BÀi giảng quản trị ngân hàng 2


Đo lường và quản trị rủi ro lãi suất



tải về 0.83 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.3. Đo lường và quản trị rủi ro lãi suất

3.3.1. Đo lường rủi ro lãi suất

Về lý thuyết, có ba mô hình đo lường rủi ro lãi suất cơ bản:

- Mô hình định giá lại (Repricing model)

- Mô hình kỳ hạn đến hạn (Maturity model)

- Mô hình vòng đời bình quân (Duration model)

Trong đó, hai mô hình: định giá lại và mô hình vòng đời bình quân được sử dụng phổ biến hơn cả.


3.3.1.1. Mô hình định giá lại

Mô hình định giá lại còn được gọi là Mô hình khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest-Sensitive Gap Model). Phương pháp tiếp cận cơ bản của mô hình này là tập trung vào những tác động của sự biến động lãi suất đến thu nhập lãi suất ròng cận biên (NII = net interest income)

Theo mô hình này, việc đo lường lãi suất được tiến hành qua các bước:

- Xác định các khoản mục tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất (tức phải định giá lại) trong một thời kỳ tương lai

- Xác đinh khe hở nhạy cảm lãi suất

- Đo lường tổn thất



(i) Xác định những tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất

Tài sản/nợ nhạy cảm với lãi suất là những tài sản/nợ được định lại lãi suất theo hoặc gần bằng lãi suất thị trường trong kỳ kế hoạch.

Theo đó, những tài sản nhạy cảm lãi suất bao gồm:

- Khoản cho vay (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn/gia hạn

- Chứng khoán đầu tư đáo hạn

- Các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi


Nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm:

- Vay từ thị trường tiền tệ (Vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; RPs)

- Tiền gửi tiết kiệm (thường là ngắn hạn) đáo hạn

- Tiền gửi thị trường tiền tệ

- Tiền gửi và khoản vay (bao gồm phát hành giấy tờ có giá) với lãi suất thả nổi

- Giấy tờ có giá (thường là ngắn hạn) đáo hạn


Những tài sản và nợ không thể tái định giá, tức không định lại lãi suất theo lãi suất thị trường, bao gồm:

Về tài sản, bao gồm các khoản mục sau:

- Tiền mặt/ Tiền gửi tại NHTƯ

- Cho vay dài hạn với lãi suất cố định

- Chứng khoán đầu tư dài hạn với lãi suất cố định

- Tài sản cố định

Về Nợ, bao gồm các khoản mục sau:

- Tiền gửi các loại và các khoản vay (bao gồm giấy tờ có giá phát hành) lãi suất cố định chưa đáo hạn

- Vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Các khoản mục tài sản và nợ từ Bảng cân đối rút gọn với thời gian còn lại

Tài sản

Số dư

Nợ

Số dư

Cho vay TD ngắn hạn

Cho vay TD 2 năm

Tín phiếu KB 3 tháng

Tín phiếu KB 6 tháng

Trái phiếu KB 3 năm

Cho vay thế chấp 10 năm, lãi suất cố định

Cho vay thế chấp 30 năm, lãi suất thả nổi, điều chỉnh 9 th/ lần


50

25

30



35

70

20


40


Vốn cổ phần

TK thanh toán

TG kỳ hạn 3 tháng

CDs 3 tháng

Thương phiếu 6 tháng

TG kỳ hạn 1 năm

TG kỳ hạn 2 năm



20

40

70



40

40

20



40


- Tài sản nhạy cảm với lãi suất:

RSA = 50 + 30 + 35 + 40 =155

(RSA = Rate sensitivity Assets)

- Nợ nhạy cảm với lãi suất:

RSL = (40 ) +70 + 40+40+ 20 = 170 (210)

(RSL = Rate sensitivity Liabilities)

Có hai quan điểm về tiền gửi thanh toán:

- Một quan điểm cho rằng do lãi suất tiền gửi thanh toán thấp nên những thay đổi trong lãi suất thị trường không ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi thanh toán hoặc ảnh hưởng không đáng kể do đó không nên coi tiền gửi thanh toán là một khoản mục nợ nhạy cảm với lãi suất.

- Quan điểm thứ hai cho rằng: tiền gửi thanh toán vì là tiền gửi không kỳ hạn có độ linh hoạt cao nên một thay đổi nhỏ trong lãi suất cũng có ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi này nên phải được coi là khoản mục nhạy cảm với lãi suất.

Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) yêu cầu các ngân hàng phải xác định tài sản và nợ nhạy cảm theo các kỳ hạn sau:

- Đến 1 ngày

- Trên 1 ngày

- Trên 3 tháng đến 6 tháng

- Trên 6 tháng đến 1 năm

- Trên 1 năm đến 5 năm

- Trên 5 năm

(ii) Xác định khe hở nhạy cảm lãi suất (GAPrs)

GAPrs = Giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất trong kỳ kế hoạch – Giá trị nợ nhạy cảm với lãi suất trong kỳ kế hoạch

GAPrs= RSA – RSL
CGAPrs = ∑ GAPi

CGAPrs: khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy.


Do quy mô của tài sản khác nhau, nên GAPrs chưa phản ảnh mức độ rủi ro tương đối của ngân hàng, vì vậy cần tính các chỉ tiêu tương đối. Có 2 chỉ tiêu

Tỷ lệ tài sản nhạy cảm lãi suất trên nợ nhạy cảm lãi suất



Các trạng thái

- GAPrs>0 hay RSR >1: NH có trạng thái nhạy cảm tài sản (Rủi ro khi lãi suất giảm, tức rủi ro tái đầu tư)

- GAPrs <0 hay RSR <1: NH có trạng thái nhạy cảm nợ (Rủi ro khi lãi suất tăng)

(iii) Xác định tổn thất trên thu nhập lãi ròng

Việc xác định tổn thất trên thu nhập lãi ròng được chia ra 2 trường hợp:

a. Trường hợp biến động lãi suất trên tài sản = trên nợ
∆NII = CGAPrs × ∆R = (RSA – RSL)∆R
Trong đó:

- ∆NII : Mức thay đổi thu nhập lãi ròng do biến động lãi suất thị trường

- CGAPrs: Khe hở nhạy cảm lãi suất tuyệt đối tích luỹ

- ∆r : Mức thay đổi lãi suất (rk– ro)

+ rk: Lãi suất dự kiến kỳ kế hoạch

+ ro: Lãi suất hiện hành

Ghi chú: ∆NII <0 (rủi ro) khi GAPrs và ∆R khác dấu



  1. Trường hợp thay đổi lãi suất trên tài sản và nợ không bằng nhau

∆NII = (RSA ×∆RA) – (RSL × ∆RL)


Trong đó:

- ∆NII : Mức thay đổi thu nhập lãi ròng do biến động lãi suất thị trường

- RSA: Giá trị TS nhạy cảm lãi suất

- RSL : Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất

- ∆ra : Mức thay đổi lãi suất đối với tài sản

- ∆rl: Mức thay đổi lãi suất đối với nợ


Mô hình tái định giá trong đo lường rủi ro lãi suất có các ưu điểm cơ bản sau:

- Dựa trên các khái niệm dễ hiểu

- Dễ dàng sử dụng để dự kiến những thay đổi về khả năng sinh lời đối với sự thay đổi lãi suất cho trước

- Cho phép xác định các chiến lược tái cấu trúc tài sản và nợ nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất

Mô hình này thường được các NH nhỏ sử dụng

Tuy nhiên nó có những hạn chế cơ bản sau:



- Hạn chế thứ nhất là nó không đánh giá được những thay đổi trong giá trị thị trường của tài sản và nợ, nghĩa là không đo lường được rủi ro thị trường. Mô hình này chỉ xác định được rủi ro tái đầu tư và rủi ro tái tài trợ.

- Hạn chế thứ hai là nó tập hợp các khoản mục có thời gian đến hạn khác nhau trong cùng một nhóm kỳ hạn tái định giá. Chẳng hạn, nếu kỳ hạn tái định giá là 6 tháng tới thì một khoản nợ đáo hạn vào tháng đầu tiên cũng sẽ được tính toán như một khoản nợ đáo hạn vào tháng thứ 6.

- Hạn chế thứ ba là mô hình này không xét đến các các dòng tiền khấu trừ có thể tái đầu tư hoặc tái huy động ở mức lãi suất thị trường trong thời kỳ tái định giá. Nói cách khác, nó giả định tất cả các dòng tiền vào và ra chỉ có thể xuất hiện vào thời điểm đáo hạn.

- Hạn chế thứ tư là nó bỏ qua các dòng tiền từ hoạt động ngoại bảng, chẳng hạn các dòng tiền từ các hợp đòng tương lai.

Để khắc phục các hạn chế trên, có thể sử dụng hai giải pháp:

- Phát triển nhiều kỹ thuật phức tạp và chặt chẽ hơn nhằm khắc phục một số nhược điểm

- Ứng dụng rộng rãi tin học trong thu thập và xử lý dữ liệu.
3.3.1.2. Mô hình kỳ hạn đến hạn

Mô hình này được phát triển nhằm đo lường tác động của biến động lãi suất lên giá trị thị trường của tài sản, nợ và giá trị ròng của ngân hàng.

Xuất phát từ tương quan nghịch giữa lãi suất và giá trị thị trường của tài sản và nợ và kỳ hạn càng dài thì giá trị thị trường càng giảm nhiều, mô hình này tập trung vào xác định khe hở kỳ hạn giữa tài sản và nợ. Khe hở này càng lớn tức chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản và nợ càng lớn thì biến động của tài sản và nợ càng chênh lệch nhiều và do đó tác động đến giá trị ròng của ngân hàng càng lớn.

Khe hở kỳ hạn đến hạn được xác định như là Chênh lệch giữa bình quân gia quyền kỳ hạn đến hạn của tài sản và bình quân gia quyền kỳ hạn đến hạn của nợ của ngân hàng.

GAPM = MA – ML
Trong đó:

GAPM : Khe hở kỳ hạn đến hạn

- MA : Kỳ hạn đến hạn bình quân của tài sản

- ML : Kỳ hạn đến hạn bình quân của nợ




MA =




ML =
Trong đó:

- WAi : Tỷ trọng tài sản thứ i

- MAi : Kỳ hạn đến hạn của khoản mục tài sản thứ i

- n : số khoản mục nợ

- WLi : Tỷ trong khoản nợ thứ i

- MLi : Kỳ hạn đến hạn của khoản nợ thứ i

- m: số khoản mục nợ
Các trạng thái

Vì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (E) = Giá trị thị trường tài sản – Giá trị thị trường nợ nên theo lập luận xuất phát ở trên:

- GAPM > 0: Lãi suất tăng thì giá trị vốn chủ sở hữu giảm (giá trị tài sản giảm nhiều hơn)

- GAPM < 0 : Lãi suất giảm thì giá trị vốn chủ sở hữu giảm (giá trị nợ tăng nhiều hơn)


Mô hình kỳ hạn đến hạn có hai ưu điểm cơ bản sau:

- Đơn giản, trực quan

- Lượng hóa tác động của biến động lãi suất đối với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

Nhược điểm cơ bản của nó là:

- Chưa tính tới tác động của các dòng tiền khác nhau trong cùng một kỳ hạn đến hạn.

- Chưa tính đến tác động của đòn bẩy nợ


3.3.1.3. Mô hình khe hở vòng đời bình quân

(i) Khái niệm vòng đời bình quân (Duration)

Vòng đời bình quân là một khái niệm về kỳ hạn của một khoản đầu tư (tài sản) hay một khoản nợ có tính đến thời điểm nhận được các dòng tiền.

Một cách tương đối có thể định nghĩa là kỳ hạn đến hạn bình quân gia quyền của một tài sản trong đó hiện giá các dòng tiền tương ứng với từng kỳ hạn là quyền số

(The average life of an asset or liability or, more technically, the weighted-average time to maturity using the relative present values of the asset or liability cash flows as weights – P.S. Rose)

Công thức tính vòng đòi bình quân:




D=
- PVt: các dòng tiền nhận được ở cuối kỳ hạn t, hiện tại hoá theo tỷ suất chiết khấu

- t: Khoảng thời gian nhận được các dòng tiền tính từ thời điểm đầu tư

Ví dụ: Trái phiếu kỳ hạn đến hạn 6 năm, mệnh giá 1000, lãi suất cố định 8%/năm, lãi trả hàng năm



t

FVt

(1 + r)t


PVt


PVt × t



1

2

3



4

5

6



80

80

80



80

80

1080



1,0800

1,1664


1,2597

1,3605


1,4693

1,5869


74,07

68,59


63,51

58,80


54,45

680,58


74,07

137,18


190,53

253,20


272,25

4083,48











1000


4992,71

= 4,99 năm


Vòng đời bình quân của toàn bộ danh mục tài sản được xác định như sau:


DA = ΣWAi ×DAi
Vòng đời bình quân của toàn bộ danh mục nợ được xác định như sau:
DL = ΣWLi ×DLi
Trong đó:

- DA : Vòng đời bình quân của cả danh mục tài sản trong Bảng cân đối

- DL : Vòng đời bình quân của danh mục nợ trong Bảng

- DAi: Vòng đời của tài sản i (những tài sản có cùng kỳ hạn)

- DLi: Vòng đời của khoản nợ i (những khoản nợ có cùng kỳ hạn)

- WAi : tỷ trọng giá trị của TS i

- WLi : tỷ trọng giá trị khoản nợ i

(ii) Đo lường rủi ro khe hở vòng đời bình quân

Theo lý thuyết danh mục đầu tư:

= - D×
Trong đó:

- ∆P/P: Tốc độ giảm giá trị thị trường của một công cụ tài chính (tài sản/nợ)

- D: vòng đời bình quân của công cụ tài chính đó

- ∆r/(1+r): Tốc độ tăng lãi suất
Mặt khác, ta lại có:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ

Ký hiệu giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu là E, của tài sản là A và của nợ là L, tao có:

E = A - L → ∆E = ∆A - ∆L

(ΔE: mức biến động tăng (+) hoặc giảm (-) trong giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.

ΔA: mức biến động tăng (+) hoặc giảm (-) trong giá trị thị trường của tài sản.

ΔL: mức biến động tăng (+) hoặc giảm (-) trong giá trị thị trường của nợ)
Từ (1) ta có:
= -DA ×
Trong đó: DA là vòng đời bình quân của toàn bộ danh mục tài sản

Tương tự với ∆L

= -DL ×
Suy ra: ∆E= - (DA.A –DL.L).
= -(DA. – DL. )A.
→ ∆E = -(DA – DL.k)A (2)
(k = gọi là hệ số nợ)

Kết luận:

- Tác động của rủi ro lãi suất phụ thuộc 3 yếu tố:

+ Khe hở vòng đời bình quân đã điều chỉnh theo đòn bẩy nợ (Duration Gap, ký hiệu là GAPD)
GAPD = DA – DL.
+ Tổng tài sản của ngân hàng (A) hay quy mô của NH

+ Tốc độ tăng của lãi suất

Có thể viết lại phương trình 2 để thấy rõ hơn:

ΔE = - GAPD × A × (3)

- Ngân hàng sẽ gặp rủi ro thị trường khi ΔE <0, tức GAPD và Δr cùng dấu. Ngược lại, ngân hàng sẽ thu lợi về vốn khi GAPD và Δr ngược dấu
3.3.2. Quản trị rủi ro lãi suất

Để kiểm soát rủi ro lãi suất, NH có thể sử dụng 2 công cụ cơ bản:

- Tái cấu trúc bảng cân đối

- Sử dụng các công cụ phái sinh

Tùy theo việc lựa chọn mô hình đo lường rủi ro mà các chiến lược tái cấu trúc bảng cân đối để phòng ngừa rủi ro lãi suất có thể khác nhau

3.3.2.1. Chiến lược tái cấu trúc tài sản và nợ

(i) Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất phòng ngừa rủi ro lãi suất

Các chiến lược này xuất phát từ mô hình đo lường rủi ro dựa trên khe hở nhạy cảm lãi suất.

- Chiến lược thuần bảo vệ, tức là chiến lược nhằm phòng ngừa rủi ro thuần túy mà không nhằm đầu cơ. Theo chiến lược này, ngân hàng cần phải điều chỉnh khe hở về mức Zero (cấu trúc lại kỳ hạn của tài sản và nợ)

Trường hợp khe hở dương (GAPrs > 0), ngân hàng có thể tăng nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm tài sản nhạy cảm lãi suất. Trường hợp khe hở âm tiến hành ngược lại

- Ngân hàng cũng có thể lựa chọn chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm năng động (aggressive gap management). Theo chiến lược này, ngân hàng dựa vào dự báo lãi suất thiết lập một khe hở nhạy cảm có tính “đầu cơ”. Nếu dự báo lãi suất tăng, ngân hàng có thể thiết lập khe hở dương, ngược lại, nếu dự báo lãi suất giảm, ngân hàng có thể thiết lập khe hở âm. Trong cả hai trường hợp, nếu lãi suất đúng như dự báo, ngân hàng có thể thu lợi do ΔNII > 0. Đương nhiên, trong trường hợp này ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro khi lãi suất biến động ngược với dự báo.

(ii) Quản trị khe hở vòng đời phòng ngừa rủi ro lãi suất

Các chiến lược tái cấu trúc này xuất phát từ mô hình đolwowngf rủi ro lãi suất theo khe hở vòng đời bình quân. Tương tự như trên và xuất phát từ phương trình (3), ngân hàng có thể lựa chọn các chiến lược tái cấu trúc:

- Chiến lược bảo vệ thuần: Tái cấu trúc bảng cân đối sao cho khe hở vòng đời về Zero, theo các cách sau:

+ Điều chỉnh DA cố định DL ×k

+ Điều chỉnh đồng thời DA và DL

+ Điều chỉnh k

Hệ quả của chiến lược này là đưa ΔE → 0

- Chiến lược bảo vệ năng động

+ Dự đoán lãi suất tăng: Dịch chuyển về trạng thái khe hở âm, tức giảm DA đồng thời tăng DL×k

+ Dự đoán lãi suất giảm: Dịch chuyển về trạng thái khe hở dương, tức tăng DA và giảm DL × k

Hệ quả của chiến lược này là làm cho ΔE >0. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tương ứng khi lãi suất biến động ngược chiều với dự đoán.
3.3.2.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các hợp đồng phái sinh

(i) Sử dụng hợp đồng tương lai (Futures)

a. Nghiệp vụ phòng chống thế đoản (short hedge)

- Trường hợp lãi suất tăng dẫn đến chi phí vay vốn tăng và giá trị tài sản giảm: ngân hàng bán hợp đồng tài chính tương lai sau đó mua lại một hợp đồng tương tự ở thời điểm đến hạn trên thị trường giao ngay

b. Nghiệp vụ phòng chống thế trường (long hedge)

Trường hợp lãi suất giảm dẫn đến sụt giảm thu nhập từ tín dụng và kinh doanh chứng khoán: ngân hàng mua hợp đồng tài chính tương lai sau đó bán lại một hợp đồng tương tự ở thời điểm đến hạn trên thị trường giao ngay.

(ii) Sử dụng Hợp đồng quyền chọn (Interest rate Options)

Có 4 chiến lược cơ bản về sử dụng hợp đồng quyền chọn :

- Chiến lược mua quyền chọn mua (Buying a call)

- Chiến lược bán quyền chọn mua (Selling a call)

- Chiến lược mua quyền chọn bán (Buying a put)

- Chiến lược bán quyền chọn bán (Selling a put)

Việc sử dụng các chiến lược nói trên nhằm đạt các mục tiêu:

- Chống lại sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư khi lãi suất tăng

- Chống lại tổn thất do khe hở nhạy cảm lãi suất

Để phòng chống sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư khi lãi suất tăng, ngân hàng có thể sử dụng một trong hai chiến lược:

- Chiến lược mua hợp đồng quyền bán

- Chiến lược bán hợp đồng quyền mua

Cả hai chiến lược trên đều dựa trên lô – gic là khi lãi suất tăng giá thị trường của các công cụ tài chính cơ sở của hợp đồng quyền chọn trên thị trường giao ngay sẽ giảm. Do đó, với chiến lược mua hợp đồng quyền bán, ngân hàng sẽ có lợi khi giá thị trường giao ngay giảm và ngân hàng có quyền chọn bán. Ngược lại, với chiến lược bán hợp đồng quyền mua, khi giá giảm người mua sẽ không thực hiện hợp đồng và ngân hàng sẽ có khoản thu phí bán quyền chọn.

Để phòng chống tổn thất do khe hở nhạy cảm lãi suất, chiến lược có thể lựa chọn phụ thuộc vào trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất:

- Trong trường hợp khe hở âm, lãi suất tăng: ngân hàng có thể thực hiện chiến lược mua hợp đồng quyền bán hoặc chiến lược bán hợp đồng quyền mua. Lô- gic ở đây là khi lãi suất tăng, giá thị trường của các công cụ tài chính cơ sở của hợp đồng quyền chọn sẽ giảm.

- Trong trường hợp khe hở dương, lãi suất giảm: ngân hàng có thể lựa chọn chiến lược mua hợp đồng quyền mua hoặc chiến lược bán hợp đồng quyền bán với lô-gíc là giá thị trường của các công cụ tài chính cơ sở của hợp đồng quyền chọn sẽ tăng.


Các nghiên cứu thực tế cho thấy vì nhiều lý do, trong đó có lý do giới hạn pháp lý, các ngân hàng chỉ chủ yếu thực hiện chiến lược mua quyền. Một số nghiên cứu khác cho thấy các các ngân hàng nhỏ chủ yếu thực hiện chiến lược mua quyền; các NH lớn thực hiện cả hai chiến lược mua quyền và bán quyền chọn.

(iii) Sử dụng Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate Swaps)

Chức năng cơ bản của các hợp đồng hoán đổi lãi suất là:

- Cho phép hai người vay có thể trao đổi các đặc điểm có lợi nhất trong các hợp đồng của họ với nhau nhằm tối đa hoá lợi ích của hai bên

- Thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của một NH, giảm chi phí huy động vốn bằng cách:

+ Chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi (và ngược lại)

+ Làm cho kỳ hạn tài sản và nợ phù hợp hơn



Các ví dụ điển hình về hợp đồng hoán đổi lãi suất:

Ví dụ 1:

- Ngân hàng 1 huy động vốn kỳ hạn 2 năm lãi suất cố định, trả lãi 6 tháng 1 lần. Cho vay lãi suất 6 tháng thay đổi lãi suất 1 lần. NH này cần giảm kỳ hạn hoàn trả bằng cách giảm kỳ hạn nợ và chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi.

- Ngân hàng 2 cho vay thế chấp, lãi suất cố định. Huy động tiền gửi tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn ngắn. NH này cần tăng kỳ hạn hoàn trả và chuyển lãi suất huy động thả nổi thành lãi suất cố định


Ví dụ 2:

- NHA có phân hạng tín dụng thấp, khe hở kỳ hạn dương, không muốn có những biến động trong ngắn hạn. Ngân hàng này không tiếp cận được các nguồn vốn dài hạn chi phí thấp

- NHB có phân hạng tín dụng cao, có khả năng vay dài hạn với chi phí thấp nhưng muốn các khoản nợ ngắn hạn có lãi suất linh hoạt do khe hở kỳ hạn âm, không muốn có những biến động trong dài hạn.


Các bên tham gia hợp đồng SWAP lãi suất

Trả lãi suất cố định nếu phát hành trái phiếu dài hạn

Trả lãi suất thả nỗi nếu huy động giấy tờ có giá ngăn hạn

Khoản tiết kiệm tiềm năng của mõi bên

NHA

11,5%

Lãi suất cơ bản + 1,75%

0,50%


NHB

9%

Lãi suất cơ bản

0,25%

Chênh lệch lãi suất do phân hàng tín dụng khác nhau

2,5%

1,75%

0,75%

- NHA sẽ trả 9% lãi suất cố định. Số tiết kiệm được là:

11,5% - 9% - (1,75% + 0,25%) = 0,5%

- NHB sẽ trả lãi suất cơ bản – 0,25%. Số tiết kiệm được sẽ là: 0,25%


(iv) Sử dụng hợp đồng Caps, Floors and Collars

Hợp đồng trần lãi suất (Interest rate Caps) bảo vệ những tổn thất do lãi suất thị trường tăng. Hợp đồng này có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Người cho vay bảo đảm với bên vay không tăng lãi suất vượt quá mức trần

- Mua hợp đồng trần lãi suất từ bên thứ ba. Thực chất là mua quyền chọn mua lãi suất. Bên này sẽ thanh toán chênh lệch lãi suất vượt quá mức trần

Nhờ hợp đồng trần lãi suất, người mua hợp đồng sẽ chuyển từ lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định.



Hợp đồng sàn lãi suất (Interest rate Floors) được sử dụng trong trường hợp kỳ hạn nợ > kỳ hạn tài sản hoặc khi nợ có lãi suất cố định được đầu tư vào tài sản có lãi suất thả nổi. Hợp đồng này có thể có các dạng sau:

Sử dụng sàn lãi suất trong hợp đồng đầu tư tài sản. Mua một hợp đồng sàn lãi suất là mua quyền chọn bán đối với lãi suất. Nếu lãi suất đầu tư gảm xuống dưới mức sàn, người bán phải thanh toán phần chênh lệch cho NH. Mộtngaan hàng cúng có thể bán hợp đòng sàn lãi suất cho các khách hàng: thu phí.



Hợp đồng khoảng lãi suất (Interest rate Collars) được ngân hàng sử dụng để bảo vệ thu nhập khi lãi suất dao động thất thường hoặc trường hợp ngân hàng không dự tính được chính xác động thái của lãi suất trên thị trường. Trong trường hợp này, ngân hàng mua đồng thời hai hợp đồng; hợp đồng trần lãi suất - CAPS (chẳng hạn, 9%) và hợp đồng sàn lãi suất - FLOORS (chẳng hạn, 4%). Ngân hàng cũng có thể thực hiện chiến lược bán hợp đồng sàn lãi suất để tài trợ cho việc mua hợp đồng trần lãi suất .

Hợp đồng trần lãi suất, hợp đồng sàn lãi suất và hợp đòng khoảng lãi suất là những dạng đặc biệt của hợp đồng quyền chọn phòng chống rủi ro lãi suất cho các khoản nợ và tài sản của ngân hàng.


Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
161 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương