BÀi giảng quản trị ngân hàng 2



tải về 0.83 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Trên thực tế, khía cạnh ổn định của các khoản tiền gửi là một nguyên nhân khiến các ngân hàng thường không nhận được sự hưởng ứng từ công chúng khi họ bắt đầu giảm phí hoặc tăng lãi suất tiền gửi để thu hút các khách hàng mới. Khách hàng thường không thay đổi ngân hàng ngay lập tức bởi vì chi phí và rủi ro cho sự thay đổi này là không nhỏ. Theo như các nghiên cứu gần đây, cả các công ty lẫn hộ gia đình trước khi quyết định gửi tiền vào một ngân hàng nào đều xem xét đến rất nhiều yếu tố, chứ không chỉ lãi suất. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng khi các hộ gia đình lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản tiền gửi thanh toán, họ thường đặt ưu tiên cho tính thuận tiện, sự đa dạng của dịch vụ và độ an toàn hơn là lãi suất (theo bảng trên). Hơn nữa khi cá nhân và hộ gia đình lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm, yếu tố quan hệ quen thuộc lâu dài thường được coi trọng hơn lãi suất. Ngược lại, các doanh nghiệp lại ưu tiên các ngân hàng có khả năng cho vay tốt và có tình hình tài chính vững mạnh. Họ cũng quan tâm đến chất lượng cán bộ ngân hàng và chất lượng dịch vụ tư vấn mà ngân hàng cung cấp. Theo kiến nghị của một số cuộc điều tra gần đây, ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng hiểu rõ những áp lực chi phí mà ngân hàng đang phải đối mặt, đồng thời giúp họ hiểu được lý do tại sao ngân hàng phải yêu cầu khách hàng thanh toán một cách đầy đủ và chính đáng cho bất cứ dịch vụ nào mà khách hàng đang sử dụng.


4.2.4 Thiết lập bảng giá đối với các nhóm khách hàng gửi tiền

Sự xuất hiện các tài khoản tiền gửi giao dịch có tính lãi trong những thập niên 70s đã dẫn tới một cuộc cạnh tranh dữ dội giữa các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi khác. Kết quả là một phương pháp định giá mới ra đời: Phương pháp bảng liệt kê phí tiền gửi. Một số nhà kinh tế gọi đây là phương pháp “định giá có điều kiện”bởi vì ngân hàng sẽ đưa ra một bảng liệt kê các mức phí, trong đó khách hàng sẽ phải trả một khoản phí rất nhỏ thậm chí là không phải trả phí nếu số dư tiền gửi của họ cao hơn một mức tối thiểu hoặc khách hàng sẽ phải trả một mức phí cao hơn nếu số dư tài khoản trung bình thấp hơn mức tối thiểu. Do đó, mức giá dịch vụ mà khách hàng phải trả phụ thuộc vào việc khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi như thế nào.


Các bảng liệt kê phí tiền gửi thay đổi tuỳ theo một hoặc một số nhân tố sau:

  1. Số lần giao dịch thực hiện qua tài khoản (số Séc được viết, số tiền gửi vào, số lần chuyển tiền, hay số lần thấu chi)

  2. Số dư tài khoản trung bình trong một thời kỳ nhất định (thường là một tháng)

  3. Kỳ hạn gửi tiền theo ngày, tuần hoặc tháng.

Khách hàng lựa chọn ngân hàng và xây dựng kế hoạch gửi tiền sao cho mức phí phải trả là thấp nhất có thể và (hoặc) nhận được thu nhập cao nhất trên cơ sở dự kiến về số Séc viết ra, số tiền gửi vào và rút ra cũng như số dư trung bình của tài khoản. Đương nhiên, khách hàng cũng phải xem xét tới các khía cạnh khác như mức độ an toàn và sự đa dạng của các dịch vụ.

Nhà kinh tế học Constance Dunham phân những bảng giá áp dụng cho các tài khoản giao dịch thành 3 loại:


  1. định giá cứng (cố định)

  2. định giá miễn phí

  3. định giá miễn phí có điều kiện

Theo phương pháp định giá cứng, chi phí là cố định cho một lần ký Séc hay cho một khoảng thời gian sử dụng tài khoản giao dịch hoặc cả hai. Do đó, có thể có phí duy trì tài khoản hàng tháng là 2USD và mỗi lần viết Séc khách hàng sẽ phải trả 10cent không quan tâm đến mức độ hoạt động của tài khoản.
Ngược lại, theo phương pháp định giá miễn phí, ngân hàng không thu phí duy trì tài khoản và phí cho mỗi lần giao dịch. Tất nhiên từ “miễn phí” có thể là không chính xác. Cho dù ngân hàng không thu một khoản phí nào cho các dịch vụ tiền gửi thì khách hàng vẫn phải chịu một khoản chi phí ngầm (chi phí cơ hội) dưới dạng tổn thất thu nhập vì lãi suất nhận được từ tiền gửi có thể thấp hơn lãi suất khi đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro tương tự. Nhiều ngân hàng nhận thấy định giá miễn phí rõ ràng không có lợi vì nó chủ yếu thu hút các khoản tiền gửi nhỏ, nhạy cảm. Các khoản tiền gửi như vậy chỉ tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng chỉ trong điều kiện lãi suất thị trường đang ở mức rất cao.
Phương pháp định giá miễn phí có điều kiện được rất nhiều ngân hàng đã sử dụng để thay thế cho cả 2 phương pháp trên. Phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho những tài khoản tiền gửi có giá trị lớn vì các chủ tài khoản này có thể được hưởng dịch vụ miễn phí nếu số dư bình quân lớn hơn một mức tối thiểu nào đó. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là khách hàng sẽ có một kế hoạch tiền gửi thích hợp hơn. Quá trình tự lựa chọn này sẽ cung cấp thông tin về thị trường, giúp ngân hàng hiểu được hành vi của khách hàng và chi phí của nguồn tiền gửi. Phương pháp “ định giá miễn phí có điều kiện” cho phép ngân hàng chia thị trường tiền gửi thành những tài khoản có số dư cao, ổn định và những tài khoản có số dư thấp, ít ổn định.
Dưới đây là một ví dụ về phương pháp định giá có điều kiện. Phí của tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm do 2 ngân hàng cung cấp



Ngân hàng A

Ngân hàng B

TK tiền gửi giao dịch

Số dư tài khoản tối thiểu: 100USD



Nếu số dư hàng ngày tối thiểu là:

600USD hoặc hơn: miễn phí

300USD-599USD: 5USD/1 tháng

dưới 300USD: 10 USD/ 1 tháng

Nếu số dư trung bình tháng là 1.500USD thì khách hàng không phải trả lệ phí, không giới hạn số lần viết Séc.
Tài khoản tiết kiệm

Số dư mở tài khoản tối thiểu: 100USD



Phí dịch vụ:

Nếu số dư dưới 200USD: 3 USD/1 tháng

Số dư từ 200USD trở lên: miễn phí

Số lần rút tiền lớn hơn 2USD/ 1tháng: 2



TK tiền gửi giao dịch

Số dư tài khoản tối thiểu: 100USD



Nếu số dư hàng ngày tối thiểu là:

500USD hoặc hơn: miễn phí

dưới 500USD: 3,5 USD/ 1 tháng

Nếu số lần viết Séc hoặc giao dịch qua ATM lớn hơn 10 /1 tháng và số dư dưới 500USD, lệ phí sẽ là 0,15USD/ một lần ghi nợ.


Tài khoản tiết kiệm

Số dư mở tài khoản tối thiểu: 100USD



Phí dịch vụ:

Nếu số dư dưới 100USD: 2USD/1tháng

Số dư từ 100USD trở lên: miễn phí

Số lần rút tiền lớn hơn 3USD/ 1tháng: 3








Chúng ta nhận thấy rằng ngân hàng A thiên về loại tiền gửi giao dịch có số dư lớn, ít biến động, trong khi đó ngân hàng B lại thiên về các tài khoản tiền gửi giao dịch quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, ngân hàng A tính phí dịch vụ cho tài khoản tiền gửi giao dịch khi số dư thấp hơn 600USD, trong khi đó khách hàng của ngân hàng B không phải trả phí dịch vụ cho tới khi số dư tài khoản tiền gửi giao dịch thấp hơn 500USD. Hơn nữa ngân hàng A tính chi phí (5USD đến 10USD) cao hơn hẳn ngân hàng B (3,5USD). Mặt khác ngân hàng A không giới hạn số Séc phát hành trong khi ngân hàng B tính phí nếu số lần phát hành Séc hoặc rút tiền vượt quá mức 10 lần/1 tháng. Tương tự, ngân hàng A tính phí dịch vụ 3USD/1 tháng nếu số dư tài khoản tiết kiệm dưới 200USD còn ngân hàng B chỉ tính phí 2USD đối với tài khoản có số dư dưới 100USD.


Những mức giá khác nhau phản ánh sự khác nhau về quan điểm của nhà quản lý cũng như chủ của 2 ngân hàng và loại khách hàng mục tiêu của 2 ngân hàng. Ngân hàng A có trụ sở gần những khu nhà lớn và các văn phòng nên họ đặt mục tiêu vào cá nhân và công ty giàu có, những người thường có số dư tiền gửi cao và cũng ký phát nhiều Séc. Ngược lại ngân hàng B có trụ sở nằm trên đường dẫn tới một trường đại học lớn và thu hút nhiều các tài khoản sinh viên - những tài khoản có số dư tương đối thấp. Bảng giá của ngân hàng B được thiết lập cho các tài khoản tiền gửi có số dư thấp, nhưng ngân hàng nhận thấy cần phải hạn chế việc phát hành Séc quá mức của những người gửi tiền có quy mô nhỏ bởi vì nó sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng; ngân hàng B thực hiện việc này bằng cách thu phí cho mỗi lần ký Séc cao hơn ngân hàng A.
Qua cả 2 tình huống trên, chúng ta có thể thấy rằng chính sách định giá chịu ảnh hưởng của:


  1. Loại khách hàng mỗi ngân hàng dự kiến phục vụ (khách hàng mục tiêu), việc định giá nhằm đáp ứng nhu cầu của đa số cá nhân và tổ chức thuộc khu vực thị trường của ngân hàng.

  2. Chi phí phục vụ các khách hàng khác nhau, hầu hết các ngân hàng đều định giá các dịch vụ tiền gửi sao cho nó có thể trang trải tất cả hoặc ít nhất một phần chi phí cho dịch vụ.


4.2.5 Chính sách định giá mục tiêu trọng điểm

Một số ngân hàng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, có nhiều tài khoản tiền gửi với số dư lớn, ổn định, thường mạnh dạn sử dụng phương pháp định giá mục tiêu trọng điểm. Họ thường sử dụng các chương trình quảng cáo được thiết kế công phu để hướng tới những chuyên gia có uy tín (như bác sĩ, luật sư), chủ doanh nghiệp, giám đốc và các gia đình khá giả tới những dịch vụ của ngân hàng và phí của các dịch vụ này thường cao. Đối với những tài khoản khác, đặc biệt là các tài khoản có số dư thấp, ít ổn định, việc định giá có thể nhằm vào mức hoà vốn hoặc ngân hàng có thể hạn chế các tài khoản này bằng việc định giá cao hơn. Chiến lược này thường được kết hợp với chương trình ngân hàng cá nhân (personal banker), theo đó mỗi khách hàng trọng điểm được một cán bộ ngân hàng chịu trách nhiệm đáp ứng tất cả các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng.


Nhiều nhà nghiên cứu đã đề nghị rằng một số khách hàng ngày nay, đặc biệt là các khách hàng trọng điểm, phản ứng rất nhanh với sự thay đổi của lãi suất tiền gửi. Những khách hàng này biết rằng việc bãi bỏ các quy định đang diễn ra và họ mong đợi giá các dịch vụ giảm xuống theo thời gian. Ngày nay, các trị trường tiền gửi địa phương được đặc trưng bởi việc mở rộng sử dụng phương pháp định giá có điều kiện và định giá mục tiêu trọng điểm, áp lực cạnh tranh và sự bùng nổ thông tin, các khách hàng nhạy cảm với giá tìm kiếm những nơi thoả mãn các điều kiện một cách tốt nhất.
4.2.6 Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng

Liên quan đến ý tưởng nhằm tranh thủ những khách hàng tốt nhất của ngân hàng là khái niệm về phương pháp định tiền gửi theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Những khách hàng sử dụng từ 2 dịch vụ trở lên có thể chỉ phải chịu các mức phí thấp hơn, thậm chí có thể không phải trả phí, còn những khách hàng chỉ có quan hệ hạn chế với ngân hàng sẽ phải trả mức phí cao hơn. Nhà quản lý cho rằng việc sử dụng một số lớn các dịch vụ sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng và điều này khiến cho khách hàng gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn chuyển sang ngân hàng khác. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, chính sách định giá trên cơ sở mối quan hệ sẽ tạo sự trung thành của khách hàng và làm cho họ kém nhạy cảm hơn với lãi suất tiền gửi cũng như phí dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.


4.2.7 Chiến lược định giá tiền gửi để đạt các mục tiêu của ngân hàng
Trong những năm gần đây, các ngân hàng nhận thấy rằng định giá tiền gửi có thể được áp dụng để giúp ngân hàng xây dựng nhóm khách hàng cơ sở mỗi ngân hàng phục vụ. Theo quan điểm của Fedmister việc thay đổi giá dịch vụ tiền gửi không chỉ ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi mà còn ảnh hưởng tới số dư tài khoản cũng như tới các quyết định về cơ cấu tiền gửi của khách hàng.Tất cả những diễn biến này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và lợi nhuận của ngân hàng.

Tuy nhiên, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiền gửi càng nhỏ, sự nhạy cảm của lợi nhuận cận biên khi giá dịch vụ tiền gửi thay đổi càng lớn.


Phương pháp định giá tiền gửi được sử dụng một cách tốt nhất với mục đích bảo vệ và tăng cường khả năng sinh lời cho ngân hàng hơn là để gia tăng số lượng khách hàng và chiếm thị phần từ đối thủ cạnh tranh. Thật vậy, khi ngân hàng đưa ra một chiến lược tiền gửi mới, cơ hội thành công lớn nhất nằm trong tay các khách hàng hiện tại của ngân hàng. Các khách hàng này sẽ không tự động trả giá cao hơn cho các dịch vụ tiền gửi. Họ sẽ không trả cho ngân hàng nhiều hơn những gì họ nhận được từ tài khoản tiền gửi. Chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến những ngân hàng khác khi lợi ích mà họ nhận được giảm xuống thấp hơn giá của dịch vụ tiền gửi.
4.3 Định giá cho vay kinh doanh

Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong hoạt động cho vay đối với các công ty kinh doanh cũng như các khách hàng xin vay khác là việc quyết định giá cả của món vay như thế nào (định giá khoản vay). Người cho vay luôn mong muốn thu được lãi suất cao đủ để bù đắp hoàn toàn rủi ro liên quan đến mỗi khoản cho vay và có lợi nhuận. Tuy nhiên lãi suất cũng cần đặt ở mức thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn có thể thanh toán gốc và lãi mà không phải tìm tới những người cho vay khác hay phải nhờ tới tín dụng trên thị trường mở. Khi tính cạnh tranh trên thị trường tín dụng ngày càng cao, ngân hàng càng phải cố gắng duy trì giá của các khoản tín dụng ở mức hợp lý, phù hợp với mặt bằng chung của thị trường tài chính. Thật vậy, trong một thị trường có tính cạnh tranh cao, ngân hàng chỉ có thể đóng vai trò là người chấp nhận giá, ngân hàng không thể là người đặt giá. Cùng với quá trình tự do hoá hoạt động ngân hàng tại nhiều quốc gia, sự gia tăng trong cạnh tranh đã thu hẹp đáng kể khả năng sinh lời của ngân hàng từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay. Chính vì vậy, việc định giá chính xác các khoản vay ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.


4.3.1 Phương pháp định giá tổng hợp chi phí

Trong việc định giá khoản cho vay thương mại, ban quản trị ngân hàng phải xem xét tới chi phí huy động vốn để cho vay, chi phí hoạt động và quản lý ngân hàng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phải xác định được các chi phí để tạo ra lợi nhuận và định giá chính xác các khoản cho vay. Một hệ thống thông tin quản lý được thiết kế hoàn hảo là yếu tố quan trọng hàng đầu không thể thay thế trong định giá cho vay.


Mô hình định giá cho vay đơn giản nhất giả định rằng lãi suất tính trên bất kỳ một khoản tín dụng nào cũng bao gồm 4 thành phần:

(1) Chi phí huy động vốn phục vụ cho vay

(2) Chi phí hoạt động (bao gồm tiền công, lương cho nhân viên và chi phí về trang thiết bị cho việc giải quyết các thủ tục cho vay)

(3) Phần bù cần thiết cho những rủi ro gắn với khoản cho vay.

(4) Mức lợi nhuận cận biên trên khoản cho vay, với mức lợi nhuận này cổ đông của ngân hàng có được thu nhập xứng đáng với vốn đầu tư mà họ đóng góp. Cách định giá theo phương pháp này được gọi là “phương pháp tổng hợp chi phí”. Ta có:


Mỗi thành phần trên có thể được tính theo tỷ lệ % bình quân năm so với quy mô của khoản cho vay.


Ví dụ, giả sử một khách hàng của ngân hàng yêu cầu vay 500 triệu VND. Nếu ngân hàng phải bán chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (CDs) trên thị trường tiền tệ với mức lãi suất 8% để tạo nguồn vốn tài trợ cho món vay này, thì chi phí cận biên huy động vốn cho khoản tín dụng này sẽ là 8%. Chi phí cho việc phân tích, chấp nhận, thực hiện và giám sát khoản cho vay được ước tính là 2% trên tổng số vốn vay. Phòng tín dụng của ngân hàng yêu cầu 2% trên tổng số vốn vay để bù đắp cho những rủi ro khi khoản vay không được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Cuối cùng ngân hàng muốn có 1% lợi nhuận sau khi đã tính đến các chi phí về nguồn vốn, chi phí quản lý và những chi phí rủi ro liên quan. Do vậy, để thực hiện khoản cho vay này ngân hàng sẽ yêu cầu một mức lãi suất là 13% đối với khách hàng (=8%+2%+2%+1%).
4.3.2 Phương pháp định giá theo lãi suất cơ sở/ lãi suất định hướng

Một trong những hạn chế của phương pháp định giá tổng hợp chi phí là nó giả thiết rằng ngân hàng tính toán được chính xác các khoản chi phí. Điều đó không phải lúc nào cũng đúng và có thể thực hiện được trong thực tế. Ngân hàng là một ngành đa sản phẩm, giống như các doanh nghiệp thuộc loại này, ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn trong việc phân bổ chi phí hoạt động cho rất nhiều các dịch vụ khác nhau mà nó cung cấp. Hơn nữa phương pháp này dường như giả định rằng ngân hàng có thể định giá các khoản vay mà không cần tính tới yếu tố cạnh tranh trên thị trường tín dụng. Trên thực tế đối với phần lớn các khoản vay hiện nay, điều này là không thể thực hiện. Cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cận biên của một món vay. Tóm lại cạnh tranh càng khốc liệt thì lợi nhuận thu được càng thấp.

Do những giới hạn của phương pháp tổng hợp chi phí, người ta đã đưa ra mô hình định giá theo lãi suất cơ sở (prime rate/ price leadership) và được ứng dụng phổ biến trong các ngân hàng ở nửa thế kỷ trước. Trong suốt thời kỳ đại suy thoái những năm 30, một số ngân hàng lớn đã đưa ra khái niệm lãi suất cơ sở_ prime rate (hay còn gọi là lãi suất tham chiếu). Trong thời gian này lãi suất cơ sở được xem như lãi suất thấp nhất mà ngân hàng áp dụng trên khoản cho vay ngắn hạn (vốn lưu động) đối với khách hàng có chất lượng tín dụng cao nhất.
Định giá lãi suất cơ sở (LSCS) cộng và LSCS nhân

Một cách thức đơn giản là định giá cho vay căn cứ vào điểm cơ sở so với lãi suất cơ sở. Phương pháp chuẩn là phương pháp cộng, ví dụ khách hàng A được yết giá “LSCS+2”, nghĩa là LSCS cộng 200 điểm cơ sở hoặc 2%. Nếu lãi suất cơ sở là 8%, thì khách hàng A sẽ phải trả mức lãi suất là 10%. Còn nếu lãi suất giảm xuống với LSCS, khách hàng có thể được yết giá “LSCS – 2”.


Một phương pháp thay thế LSCS cộng là LSCS nhân, công thức phức tạp hơn LSCS cộng. Nhìn chung, phương pháp định giá này được diễn giải như sau:
Lãi suất niêm yết = Nhân tố điều chỉnh x LSCS
Trong đó, nhân tố điều chỉnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1. Ví dụ, nếu lãi suất cơ sở là 10% và nhân tố điều chỉnh là 1,1, thì lãi suất niêm yết tính cho người đi vay là 11% = 1,1 x 10%. Giả định chênh lệch giữa LS niêm yết và LSCS bù đắp một cách xác đáng cho ngân hàng vì rủi ro phá sản của người đi vay theo lãi suất niêm yết lớn hơn so với rủi ro của người đi vay với LSCS. Trong trường hợp này, công thức LSCS cộng sẽ là LSCS + 1. Tuy nhiên, cần lưu ý điều gì sẽ xảy ra nếu LS thay đổi, giả định LSCS tăng 100 điểm lên đến 11%. Nếu người đi vay có món vay với lãi suất thả nổi, lãi suất sẽ được tính lại là 12% theo phương pháp LSCS cộng. Tuy nhiên, theo công thức LSCS nhân, món vay sẽ được định giá lại là 12,1% (1,1 x 11%). Ngược lại, nếu LSCS giảm xuống 100 điểm (từ 10% xuống 9%) lãi suất món vay sẽ được tính lại là 10% theo công thức LSCS cộng và 9,9% theo công thức LSCS nhân.
Giả định rằng món vay được định giá chính xác khi nhân tố điều chỉnh không thay đổi và giả định rằng LSCS là chỉ tiêu có một số tính chất lịch sử (vd, không quá cao, cũng không quá thấp), phương pháp LSCS nhân có quá trình điều chỉnh hàm ý rằng khi lãi suất tăng, người đi vay có nhiều khả năng không trả nợ đúng hạn hơn. Do đó, ngân hàng được quyền đòi hỏi sự bù đắp lớn hơn bởi vì nó gánh chịu nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, phương pháp LSCS nhân là đối xứng (symmetrical) vì nó hàm ý khi lãi suất giảm, người đi vay có khả năng hoàn trả các món nợ của họ hơn. Do vậy, người đi vay có thể được hưởng lãi suất thấp hơn nhờ vào việc giảm bớt rủi ro này.
Ngoài ra, phương pháp này còn có cánh tính toán phức tạp hơn và cho kết quả chính xác hơn, đó là căn cứ vào phần bù rủi ro và phần bù kỳ hạn, lãi suất đối với từng món vay cụ thể được xác định bằng công thức sau:


Lãi suất cho vay =

Lãi suất cơ sở +

Phần bù rủi ro tín dụng +

Phần bù rủi ro kỳ hạn








Markup (Chi phí tăng thêm)


Ví dụ, một doanh nghiệp quy mô trung bình yêu cầu một khoản tín dụng trong 3 năm để mua sắm thiết bị mới có thể phải chịu mức lãi suất 12% bao gồm lãi suất cơ sở 8% cộng với 2% phần bù rủi ro tín dụng và 2% phần bù rủi ro kỳ hạn. Những khoản vay dài hạn thường bao gồm phần bù kỳ hạn vì cho vay với kỳ hạn dài thường làm cho ngân hàng mất đi các cơ hội kiếm lời khác, đồng thời ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Xác định độ lớn của phần bù rủi ro là công việc khó nhất trong quá trình định giá khoản cho vay. Việc xác định yếu tố này thường buộc ngân hàng phải áp dụng nhiều phương pháp phân tích và điều chỉnh khác nhau. Copeland đã đưa ra một cách thức phân bổ phần bù rủi ro theo chất lượng khoản cho vay theo bảng dưới đây:




Mức độ rủi ro

Phần bù rủi ro (%)

Không

Thấp


Trung bình

Cần phải chú ý

Dưới tiêu chuẩn

Đáng ngờ


0,00

0,25


0,50

1,50


2,50
5,00

Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các khoản cho vay ở mức độ rủi ro loại dưới tiêu chuẩn hoặc đáng ngờ thường không nằm trong danh mục tài sản của ngân hàng.

Phần bù rủi ro thường được coi là phần tăng thêm (mark-up). Ngân hàng đương nhiên có thể mở rộng hoặc thu hẹp danh mục đầu tư và cho vay bằng cách tăng hoặc giảm tỷ lệ phần bù nêu trên. Nhưng cũng có nhiều ngân hàng thường thực hiện chính sách từ chối cho vay thay vì thay đổi lãi suất cơ sở hoặc phần bù rủi ro. Bởi vì, việc áp dụng phần bù rủi ro cao đối với khách hàng có chất lượng tín dụng thấp không phải là một biện pháp hay. Thực tế, một chính sách như vậy sẽ làm tăng khả năng khách hàng không trả được nợ theo đúng hợp đồng, làm cho lợi nhuận mà ngân hàng có thể kiếm được từ khoản cho vay này thậm chí ít hơn so với các khoản cho vay theo lãi suất cơ sở. Ví dụ, nếu một người đi vay có chất lượng tín dụng cao phải chịu lãi suất là 6% à người đi vay thứ 2 có chất lượng tín dụng thấp hơn phải chịu lãi suất là 12% thì người thứ 2 buộc phải thực hiện chiến lược kinh doanh rủi ro hơn với ít cơ hội thành công để thanh toán cho khoản vay với lãi suất cao. Chiến lược kinh doanh như thế là rất mạo hiểm, làm suy giảm nghiêm trọng tình trạng lợi nhuận của ngân hàng. Điều đó lý giải tại sao hầu hết các ngân hàng sử dụng cả giá (lãi suất) và chính sách hạn chế tín dụng (từ chối cho vay) nhằm điều chỉnh quy mô cũng như cấu trúc của doanh mục cho vay
Trong suốt những năm 1970s, tính ưu việt của lãi suất cơ sở dần bị thay thế bởi lãi suất LIBOR, lãi suất áp dụng cho những khoản tiền gửi Đô la Châu Âu có kỳ hạn linh hoạt từ vài ngày đến vài tháng. Sau đó, ngày càng nhiều ngân hàng lớn chuyển sang áp dụng phương pháp định giá cho vay dựa trên lãi suất LIBOR bởi vì Đô la Châu âu được sử dụng để cho vay ngày càng nhiều. Nguyên nhận thứ 2 là do quá trình toàn cầu hoá hệ thống ngân hàng, theo đó một số ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào những thị trường cho vay ở các nước khác như Canada và Mỹ. LIBOR cung cấp cho các ngân hàng một tiêu chuẩn chung trong việc định giá các khoản cho vay, gồm cả các ngân hàng trong và ngoài nước, giúp khách hàng có thể thực hiện so sánh hợp đồng vay vốn giữa các ngân hàng.

Minh hoạ cho việc định giá trên cơ sở LIBOR, vào đầu năm 1997 lãi suất phổ biến áp dụng cho các khoản tiền gửi Đô la Châu âu dao động từ 5,6-6%/ năm. Ngày 12/12/1997, 16 ngân hàng chính của London thông báo lãi suất LIBOR bình quân như sau:




Kỳ hạn

LIBOR

1 tháng

3 tháng


6 tháng

1 năm


5,90%

5,91%


5,91%

6,00%

Do vậy, công ty vay một khoản nhiều triệu USD kỳ hạn 90 ngày từ một ngân hàng trong nước hoặc nước ngoài sẽ chịu mức lãi suất được xác định như sau:

= 5,91% + 0,125% + 0,125%

= 6,16%
Đối với khoảng cho vay dài hạn từ vài tháng đến vài năm, ngân hàng sẽ tính thêm phần bù kỳ hạn vào công thức trên nhằm bù đắp rủi ro có thể xảy ra do cam kết cho vay quá dài. Ví dụ, một khoản vay kỳ hạn một năm với mức LIBOR một năm là 6%. Ta có:

= 6,00% + 0,125% + 0,25% + 0,125%

= 6,50%


Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
161 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương