BÀi giảng quản trị ngân hàng 2


Đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng



tải về 0.83 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.4. Đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Có nhiều cách hiểu về khái niệm đánh giá rủi ro. Mặt khác, cách tiếp cận về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng có vài điểm khác biệt. Ở đây, đánh giá rủi ro được hiểu là việc sử dụng các thông tin từ các báo cáo tài chính và các thông tin quá khứ để đánh giá mức độ rủi ro hiện tại của ngân hàng về một số loại rủi ro chủ yếu như: rủi ro tín dụng; rủi ro thanh khoản; rủi ro thị trường; rủi ro lãi suất; rủi ro vỡ nợ; rủi ro thu nhập.


2.4.1. Đánh giá rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:



(i) Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5/ Tổng dư nợ

(ii) Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

Nợ xấu tức nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo phân loại nợ hiện hành



(iii) Tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ

Xóa nợ ròng = Dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro – Giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại.



(iv) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ

Đây là tỷ lệ giữa số dư có của tài khoản dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ cuối kỳ.



(v) Tỷ lệ phân bổ dự phòng/ Tổng dư nợ (hoặc Tổng vốn chủ sở hữu)

Số phân bổ dự phòng chính là số dự phòng rủi ro tín dụng trích lập trong kỳ (tính vào chi phí trong kỳ).


2.4.2. Đánh giá rủi ro thanh khoản

(i) Tỷ lệ các khoản vốn vay/Tổng tài sản

Tỷ lệ này tương quan thuận với rủi ro thanh khoản vì các khoản vốn vay phi tiền gửi có mức độ không ổn định cao hơn các khoản tiền gửi.



(ii) Tỷ lệ cho vay ròng/Tổng tài sản

Tỷ lệ này cũng tương quan thuận với rủi ro thanh khoản vì khả năng thanhkhoanr của các khoản cho vay kém hơn các tài sản khác như: tiền mặt; tiền gửi; đầu tư chứng khoán.



(iii) Tỷ lệ vốn bằng tiền/Tổng tài sản

Tỷ lệ này tương quan nghịch với rủi ro thanh khoản thể hiện khả năng đáp ứng thanh khoản kịp thời của ngân hàng



(iv) Tỷ lệ vốn bằng tiền + giấy tờ có giá của chính phủ/Tổng tài sản

Tỷ lệ này cũng tương tự như tỷ lệ vốn bằng tiền trên tổng tài sản. Bởi vì, giấy tờ có giá chính phủ xem như có rủi ro vỡ nợ bằng 0 và có tính thanh khoản cao nên là một nguồn đáp ứng thanh khoản có chát lượng.


2.4.3. Đánh giá rủi ro thị trường

(i) Tỷ lệ giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường dự kiến của tài sản

Tỷ lệ này có 3 khả năng:



  • Bằng 1: tức giá trị số sách = giá trị thị trường.

  • Lớn hơn 1: Tức giá trị số sách > giá trị thị trường của tài sản

  • Nhỏ hơn 1: Tức giá trị số sách < giá trị thị trường của tài sản

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, ngân hàng đã gặp phải rủi ro thị trường.

(ii) Tỷ lệ của khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất cố định so với khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi

Như đã phân tích trong chương 1, khi lãi suất biến động giá thị trường của các tài sản và nợ có lãi suất cố định sẽ biến động ngược chiều với biến động lãi suất. Do đó, tỷ lệ trên càng lớn hơn 1, tức giá trị các tài sản đầu tư có lãi suất cố định lớn thì rủi ro thị trường của ngân hàng càng lớn.



(iii) Tỷ lệ của khoản nợ có lãi suất cố định so với khoản nợ có lãi suất thả nổi

Tương tự, tỷ lệ này càng lớn hơn 1, rủi ro thị trường của ngân hàng càng lớn.



(iv)Tỷ lệ gữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của vốn cổ phần

Vì các biến động trong giá thị trường của tài sản và các khoản nợ cuối cùng đều thể hiện trong sự biến động giá trị ròng của vốn chủ sở hữu nên đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá rủi ro thị trường. Tỷ lệ này càng lớn hơn 1, rủi ro thị trường của NH càng lớn.


2.4.4. Đánh giá rủi ro lãi suất

Chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá rủi ro lãi suất là: Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm lãi suất/nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất.

Tài sản nhạy cảm với lãi suất là những tài sản có thể tái định giá theo lãi suất thị trường khi lãi suất thị trường thay đổi. Đó là những khoản cho vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán đáo hạn; các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất cũng được định nghĩa tương tự. Đó là các khoản nợ có thể tái định giá theo lãi suất thị trường, bao gồm: các khoản vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; các khoản nợ đáo hạn; các khoản nợ có lãi suất cố định.

Nếu tỷ lệ này gần bằng 1, ngân hàng có thể tối thiểu hóa rủi ro lãi suất. Ngược lại nếu tỷ lệ này > 1, NH sẽ gặp phải rủi ro tái đầu tư khi lãi suất thị trường giảm. Nếu tỷ lệ này < 1, NH sẽ gặp phải rủi ro tái tài trợ khi lãi suất thị trường tăng.
2.4.5. Đánh giá rủi ro vỡ nợ

(i) Chênh lệch lãi suất giữa các giấy nợ do NH phát hành so với giấy nợ của chính phủ cùng kỳ hạn

Vì giấy nợ của chính phủ được coi là chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ nên lãi suất của giấy nợ chính phủ chỉ chịu ảnh hưởng của cấu trúc kỳ hạn. Với cùng một kỳ hạn phát hành, chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu do ngân hàng phát hành và lãi suất trái phiếu kho bạc chính là mức bù rủi ro của trái phiếu ngân hàng. Chênh lệch này càng lớn chứng tỏ thị trường đánh giá xác suất vỡ nợ của ngân hàng càng cao.



(ii) Tỷ số giữa giá cổ phiếu ngân hàng/EPS (P/E)

Tỷ số này cho thấy số năm mà khoản đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng có thể thu hồi từ lợi nhuận hàng năm. Tỷ số này càng cao có nghĩa là thị trường đánh giá tốt về triển vọng của ngân hàng. Do đó, tỷ số này tương quan nghịch với rủi ro vỡ nợ.



(iii) Tỷ số vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản là nghịch đảo của số nhân vốn chủ sở hữu (EM) đã đề cập ở phần trước. Vì vốn chủ sở hữu là bộ đếm phòng chống rủi ro vỡ nợ nên tỷ số này càng cao, rủi ro vỡ nợ càng thấp.



(iv) Tỷ số nguồn vốn vay/ Tổng huy động

Tỷ số này tương quan thuận với rủi ro vỡ nợ



(v) Vốn chủ sở hữu/ Tài sản rủi ro

Ý nghĩa của tỷ số này cũng tương tự tỷ số vốn chủ sỡ hữu/tổng tài sản, nhưng nó thể hiện sát hơn với thực trạng rủi ro vỡ nợ của ngân hàng vì nó chỉ so sánh với bộ phận tài sản rủi ro.



(vi) Vốn cơ bản/Tổng tài sản

Vốn cơ bản (primary capital) là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các quy chế điều tiết của các ngân hàng Mỹ. Nó bao gồm: vốn chủ sở hữu + dự phòng tổn thất tín dụng + đầu tư tại Công ty con + nợ dài hạn (quyền đòi thu nhập sau tiền gửi). Ở Việt Nam, khái niệm này tương đương với khái niệm vốn tự có./.

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

--------------------------



Câu 1: Một nhà đầu tư mua cổ phiếu của First National Bank of Inseco với hy vọng nhận được cổ tức 12 USD/cổ phiếu vào cuối năm.Gần đây các nhà phân tích cổ phiếu dự đoán cổ tức của ngân hàng này sẽ tăng xấp xỉ 5% năm trong tương lai. Nếu điều đó là sự thật và chi phí vốn được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro thích hợp cho ngân hàng là 15%. Hãy tính giá trị hiện tại của cổ phiếu Inseco?
Câu 2: Giả sử nhà môi giới dự tính rằng Price State Bank và Trust Company sẽ trả cổ tức 3 USD/cổ phiếu thường vào cuối năm, cổ tức trên một cổ phiếu được mong đợi cho năm sau là 4,5 USD; năm sau nữa là 6 USD. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho ngân hàng là 12%. Nếu một nhà đầu tư giữ cổ phiếu của Price State trong 3 năm và hy vọng bán chúng với giá 60 USD/cổ phiếu, giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường ngày hôm nay (hiện tại) là bao nhiêu?
Câu 3: Ngân hàng Depositor & Merchant có tỷ số vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản là 7,5%. Ngược lại ngân hàng Newton Nation có tỷ số này là 6%. Tính số nhân vốn chủ sở hữu (EM) cho mỗi ngân hàng. Giả sử cả 2 ngân hàng đều có ROA là 0,85% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng là bao nhiêu? Sự tính toán của bạn nói lên điều gì về lợi ích mà ngân hàng nhận được nếu vốn chủ sở hữu của nó được duy trì đúng bằng mức quy định tối thiểu về vốn chủ sở hữu.
Câu 4: Bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập gần đây nhất của ngân hàng Gilcrest Merchants National như sau:

Bảng cân đối kế toán

Ngân hàng Gilcrest Merchants National

(Đơn vị tính:triệu USD)



Tài sản

Nguồn

Tiền mặt và tiền gửi tại các NH khác $ 120
Đầu tư chứng khoán 150

Cho vay quỹ Liên bang 10

Cho vay ròng 670

(Dự phòng tổn thất tín dụng 25)


Nhà xưởng thiết bị 50

Tổng tài sản $1.000



Tiền gửi giao dịch * $ 120

Tiền gửi tiết kiệm * 180

Tiền gửi kỳ hạn* 470

Vay quỹ Liên bang 60

Tổng nợ $ 920

Vốn chủ sở hữu

Cổ phiếu thường 20

Thặng dư vốn 25

Thu nhập giữ lãi 35

Tổng vốn chủ sở hữu $80








  • Tổng giá trị tiền gửi hưởng lãi 650 USD và tiền gửi không hưởng lãi là 210 USD

Bảng báo cáo thu nhập

Ngân hàng Gilcrest Merchants National

Đơn vị tính: Triệu USD



Thu lãi và phí từ cho vay $ 61

Thu lãi và

cổ tức từ chứng khoán 12
Chi phí trả lãi tiền gửi 49

Chi phí lãi cho các khoản vay 6

Phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng 2


Thu ngoài lãi 7

Lương và phụ cấp * 10

Chi phí gián tiếp 5

Chi phí ngoài lãi khác 3

Lãi từ kinh doanh chứng khoán 1

Thuế 1


*Ngân hàng có số nhân viên tương đương với 40 người làm việc đủ thời gian.

Sử dụng các bảng báo cáo trên, hãy tính tất cả các chỉ số đo lường tình hình hoạt động của ngân hàng.


Câu 5: Có thông tin về ngân hàng Shadowwood National như sau:

ĐVT: triệu USD

Thu từ lãi $ 1.875

Chi phí trả lãi $ 1.210

Tổng tài sản $ 15.765 Lãi từ kinh doanh CK $21

Tài sản sinh lời $ 12.612

Tổng nợ $ 15.440

Thuế $ 16



Cổ phiếu thường hiện hành 145.000

Thu ngoài lãi $ 501

Chi phí ngoài lãi $685

Phân bổ dự phòng

tổn thất tín dụng $381



Hãy tính:

  1. ROE e. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

  2. ROA f. Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên

  3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên g. Thu nhập ròng trước những giao

  4. Thu nhập tên một cổ phiếu dịch đặc biệt

Các tình huống:

(1) Giả sử thu lãi, chi phí trả lãi, thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi mỗi năm tăng 5% trong khi tất cả các khoản thu và chi phí nêu trên không đổi. Điều gì sẽ xảy ra đối với ROE, ROA và thu nhập cổ phiếu của Shadowwood.

(2) Ngược lại, giả sử thu từ lãi và chi phí trả lãi cũng như thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi của Shadowwood giảm 5%, ROE, ROA và EPS của Shadowwood sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 6: Ngân hàng Farmers và Merchants National có tổng tài sản 1,6 tỷ USD, vốn chủ sở hữu là 139 triệu USD và ấn định mức ROA là 0,0076, ROE của ngân hàng là bao nhiêu? Tại sao?

Các tình huống:

1.Giả sử ngân hàng thấy rằng ROA tăng thêm 50% trong khi tài sản và vốn chủ sở hữu không đổi. Điều gì sẽ xảy ra với ROE? Tại sao?

2. Giả sử ROA của ngân hàng giảm 50%, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu không đổi, ROE thay đổi như thế nào?

3. Nếu ROA của ngân hàng vẫn giữ cố định 0,0076 nhưng cả tài sản và vốn chủ sở hữu tăng gấp đôi, ROE thay đổi như thế nào? Tại sao?

4. Việc giảm một nửa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu (ROA vẫn là 0,0076) sẽ ảnh hưởng tới ROE của ngân hàng như thế nào?
Câu 7: Ngân hàng Granite Dells State báo cáo tổng thu từ hoạt động là 135 triệu USD, tổng chi phí hoạt động là 121 triệu USD và thuế phải nộp là 2 triệu USD. Tổng tài sản là 1,17 tỷ USD và tổng nợ là 989 triệu USD. Tính ROE?

Các tình huống:


  1. ROE của ngân hàng sẽ thay đổi như thế nào nếu tổng chi phí hoạt động, thuế, tổng thu từ hoạt động đều tăng 10% trong khi tài sản và tổng nợ không đổi?

  2. Giả sử tổng tài sản và tổng nợ của ngân hàng tăng 10% nhưng tổng thu và chi phí (gồm cả thuế) không đổi, ROE thay đổi như thế nào?

  3. Điều gì có thể sẽ xảy ra đối với ROE nếu cả thu từ hoạt động và chi phí (gồm cả thuế) giảm 10%, với tổng tài sản và tổng nợ không đổi.

  4. ROE thay đổi như thế nào nếu tài sản và tổng nợ giảm 10% nhưng thu từ hoạt động và chi phí (cả thuế) không đổi?


Câu 8: Giả sử ngân hàng dự tính đạt được ROA là 1,25% trong năm tới, số nhân vốn chủ sở hữu (EM) phải là bao nhiêu để đạt được mục tiêu ROE mục tiêu là 12%. Nếu ROA của NH giảm còn 0,75%, số nhân vốn chủ sở hữu là bao nhiêu để có được ROE là 12%.

Các tình huống:

  1. Nếu ROA trong năm tới đạt 1,5%, để đạt được ROE là 12% thì tỷ số tài sản/vốn chủ sở hữu phải là bao nhiêu?

  2. Nếu ROA giảm 0,75% thì tỷ số tài sản/ vốn chủ sở hữu là bao nhiêu để ROE là 12%


Câu 9: Ngân hàng Blythe County National có các số liệu như sau:

Lợi nhuận sau thuế 16 triệu USD

Tổng thu từ hoạt động 215 triệu USD

Tổng tài sản 1250 triệu USD

Tổng vốn chủ sở hữu 111 triệu USD

Xác định NPM, EM, AU và ROE



Các tình huống:

Giả sử ngân hàng có tổng nợ là 1475 triệu USD, vốn cổ phần là 140 triệu USD, tổng thu ngoài lãi 88 triệu USD, tổng thu từ lãi 155 triệu USD và lợi nhuận ròng sau thuế 24 triệu USD. Tính tỷ suất sinh lời hoạt động (NPM), hiệu quả sử dụng tài sản (AU), số nhân vốn chủ sở hữu và ROE?


Câu 10: Ngân hàng Lochiel Commonwealth and Trust Co. có những số liệu trong 5 năm trước (số liệu tính bằng triệu USD) như sau:


Năm

Thu nhập sau thuế

Tổng thu từ hoạt động

Tổng tài sản

Tổng vốn chủ sở hữu

1

2

3



4

5


$ 2,7

3,5


4,1

4,8


5,7

$ 26,5

30,1


39,8

47,5


55,9

$293

382


474

508


599

$ 18

20

22



25

28

Xác định: ROE, hiệu quả sinh lời hoạt động (NPM), hiệu quả sử dụng tài sản (AU), số nhân vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Có bằng chứng nào về những xu hướng bất lợi không? Bạn có khuyến nghị gì với hội đồng quản trị của ngân hàng không?

Các tình huống:


  1. Bạn có hài lòng hơn với những xu hướng gần đây của ngân hàng không, nếu tổng vốn cổ phần tăng 30% trong 5 năm? Tại sao?

  2. Giả sử hiệu quả sử dụng tài sản tăng 25% trong 5 năm, ROE sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

  3. ROE sẽ thay đổi như thế nào nếu tỷ suất sinh lời hoạt động (NPM) tăng 15% trong 5 năm?


Câu 11: Ngân hàng Wilmington Hills State vừa đệ trình bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập lên cơ quan quản lý. Ngân hàng báo cáo thu nhập ròng trước thuế và trước những giao dịch chứng khoán là 27 triệu USD, thuế 6 triệu USD. Nếu tổng thu từ hoạt động của ngân hàng là 780 triệu USD, tổng tài sản là 2,1 tỷ USD và vốn chủ sở hữu 125 triệu USD, hãy xác định?

  1. Tỷ số hiệu quả quản lý thuế

  2. Tỷ số hiệu quả kiểm soát chi phí

  3. Tỷ số hiệu quả quản lý tài sản

  4. Tỷ số hiệu quả quản lý nguồn vốn

  5. ROE

Các tình huống:

  1. Giả sử thu nhập trước thuế của ngân hàng tăng 20%, thuế, thu từ hoạt động, tài sản và vốn chủ sở hữu không đổi. Điều gì sẽ xảy ra đối với ROE và các thành phần của nó?

  2. Nếu tổng tài sản tăng lên 20%, điều gì sẽ xảy ra với các tỷ số hiệu quả và ROE của ngân hàng?

  3. Nếu vốn cổ phần tăng 20% sẽ có ảnh hưởng gì tới ROE và các thành phần của nó?


Câu 12: Có thông tin về ngân hàng Laredo International và Trust như sau:

ĐVT: triệu USD



Thu từ lãi $55

Chi phí trả lãi 38

Phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng 3

Lãi kinh doanh chứng khoán 2



Chi phí ngoài lãi $8

Thu ngoài lãi 5

Thu nhập và chi phí đặc biệt 1

Tổng tài sản 986



Tính:

    1. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

    2. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNM)

    3. ROA

Các tình huống:

Giả sử thu từ lãi của ngân hàng tăng lên 61 $ và thu nhập ngoài lãi tăng lên 58 $, trong khi chi phí lãi và ngoài lãi tăng lên mức 45$ và 11$. Đồng thời, tổng tài sản tăng lên 1042 $, thu nhập và chi phí đặc biệt tăng gấp đôi lên 2 $. Tính tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNM) và ROA?


Câu 13: Ngân hàng Valley State báo cáo số liệu về thu nhập cho 5 năm trước như sau:



Năm hiện tại

1 năm trước

2 năm trước

3 năm trước

4 năm trước

Tổng thu từ lãi

Chi phí trả lãi

Thu ngoài lãi

Chi phí ngoài lãi

Phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng

Thuế thu nhập

Lãi (lỗ) từ kinh doanh chứng khoán

Tổng tài sản



$40

24

4



8

2
1
(2)

385


$41

23

4



7

1
1
(1)

360


$38

20

3



7

1
0
0

331


$35

18

2



6

0*
1


1

319


$33

15

1



5

0*
0


2

293

Tính ROA mỗi năm? Có những xu hướng bất lợi nào không? Có những xu hướng thuận lợi nào không? Điêug gì có thể xảy ra với ngân hàng?
Câu 14: Ngân hàng XYZ có các số liệu qua 3 năm gần đây như sau:


Khoản mục


2005

2006


2007


1. Thu từ lãi

2. Chi phí trả lãi

3, Dư nợ cho vay bình quân

4. Đầu tư chứng khoán và tiền gửi tại các NH khác

5. Tổng tiền gửi huy động

6. Các khoản vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng



55

34

406



174
467

96


56

42

408



197
472

118


57

49

411



239
487

143


Yêu cầu: Nhận xét về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng qua các năm? Giải thích nguyên nhân và hệ quả của sự thay đổi này? Ngân hàng nên điều chỉnh những gì để thay đổi tình trạng này?

(Lưu ý: Các phân tích dựa trên những chỉ tiêu và ý nghĩa của chúng kết hợp với những suy luận lô gíc)



Chương 3

---
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
3.1. Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hoá những tác động bất lợi của rủi ro

Quá trình quản trị rủi ro bao gồm các công đoạn sau:

(i) Nhận dạng rủi ro: các hoạt động phân tích, xác định các rủi ro có thể xảy ra

(ii) Đánh giá rủi ro: là công việc phân loại rủi ro theo 2 tiêu chí: khả năng xuất hiện rủi ro và mức độ tổn thất, trên cơ sở đó xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực để quản trị rủi ro.

(iii) Kiểm soát rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp nhằm tối thiểu hóa rủi ro trước khi rủi ro xuất hiện như: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao, trung hòa rủi ro, đa dạng hoá…

(iv) Tài trợ rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp tài chính nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của rủi ro khi rủi ro đã xảy ra; chẳng hạn, tự khắc phục bằng dự phòng rủi ro, bằng nguồn lực có sẵn hoặc chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng bảo hiểm….
3.2. Đo lường rủi ro trong quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng

Khái niệm đo lường rủi ro (Risk Measurement) nói ở đây để chỉ công việc xác định các nhân tố (biến số) ảnh hưởng đến một loại rủi ro nhất định hoặc/và cách thức xác định mức độ tổn thất của một loại rủi ro đặc thù.

Đo lường rủi ro nhằm những mục tiêu chủ yếu sau:

- Xác định các nhân tố (biến số) ảnh hưởng đến một loại rủi ro từ đó có cơ sở để sử dụng các công cụ, các biện pháp kiểm soát rủi ro thông qua kiểm soát các biến số.

- Xác định mức độ tổn thất có thể có thông qua các phương pháp có độ tin cậy và dự báo các biến số. Trên cơ sở đó, có các biện pháp cần thiết về kiểm soát và tài trợ rủi ro, chủ động dự phòng các tình huống xấu, kiểm soát các vị thế giới hạn trong kinh doanh, tính toán định lượng cụ thể về sử dụng các công cụ phái sinh phòng chống rủi ro..

- Là cơ sở cho một số nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng như: thẩm định tín dụng; xác định lãi suất cho vay theo từng đối tượng…

Phương pháp tiếp cận trong đo lường rủi ro ngân hàng dựa trên 3 tiền đề cơ bản:

(i) Xuất phát từ những ý tưởng cơ bản của việc nghiên cứu các loại rủi ro

(ii) Nhiều loại rủi ro trong ngân hàng được xem là rủi ro bảng cân đối (Balance sheet risk). Đối với các loại rủi ro này, mức độ tổn thất của rủi ro phụ thuộc vào sự không phù hợp giữa tài sản và nợ. Vì vậy, phương pháp đo lường rủi ro tập trung vào xác định mức độ không phù hợp (chẳng hạn, xác định khe hở GAP hoặc trạng thái ròng…)

(iii) Cách tiếp cận quản trị tài sản – nợ (ALM): Cách tiếp cận này yêu cầu việc quản trị rủi ro phải xuất phát từ hoạch định và thực hiện các chiến lược tái cấu trúc Bảng cân đối kế toán nhằm bảo đảm thực hiện hai mục tiêu cơ bản:

- Tối đa hoá (hoặc ít nhất ổn định) thu nhập lãi/ Thu lãi cận biên

- Tối đa hoá (hoặc ít nhất bảo vệ) giá trị ròng của NH (giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)

Với cách tiếp cận này, các phương pháp đo lường rủi ro phải hổ trợ dễ dàng cho việc hoạch định và thực hiện các chiến lược cấu trúc bảng cân đối kế toán.


Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
161 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương