Bản chính thức 0 Markus Hohenwarter và Judith Preiner


Chia đoạn thẳng AB theo tỉ lệ 7:3



tải về 342.95 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích342.95 Kb.
#20350
1   2   3   4   5   6

2.4Chia đoạn thẳng AB theo tỉ lệ 7:3


Vì GeoGebra cho phép chúng ta tính toán với vec-tơ, cho nên đây là một việc dễ dàng. Nhập các dòng sau vào khung nhập lệnh và bấm phím Enter sau mỗi dòng

A = (-2, 1)

B = (3, 3)

s = DoanThang[A, B]

T = A + 7/10 (B - A)

Cách khác:

A = (-2, 1)

B = (3, 3)

s = DoanThang[A, B]

v = Vecto[A, B]

T = A + 7/10 v
Trong bước kế tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu về số t, vd: bằng cách sử dụng Con trượt và định nghĩa lại điểm T là T = A + t v (xem Định nghĩa lại). Với việc thay đổi t, bạn có thể thấy điểm T di chuyển dọc theo một đường thẳng, đường thẳng này được biểu diễn bằng phương trình tham số (xem Đường thẳng): g: X = T + s v
Trong bước kế tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu về số t, ví dụ, định nghĩa điểm T là T = A + t v (xem Định nghĩa lại) và sử dụng một Con trượt. Với việc thay đổi giá trị t bạn sẽ thấy điểm T di chuyển dọc theo một đường thẳng (đường thẳng này có phương trình tham số (xem Đường thẳng):: X = T + s v)

2.5Hệ phương trình tuyến tính theo hai biến x, y


Hai phương trình tuyến tính theo x và y được xem như là hai đường thẳng. Nghiệm của hệ là giao điểm của hai đường thẳng. Nhập các dòng sau vào khung nhập và ấn Enter sau mỗi dòng.
g: 3x + 4y = 12

h: y = 2x - 8

S = GiaoDiem[g, h]
Để thay đổi hệphương trình, nhấp phải chuột vào phương trình và chọn Chỉnh sửa, Bạn có thể dùng chuột kéo đường thẳng bằng công Di chuyển hoặc xoay chúng quanh một điểm bằng Xoay đối tượng quanh 1 điểm.

2.6Tiếp tuyến của hàm số f(x)


GeoGebra cung cấp một lệnh để tìm tiếp tuyến của hàm f(x) tại x = a. Nhập các dòng sau vào khung nhập lệnh và bấm Enter sau mỗi.

a = 3


f(x) = 2 sin(x)

t = TiepTuyen[a, f]

Khi ta cho số a thay đổi liên tục (xem Minh họa), đường tiếp tuyến sẽ trượt dọc theo đồ thị của hàm số f.
Một cách khác để tìm tiếp tuyến của hàm f tại điểm T thuộc hàm f.

a = 3


f(x) = 2 sin(x)

T = (a, f(a))

t: X = T + s (1, f'(a))
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vẽ tiếp tuyến của hàm số bằng phương pháp hình học:


  • Chọn nút Điểm mới và nhấp chuột lên đồ thị của hàm số f để vẽ điểm A thuộc hàm f.

  • Chọn nút Tiếp tuyến và nhấp chuột lần lượt lên hàm f và điểm A.

Bây giờ, chọn Di chuyển và dùng chuột kéo điểm A dọc theo hàm số. Theo cách này, bạn có thể quan sát thấy được tiếp tuyến cũng chuyển động theo.

2.7Tính toán với hàm đa thức


Với GeoGebra, bạn có thể tìm nghiệm, cực trị, điểm uốn của hàm đa thức. Nhập các dòng sau vào khung nhập lênh và bấm Enter sau mỗi dòng.

f(x) = x^3 - 3 x^2 + 1

R = Nghiem[f]

E = CucTri[f]

I = DiemUon[f]
Chọn nút Di chuyển và dùng chuột kéo hàm số f. Bây giờ, bạn có thể di chuyển đồ thị hàm số f với chuột. Trong phần này, có thể tính đạo hàm cấp 1 và đạo hàm cấp 2. Nhập các dòng sau vào khung nhập và ấn Enter sau mỗi dòng.

DaoHam[f]

DaoHam[f, 2]

2.8Tích phân


Để tính tích phân, GeoGebra dùng chức năng phân hoạch hàm số. Nhập các dòng sau vào khung nhập và ấn Enter sau mỗi dòng.

f(x) = x^2/4 + 2

a = 0

b = 2


n = 5

L = PhanHoachDuoi[f, a, b, n]

U = PhanHoachTren[f, a, b, n]

Thay đổi các giá trị a, b, và n (xem Minh họa; xem Con trượt) bạn có thể thấy được ảnh hưởng của các tham sô này trong việc phân hoạch. Để thay đổi n, bạn có thể nhấp phải chuột vào số n và chọn Thuộc tính.


Có thể tính tích phân xác định bằng lệnh TichPhan[f, a, b], và tìm nguyên hàm F bằng lệnh F = TichPhan[f].

Chương 3:Nhập đối tượng hình học


Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng chuột để tạo và sửa đổi các đối tượng trong GeoGebra.

3.1Tổng quan


Cửa sổ hình học (ở bên phải) hiển thị dạng hình học của các điểm, vec-tơ, đoạn thẳng, đa giác, hàm số, đường thẳng, đường conic. Mỗi khi ta trỏ chuột lên các đối tượng này, đối tượng sẽ được tô sáng và xuất hiện một chú thích kế bên đối tượng.

Ghi chú: Đôi khi, cửa sổ hình học được gọi là vùng làm việc.
Ta có thể dùng chuột để vẽ nhiều loại đối tượng trong vùng làm việc (xem Công cụ). Ví dụ: nhấp chuột lên vùng làm việc để vẽ điểm mới (xem Điểm mới), tìm giao điểm (xem Giao điểm của 2 đối tượng), hoặc vẽ hình tròn (xem Hình tròn).
Ghi chú: Nhấp đúp chuột lên một đối tượng trong cửa sổ đại số để có thể chỉnh sửa đối tượng đó.

3.1.1Menu ngữ cảnh


Khi nhấp phải chuột lên một đối tượng sẽ hiện ra một menu ngữ cảnh để bạn có thể: chọn các thuộc tính đại số (tọa độ cực hoặc tọa độ Đề-các, ẩn hoặc hiện các phương trình…), Đổi tên, Chỉnh sửa, Xóa.
Chọn Thuộc tính trong menu ngữ cảnh sẽ hiện ra một cửa sổ để bạn có thể thay đổi mày sắc, kính thước, độ dày đường thẳng, kiểu đường thẳng, màu nền của đối tượng.

3.1.2Hiện và Ẩn


Các đối tương hình học có thể được hiển thị (hiện) hoặc ẩn đi (ẩn). Sử dụng nút Hiện / ẩn đối tượng hoặc Menu ngữ cảnh. Biểu tượng bên trái đối tượng trong của sổ đại số cho chúng ta biết được tình trạng của đối tượng ( “hiện” hoặc “ẩn”).
Ghi chú: Bạn cũng có thể sử dụng Chọn để hiện hoặc ẩn đối tượng để hiện / ẩn một hoặc nhiều đối tượng.

3.1.3Dấu vết


Các đối tượng hình học có thể để lại vết của chúng trên màn hình khi di chuyển. Sử dụng Menu ngữ cảnh để mở hoặc tắt dấu vết.
Ghi chú: Chức năng Làm tươi chế độ hiển thị trong menu Hiển thị sẽ xóa sạch hết các dấu vết.

3.1.4Phóng to / Thu nhỏ


Khi nhấp chuột phải lên vùng làm việc, một menu ngữ cảnh sẽ xuất hiện cho phép bạn phóng to (xem thêm Phóng to) hoặc thu nhỏ (xem thêm Thu nhỏ) vùng làm việc.
Ghi chú: Để phóng to một vùng xác định nào đó, nhấp phải chuột lên vùng làm việc và kéo chọn vùng đó.

3.1.5Tỉ lệ trục


Nhấp phải chuột lên vùng làm việc và chọn Thuộc tính để hiện ra menu ngữ cảnh và bạn có thể:

  • Thay đổi tỉ lệ giữa truc x và trục y

  • Ẩn / hiện từng hệ trục riêng lẻ

  • Thay đổi kiểu hiển thị trục (kiểu đánh dấu khoảng chia, màu sắc, kiểu đường thẳng)

3.1.6Cách dựng hình


Cách dựng hình tương tác (Hiển thị, Cách dựng hình) là bảng hiển thị các bước dựng hình. Bạn có thể sử dụng thanh công cụ dựng hình nằm ở phía dưới cửa sổ để thực hiện lại từng bước dựng hình cũng như thêm và thay đổi trình tự các bước dựng hình. Vui lòng tìm hiểu chi tiết trong phần trợ giúp của Cách dựng hình.
Ghi chú: Sử dụng Điểm dừng trong menu Hiển thị bạn có thể định nghĩa chính xác các bước dựng hình như là điểm dừng. Bạn có thể tạo điểm dừng trong quá trình dựng hình để qui nhóm các đối tượng. Khi xem qua quá trình dựng hình bằng thanh công cụ dựng hình, các nhóm hình (đối tượng) cũng được thể hiện cùng lúc.

3.1.7Thanh công cụ dựng hình


GeoGebra cung cấp thanh công cụ dựng hình để bạn có thể xem qua các bước dựng hình. Chọn Thanh công cụ dựng hình trong Hiển thị để hiển thị thanh công cụ dựng hình ở phía dưới vùng làm việc.

3.1.8Định nghĩa lại


Sử dụng menu ngữ cảnh của đối tượng để định nghĩa lại đối tượng đó. Đây là một cách hữu ích để thay đổi hình sau khi vẽ. Bạn có thể chọn nút Di chuyển và nhấp đúp chuột lên đối tượng phụ thuộc trong cửa sổ đại số để mở hộp thoại Định nghĩa lại.
Ví dụ:

Để chuyển một điểm A bất kỳ vào đường thẳng h, chọn Định nghĩa lại cho điểm A và nhập vào hộp thoại Diem[h]. Để gỡ bỏ điểm A ra khỏi đường thẳng, định nghĩa lại điểm A và nhập vào một tọa độ bất kỳ.


Một ví dụ khác: Biến đổi đường thẳng h qua 2 điểm A, B thành đoạn thẳng AB. Chọn Định nghĩa lại và nhập vào hộp thoại DoanThang[A, B].
Định nghĩa lại là một công cụ linh hoạt để thay đổi hình vẽ. Nên nhớ rằng nó cũng làn thay đổi thứ tự các bước dựng hình trong Cách dựng hình.

3.1.9Hộp thoại Thuộc tính


Hộp thoại thuộc tính cho phép bạn thay đổi thuộc tính của đối tượng (màu sắc, kiểu đường thẳng). Bạn có thể mở hộp thoại bằng chác nhấp phải chuột lên đối tượng và chọn Thuộc tính, hoặc chọn Thuộc tính trong menu Chỉnh sửa.
Trong hộp thoại, các đối tượng được xếp theo loại (điểm, đường thẳng, đường tròn) để bạn có thể thao tác dễ dàng với nhiều đối tượng. Bạn có thể thay đổi các thuộc tính của đối tượng được chọn trong các thẻ ở khung bên phải.


tải về 342.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương