BÀi giảng quản trị ngân hàng 2


Chương 5: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG THÂU TÓM VÀ HỢP NHẤT NGÂN HÀNG



tải về 0.83 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Chương 5: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG THÂU TÓM VÀ HỢP NHẤT NGÂN HÀNG
Mục tiêu của chương: Giúp người đọc hiểu được các động cơ Thâu tóm, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng, các cách thức lựa chọn một đối tác thích hợp. Đồng thời chúng ta cũng sẽ nghiên cứu các mô hình phân tích và phương pháp định giá tronghoạt động Thâu tóm và Hợp nhất... Mặc dù hai khái niệm Thâu tóm và Hợp nhất (Merger and Acquisition-M&A) thường đi cùng nhau, nhưng chúng có mang nội dung khác nhau (sẽ tìm hiểu kỹ ở phần sau). Tuy nhiên, để thuận tiện chúng ta vẫn có thể dùng khái niệm Sáp nhập đại diện cho tất cả M&A

Ngân hàng đang trở thành một ngành công nghiệp phát triển toàn cầu, which knows no geographic and territorial boundaries. không có ranh giới địa lý và lãnh thổ. Thetrend towards mergers and acquisitions in banking is also af-Xu hướng thâu tóm, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi fected by the unprecedented growth in competition, the con-tốc độ tăng trưởng chưa từng có trong cạnh tranh, sự tự do hoá của các dòng vốn, sự hoà nhập của hệ thống tài chính quốc gia và khu vực, những cải cách trong lĩnh vực tài chính, v.v.The goals of mergers and acquisitions can be divided into One of the main reasons for bank mergers is to reduce Một số lý do chính khi các ngân hàng sáp nhập là để giảm bớt costs, extend the range of products and services, increase thechi phí, mở rộng phạm vi của sản phẩm và dịch vụ, tăngmarket share, participate in the process of privatisation (in thị phần, đa dạng hoá các rủi ro và diversification, improvement in solvency, transfer of know- đa dạng hoá địa lý... In Europe, friendly mergers are more frequent.



Ở Châu Âu, hoạt động sáp nhập tồn tại trong nền kinh tế thị trường es since at least the last third of the 19th century and they qu-từ cuối thế kỷ 19 và chúng nhanh chóngickly spread to the banking industry: eg the number of banks lan sang lĩnh vực ngân hàng, ví dụ như số lượng các ngân hàngin England decreased from 600 in 1820 to 55 in 1914. tại Anh giảm từ 600 năm 1820 xuống còn 55 năm 1914. In theThe number of bank mergers during the second half of theSố lượng các ngân hàng sáp nhập cuối những năm 90s đã gia tăng bởi sự tự do hoá trong dịch chuyển các nguồn vốn và dịch vụ bao gồm dịch vụ ngân hàng giữa các thành viên trong liên minh Châu Âu, điều này dẫn đến sự gia tăng cạnh tranh và tăng áp lực về hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng gia tăng khi Liên minh tiền tệ Châu Âu được thành lập. Năm 1999, tổng số tiền trong các thương vụ sáp nhập khoảng 900tỷ USD, gấp 5 lần năm 1990. Năm 2007, hai ngân hàng châu Âu là ABN Amro NV của Hà Lan và Barclays PLC của Anh đồng ý sáp nhập với nhau. Thương vụ này trị giá 91,16 tỷ USD, số tiền lớn nhất trong lịch sử sáp nhập ngân hàng trên thế giới.
Ở Mỹ, ngành ngân hàng luôn là một trong năm ngành đứng đầu về số lượng các vụ sáp nhập. Hơn 6.000 ngân hàng Mỹ đã sáp nhập kể từ năm 1980. Hơn nữa, các ngân hàng ở Mỹ hiện nay đang theo bước các đối tác Châu Âu bằng cách cố gắng hợp nhất những nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán, các công ty tài chính, các hãng bảo hiểm, các công ty cung cấp thẻ tín dụng, các hiệp hội tiết kiệm và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng khác.

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán liên tiếp mất điểm, khiến hầu hết cổ phiếu của các doanh nghiệp trên sàn xuống giá. Cổ phiếu ngân hàng một thời được coi là cổ phiếu “vua” cũng đang nằm trong cảnh ế ẩm và giá một số cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC đã trở về bằng mệnh giá. Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến cho rằng, nên sáp nhập những ngân hàng nhỏ với ngân hàng lớn để tăng khả năng điều hành, quản trị, nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 5/2008, hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm: 5 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó Ngân hàng Ngoại thương đã cổ phần hoá), Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân.

Cũng theo NHNN, từ năm 2006 đến nay, NHNN nhận được 25 hồ sơ xin thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, 33 hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Đến nay, NHNN đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 2 ngân hàng là Liên Việt (có trụ sở chính tại Hậu Giang) và Tiên Phong (có trụ sở chính tại Hà Nội). Ngoài ra, NHNN cũng cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các hồ sơ còn lại đang được NHNN thẩm định.

Nhiều ngân hàng hiện nay có số vốn điều lệ không cao, nhưng lại mở quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc mở nhiều điểm giao dịch, chiếm lĩnh thị trường của các NHTM là việc cần thiết. Tuy nhiên, mở nhiều chi nhánh, trong khi ngân hàng vốn không lớn, kinh doanh không có lãi thì rõ ràng đưa đến việc tăng lãi suất hay như việc lấy vốn đầu tư sang các lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản hoặc các hoạt động khác... tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh.

Đã có một số khuyến cáo cho rằng, số lượng ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện quá nhiều, không nên cho thành lập thêm và từng bước tiến hành sáp nhập các ngân hàng nhỏ, giúp ngành ngân hàng trong nước đủ sức cạnh tranh với sự “đổ bộ” sắp tới của các tập đoàn tài chính nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có trường hợp sáp nhập ngân hàng nào.

Làn sóng sáp nhập hiện nay trong ngành ngân hàng nói riêng và trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính nói chung có xu hướng lan rộng với những ảnh hưởng xã hội không nhỏ. Xã hội đang đứng trước một tương lai trong đó số lượng ngân hàng sẽ không còn nhiều nhưng quy mô mỗi ngân hàng sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngân hàng nào nằm ngoài xu hướng sáp nhập sẽ phải đối mặt với những khó khăn rất lớn trong cạnh tranh. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và ảnh hưởng của quá trình sáp nhập trong hệ thống ngân hàng. Sau đó chúng ta sẽ xem xét các cách thức sáp nhập và các mô hình định giá trong sáp nhập ngân hàng......


5.1. Hợp nhất và Thâu tóm

5.1.1. Phân biệt hợp nhất và thâu tóm

Việc phân biệt thâu tóm và hợp nhất là rất cần thiết. Mặc dù 2 khái niệm này thường đi cùng nhau, nhưng chúng có mang nội dung khác nhau.

Một cách tổng quát, hợp nhất là hình thức trong đó 2 hay nhiều ngân hàng kết hợp lại thành một. Theo định nghĩa này, hợp nhất thường là những giao dịch thiện chí nhờ đó kế hoạch của các ngân hàng, được phối hợp và thực hiện cùng nhau để hợp nhất trong hoạt động của họ. Hợp nhất thường được thực hiện bởi một trong 2 cách sau:


  • Một ngân hàng bán việc kinh doanh của nó cho một ngân hàng khác và nhận vốn chủ sở hữu hoặc các cổ phiếu của ngân hàng khác này như là một sự đền bù/ bồi thường.

  • Cả 2 ngân hàng bán việc kinh doanh của chúng để thành lập một ngân hàng mới, mỗi ngân hàng sẽ nhận vốn trong ngân hàng mới này theo tỷ lệ giá trị đóng góp.

Ngược lại, thâu tóm có thể sắp xếp từ các giao dịch thân thiện đến cực kỳ thù địch. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, thâu tóm xảy ra khi ngân hàng thâu tóm (bidder) giành được thành công quyền kiểm soát ngân hàng mục tiêu (target bank). Thông thường, một giao dịch thâu tóm thành công được thực hiện khi ngân hàng thâu tóm dành được quyền kiểm soát cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu, hoặc dành được việc kinh doanh hoặc tài sản của ngân hàng mục tiêu.

5.1.2. Các nguyên nhân của việc sáp nhập ngân hàng (Reasons for Bank Mergers)

Tại sao các công ty lại sáp nhập? Lý thuyết tài chính đề xuất rằng sáp nhập, giống như các quyết định đầu tư khác sẽ xảy ra vì chúng là các dự án có NPV >0, những dự án này làm gia tăng tài sản hay giá trị thị trường của các cổ đông của công ty thâu tóm. Tài sản tăng thêm này có thể từ giá trị tăng thêm (synergy) của thương vụ sáp nhập hoặc từ việc chuyển tài sản của các trái chủ sang cho các cổ đông khi giá trị của công ty sáp nhập không đổi hoặc từ cả 2 nguồn này. Cụ thể:




        1. Tối đa hoá tài sản của các cổ đông (tăng giá trị cổ phiếu) hay tăng cường các lợi ích qua các khoản thu nhập sau khi sáp nhập.

    • Thu nhập của cá cổ đông từ ngân hàng hiện tại hoặc từ ngân hàng sau khi hợp nhất sẽ tăng do nguồn thu được mở rộng

    • Tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng mục tiêu hoặc của cả ngân hàng mục tiêu và ngân hàng thâu tóm (Hiệu quả kinh tế về quy mô_ chi phí cố định và kỹ năng quản lý được sử dụng để sản xuất một lượng sản phẩm lớn hơn.

    • Giảm chi phí hoạt động thông qua việc loại bỏ sự trùng lắp trong việc sử dụng các phương tiện và các nguồn lực sản xuất khác. (Ví dụ hệ thống máy ATM)

    • Giảm rủi ro thông qua việc đa dạng hoá thu nhập, chi phí, danh mục cho vay và nguồn tiền gửi hoặc thông qua việc tiếp cận các guồn vốn dài hạn mới.

    • Tăng sức mạnh thị trường nhờ việc kết hợp các ngân hàng, xoá bỏ cạnh tranh và dành được các lợi thế trong định giá và phân phối các dịch vụ

    • Tránh những quy định nghiêm ngặt về pháp lý khi tham gia vào những khu vực thị trường mới.

Bởi vì, không phải tất cả các nhà quản lý đều tích cực tối đa hoá tài sản cho các cổ đông, họ có thể đưa ra các chế độ chính sách làm lợi cho chính bản thân họ.

        1. Tối đa hoá lợi ích của nhà quản lý

    • Thu nhập của nhà quản lý tăng (lương, phụ cấp hoặc cả hai)

    • Giảm rủi ro đối với nhiệm kỳ công tác/điều hành thiếu hiệu quả (Tạo ra sự bảo đảm nghề nghiệp)

    • Tăng cường uy tín của người quản lý

Nếu lợi ích của các nhà quản lý phụ thuộc vào quy mô của công ty, rủi ro hay sự đền bù (compensation), thì các nhà quản lý sẽ nổ lực tăng quy mô, giảm rủi ro hoặc tăng sự đền bù cho phù hợp. Bởi vậy, các công ty lớn có khuynh hướng trả lương cao cho những nhà lãnh đạo hàng đầu của họ, một cách để tối đa hoá sự đền bù là tối đa hoá quy mô của công ty.

Một cách giải thích khác về động cơ của hoạt động sáp nhập tập trung vào các giả thuyết “ngạo mạn” (hubris). Giả thuyết này đề xuất rằng các nhà quản lý của ngân hàng thâu tóm quá tự phụ về khả năng của họ trong việc tìm ra các ngân hàng bị đánh giá thấp hơn giá trị (undervalue banks) mà họ trả giá cao hơn cho các ngân hàng mục tiêu này. Tuy nhiên, bởi vì sự quá tự tin của họ “che phủ” những sự thật của quá trình định giá, họ tiếp tục nổ lực để thâu tóm ngân hàng mục tiêu và khi thành công, họ tiếp tục trả quá cao.



Theo Modigliani và Miller, nếu sáp nhập tạo ra giá trị, thì đó có thể là do việc thay đổi nợ thuế, thay đổi chi phí hợp đồng hoặc thay đổi những động cơ đầu tư. Cụ thể hơn, quy mô, sự phối hợp thời gian hay rủi ro của các dòng tiền tương lai của ngân hàng sáp nhập phải lớn hơn dòng tiền của các ngân hàng riêng lẻ nhờ đó sáp nhập có thể đạt NPV >0. Những giả thuyết cụ thể liên quan đến mục tiêu tối đa hoá lợi ích cổ đông bao gồm:

  • Giả thuyết thông tin (Information Hypothesis) cho rằng những tổ chức thâu tóm có nguồn thông tin mật về các đối tượng mục tiêu, điều này cho phép những người thâu tóm nhận diện các công ty dưới giá trị (là những công ty được thị trường định giá thấp hơn giá trị thực của công ty). Trong lĩnh vực ngân hàng, ví dụ, các ngân hàng thanh toán (correspondent banks) (giữ các TK tiền gửi và thanh toán bù trừ Séc cho các ngân hàng nhỏ hơn) có thể có các thông tin mật của các ngân hàng nhỏ (respondent banks).

  • Giả thuyết về sức mạnh thị trường (Market power Hypothesis) cho là công ty thâu tóm (bằng cách dành được sức mạnh độc quyền thông qua việc sáp nhập theo chiều ngang) có thể tăng giá các sản phẩm sau khi mua lại các đối thủ cạnh tranh. Bằng việc tập trung vào một thị trường cụ thể, các định chế tài chính hợp nhất có thể tăng sức mạnh thị trường và do đó tận dụng được lợi nhuận độc quyền. Sức mạnh thị trường cho phép các định chế thu nhiều hoặc chi ít cho cùng một dịch vụ. Tuy nhiên, trong nhiều thị trường, luật chống độc quyền dường như giới hạn việc gia tăng sức mạnh thị trường một cách cơ bản.

  • Giả thuyết giá trị tăng thêm (synergy hypothesis) tập trung vào việc cắt giảm chi phí hoặc giá trị tăng thêm liên quan đến hiệu quả kinh tế về quy mô hay phạm vi, chi phí phân phối và quảng cáo thấp hơn, hay việc loại bỏ các tài sản trùng lắp. Hiệu quả chi phí nhờ phạm vi cho rằng việc sản xuất chung hai hay nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ là ít tốn chi phí hơn sản xuất chúng riêng lẻ. Việc cắt giảm các chi phí dựa vào sáp nhập từng là động cơ của các vụ sáp nhập ngân hàng những năm 1990s

  • Giả thuyết về thuế cho rằng trách nhiệm nộp thuế giảm xuống thúc đẩy hoạt động sáp nhập. Mặc dù thuế là một khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh, giả thuyết về thuế được xem là giá trị tăng thêm tài chính hơn là giá trị tăng thêm do cắt giảm chi phí. Trong thực tế, nhiều vụ sáp nhập được thực hiện với mục đích nhằm hưởng lợi ích từ những khoản tiết kiệm về thuế (tax benefit), đặc biệt khi ngân hàng bị thâu tóm đang phải chịu những khoản lỗ trong kinh doanh và nó sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế của ngân hàng thâu tóm.

  • Giả thuyết về việc quản lý không hiệu quả cho rằng các ngân hàng với đội ngũ quản trị không đủ khả năng, kỹ năng chuyên môn thường có nguy cơ bị thâu tóm do những nhà quản lý hiện tại không tối đa hoá giá trị của ngân hàng.

  • Giả thuyết về đa dạng hoá thu nhập chỉ rõ rằng ngân hàng thâu tóm muốn đa dạng hoá thu nhập với nổ lực tạo ra các dòng tiền lớn hơn với cùng một mức rủi ro. Thực tế, một trong những động cơ của hoạt động sáp nhập trong lĩnh vực tài chính là sự đa dạng hơn các khoản thu nhập do đa dạng các sản phẩm, các nhóm khách hàng và khu vực địa lý, mang lại sự ổn định hơn, an toàn hơn và cuối cùng các định chế tài chính đạt được giá trị cao hơn. Các dấu hiệu (symptoms) sẽ bao gồm chất lượng tín dụng và xếp hạng tín dụng cao hơn, và do đó, chi phí tài trợ (financing) thấp hơn những định chế tài chính nhỏ hơn, tập trung hơn.

5.1.2.3 Những động cơ sáp nhập khác. Trong các thị trường vốn hoàn hảo, các công ty không có động cơ để đa dạng hoá bởi vì chính các cổ đông có thể làm điều này tốt hơn. Việc thiếu sự đa dạng trong các danh mục đầu tư của ngân hàng_một phần do các điều luật khắc khe_ tạo nên rủi ro tập trung. Giả thuyết đa dạng hoá cho là các thương vụ sáp nhập có thể mang lại lợi nhuận nhờ vào các khoản thu nhập đa dạng mà làm giảm rủi ro của công ty kết hợp dưới rủi ro trung bình của các cônt ty riêng lẻ.

Thêm vào đó cơ quan luật pháp, bảo hiểm tiền gửi cũng làm các ngân hàng trở nên độc quyền (unique). Vì vậy, một động cơ nữa cho việc thâu tóm và hợp nhất ngân hàng_ lý thuyết bảo hiểm tiền gửi_cho rằng các ngân hàng có thể sáp nhập trong nổ lực tăng giá trị của quyền chọn bán bảo hiểm tiền gửi của họ, giả định rằng việc tăng giá trị của bảo hiểm tiền gửi làm tăng giá trị của các cổ đông. Một cách khác để xem xét cách tiếp cận này là một ngân hàng muốn trở nên lớn mạnh đủ để được lợi từ chính sách TBTF (Too Big To Fall) của chính phủ.

Chắc chắn, sự thất bại của bất kỳ định chế tài chính lớn nào_ bao gồm định chế là sản phẩm của việc sáp nhập_ đều có thể gây ra những hậu quả hệ thống không thể chấp nhận được. Do đó, định chế tài chính hầu như chắc chắn được bảo lãnh bởi những người nộp thuế_như đã từng xảy ra trong một số trường hợp ở các định chế tại Mỹ, Pháp, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, Phần Lan và Nhật trong suốt những năm 1980s và 1990s. Vì thế, sự bảo đảm “quá lớn để thất bại” (TBTF) tạo nên một khoản bảo đảm công cộng khá quan trọng cho các loại hình tổ chức tài chính lớn mà thường được hình thành từ các vụ sáp nhập.

Nhìn chung, các ngân hàng càng lớn, càng có xu hướng được bảo đảm bởi sự hổ trợ TBTF. Một số lợi ích khi là một tổ chức “quá lớn để thất bại: Khi một ngân hàng không được phép thất bại, sự đền bù rủi ro không còn cần thiết. Hơn thế, các ngân hàng được che chở bởi chính sách này có động cơ để gia tăng rủi ro cuả họ nhờ đó có được lợi nhuận mong đợi cao hơn. Sáp nhập có thể đưa các ngân hàng vào hình thức đáng giá này. Do đó, kết quả đạt được của các định chế tài chính càng cao, việc góp vốn chủ sở hữu vào công ty sẽ càng thu hút và lợi nhuận bất thường cho các cổ đông nhờ thông báo sáp nhập càng cao.



5.2. Các phương thức thực hiện thâu tóm (Types of acquisitions)

Có 2 cách thức để thực hiện thâu tóm



      1. Thâu tóm tài sản: Acquisition of Assets

Một ngân hàng mong muốn thâu tóm một ngân hàng khác có thể thực hiện một cách hiệu quả bằng cách mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản và/hoặc nợ của ngân hàng khác (target bank). Cách thức này dẫn đến việc chuyển tài sản và nợ của ngân hàng mục tiêu cho ngân hàng thâu tóm một cách đơn giản. Ngân hàng thâu tóm/ thu mua chỉ có thể mua được tài sản của ngân hàng mục tiêu khi việc thâu tóm được thực hiện trong những điều kiện “thân thiện”. Đó là, không đưa ra mệnh lệnh hoặc bắt buộc ngân hàng mục tiêu bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của nó. Thâu tóm tài sản thông thường có các tình huống sau đây:

  • Một ngân hàng niêm yết bán một phần riêng biệt trong tổng các tài sản, ví dụ, một bộ phận. (Lưu ý rằng việc bán một bộ phận có thể được thực hiện thông qua việc bán các cổ phiếu tương ứng với bộ phận đó).

  • Ngân hàng chưa niêm yết, thường là các ngân hàng tư nhân, bán việc kinh doanh của nó cho ngân hàng thâu tóm. Ngân hàng thâu tóm này bất đắc dĩ phải chấp nhận các khoản nợ tiềm ẩn liên quan với việc mua các tài sản.

Dưới quan điểm của các cổ đông của ngân hàng mục tiêu, việc bán các tài sản có thể ít hấp dẫn hơn so với bán cổ phiếu, đặc biệt là khi sự bồi thường (consideration) trong trường hợp bán các cổ phiếu là tiền mặt. Bởi vì việc bán các cổ phiếu ít phức tạp hơn và để cho các cổ đông của ngân hàng mục tiêu được tự do thoả thuận số tiền lãi (proceeds) mà họ mong muốn. Tuy nhiên, nếu ngân hàng mục tiêu bán tài sản của nó và nhận tiền mặt, thì việc phân bổ lượng tiền mặt đó cho các cổ đông sẽ liên quan đến việc đóng cửa ngân hàng; một tiến trình khá lâu dài. Nếu các thành viên không đồng ý đóng cửa ngân hàng mục tiêu, số tiền lời từ việc bán các tài sản sẽ được tiếp tục đầu tư và các cổ đông của ngân hàng mục tiêu sẽ phải chuẩn bị cho việc đầu tư tiền của họ cho một ngân hàng mới khác.

      1. Thâu tóm cổ phiếu: Acquisition of shares

Một cách thức khác mà các ngân hàng thâu tóm có thể sử dụng để đạt được sự kiểm soát là thu mua cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu. Khi việc thâu tóm được thực hiện thông qua thu mua các cổ phiếu, ngân hàng mục tiêu tiếp tục tồn tại và các tài sản của nó không bị ảnh hưởng. Như đã thảo luận ở trên, ngân hàng thâu tóm thường cố gắng đạt được tỷ lệ cổ phiếu cần thiết để dành quyền kiểm soát đối với ngân hàng mục tiêu. Tỷ lệ này có thể khác nhau theo quy định cụ thể trong Luật Ngân hàng của từng nước.

5.3. Lựa chọn đối tác sáp nhập thích hợp

Hội đồng quản trị ngân hàng đánh giá như thế nào về một đề nghị sáp nhập? Để trả lời câu hỏi này, người ta phải đánh giá cả lợi ích và chi phí của thương vụ sáp nhập. Bởi vì ngân hàng thâu tóm và ngân hàng bị thâu tóm có những lý do khác nhau khi theo đổi mục tiêu sáp nhập nên việc tính toán chi phí lợi nhuận cũng không phải đơn giản. Nhìn chung, việc tăng giá trị cổ phiếu của công ty là mục đích quan trọng của bất kỳ vụ sáp nhập nào và do đó cổ đông sẽ nhận được thu nhập cao hơn trên phần vốn mà họ đầu tư vào ngân hàng. Cổ đông của ngân hàng xứng đáng nhận được phần lợi nhuận trên vốn đầu tư tương ứng với rủi ro mà họ đã chấp nhận

Do vậy một vụ sáp nhập sẽ mang lại lợi ích cho các cổ đông trong dài hạn nếu nó làm tăng giá cổ phiếu của ngân hàng. Giá trị cổ phiếu của một ngân hàng phụ thuộc vào:


  1. Dòng cổ tức dự tính cho các cổ đông

  2. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho các dòng cổ tức tương lai, dựa vào tỷ lệ thu nhập thị trường vốn yêu cầu đối với các khoản đầu tư có mức độ rủi ro tương tự

Về mặt toán học ta có:

Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu =

Dt: Cổ tức mong đợi hàng năm trên mỗi cổ phiếu

c: Tỷ lệ chi phí cơ hội trên vốn đầu tư vào dự án có rủi ro tương tự

Rõ ràng, nếu hoạt động sáp nhập ngân hàng làm tăng cổ tức mong đợi trong tương lai hay giảm tỷ suất lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư thông qua việc giảm rủi ro hoặc kết hợp cả hai, thì giá của cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng và cổ đông sẽ hưởng lợi từ giao dịch này.

Một ngân hàng có thể tăng lợi nhuận mong đợi hoặc giảm mức độ rủi ro của nó như thế nào thông qua việc sáp nhập. Một cách thức là tăng cường hiệu quả hoạt động_ giảm chi phí hoạt động trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra. Ngân hàng có thể đạt được hiện quả cao hơn nhờ vào việc củng cố hoạt động và loại bỏ những hoạt động chồng chéo không cần thiết. Do vậy, thay vì phải có hai kế hoạch hành động, hai chương trình marketing, hai hệ thống nhân viên kiểm toán riêng biệt... ngân hàng sau khi sáp nhập có thể chỉ cần một. Những nguồn nhân lực hiện tại: cơ sở vật chất, lao động, vốn và kỹ năng quản lý_ có thể được sử dụng hiệu quả hơn nếu ngân hàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, thực hiện những phương pháp phân phối dịch vụ mới và theo đó khối lượng dịch vụ mới sẽ được cung ứng trong khi những nguồn lực đầu vào không thay đổi.

Một cách thức khác để nâng cao lợi nhuận là tham gia vào thị trường mới hay cung cấp dịch vụ mới thông qua sáp nhập. Tham gia vào thị trường mới có thể tạo ra sự đa dạng hoá địa lý nếu thị trường mới đó có những đặc trưng kinh tế khác với những thị trường truyền thống của ngân hàng. Hơn nữa, sự sáp nhập có thể cho phép ngân hàng với những hệ thống dịch vụ khác nhau kết hợp, tạo ra sự đa dạng hoá trong danh mục dịch vụ, mở rộng sự lựa chọn cho khách hàng. Đây là sự đa dạng hoá sản phẩm. Cả hai hình thức đa dạng hoá đều nhằm ổn định dòng tiền và thu nhập của ngân hàng, giảm rủi ro và làm tăng thị giá cổ phiếu cho các cổ đông. Một cách lý tưởng, các ngân hàng khi có dự định sáp nhập nên tìm các ngân hàng mục tiêu (ngân hàng bị thâu tóm) có thu nhập hoặc dòng tiền có mối quan hệ ngược chiều (hoặc có ít quan hệ cùng chiều) với dòng tiền của ngân hàng thâu tóm.

Nhiều ngân hàng lại rất quan tâm đến sự tác động của sáp nhập lên thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) của ngân hàng sau khi sáp nhập. Liệu thu nhập trên mỗi cổ phiếu có tăng lên sau khi sáp nhập, làm cho cổ phiếu của ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính hay không? Cổ đông của ngân hàng bị thâu tóm (ngân hàng mục tiêu) cũng đặt ra câu hỏi như: Nếu chúng ta đổi cổ phiếu của ngân hàng cũ thành cổ phiếu của ngân hàng sáp nhập liệu thu nhập trên mỗi cổ phiếu (ÉP) có tăng lên không?

Nhìn chung, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của ngân hàng thâu tóm và ngân hàng mục tiêu sẽ tăng lên nếu:


  1. Ngân hàng có tỷ lệ giá cổ phiếu/ thu nhập (P/E) cao hơn thâu tóm ngân hàng có P/E thấp hơn.

  2. Thu nhập tổng hợp không giảm sau hợp nhất. Trong trường hợp này, thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ tăng lên ngay cả khi cổ đông của ngân hàng mục tiêu nhận được khoản đền bù hợp lý cho cổ phiếu của họ.

Ví dụ, giả sử cổ đông của ngân hàng A, ngân hàng có giá cổ phiếu hiện tại là $20/ 1CP, đồng ý thâu tóm ngân hàng B, giá cổ phiếu hiện tại $16/ 1 CP. Nếu ngân hàng A hiện có mức thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) là $5 và ngân hàng B cũng là $5, tỷ số giá trên thu nhập của 2 ngân hàng sẽ là:

Tỷ số P/E của ngân hàng A= $20/$5 = 4

Tỷ số P/E của ngân hàng B = $16/$5 = 3.2

Giả sử ngân hàng A có 100.000 cổ phiếu và thu nhập ròng là $500.000, ngân hàng B có 50.000 cổ phiếu và $250.000 thu nhập ròng. Vậy thu nhập tổng hợp của 2 ngân hàng là $750.000

Nếu cổ đông của ngân hàng B đồng ý bán tất cả các cổ phiếu với giá hiện hành là $16/1 CP, họ sẽ nhận được 4/5 ($16/$20) cổ phiếu của ngân hàng A cho mỗi cổ phiếu ngân hàng B. Do vậy tổng cộng 40.000 cổ phiếu của ngân hàng A (50.000 cp của ngân hàng B*4/5) được phát hành cho cổ đông của ngân hàng B để hoàn tất thương vụ sáp nhập. Ngân hàng sáp nhập sẽ có 140.000 cổ phiếu. Nếu thu nhập vẫn không thay đổi sau khi sáp nhập. thu nhập trên mỗi cổ phiếu của các cổ đông sẽ là:


EPS =

Thu nhập kết hợp

=

$750.000

= $5.36

Số cổ phiếu hiện hành

140.000

Rõ ràng cao hơn $5/1 CP mà ngân hàng A và ngân hàng B kiếm được trước khi sáp nhập.

Nếu tỷ số P/E của ngân hàng thâu tóm lớn hơn tỷ số P/E của ngân hàng mục tiêu thì những cổ đông của ngân hàng mục tiêu sẽ nhận được một phần bù sáp nhập (merger premium), làm cho việc sáp nhập này hấp dẫn hơn. Phần bù sáp nhập được tính từ công thức sau:







Phần bù sáp nhập =

Giá hiện tại của CP Số tiền NH thâu tóm trả cho mỗi

ngân hàng mục tiêu + CP của ngân hàng mục tiêu



Giá hiện tại của CP ngân hàng thâu tóm



Ví dụ, giả định rằng mặc dù có sự chênh lệch trong giá thị trường hiện tại của cổ phiếu ngân hàng A và ngân hàng B ($20 / 1CP so với $16/1 CP), cổ đông của ngân hàng A đồng ý trả thêm cho cổ đông của ngân hàng B $4/1 CP ( phần bù sáp nhập là ($16 +$4)/$16= 1.25 hay 125%). Điều này có nghĩa là cổ đông của ngân hàng B sẽ đổi cổ phiếu của họ lấy cổ phiếu của ngân hàng A theo tỷ lệ 1:1. Như vậy, cổ đông của ngân hàng B với 50.000 cổ phiếu hiện tại sẽ nhận được 50.000 cổ phiếu của ngân hàng A. Ngân hàng sáp nhập sẽ có 150.000 cổ phiếu. Nếu thu nhập vẫn là $750.000 sau khi sáp nhập, ngân hàng sáp nhập sẽ vẫn có thể duy trì thu nhập trên mỗi cổ phiếu ở mức $5 ($750.000/ 150.000 CP)

Tuy nhiên, việc chi trả phần bù sáp nhập có thể vượt quá tầm kiểm soát. Trong những năm gần đây, tỷ lệ phần bù sáp nhập từ 150% đến 250% đã trở nên phổ biến, và điều này thường tạo ra những kết quả gây thất vọng cho các cổ đông trong một thời gian dài sau khi việc sáp nhập hoàn tất.

Ví dụ, cổ đông của ngân hàng B được nhận tỷ lệ phần bù sáp nhập là 150% nghĩa là họ được trả $24/ 1CP cho những cổ phiếu chỉ đáng giá $16 [hoặc ($16+$8)/$16= 1.5 hay 150%]. Điều đó có nghĩa là các cổ đông của ngân hàng B sẽ nhận được 6/5 cổ phiếu ($24/$20) của ngân hàng A cho mỗi cổ phiếu của ngân hàng B hiện có. Khi việc trao đổi được thực hiện trong những điều kiện này, sẽ có 60.000 cổ phiếu mới của ngân hàng (6/5*50.000 CP của ngân hàng B) hoặc tổng cộng 160.000 cổ phiếu của ngân hàng sáp nhập. Nếu tổng lợi nhuận không giảm và vẫn ở mức xấp xỉ $750.000, ngân hàng sáp nhập sẽ báo cáo mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau đây:

EPS = $750.000/160.000 cp= $4.69

Rõ ràng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu giảm do tình trạng “loãng quyền sở hữu” (dilution of ownership) do các cổ đông của ngân hàng mục tiêu nhận được một lượng cổ phiếu mới quá lớn so với giá trị của những cổ phiếu cũ.

Nếu tỷ lệ P/E của ngân hàng mục tiêu lớn hơn P/E của ngân hàng thâu tóm, thì EPS của ngân hàng sáp nhập sẽ thấp hơn mức ban đầu, đó là kết quả của việc thu nhập phải chia cho số lượng cổ phiếu lớn hơn_hiện tượng loãng thu nhập (earning dilution).



Ví dụ, ngân hàng A, có P/E là 4( $20/$5) và 100.000 cổ phiếu, đang nỗ lực thâu tóm ngân hàng B. Ngân hàng B có P/E là 5( $25/$5) và số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 50.000. Giả định rằng tổng thu nhập của ngân hàng sáp nhập ($750/000) bằng tổng thu nhập của hai ngân hàng trước khi sáp nhập. Nếu cổ đông của ngân hàng A đồng ý trao cho cổ đông của ngân hàng B 1.25 cổ phiếu ($25/ cp của ngân hàng B/ $20/ CP của ngân hàng A) của ngân hàng sáp nhập cho 1 cổ phiếu mà cổ đông ngân hàng B đang nắm giữ, ngân hàng sáp nhập sẽ có thêm 62.000 cổ phiếu mới (1.25* 50.000 cp của ngân hàng B) cộng với 100.000 cổ phiếu của ngân hàng thâu tóm. Ngân hàng sáp nhập sẽ có thu nhập trên mỗi cổ phiếu là:

EPS= $750.000/ 162.000 = $4.62

Dễ thấy con số này nhỏ hơn EPS của ngân hàng A trước khi sáp nhập ($5). Trong trường hợp này đã có sự loãng thu nhập đáng kể do tỷ số P/E của ngân hàng bị thâu tóm cao hơn và bởi vì có nhiều cổ phiếu mới được phát hành để trả cho phần bù sáp nhập cao như đã hứa với cổ đông của ngân hàng mục tiêu.

Do vậy, thành công về mặt tài chính của một vụ sáp nhập phụ thuộc nhiều vào số tương đối thu nhập của cả 2 ngân hàng và tỷ số P/E tương ứng của chúng. Sự thay dổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu của A và ngân hàng B phụ thuộc vào tỷ số:




Giá cổ phiếu ngân hàng A

:

Giá cổ phiếu ngân hàng B

Thu nhập ròng hiện tại của ngân hàng A

Thu nhập ròng hiện tại của ngân hàng B

Tất nhiên ngay cả khi EPS giảm xuống ngay khi sáp nhập, việc sáp nhập vẫn đáng được tiến hành nếu thu nhập trong tương lai của ngân hàng sáp nhập được dự tính là sẽ tăng nhanh hơn nhờ vào sáp nhập. Nếu sáp nhập đạt được hiệu của hoạt động lớn đáng kể và tiết kiệm được chi phí trong một thời gian dài, thì tác động của việc trả giá cao hơn (trong những cổ phiếu mới cung cấp cho cổ đông của ngân hàng mục tiêu) cuối cùng sẽ được bù đắp. Việc thực hiện chuẩn quản lý tài chính đòi hỏi các ngân hàng phải phân tích khả năng có thể xảy ra đối với EPS của ngân hàng sáp nhập trước những tình huống về thu nhập và giá cả trong tương lai khác nhau. Nếu ngân hàng phải mất quá nhiều thời gian để bù đắp những chi phí của việc sáp nhập, ban quản trị ngân hàng thâu thóm có thể tìm kiếm mục tiếu thâu tóm mới.



Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
161 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương