Bản chính thức 0 Markus Hohenwarter và Judith Preiner


Chương 5:In ấn và xuất thành tập tin



tải về 342.95 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích342.95 Kb.
#20350
1   2   3   4   5   6

Chương 5:In ấn và xuất thành tập tin

5.1In ấn

5.1.1Vùng Làm Việc


Bạn có thể tìm thấy mục Xem trước khi in của vùng làm việc trong menu Hồ sơ. Bạn có thể tùy chỉnh tiêu đề, tác giả, ngày tháng và tỉ lệ bản in (theo cm).
Ghi chú: Bấm phím Enter để cập nhật các thay đổi vào bản xem trước khi in.

5.1.2Cách dựng hình


Để mở cửa sổ xem trước khi in của cách dựng hình, trước tiên bạn cần mở Cách dựng hình (menu Hiển thị). Bạn sẽ tìm thấy mục Xem trước khi in trong menu Hồ sơ của cửa sổ mới xuất hiện.
Ghi chú: Bạn cũng có thể cho ẩn hoặc hiện các cột khác nhau: Tên, Định nghĩa, Dòng lệnh, Dạng đại sốĐiểm dừng của cách dựng hình (xem menu Hiển thị của Cách dựng hình).
Trong cửa sổ Xem trước khi in của Cách dựng hình, bạn có thể nhập vào tiêu đề, tác giả và ngày tháng trước khi in cách dựng hình.
Phía dưới cửa sổ cách dựng hình có một thanh công cụ dựng hình. Thanh công cụ này cho phép bạn xem từng bước dựng hình (xem Thanh công cụ dựng hình).

Ghi chú: Sử dụng cột Điểm dừng (menu Hiển thị) bạn có thể định nghĩa từng bước dựng hình cụ thể bằng các điểm dừng để nhóm các đối tượng lại. Khi thể hiện các bước dựng hình chính là lúc các nhóm đối tượng được hiển thị cùng một thời điểm.

5.2Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh


Bạn có thể tìm thấy mục Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh trong menu Hồ sơ, Xuất. Tại đó, bạn có thể định tỉ lệ (theo cm) và độ phân giải (theo dpi) cho tập tin kết xuất. Kích thước thật của ảnh kết xuất được hiển thị phía dưới cửa sổ.

Khi xuất vùng làm việc thành ảnh, bạn có thể xuất thành các định dạng sau:


PNG – Portable Network Graphics


Đây là định dạng ảnh theo điểm ảnh (pixel). Độ phân giải càng cao cho chất lượng ảnh càng tốt (thường thì 300dpi là đủ). Không nên thay đổi tỉ lệ ảnh dạng PNG để tránh giảm chất lượng ảnh.
Tập tin ảnh dạng PNG thường được dùng cho các trang web (html) và chương trình Microsoft Word.

Ghi chú: Khi bạn chèn một tập tin ảnh dạng PNG vào một tài liệu Word (menu Insert, Image from file), xác định kích thước ảnh là 100%. Nếu không, tỉ lệ ảnh (theo cm) sẽ bị thay đổi.

EPS – Encapsulated Postscript


Đây là một định dạng ảnh theo véc-tơ. Ảnh dạng EPS có thể thay đổi tỉ lệ mà không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Các tập tin ảnh dạng EPS thường được dùng trong các chương trình xử lý ảnh véc-tơ như Corel Draw và hệ thống xử lý văn bản chuyên nghiệp như LATEX.
Độ phân giải của ảnh dạng EPS luôn là 72dpi. Giá trị này chỉ dùng để tính toán kích thước thật của ảnh theo cm và không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.
Ghi chú: Hiệu ứng trong suốt không có hiệu quả đối với các đa giác và đường conic được tô màu khi sử dụng dạng EPS.

SVG – Scaleable Vector Graphic


(xem Định dạng EPS phía trên)

EMF – Enhanced Meta Format


(xem Định dạng EPS phía trên)

PSTricks


dùng cho LaTeX

5.3Sao chép Vùng Làm Việc vào Bộ nhớ


Bạn có thểm tìm thấy mục Sao chép Vùng Làm Việc vào Bộ nhớ trong menu Hồ sơ, Xuất. Tính năng này sao chép màn hình vùng làm việc vào bộ nhớ hệ thống dưới dạng ảnh PNG (xem Định dạng PNG). Ảnh này có thể dán vào các chương trình khác (ví dụ Microsoft Word).
Ghi chú: Để xuất cách dựng hình theo một tỉ lệ nhất định (theo cm) bạn hãy dùng mục Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh trong menu Hồ sơ, Xuất (xem Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh).

5.4Cách dựng hình thành dạng trang web


Để mở cửa sổ Xuất cách dựng hình, trước tiên bạn cần mở Cách dựng hình từ menu Hiển thị. Tại đó bạn có thể tìm thấy mục Xuất thành dạng trang web trong menu Hồ sơ.
Ghi chú: Bạn có thể ẩn hoặc hiện các cột của cách dựng hình trước khi xuất thành dạng trang web (xem menu Hiển thị của cách dựng hình).
Trong cửa sổ xuất của cách dựng hình, bạn có thể nhập tiêu đề, tác giả và ngày tháng của cách dựng hình và bạn có thể tùy chọn xuất ảnh vùng làm việc cùng với cửa sổ dạng đại số của cách dựng hình hay không.
Ghi chú: Tập tin HTML xuất ra có thể được xem bằng các trình duyệt web (ví dụ: Mozilla, Internet Explorer) và có thể chỉnh sửa bằng nhiều chương trình xử lý văn bản (ví dụ: Frontpage, Word).

5.5Vùng Làm Việc thành dạng Trang Web


Trong menu Hồ sơ, Xuất, bạn sẽ tìm thấy mục Vùng Làm Việc thành dạng Trang Web (html).
Trong cửa sổ xuất, bạn có thể nhập tiêu đề, tác giả và ngày tháng cho Vùng Làm Việc.
Thẻ Tổng quan cho phép bạn thêm văn bản vào phía trên và phía dưới hình (ví dụ: một chú thích cho cách dựng hình và các bước dựng hình). Cách dựng hình có thể được tích hợp vào trong trang web hoặc được mở bằng cách bấm một nút.
Thẻ Nâng cao cho phép bạn thay đổi tính năng của cách dựng hình (ví dụ: thay đổi biểu tượng, nhấp đúp nút chuột để mở cửa sổ chương trình) cũng như thay đổi giao diện hiển thị (ví dụ: hiển thị thanh công cụ, thay đổi chiều cao, chiều rộng).
Ghi chú: Không nên nhập giá trị chiều cao và chiều rộng vùng dựng hinh quá lớn để có thể hiển thị đầy đủ trên trình duyệt web.
Một vài tập tin được tạo thành khi xuất vùng làm việc:

  • tập tin html (ví dụ: cricle.html) – tập tin này chứa vùng làm việc

  • tập tin ggb (ví dụ; circle_worksheet.ggb) – tập tin này chứa cách dựng hình theo GeoGebra

  • geogebra.jar (có vài tập tin) – các tập tin này chứa cả chương trình GeoGebra và bạn có thể tương tác với vùng làm việc

Tất cả các tập tin (ví dụ: tập tin circle.html, circle_worksheet.ggbgeogebra.jar) phải đặt trong cùng một thư mục (đường dẫn) thì phần dựng hình mới làm việc. Bạn cũng có thể sao chép tất cả các tập tin đến một thư mục khác.


Ghi chú: Tập tin HTML được xuất ra (ví dụ: circle.html) có thể được mở bằng tất cả các trình duyệt web (ví dụ: Mozilla, Internet Explorer, Safari). Để phần dựng hình làm việc, máy tính của bạn phải cài đặt chương trình Java. Bạn có thể download miễn phí Java từ trang web: http://www.java.com. Nếu bạn muốn đang sử dụng máy nối mạng của trường học, hãy yêu cầu người quản trị cài đặt Java lên máy.


Ghi chú: Bạn có thể chỉnh sửa các văn bản trên phần dựng hình bằng nhiều chương trình xử lý văn bản (ví dụ: Frontpage, Word) bằng cách mở tập tin HTML.

Chương 6: Các tùy chọn


Các tùy chọn chung có thể thay đổi bằng menu Tùy Chọn. Để thay đổi các tùy chọn cho đối tương, bạn hãy dùng Menu ngữ cảnh.

6.1Bắt điểm


Xác định chức năng Bắt điểm bật hay tắt hoặc có bắt các điểm vào lưới hay không

6.2Đơn vị của góc


Xác định các góc được hiển thị dưới dạng độ (°) hoặc rađian (rad).

Ghi chú: Luôn có thể nhập giá trị bằng 2 cách (độ và rađian).

6.3Hiển thị số thập phân


Cho phép bạn tùy chỉnh cách hiển thị số chữ số thập phân từ 0 đến 5 số.

6.4Liên tục


GeoGebra cho phép bạn bật / tắt chức năng tìm liên tục trong menu Tùy chọn. Chương trình dùng một phép truy tìm theo hướng liên tục để giữ cho các giao điểm (đường thẳng – hình nón, hình nón – hình nón) luôn gần với vị trí cũ của chúng và tránh giao điểm nhảy.
Ghi chú: Mặc định, phép truy tìm này ở trạng thái tắt. Đối với công cụ do người dùng định nghĩa (xem Công cụ do người sử dụng định nghĩa) thì nó cũng ở trạng thái tắt.

6.5Kiểu điểm


Xác định các điểm được hiển thị dưới dạng dấu chấm hoặc dấu cộng.

6.6Kiểu góc vuông


Xác định góc vuông sẽ được hiển thị kiểu hình chữ nhật, dấu chấm hoặc giống với các góc khác.

6.7Tọa độ


Xác định tọa độ điểm được hiển thị theo kiểu A = (x, y) hoặc A(x | y).

6.8Tên


Bạn có thể cho hiển thị hoặc ẩn tên của một đối tượng mới được tạo.
Ghi chú: Mục Tự động sẽ hiển thị các tên đối tượng khi khung danh sách các đối tượng được mở lúc tạo đối tượng mới.

6.9Cỡ chữ


Xác định cỡ của các nhãn và chữ theo đơn vị pt.

6.10Ngôn ngữ


GeoGebra là chương trình đa ngôn ngữ. Bạn có thể thay đổi ngôn ngữ sử dụng. Thay đổi này có tác dụng đối với tên lệnh và tất cả các giá trị đầu ra.

6.11Vùng làm việc


Mở một hộp thoại để thiết lập các thuộc tính của Vùng làm việc (ví dụ: lưới và hệ trục tọa độ, màu nền).

6.12Lưu các thiết lập


Chương trình GeoGebra sẽ ghi nhớ các thiết lập bạn thương sử dụng (các thiết lập trong menu Tùy chọn, thanh công cụ và vùng làm việc hiện tại) nếu bạn chọn Lưu các thiết lập trong menu Tùy chọn.

Chương 7: Công cụ và thanh công cụ

7.1Công cụ do người sử dụng định nghĩa


Dựa trên một cấu trúc có sẵn, bạn có thể tạo một bộ công cụ riêng cho GeoGebra. Sau khi chuẩn bị cấu trúc các công cụ, chọn Tạo mới công cụ trong menu Công cụ. Trong hộp thoại mới xuất hiện, bạn có thể xác định các đối tượng đầu vào và đầu ra cho công cụ và chọn tên cho biểu tượng công cụ và lệnh.
Ví dụ: Công cụ vẽ hình chữ nhật

  • Dựng hình chữ nhật bắt đầu bằng hai điêm A và B. Dựng các đỉnh khác và liên kết chúng lại bằng công cụ Đa giác để có được hình chữ nhật poly1.

  • Chọn Tạo mới công cụ trong menu Công cụ.

  • Xác định Đối tượng đầu ra: Nhấn chuột vào hình chữ nhật hoặc chọn trên menu xổ xuống.

  • Xác định Đối tượng đầu vào: GeoGebra tự động xác định các đối tượng đầu vào cho bạn (trường hợp này: điểm A và điểm B). Bạn cũng có thể chỉnh các đối tượng đầu vào bằng cách sử dụng menu xổ xuống hoặc nhân chuột vào chúng trong vùng làm việc.

  • Xác định tên công cụtên hàm cho công cụ mới của bạn. Tên công cụ sẽ xuất hiện trên thanh công cụ của GeoGebra, tên lệnh có thể được sử dụng trong phần nhập lệnh của GeoGebra.

  • Bạn cũng có thể chọn hình cho biểu tượng của công cụ. GeoGebra sẽ tự động thay đổi kích thước biểu tượng cho thích hợp với thanh công cụ.


Ghi chú: Công cụ của bạn có thể được sử dụng bằng chuột hoặc bằng phần nhập lệnh. Tất cả các công cụ được tự động lưu lại trong tập tin “ggb”.
Bạn có thể sử dụng hộp thoại Quản lý công cụ (menu Công cụ) để xóa một công cụ hoặc chỉnh sửa tên và biểu tượng cho công cụ. Bạn cũng có thể lưu các công cụ được chọn vào một tập tin GeoGebra Tools (“ggt”). Tập tin này có thể dùng để nạp các công cụ vào vùng làm việc (menu Hồ sơ, Mở).
Ghi chú: Mở một tập tin “ggt” sẽ không thay đổi vùng làm việc của bạn nhưng tập tin “ggb” thì ngược lại.

7.2Tùy chỉnh thanh công cụ


Bạn có thể tùy chỉnh thanh công cụ trong GeoGebra bằng cách chọn Tùy chỉnh thanh công cụ trong menu Công cụ. Điều này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp xuất Vùng làm việc thành dạng trang web để giảm bớt số công cụ trên thanh công cụ.

Ghi chú: Các tùy chỉnh hiện tại của thanh công cụ được lưu cùng với tập tin “ggb” của vùng làm việc.

Chương 8:Giao diện JavaScript


Ghi chú: Giao diện JavaScript của GeoGebra rất hữu ích cho những ai có kinh nghiệm về HTML.
GeoGebra applets cung cấp giao diện JavaScript để nâng cao khả năng tương tác của Vùng làm việc dạng trang web. Ví dụ, bạn có thể tạo một nút bấm để tạo ngẫu nhiên các thông số cho vùng làm việc.
Xin vui lòng xem tài liệu GeoGebra Applets and JavaScript để biết thêm các ví dụ và thông tin về cách sử dụng JavaScript trong GeoGebra applets.



tải về 342.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương