BÀi giảng quản trị ngân hàng 2


Phương pháp định giá dưới cơ sở (Below- Prime Market Pricing)



tải về 0.83 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

4.3.3 Phương pháp định giá dưới cơ sở (Below- Prime Market Pricing)

Vào những năm 1980s, hệ thống định giá các khoản vay trên cơ sở LIBOR đã có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi này là sự xuất hiện phương pháp định giá dưới cơ sở khi mà các ngân hàng lớn nổ lực cạnh tranh trước sự phát triển của thị trường giấy tờ có giá_ một thị trường tự do có khả năng đáp ứng một khối lượng lớn chứng khoán ngắn hạn_và trước sự xuất hiện các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng này cho vay với lãi suất sát với chi phí huy động vốn nhằm chiếm lĩnh thị trường. Ví dụ ở Mỹ nhiều ngân hàng đã công bố lãi suất áp dụng cho những khoản vay lớn có thời hạn vài ngày đến vài tuần được xác định bằng lãi suất thuộc hạng thấp trên thị trường tiền tệ (như lãi suất quỹ liên bang áp dụng cho các khoản cho vay liên ngân hàng trong nước) cộng với một khoản nhỏ (1/8->1/4%) nhằm bù đắp cho rủi ro, chi phí hoạt động và bảo đảm một phần lợi nhuận.


Lãi suất cho vay

Chi phí vay vốn trên thị trường tiền tệ

Phần bù rủi ro và lợi nhuận

=

+

Do vậy, nếu chúng ta có thể vay quỹ liên bang với lãi suất 5,5% trên thị trường ngày hôm nay và một khách hàng rất đáng tin cậy yêu cầu một khoản tín dụng 10 triệu USD trong vòng 30 ngày thì chúng ta có thể cho vay với lãi suất 5,75% (bao gồm 5,5% bù đắp cho chi phí vay vốn cộng với 0,25% chi phí cho rủi ro, chi phí khác và một phần lợi nhuận)

Kết quả lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cơ sở 1% hoặc hơn. Điều đó làm giảm vai trò quan trọng của lãi suất cơ sở trong quá trình định giá các khoản vay kinh doanh. Khi mà lãi suất cơ sở không còn quan trọng như trước và lãi suất thị trường trở nên biến động hơn, ngày càng nhiều ngân hàng không còn dùng công thức về quan hệ giữa lãi suất cơ sở và lãi suất thị trường mở. Tuy vậy, lãi suất cơ sở vẫn đóng vai trò là một phương pháp định giá quan trọng đối với những khoản cho vay kinh doanh quy mô nhỏ, cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng và đối với những khoản cho vay Đô la Châu âu. Do vậy một thị trường cho vay kinh doanh 2 cấp đã hình thành. Những khoản cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thường dựa trên lãi suất cơ sở hoặc một số lãi suất nền tảng khác (như LIBOR) trong khi những khoản vay giá trị lớn có xu hướng dựa trên lãi suất của thị trường tiền tệ tại thời điểm ký kết hợp đồng vay. Mức độ chênh lệch lãi thấp như vậy khuyến khích hoạt động cho vay dự phần (participation loans), trong đó ngân hàng lớn tích cực chia sẽ với các ngân hàng nhỏ những khoản tín dụng giá trị lớn, đem lại thu nhập phi lãi suất và ít nhất cũng chuyển một phần khoản tín dụng cho các ngân hàng khác có chi phí huy động vốn thấp hơn.
4.3.4 Những khoản cho vay mang lãi suất trần

Một trong những hình thức khác của mô hình định giá theo lãi suất cơ sở là lãi suất trần (caps rate)- lãi suất trần là giới hạn trên của lãi suất xác định trong hợp đồng cho vay không tính tới biến động trong tương lai của lãi suất trên thị trường. Do đó, một khách hàng có thể phải chấp nhận lãi suất thả nổi với mức tối đa là cao hơn 5% lãi suất cho vay cơ sở. Ví dụ lãi suất cơ sở là 10% thì lãi suất cho vay có thể tăng lên nhưng không được vượt quá 15% dù lãi suất thị trường tăng lên bao nhiêu trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng tín dụng.

Lãi suất trần về bản chất là sự lựa chọn mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng với mục đích thu phí. Lãi suất trần giúp đảm bảo chi phí vay vốn tối đa mà khách hàng phải trả bởi vì bất cứ khoản tiền thanh toán lãi nào vượt quá lãi suất trần sẽ đều được hoàn trả lại cho khách hàng, thường một năm 1 lần khi khoản vay đến hạn. Tuy vậy, ngân hàng phải rất thận trọng trong việc xác định lãi suất trần cho vay bởi vì nếu trong một giai đoạn dài lãi suất tăng thì việc áp dụng lãi suất trần sẽ chuyển rủi ro lãi suất từ người đi vay sang người cho vay
4.3.5 Cách tiếp cận quản trị rủi ro trong định giá cho vay thương mại

Một khi quyết định cho vay được xem xét, các điều khoản của món vay phải được thành lập, bao gồm, giá của món vay hay lãi suất của món vay. Các điều khoản không liên quan đến giá bao gồm các yếu tố như: số dư người đi vay phải duy trì trên tài khoản, quy mô món vay, kỳ hạn, tài sản đảm bảo. Nội dung định giá với nền tảng rủi ro- lợi nhuận được trình bày trong sơ đồ dưới đây. Sử dụng khái niệm chấm điểm tín dụng để hiểu được yếu tố rủi ro trong hoạt động cho vay, cả quyết dịnh cấp tín dụng và kế hoạch định giá căn cứ vào rủi ro đều được minh hoạ.




Chấm điểm tín dụng đề cập đến việc dự đoán sự đáng tin cậy của những người đi vay tiềm năng bằng cách sử dụng mô hình thống kê. Mặc dù cách tiếp cận này chủ yếu được sử dụng trong cho vay tiêu dùng, nó cũng có thể được ứng dụng trong cho vay thương mại. Giả sử điểm ngưỡng của ngân hàng như trong hình minh hoạ, tất cả các khách hàng với số điểm thấp bị từ chối chấp tín dụng, trong khi những điều kiện khác như nhau. Ví dụ, trong hình minh hoạ, khách hàng A có điểm tín dụng tốt hơn khách hàng B, và do đó khách hàng A trả mức lãi suất thấp hơn khách hàng B. Khách hàng C và D bị ngân hàng từ chối cấp tín dụng, nhưng không phải trên thị trường tín dụng, họ có mức rủi ro chấp nhận được đối với các công ty tài chính. Do khách hàng C đáng tin cậy hơn khách hàng D, nên khách hàng C trả lãi suất thấp hơn khách hàng D cho công ty tài chính. Trong thực tế tổn thất cho vay của ngân hàng dường như thấp hơn tổn thất của các công ty tài chính. Do đó các công ty tài chính phải đòi hỏi mức lãi suất cao hơn.

Định giá khoản vay thường liên quan đến sự kết hợp giữa ROE mục tiêu và định giá chênh lệch (markup). Buck (1979), đã đề xuất một cách tiếp cận quản trị rủi ro để định giá các khoản tín dụng, mà tận dụng những khái niệm này. Ý kiến cơ bản trong phương pháp của ông ta là để phát triển một mức giá mục tiêu duy nhất cho mỗi món vay, bao gồm sự điều chỉnh rủi ro có thể nhận biết và chi phí. Ông ta định nghĩa nhân tố lợi nhuận như một khoản cận biên vượt qua nhân tố chi phí và rủi ro. Do vậy giá mục tiêu bằng nhân tố chi phí cộng nhân tố rủi ro cộng nhân tố lợi nhuận cận biên. Để minh hoạ, xem xét ví dụ sau:
Lợi nhuận cận biên 1,34%

Chi phí:


Vốn 8%

Quản lý 0,75%

Rủi ro

Tín dụng 1,25%



Kỳ hạn 0,75%

Giá trị thế chấp 0,25%


Lãi suất mục tiêu 12,34%

Hãy xem xét các yếu tố để tính ra giá mục tiêu (lãi suất mục tiêu). Để tính lợi nhuận cận biên, ngân hàng phải thiết lập một mức ROE mong muốn. Giá sử hệ số đòn bẩy của ngân hàng (L: leverage) và thuế suất (t), Buck đưa ra công thức tính lợi nhuận cận biên (M: margin) như sau:



M =

ROE - L

-L x C

(1-t)

Trong đó:

C: chi phí vốn của ngân hàng

L

=

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

Giả sử ROE mục tiêu = 15%, L = 10%, t = 30%, C = 8%



M =

0,15 – 0,1

-0,1 x 0,08 = 0,0134

(1-0,3)

Để xác định các khoản chi phí liên quan đến món vay, ngân hàng cần biết chi phí vốn, chi phí quản lý món vay. Chi phí vốn nên phản ánh chi phí cận biên của tất cả các nguồn vốn sử dụng để tài trợ cho món vay. Chi phí quản lý của hoạt động tín dụng thường căn cứ vào số liệu chi phí hoạt động, số liệu kế toán, phân bổ cho các tài sản hoặc căn cứ vào sự ước tính chính xác nhất của ngân hàng về các khoản chi phí. Theo Buck, phương pháp cụ thể không quan trọng bằng việc quản lý thoả đáng, đầy đủ các khoản chi phí. Tổng chi phí (8,75%), chi phí vốn 8%, chi phí quản lý 0,75% được đưa vào công thức tính giá mục tiêu.


Liên quan đến các thành phần rủi ro, rủi ro tín dụng, kỳ hạn, rủi ro giá trị tài sản đảm bảo được xem xét trong ví dụ. Phần bù rủi ro có thể được tính toán bới các mô hình tính điểm tín dụng hoặc dựa vào xếp hạng tín dụng củ Moody.

Ví dụ về xếp hạng tín dụng của Moody như sau:




Xếp hạng

Phần bù rủi ro

Aaa

Aa

A



Baa

Ba

B hoặc thấp hơn



0,25%

0,50%


0,75%

1,25%


2.00%

Không cấp tín dụng


Giả sử người đi vay trong ví dụ này có xếp hạng tín dụng theo Moody là Baa, do vậy phần bù rủi ro là 1,25%. Kỳ hạn cho vay càng dài, lãi suất cho vay càng lớn và rủi ro có thể gia tăng do độ tin cậy của người đi vay có thể giảm đi. Do vậy, kỳ hạn cho vay càng dài, phần bù rủi ro kỳ hạn nên càng lớn. Những món vay có lãi suất thả nổi có thể khắc phục được rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, phần bù rủi ro kỳ hạn vẫn có thể được yêu cầu để bù đắp cho khả năng giảm sức mạnh tín dụng của người đi vay. Rủi ro giá trị tài sản đảm bảo đề cập đến khả năng giá trị tài sản đảm bảo giảm xuống so với tương quan giá trị món vay. Tài sản đảm bảo được mong đợi giữ nguyên giá trị trong suốt kỳ hạn cho vay (nhà xưởng công ty) sẽ có rủi ro giá trị TSĐB thấp, trong khi đó TSĐB giảm giá nhanh (vd: Các thiết bị trong nhà hàng) có rủi ro giá trị TSĐB cao hơn. Một cách đơn giản để phân loại rủi ro giá trị TSĐB là sử dụng cách phân loại tốt, trung bình, xấu. Trong ví dụ trên rủi ro kỳ hạn là 0,75% (tức là một món vay trung hạn), và nhân tố gí trị TSĐB là 0,25% (tức rủi ro trung bình). Tổng cộng các thành phần, ta có lãi suất mục tiêu là 12,34%.

Lãi suất mục tiêu 12,34% có thể được chuyển đổi qua công thức lãi suất cơ sở cộng hoặc lãi suất cơ sở nhân như sau. Giả định lãi suất cơ sở là 9% (= 8% chi phí vốn, 0,75% chi phí quản lý, 0,25% rủi ro tín dụng). Lãi suất mục tiêu 12,34% được chuyển qua công thức LSCS cộng của LSCS + 3,34%, và công thức LSCS nhân của 1,37 x LSCS.

Phương pháp định giá cho vay được thảo luận trong phần này là một phương pháp thực tế được xây dựng dựa trên các khái niệm cơ bản của sự đánh đổi rủi ro- lợi nhuận và ROE mục tiêu. Mặc dù việc xác định và thực hiện kỹ thuật định giá cho vay yêu cầu phải chấp nhận một cách chủ quan về một số vấn đề như chí phí và các thành phần rủi ro của lãi suất mục tiêu, việc thành lập một phương pháp như thế cung cấp cho các cán bộ tín dụng một cơ sở để đưa ra quyết định một cách chính xác. Một yếu tố khác có thể kết hợp để phân tích là phần bù rủi ro danh mục. Một món vay hứa hẹn các khoản lợi nhuận đa dạng đáng giá đối với danh mục cho vay của ngân hàng hơn một món vay thiếu khả năng này. Một món vay hứa hẹn các khoản lợi nhuận đa dạng có thể được giảm giá (lãi suất thấp), món vay không mang lại lợi nhuận đa dạng có thể bị tính thêm phí.


4.3.6 Phương pháp định giá Chi phí-lợi ích

Trong khi hầu hết các khoản cho vay được định giá dựa trên lãi suất cơ sở, LIBOR, hay lãi suất khác trên thị trường tiền tệ thì nhiều ngân hàng lại nghiên cứu phát triển một hệ thống định giá tinh vi hơn. Phương pháp này xác định khả năng ngân hàng có thể bù đắp được toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan hay không? Một hệ thống như vậy được gọi là phương pháp định giá khoản cho vay theo chi phí-lợi ích (cost-benefit loan pricing). Các bước định giá bao gồm:

1. Ước tính tổng thu lãi khi áp dụng các mức lãi suất khác nhau và tổng thu từ những khoản phí khác.

2. Ước tính tổng quỹ cho vay (total loanable funds) mà ngân hàng phải thực hiện (sau khi trừ đi những khoản tiền gửi tại ngân hàng và những khoản dự trữ bắt buộc theo yêu cầu của NHTW)

3. Ước tính tỷ lệ lợi nhuận trước thuế từ khoản vay = thu nhập ước tính/tổng quỹ cho vay mà khách hàng thực tế sử dụng.

Ví dụ, giả sử một khách hàng yêu cầu vay 5 triệu USD, nhưng thực tế chỉ sử dụng 4 triệu USD với lãi suất 20%. Khách hàng phải trả 1% phí cam kết cho phần tín dụng không sử dụng. Hơn thế nữa, khoản bù trừ_compensating balance) tương ứng với 20% tổng giá trị vay thực tế và 5% cho phần hạn mức không sử dụng. Giả thiết tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHTW quy định là 10%. Từ đó ta có:


Thu từ cho vay ước tính

=

$4.000.000*0,20 + $1.000.000*0,01

= $810.000







(Phần TD được sử dụng)

(Phần TD không được sử dụng)




Khối lượng quỹ cho

vay khách hàng yêu = $4.000.000 – Số dư bù + Dự trữ bắt buộc

cầu ước tính

= $4.000.000 – (4.000.000x0.2 +1.000.000 x 0.05)

+ [0.1(4.000.000x 0.2 +1.000.000x 0.05)] = $ 3.235.000




Tỷ lệ thu nhập cho vay trước thuế ước tính


=

$810.000

= 25%

$3.235.000

Ban quản trị ngân hàng phải quyết định xem liệu tỷ lệ thu nhập trước thuế từ hoạt động cho vay 25% có đủ để bù đắp cho chi phí huy động vốn, rủi ro liên quan và đảm bảo lợi nhuận (bao gồm cả thuế) hay không?



4.3.7 Phân tích khả năng sinh lời từ khách hàng (Customer profitable analysis (CPA)

Định giá chi phí-lợi ích thực tế là một mức độ hẹp của phương pháp phân tích khả năng sinh lời từ khách hàng. Phương pháp định giá này được xây dựng trên giả định rằng ngân hàng nên xem xét toàn bộ quan hệ khách hàng khi tính toán giá cả của mỗi khoản cho vay. CPA tập trung vào tỷ lệ thu nhập nhận được từ khách hàng trong tổng thể các mối quan hệ, được xác định theo công thức sau:



Thu từ khách hàng bao gồm lãi tiền vay, các khoản phí cam kết, phí cho dịch vụ quản lý tiền mặt và cho các hoạt động xử lý dữ liệu. Chi phí ngân hàng gánh chịu bao gồm tiền công, tiền lương cho nhân viên ngân hàng, chi phí thẩm định tín dụng, tiền lãi trên các khoản vốn huy động, chi phí liên quan đến việc quản lý tài khoản (bao gồm việc tập hợp và ghi chép các khoản tiền gửi, vay, séc chi trả và các dịch vụ bảo quản cất giữ) cũng như chi phí để có được các nguồn vốn tín dụng. Giá trị cho vay ròng là toàn bộ giá trị lượng tín dụng mà khách hàng sử dụng trừ số dư bình quân của khách hàng.

Trên thực tế, mọi khoản vốn mà khách hàng sử dụng hay cung cấp cho ngân hàng đều được xem xét trong quá trình định giá. Nếu tỷ lệ thu nhập được tính toán cho khách hàng trong tổng số mối quan hệ là dương (positive) thì yêu cầu vay có thể được chấp nhận bởi vì ngân hàng sẽ có được một khoản thu nhập sau khi đã khấu trừ chi phí bỏ ra. Nếu tỷ lệ thu nhập âm (negative) thì yêu cầu vay vốn có thể bị từ chối hoặc ngân hàng có thể xem xét tới việc tăng lãi suất cho vay hoặc tăng chi phí cho các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu nhằm duy trì mối quan hệ trên cơ sở lợi nhuận. Một ví dụ về việc phân tích khả năng sinh lời từ khách hàng (CPA) áp dụng đối với yêu cầu vay của ABC có thể được minh hoạ như sau:


Ngân hàng đang xem xét cấp cho ABC một hạn mức tín dụng 3 triệu USD kỳ hạn 9 tháng. Giả thiết rằng ABC sử dụng toàn bộ hạn mức vay duy trì tại ngân hàng số dư thoả thuận 20%. Sau đây là kết qủa về thu nhập và chi phí của ngân hàng từ hoạt động cho vay.

Nguồn thu từ khách hàng dự tính

Thu lãi cho vay (12%, 9 tháng)

Phí cam kết (1%)

Phí quản lý tiền gửi của khách hàng

Phí chuyển tiền

Phí cho các dịch vụ uỷ thác, ghi chép và bảo quản

Tổng thu bình quân năm dự tính

Chi phí liên quan đến khách hàng dự tính

Chi phí trả lãi tiền gửi (10%)

Chi phí huy động vốn cho vay

Chi phí phục vụ tài khoản của khách hàng

Chi phí chuyển tiền cho khách hàng

Chi phí cho quá trình vay

Chi phí ghi chép bảo quản

Tổng chi phí bình quân năm

Giá trị vốn cho vay ròng

Tổng lượng cho vay bình quân

Trừ: Số dư bù trung bình (điều chỉnh dự trứ bắt buộc)

Tổng giá tị cho vay thuần

$270.000


30.000

6.000


2.000

13.000


321.000
$45.000

160.000


25.000

1.000


3.000

1.000


$235.000
3.000.000

-540.000 (600.000-0.1*600.000)

$2.460.000



= ($321.000-$235.000)/2.460.000= 3,5%


Giải thích: Nếu như tỷ lệ thu nhập xác định thông qua tổng thể các mối quan hệ được xem là tích cực (>0) thì ngân hàng có thể chấp nhận khoản vay trên bởi vì mọi chi phí được bù đắp. Nếu như tỷ lệ thu nhập được xem là tiêu cực (<0) thì khoản vay và các dịch vụ khác đã không được định giá hợp lý, đó là vấn đề mà ngân hàng quan tâm. Khoản vay càng chứa đựng rủi ro thì ngân hàng càng có thể đòi hỏi một tỷ lệ thu nhập cao hơn.
4.3.8. Cho vay sử dụng những khoản tiền gửi của khách hàng

Khi tính thu nhập mà ngân hàng có thể thu được từ khách hàng vay vốn, rất nhiều ngân hàng đã xem xét khả năng kiếm lời từ việc đầu tư số dư tiền gửi của khách hàng. Tất nhiên ngân hàng không bao giờ sử dụng toàn bộ số dư tiền gửi của khách hàng bởi vì ngân hàng phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc và phải giữ một phần đáng kể trong số dư tiền gửi khách hàng để đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng. Hầu hết ngân hàng đều xác định quy mô vốn có thể được đầu tư từ tiền gửi của khách hàng và xác định thông qua 2 công thức sau đây:







Ví dụ, một khách hàng có số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi tháng này là 1.125.000USD. Số tiền dự phòng khách hàng rút ra trên tài khoản Séc là 125.000USD. Nếu đây là một tài khoản Séc tại một ngân hàng lớn thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định 10%. Sau khi cân nhắc, ngân hàng quyết định mức thu nhập mà số dư tiền gửi của khách hàng mang lại cho ngân hàng tương đương với trái phiếu kho bạc kỳ hạn 91 ngày, lãi suất 6,6%. Trong trường hợp này, quy mô vốn được đầu tư và mức lãi được xác định như sau:
Tổng vốn có thể đầu tư = $1.125.000-$125.000-10%*1.000.000= $900.000
Tiền lãi từ việc đầu tư = 6,6%*1/12*900.000= $4.950

tiền gửi của khách hàng


Do vậy, trong việc xác định tổng thu nhập và chi phí từ các hoạt động giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, ngân hàng có thể xác định được mức thu nhập mà nó có thể nhận được thông qua việc đầu tư tiền gửi của khách hàng vào những tài sản sinh lời là $4.950.
Triển vọng của việc phân tích lợi nhuận khách hàng. Việc phân tích lợi nhuận khách hàng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn trong những năm gần đây. Việc tính toán cụ thể thu nhập và chi phí trong quá trình phục vụ mỗi khách hàng ngày càng được các ngân hàng xem xét kỹ lưỡng. Thông thường bản thân công ty đi vay, các công ty con của nó cùng những cổ đông chính và ban quản trị của những công ty này đều được xem xét trong các báo cáo phân tích lợi nhuận của ngân hàng. Điều đó giúp cho ban quản trị ngân hàng có được bức tranh toàn cảnh về tổng thể mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Phương pháp tập hợp này xác định khả năng những thâm hụt trong tài khoản này có thể được bù đắp từ những khoản khác cùng nhóm hay không. Hệ thống CPA cho phép ngân hàng xem xét đồng thời nhiều phương pháp định giá tiền gửi và định giá khoản cho vay nhằm xác định phương án tối ưu cho cả khách hàng và ngân hàng.

BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI CHƯƠNG 4

---------
Câu 1: Ngân hàng Merchants National có tổng nguồn vốn trị giá 800 triệu USD, bao gồm 200 triệu USD tiền gửi giao dịch, 400 triệu USD tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn, 100 triệu USD tiền vay trên thị trường tiền tệ và 100 triệu USD vốn cổ phần. Lãi suất tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn trung bình là 9%, chi phí ngoài lãi cho việc huy động nguồn vốn này là 2% tổng giá trị tiền gửi. Lãi suất đối với tiền gửi giao dịch trung bình là 3% bởi vì một số tài khoản loại này không được hưởng lãi. Chi phí ngoài lãi cho việc huy động tiền gửi giao dịch chiếm khoảng 7% tổng giá trị tiền gửi. Lãi suất đối với các khoản vay trên thị trường tiền tệ trung bình là 10%, chi ngoài lãi là 1% trị giá khoản vay. Chi phí trước thuế cho vốn cổ phần là 22% (thuế thu nhập ngân hàng hàng phải chịu là 35%) Dự trữ bắt buộc cùng với hoạt động thanh toán séc làm chi phí tăng thêm 15% đối với tiền gửi giao dịch và 5% đối với tiền gửi kỳ hạn, tiết kiệm. Dự trữ bắt buộc (chỉ đối với đôla Châu Âu) và việc chậm thu hồi làm chi phí cho các khoản vay trên thị trường tiền tệ tăng thêm 2%.

a.Tính tỷ lệ chi phí trả lãi trước thuế bình quân trên tổng nợ

b. Nếu tổng các tài sản sinh lợi của ngân hàng là 700 triệu đô la, hãy xác định tỷ lệ thu nhập hoà vốn trên tài sản sinh lời.

c. Chi phí bình quân gia quyền cho toàn bộ vốn là bao nhiêu?


Câu 2: Ngân hàng State Security đang xem xét khả năng thực hiện một số khoản tín dụng mới có tổng trị giá 400 triệu USD. Ngân hàng dự tính cần phải huy động thêm 450 triệu USD để thực hiện việc cho vay này. Ngân hàng dự kiến huy động 325 triệu USD từ nguồn tiền gửi kỳ hạn với lãi suất trung bình là 8,75% và chi phí ngoài lãi cho việc huy động vốn sẽ làm tăng chi phí hoạt động thêm 0.45%. Đồng thời, ngân hàng dự tính thu hút thêm 125 tiệu USD tiền gửi giao dịch không hưởng lãi với chi phí ngoài lãi khoảng 7,25 %. Chi phí cận biên của tổng nguồn tiền huy động là bao nhiêu? Tỷ lệ thu nhập tối thiểu mà ngân hàng phải tạo ra từ các tài sản sinh lời là bao nhiêu?
Câu 3: First Metrocentre Bank công bố bảng giá cho các tài khoản giao dịch của hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ như sau:

+ Đối với tài khoản có số dư trung bình tháng trên 1.500 USD, lệ phí tài khoản và phát séc bằng không.

+ Đối với tài khoản có số dư trung bình tháng từ 1.000 USD đến 1.500 USD, chi phí tài khoản là 2 USD /tháng và chi phí cho mỗi lần phát séc là 10 cent.

+ Đối với tài khoản có số dư trung bình tháng dưới 1.000 USD, chi phí tài khoản là 4 USD /tháng và chi phí cho mỗi lần phát séc là 15 cent.

Ngân hàng này sử dụng phương pháp định giá nào? Với phương pháp này, mục tiêu của First Metrocentre là gì? Bạn có thể nêu lên những vấn đề gì đối với phương pháp định giá này?
Câu 4: Emerald Isle National Bank dự tính rằng nó có thể thu hút tiền gửi với quy mô như trong bảng dưới đây nếu nó đưa ra những lãi suất khác nhau:

Khối lượng tiền gửi mới Lãi suất

dự tính

5 triệu USD 5,0%

15 triệu USD 5,5%

19 triệu USD 6,0%

22 triệu USD 6,5%

23 triệu USD 7,0%

Nhà quản lý dự kiến rằng các khoản đầu tư mới của ngân hàng có thể nhận được mức thu nhập bình quân là 8%. Ngân hàng nên đặt lại suất tiền gửi ở mức nào để có thể tối đa hóa thu nhập?
Câu 5: Ngân hàng Silvirton lập kế hoạch huy động vốn mới vào tuần tới với hy vọng thu hút thêm từ 100 triệu USD đến 600 triệu USD tiền gửi để thực hiện các khoản đầu tư có tỷ lệ thu nhập bình quân 8,75%. Nhà quản lý tin tưởng rằng với lãi suất 5,75% ngân hàng sẽ có thể thu hút thêm 100 triệu USD tiền gửi. Để có được 200 triệu USD ngân hàng sẽ phải nâng lãi suất lên 6,25%. Theo dự báo: với các mức lãi suất 6,8%, 7,4%; 8,2% và 9%, ngân hàng có thể huy động lần lượt là 300 triệu USD, 400 triệu USD, 500 triệu USD và 600 triệu USD. Ngân hàng nên huy động vốn với quy mô là bao nhiêu để đảm bảo rằng chi phí cận biên không vượt quá thu nhập cận biên?
Câu 6: Needles State Bank nhận thấy rằng chi phí cho các dịch vụ đối với tài khoản tiền gửi giao dịch có yêu cầu số dư tối thiểu 400 triệu USD là 3,13 USD/tháng và chi phí quản lý chung cho tài khoản này là 1,18 USD. Nếu ngân hàng có được mức thu nhập 0,5 USD/ tháng từ các tài khoản này thì khách hàng phải trả lệ phí hàng tháng cho các khoản tiền gửi giao dịch này là bao nhiêu?

Những phân tích sâu hơn về tài khoản giao dịch cho thấy cứ với 100 USD số dư bình quân trên tài khoản, ngân hàng tiết kiệm được 5% chi phí hoạt động liên quan đến tài khoản. Đối với những khách hàng có số dư trung bình tháng là 1.000 USD thì ngân hàng nên tính mức lệ phí là bao nhiêu để duy trì tỷ lệ lợi nhuận cận biên?


Câu 7: Clyde Appeton có một tài khoản tại ngân hàng Santa Barible National. Năm ngoái Clyde nhận được 12,24 USD tiền lãi. Số dư trung bình tháng của tài khoản Clyde như sau:

Tháng 1 400 USD Tháng 7 350 USD

Tháng 2 250 USD Tháng 8 425 USD

Tháng 3 300 USD Tháng 9 550 USD

Tháng 4 150 USD Tháng 10 600 USD

Tháng 5 225 USD Tháng 11 625 USD

Tháng 6 300 USD Tháng 12 300 USD

Hãy tính tỷ lệ thu nhập bình quân năm mà Clyde Appleton nhận được?


Câu 8: Ngân hàng First và Merchants National Bank of Leetown xác định tỷ lệ thu nhập bình quân năm cho tài khoản tiền gửi kỳ hạn một năm của một doanh nghiệp nhỏ trong thị trấn là 7%. Doanh nghiệp này có số dư tài khoản là 2.500 USD trong 90 ngày đầu tiên của năm, 3.000 USD trong 180 ngày tiếp theo và 2.750 USD trong những ngày còn lại. Hãy tính số tiền lãi mà doanh nghiệp nhận được?
Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
161 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương