phải là điểm trên một đối tượng (như: đường thẳng, đoạn thẳng, đường tròn).

4.3.17Dãy số

Dãy số


DaySo[biểu thức e, biến số i, số a, số b]: Danh sách các đối tượng được tạo bằng biểu thức e và có chỉ số i thay đổi từ a đến b.
Example: L = DaySo[(2, i), i, 1, 5] sẽ tạo một dãy các điểm có hoành độ y từ 1 đến 5

DaySo[Biểu thức e, biến số i, số a, số b, số s]: Danh sách các đối tượng được tạo bằng biểu thức e và có chỉ số i thay đổi từ a đến b với bước nhảy là s.



Ví dụ: L = Dayso[(2, i), i, 1, 5, 0.5] sẽ tạo một dãy các điểm có hoành độ y từ 1 đến 5 với bước nhảy là 0.5
Ghi chú: Vì các tham số ab là các số thay đổi liên tục nên bạn có thể dùng Con trượt cho biến số này.

Các lệnh về dãy số


YeuTo[danh sách L, số n]: yếu tố thứ n của danh sách L

DoDai[danh sách L]: Độ dài của danh sách L

Min[danh sách L]: Yếu tố có giá trị nhỏ nhất trong danh sách L

Max[danh sách L]: Yếu tố có giá trị lớn nhất trong danh sách L


Lặp


DanhSachLap[hàm số f, số x0, số n]: Danh sách L với độ dài n+1 với các thành phần là sự lặp lại của hàm số f bắt đầu từ giá trị x0.
Ví dụ: Sau khi định nghĩa hàm số f(x) = x^2, lệnh L = Danhsachlap[f, 3, 2] sẽ cho bạn một danh sách L = {3, 32, (32)2} = {3, 9, 27}

4.3.18Các phép biến đổi hình học


Nếu bạn tạo tên mới cho kết quả biến đổi của một trong các lệnh sau đây, đối tượng cũ sẽ được giữ lại, đồng thời một đối tượng mới được tạo.

Ghi chú: Lệnh DoiXung[A, g] sẽ cho ta điểm là đối xứng của điểm A qua đường thẳng g và di chuyển điểm A đến vị trí mới. Nhập vào B = DoiXung[A, g] sẽ tạo một điểm B ở vị trí đối xứng của điểm A nhưng điểm A vẫn được giữ lại ở vị trí cũ.

Tịnh tiến


TinhTien[điểm A, vectơ v]: Tịnh tiến điểm A theo vec-tơ v

TinhTien[đường thẳng g, vectơ v]: Tịnh tiến đường thẳng g theo vec-tơ v

TinhTien[conic c, vectơ v]: Tịnh tiến đường conic c theo vec-tơ v

TinhTien[hàm số c, vectơ v]: Tịnh tiến đồ thị hàm số f theo vec-tơ v

TinhTien[đa giác poly, vectơ v]: Tịnh tiến đa giác poly theo vec-tơ v. Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

TinhTien[ảnh pic, vectơ v]: Tịnh tiến ảnh pic theo vec-tơ v

TinhTien[vectơ v, điểm P]: Tịnh tiến vec-tơ v đến điểm P


Ghi chú: xem thêm công cụ Tịnh tiến theo vec-tơ

Xoay


Xoay[điểm A, góc phi]: Xoay điểm A quanh trục tọa độ một góc φ

Xoay[vector v, góc phi]: Xoay vec-tơ v một góc φ

Xoay[đường thẳng g, góc phi]: Xoay đường thẳng g quanh trục tọa độ một góc φ

Xoay[conic c, góc phi]: Xoay conic c quanh trục toạ độ một góc φ

Xoay[đa giác poly, góc phi]: Xoay đa giác poly quanh trục tọa độ một góc φ. Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

Xoay[ảnh pic, góc phi]: Xoay ảnh pic quanh trục toạ độ một góc φ

Xoay[điểm A, góc phi, điểm B]: Xoay điểm A quanh điểm B một góc φ

Xoay[đường thẳng g, góc phi, điểm B]: Xoay đường thẳng g quanh điểm B một góc φ

Xoay[conic c, góc phi, điểm B]: Xoay conic c quanh điểm B một góc φ

Xoay[đa giác poly, góc phi, điểm B]: Xoay đa giác poly quanh điểm B một góc φ. Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

Xoay[ảnh pic, góc phi, điểm B]: Rotates image pic by angle φ around point B


Ghi chú: Xem thêm công cụ Xoay đối tượng quanh tâm theo một góc

Đối xứng


DoiXung[điểm A, điểm B]: Đối xứng của điểm A qua điểm B

DoiXung[đường thẳng g, điểm B]: Đối xứng của đường thẳng a qua điểm B

DoiXung[conic c, điểm B]: Đối xứng của conic c qua điểm B

DoiXung[đa giác poly, điểm B]: Đối xứng của đa giác poly qua điểm B. Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

DoiXung[ảnh pic, điểm B]: Đối xứng của ảnh pic qua điểm B

DoiXung[điểm A, đường thẳng h]: Đối xứng của điểm A qua đường thẳng h

DoiXung[đường thẳng g, đường thẳng h]: Đối xứng của đường thẳng g qua đường thẳng h

DoiXung[conic c, đường thẳng h]: Đối xứng của conic c qua đường thẳng h

DoiXung[đa giác poly, đường thẳng h]: Đối xứng của đa giác poly qua đường thẳng h. Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

DoiXung[ảnh pic, đường thẳng h]: Đối xứng của ảnh pic qua đường thẳng h




Ghi chú: Xem thêm công cụ Đối xứng qua tâm; và Đối xứng qua trục

Thay đổi hình dạng kích thước


ThayDoiHinhDangKichThuoc[điểm A, số f, điểm S]: Thay đổi khoảng cách điểm A từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f

ThayDoiHinhDangKichThuoc[đường thẳng h, số f, điểm S]: Thay đổi khoảng cách đường thẳng h từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f

ThayDoiHinhDangKichThuoc[conic c, số f, điểm S]: Thay đổi hình dạng kích thước conic c từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f

ThayDoiHinhDangKichThuoc[polygon poly, số f, điểm S]: Thay đổi hình dạng kích thước đa giác poly từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f. Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh mới của đa giác mới cũng sẽ được tạo

ThayDoiHinhDangKichThuoc[ảnh pic, số f, điểm S]: Thay đổi hình dạng kích thước ảnh pic từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f
Ghi chú: Xem thêm công cụ Thay đổi hình dạng kích thước theo tỉ lệ



tải về 342.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương