BÀi giảng quản trị ngân hàng 2


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1



tải về 0.83 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1

-----
Câu 1: Một định chế tài chính có Bảng cân đối kế toán như sau:
Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu

Tiền mặt: $1000 Chứng chỉ tiền gửi: $10.000

Trái phiếu $10.000 Vốn cổ phần: $1.000

Tổng tài sản: $11.000 Tổng nợ và VCSH: $11.000


Trái phiếu có kỳ hạn đến hạn 10 năm, lãi suất coupon cố định là 10%/năm. Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 1 năm và lãi suất cố định 6%.

  1. Thu nhập lãi ròng (NII) cuối năm thứ nhất sẽ là bao nhiêu? (NII = thu nhập lãi – Chi phí trả lãi)

  2. Nếu cuối năm thứ nhất, lãi suất thị trường tăng 100 điểm cơ bản (1%), thu nhập lãi ròng sẽ là bao nhiêu? Sự thay đổi trong thu nhập lãi ròng gây ra bởi rủi ro tái đầu tư hay rủi ro tái tài trợ?

  3. Giả sử lãi suất thị trường gia tăng 1%, trái phiếu sẽ có giá trị là $9.446 ở cuối năm thứ nhất. Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu là bao nhiêu? (nếu toàn bộ NII được sử dụng để trang trải chi phí hoặc chia cổ tức).

  4. Nếu lãi suất thị trường giảm 100 điểm cơ bản vào cuối năm thứ nhất, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ cao hay thấp hơn $1000? Tại sao?


Câu 2: Một quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ (Money market mutual Fund) mua $1.000.000 trái phiếu kho bạc 2 năm, ở thời điểm 6 tháng trước. Trong thời gian này, giá trị của chứng khoán đã gia tăng nhưng vì lý do thuế, quỹ này hoãn việc bán trái phiếu thêm 2 tháng nữa. Kiểu rủi ro gì mà quỹ này phải đối diện trong 2 tháng tới?
Câu 3: Một NH đầu tư 50 triệu USD vào một tài sản kỳ hạn 2 năm, lãi suất 10% trả cho từng năm, đồng thời phát hành một khoản nợ kỳ hạn 1 năm, lãi suất 8%/năm. Thu nhập lãi ròng (NII) mỗi năm của NH là bao nhiêu nếu cuối năm thứ nhất tất cả lãi suất tăng 1% (100 basis point)?
Câu 4: Nếu đồng Franc Pháp giảm giá trong tương lai gần, một NH của Mỹ có chi nhánh tại Pháp sẽ muốn duy trì trạng thái đồng Franc ở trạng thái trường ròng hay trạng thái đoản ròng? Vì sao?
Câu 5: Nếu một NH có số lượng tài sản và nợ trong cùng một ngoại tệ bằng nhau, NH này có tất yếu loại trừ hoàn toàn rủi ro liên quan đến giao dịch quốc tế? Giải thích.
Câu 6: Một quỹ bảo hiểm Mỹ đầu tư $1.000.000 vào trái phiếu Đức. Mỗi trái phiếu trả DM300 tiền lãi mỗi năm trong 20 năm. Nếu tỷ giá hiện hành là DM1,762/$, bản chất của rủi ro ngoại hối mà công ty bảo hiểm này phải gánh chịu là gì? Đặc biệt, kiểu biến động nào trong tỷ giá mà NH này phải quan tâm?
Câu 7: Giả sử một NH Mỹ có tài sản ở Đức trị giá 150 triệu DM. Tài sản này có thu nhập trung bình 8%/năm. NH huy động 100 triệu DM nợ, trả lãi trung bình 6%/năm. Tỷ giá hiện hành là 1,5DM/$.

  1. Nếu tỷ giá ở cuối năm là 2DM/$ thì USD tăng hay giảm giá so với DM?

  2. Với sự thay đổi tỷ giá trên, thu nhập lãi ròng bằng USD sẽ như thế nào?

  3. Tác động của sự thay đổi tỷ giá lên giá trị của tài sản và nợ bằng USD?


Câu 8: Sáu tháng trước, NH Q. phát hành một CD 100 triệu $, kỳ hạn 1 năm bằng DM. Cùng thời gian, NH này đầu tư 60 triệu $ vào một khoản cho vay bằng DM và 40 triệu $ vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Tỷ giá 6 tháng trước là 1,7382DM/$. Giả sử không có khoản tiền gốc nào được rút và tỷ giá hôm nay là 1,3905DM/$.

  1. Giá trị hiện tại (tiền gốc) của CD (bằng USD và DM)?

  2. Giá trị hiện tại (tiền gốc) của khoản cho vay bằng DM (bằng USD và bằng DM)?

  3. Giá trị hiện tại của trái phiếu kho bạc Mỹ (bằng USD và DM)?

  4. Lãi/lỗ của NH Q. từ nghiệp vụ trên (bằng USD và DM)


Câu 9: Giả sử bạn mua một trái phiếu Thuỵ Sĩ được xếp hạng AAA, kỳ hạn 10 năm, trả lãi coupon 8%, phát hành ngang giá. Trái phiếu có mệnh giá 1000SF. Tỷ giá giao ngay ở thời điểm mua là 1,5SF/$. Vào cuối năm, trái phiếu bị rớt hạng xuống hạng AA và thu nhập tăng lên 10%. Mặt khác, đồng SF tăng giá lên 1,35SF/$.

  1. Lỗ(lãi) của người đầu tư Thuỵ Sĩ nắm giữ trái phiếu này trong 1 năm? Tỷ lệ lỗ (lãi) do rủi ro ngoại hối? Tỷ lệ lỗ (lãi) do rủi ro lãi suất?

  2. Lỗ (lãi) của người đầu tư Mỹ nắm giữ trái phiếu này trong 1 năm? Tỷ lệ lỗ (lãi) do rủi ro ngoại hối? Tỷ lệ lỗ (lãi) do rủi ro lãi suất?


Câu 10: Xác định những rủi ro mà các định chế tài chính trung gian (FI) có thể gánh chịu trong những tình huống sau:

  1. Một NH tài trợ một khoản cho vay kinh doanh 5 tỷ đồng, kỳ hạn 6 năm, lãi suất cố định bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 1 năm.

  2. Một công ty bảo hiểm đầu tư các khoản phí vào một danh mục trái phiếu chính quyền địa phương dài hạn.

  3. Một NH Mỹ phát hành các giấy nợ lãi suất cố định, kỳ hạn 2 năm để tài trợ một khoản cho vay các doanh nghiệp Anh, kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định.

  4. Một NH Nhật mua lại một NH Áo nhằm thuận tiện hơn cho hoạt động thanh toán.

  5. Một quỹ hỗ tương (Mutual Fund) phòng ngừa (hedging) rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn

  6. Một nhà kinh doanh trái phiếu Mỹ (bond dealer) sử dụng vốn tự có để mua lại một khoản đầu tư vào trái phiếu một nước đang phát triển của người đầu tư Mexico.

  7. Một NH Việt Nam bảo lãnh thanh toán cho khách hàng bằng tiền đồng với quy mô bảo lãnh lớn.

  8. Một NH Việt Nam đầu tư lớn vào bất động sản

bằng cách chọn một hoặc nhiều hơn các rủi ro sau:

a. Rủi ro lãi suất b. Rủi ro tín dụng

c. Rủi ro ngoại bảng d. Rủi ro công nghệ

e. Rủi ro ngoại hối f. Rủi ro quốc gia (Country or sovereign risk)

g. Rủi ro thanh khoản h. Rủi ro thị trường

Giải thích sự chọn lựa đó (trên cơ sở những khái niệm đã học).
Câu 11: Xem 4 kiểu rủi ro sau: rủi tro tín dụng; rủi ro ngoại hối; rủi ro thị trường; và rủi ro quốc gia. Hãy tách các kiểu rủi ro này thành 2 cặp, trong mỗi cặp có 2 rủi ro có liên quan với nhau, một rủi ro là tập hợp con của cái còn lại.

CHƯƠNG 2

----
ĐÁNH GIÁ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng

2.1.1. Mục tiêu đánh giá

Đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là một công cụ của quản trị - nhằm phục vụ cho việc lấy các quyết định quản trị - đồng thời nó cũng là một trong những nội dung của hoạt động quản trị. Đây là công việc được các đối tượng hữu quan cả bên trong và bên ngoài ngân hàng tiến hành thường xuyên.

Mục tiêu của đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm:

- Nhận thức được thực trạng của ngân hàng về nhiều khía cạnh: về khả năng sinh lời; về mức độ rủi ro; về khả năng tăng trưởng; về vị thế trên thị trường..và qua đó, có thể có một đánh giá tổng hợp về tình hình chung hay giá trị của ngân hàng ở thời điểm đánh giá.

- Là cơ sở để dự báo về những xu hướng chủ yếu và triển vọng (cả tích cực và tiêu cực) về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai (xét trong ngắn hạn và dài hạn)

- Là cơ sở để các đối tượng hữu quan lấy các quyết định cần thiết. Một cách vắn tắt, đối tượng hữu quan là những chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến ngân hàng và do đó bằng cách này hay cách khác phải thu thập các thông tin về ngân hàng để trên cơ sở đó lấy các quyết định phù hợp. Các đối tượng hữu quan nói ở đây có thể là:

- Các cổ đông

- Hội đồng quản trị

- Bộ phận điều hành

- Nhân viên

- Đối tác kinh doanh

- Khách hàng

- Người cho vay

- Nhà đầu tư trên thị trường

- Cơ quan điều tiết (NHTW..)

- Các cơ quan quản lý nhà nước khác

- Cơ quan thuế

….

2.1.2. Phương pháp sử dụng

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp phù hợp với các mục tiêu cụ thể và nguồn thông tin khả dụng. Ví dụ: Để đánh giá khả năng sinh lời có thể sử dụng chỉ tiêu tổng hợp tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)…

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tổng hợp và sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố thích hợp để xác định ảnh hưởng từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng hợp. Ví dụ: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE có thể được phân tích theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn, có thể phân tích thành 2 nhân tố: tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và số nhân vốn chủ sở hữu (EM)

- Sử dụng các phương pháp phân tích theo thời gian hoặc phân tích theo ngành để rút ra các nhận định sâu hơn. Phân tích theo thời gian nhằm thấy được các xu hướng biến động theo thời gian. Phân tích theo ngành nhằm so sánh giữa các đơn vị trong ngánh có đặc điểm tương đồng xét theo một tiêu chí nào đó nhằm nhận thức được những ưu điểm, hạn chế, các lợi thế hoặc bất lợi trong cạnh tranh

- Cung cấp các khuyến nghị cần thiết tùy theo yêu cầu của từng đối tượng hữu quan.
2.1.3. Cơ sở thông tin của đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng

Việc đánh giá các hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên các cơ sở thông tin chủ yếu sau:

(i) Các báo cáo tài chính của ngân hàng theo thời gian

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

(ii) Các báo cáo khác của ngân hàng theo thời gian

(iii) Thông tin về các ngân hàng khác theo thời gian

iv) Các chỉ số chuẩn của ngành, của các cơ quan điều tiết trong nước và quốc tế

Những thông tin nói trên chỉ nên coi là những cơ sở thông tin tối thiểu. Để nâng cao chất lượng của công tác đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng, cần phải tiến hành thu thập thêm các thông tin chuyên đề khác. Trong nhiều trường hợp, phải tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát để có được những dữ liệu sơ cấp.
2.1.4. Nội dung chủ yếu của đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng

Để đáp ứng được các mục tiêu đánh giá đã nêu trong mục 2.1.1, việc đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tiến hành theo 3 nội dung chủ yếu:

(i) Đánh giá khả năng tăng trưởng của ngân hàng

(ii) Đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, thông qua các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá mức độ sinh lời và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

(iii) Đánh giá rủi ro của NH

Ba nội dung đánh giá trên tương ứng với 3 mục tiêu của ngân hàng là: tăng trưởng; sinh lời; và kiểm soát rủi ro. Các mục tiêu này vừa có tương quan vừa độc lập với nhau vì vậy, các nội dung đánh giá trên phải vừa được xem xét trong tổng thể, vừa được xem xét một cách độc lập. Cả về lý thuyết và thực tế, kết quả tổng hợp của 3 nội dung trên là cơ sở cho việc xác định giá trị (hay giá trị ròng) của ngân hàng.

Đối với những NH có cổ phiếu được giao dịch tích cực trên thị trường thì thị giá cổ phiếu là chỉ tiêu tổng hợp tốt nhất để đo lường tình hình kinh doanh của ngân hàng, bởi vì thị giá cổ phiếu là sự tổng hợp của cả 3 yếu tố sau:

- Dòng lợi tức thu được trong tương lai

- Mức rủi ro dự tính của NH

- Đánh giá của nhà đầu tư về hai yếu tố trên

Có thể thấy rõ điều này qua xem xét công thức định giá cổ phiếu sau:

Po: Mức giá thị trường hiện hành của cổ phiếu

CFi (hay FVi: Dòng tiền được thanh toán trong kỳ thứ i tùy theo từng phương thức thanh toán).

r: Lãi suất chiết khấu phản ảnh mức rủi ro của cổ phiếu ngân hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc đánh giá dựa trên một hệ thống chỉ tiêu và căn cứ vào các dữ liệu của các báo cáo tài chính vẫn được tiến hành phổ biến vì những lý do sau:



(i) Thị trường không hoàn hảo

Chỉ trong một thị trường hoàn hảo, giá trị cổ phiếu mới phản ảnh đầy đủ và chuẩn xác thực trạng và triển vọng của ngân hàng hay nói khác, mới phản ảnh được giá trị thực của ngân hàng. Trên thực tế, thị trường hoàn hảo chỉ là một khái niệm lý thuyết. Các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường, tình trạng thông tin bất đối xứng,..đã làm cho các quan hệ cung – cầu bị bóp méo, dẫn đến giá cả bị lệch lạc.



(ii) Mức độ tham gia thấp của cổ phiếu ngân hàng vào thị trường

Cổ phiếu của ngân hàng ít được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung tức ít được niêm yết. Lý do là vì phần lớn các ngân hàng đều là ngân hàng nhỏ. Điều này không những đúng với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước phát triển. Hệ quả là quy mô giao dịch cổ phiếu của ngân hàng còn nhỏ.

(iii) Thị giá được hình thành do các lực lượng thị trường. Các lực lượng này lấy quyết định từ phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm hiểu rõ hơn các động cơ của những nhà đầu tư, trên cơ sở đó có được những dự báo về xu hướng và động thái của thị trường.

(iv) Việc phân tích theo hệ thống chỉ tiêu cho phép các đối tượng hữu quan có được cơ sở cho các quyết định tương ứng. Bởi vì các đối tượng hữu quan khác nhau sẽ có những quan tâm khác nhau và lấy các quyết định khác nhau. Chỉ đơn giản dựa vào giá thị trường của cổ phiếu thì sẽ không đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của từng đối tượng hữu quan.

(v) Cuối cùng, cần thấy là việc đánh giá dựa trên các báo cáo tài chính mà về cơ bản là dựa trên giá trị sổ sách là một công việc đơn giản, dễ sử dụng cho nhiều chủ thể.
2.2. Đánh giá khả năng tăng trưởng

Đánh giá khả năng tăng trưởng của ngân hàng được tiến hành theo các nội dung chủ yêu sau:

- Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản

- Các chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn

- Các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động ngoại bảng

- Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực hoạt động

- Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực chiếm lĩnh thị trường

Tăng trưởng là một trong những mục tiêu của quản trị ngân hàng. Mức độ tăng trưởng thể hiện năng lực cơ bản về mở rộng quy mô hoạt động, phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đánh giá mức độ tăng trưởng còn cho phép phát hiện các xu hướng, dự báo triển vọng phát triển của ngân hàng.

Thông thường, việc đánh giá mức độ tăng trưởng được thể hiện qua 2 chỉ tiêu so sánh theo thời gian là:

- Chỉ tiêu tốc độ phát triển theo thời gian

- Chỉ tiêu tốc độ tăng theo thời gian
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tài sản

Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản có thể đánh giá bằng cách so sánh các số dư cuối kỳ hoặc số dư bình quân của kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Đương nhiên, việc tính toán bằng các chỉ tiêu bình quân sẽ hợp lý hơn.



(i) Tăng trưởng tổng tài sản

- Tốc độ phát triển tổng tài sản kỳ báo cáo so với kỳ gốc:





  • Tốc độ tăng tổng tài sản kỳ báo cáo so với kỳ gốc


(ii) Tăng trưởng tài sản sinh lời

Tài sản sinh lời là bộ phận tài sản có khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng từ tiền lãi đầu tư như: các khoản cho vay; đầu tư chứng khoán..



  • Tốc độ phát triển tài sản sinh lời

- Tốc độ tăng tài sản sinh lời




(iii) Tăng trưởng tài sản chịu rủi ro thông thường

  • Tốc độ phát triển TS chịu rủi ro thông thường


  • Tốc độ tăng TS chịu rủi ro thông thường


(iv) Tăng trưởng dư nợ tín dụng

- Tốc độ phát triển dư nợ tín dụng

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụng

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng nguồn vốn

(i) Tăng trưởng huy động vốn

Tăng trưởng huy động vốn nói ở đây là tăng các khoản nợ tiền gửi và phi tiền gửi. Có thể so sánh số dư cuối kỳ của các khoản nợ hoặc số dư có bình quân của các khoản nợ



  • Tốc độ phát triển huy động vốn

- Tốc độ tăng huy động vốn



(ii) Tăng trưởng huy động tiền gửi

Tiền gửi là một khoản nợ đặc trưng của ngân hàng vốn là một định chế nhận tiền gửi. Do đó, mức độ tăng trưởng huy động tiền gửi thể hiện năng lực cốt lõi trong huy động vốn của ngân hàng

Thông thường, chỉ tiêu sử dụng là số dư có bình quân của các loại tiền gửi trong kỳ.


  • Tốc độ phát triển huy động tiền gửi



  • Tốc độ tăng huy động tiền gửi


(iii) Tăng trưởng vốn chủ sở hữu

(iv)Tăng trưởng vốn tự có

Vốn tự có là một khái niệm được định nghĩa trong Luật các tổ chức tín dụng nhằm tính toán các hệ số an toàn. Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Đánh giá tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn tự có cũng được thực hiện qua hai chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng và tốc độ tăng. Cách tính toán cũng tương tự như trên.
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng hoạt động ngoại bảng

(i) Tăng trưởng doanh số cung ứng dịch vụ ngoại bảng

(ii) Tăng trưởng doanh thu cung ứng các dịch vụ ngoại bảng

Cần phân biệt 2 khái niệm doanh số và doanh thu. Doanh số là tổng giá trị của các hoạt động ngoại bảng, chẳng hạn, giá trị của các cam kết bão lãnh hoặc các cam kết tín dụng. Doanh thu là thu nhập từ các hoạt động ngoại bảng, chẳng hạn, tổng thu phí bảo lãnh, phí cam kết tín dụng…



2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng năng lực hoạt động

(i) Tăng trưởng tài sản cố định

Tăng trưởng tài sản cố định được đánh giá qua so sánh nguyên giá tài sản cố định kỳ báo cáo so với kỳ gốc hoặc giá trị còn lại (sau khi đã trừ hao mòn). Giá trị tài sản cố định đem so sánh có thể là số dư cuối kỳ hoặc số dư bình quân trong kỳ.



(ii) Tăng trưởng số lượng nhân viên

Số lượng nhân viên có thể là số lượng nhân viên cuối kỳ hoặc số dư bình quân trong kỳ. Khi đánh giá có thể so sánh tốc độ phát triển và tốc độ tăng toàn bộ nhân viên hoặc từng bộ phận.



(iii) Tăng trưởng tài sản công nghệ cao

Tài sản công nghệ cao được hiểu là các thiết bị giao dịch điện tử như máy ATM; hạ tầng thanh toán; phần mềm quản lý…



(iv) Tăng trưởng số chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch...
2.2.5. Tăng trưởng năng lực chiếm lĩnh thị trường

(i) Thị phần cho vay

Là tỷ trọng dư nợ cho vay của ngân hàng so với tổng dư nợ của toàn bộ thị trường mục tiêu


Có thể tính tốc độ phát triển hoăc/và tốc độ tăng của thị phần để đánh giá được mức độ tăng trưởng của năng lực chiếm lĩnh thị trường của NH qua thời gian.



(ii) Tỷ trọng tài sản


(iii) Tỷ trọng tài sản sinh lời (tính toán tương tự)

(iv) Thị phần huy động vốn

(v) Thị phần hoạt động ngoại bảng( tính toán tương tự)

....
2.3. Đánh giá khả năng sinh lời



2.3.1. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng sinh lời

(i) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE = Return on Equities)


ROE =

Lợi nhuận ròng sau thuế

Tổng vốn cổ phần

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng (hay 100 đồng, nếu tính bằng %) vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là quan tâm hàng đầu của chủ sở hữu.



(ii) Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA = Return on Assets)


ROA =

Lợi nhuận ròng sau thuế

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực sinh lời từ tài sản của hoạt động quản trị ngân hàng. Nó thể hiện năng lực chủ quan của bộ phận điều hành trong việc tìm kiếm một danh mục tài sản sinh lời cao, rủi ro thấp, cũng như năng lực kiểm soát chi phí, năng lực định giá phù hợp..


(iii) Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM = Net interest margin)


Tỷ lệ thu nhập lãi suất



ròng cận biên (NIM)

Lãi từ cho vay và đấu tư chứng khoán – Chi phí lãi trả cho các khoản nợ

Tổng tài sản


Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động cốt lõi và truyền thống của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Nó phản ảnh các điều kiện thị trường. Trong một thị trường ngày càng gia tăng cạnh tranh, tỷ lệ này ngày càng giảm do chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào của ngân hàng ngày càng giảm. Bởi vì, một mặt ngân hàng phải tăng lãi suất đầu vào, mặt khác, phải giảm lãi suất đầu ra để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.



(iv) Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất ròng cận biên (NNM = Net noninterest margin)


Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất



ròng cận biên (NNM)

Thu nhập ngoài lãi suất – Chi phí ngoài lãi suất

Tổng tài sản


Chỉ tiêu này phản ảnh chênh lệch giữa thu nhập ngoài lãi và chi phí ngoài lãi suất. Thông thường, do chính sách định giá trước đây của ngân hàng là miễn phí cho các hoạt động dịch vụ phi lãi suất và dựa chủ yếu vào thu nhập từ hoạt động tín dụng nên tỷ lệ này thường âm. Tuy nhiên, hiện nay vì NIM giảm nên các ngân hàng đang có xu hướng tăng các thu nhập ngoài lãi suất và dẫn đến tỷ lệ này ngày càng tăng.



iv) Tỷ lệ thu nhập hoạt động ròng cận biên (NOM = Net operating margin)


Tỷ lệ thu nhập hoạt động ròng cận biên

=

Tổng thu hoạt động - Tổng chi phí hoạt động

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ảnh chênh lệch giữa tổng thu từ tất cả các hoạt động và tổng chi phí (chỉ trừ thuế).



(vi) Lợi nhuận ròng trước những giao dich đặc biêt (NRST = Net return prior to special transactions margin)

Lợi nhuận ròng cận biên trước những giao dịch đặc biệt ( NRST)

=


Lợi nhuận sau thuế và trước lãi/lỗ kinh doanh chứng khoán

và những khoản mục bất thường khác



Tổng tài sản

Chỉ tiêu này thực chất là chỉ tiêu ROA nhưng loại trừ kết quả tài chính từ những hoạt động không ổn định hoặc không phải là hoạt động cốt lõi của ngân hàng như lãi (lỗ) từ kinh doanh chứng khoán và các khoản thu, chi bất thường.



(v) Lợi nhuận ròng trên một cổ phần


Lợi nhuận ròng trên 1 cổ phần (EPS)

=

Lợi nhuận sau thuế

Số cổ phần thường hiện hành

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 cổ phần thường tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.



(vi) Chênh lệch lãi suất bình quân


Chênh lệch lãi suất bình quân

=

Tổng thu từ lãi suất

-

Tổng chi phí lãi suất

Tổng tài sản sinh lời

Tổng khoản nợ phải trả lãi

Chỉ tiêu này cũng phản ảnh mức chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào, nhưng do mẫu số chỉ tính trên các tài sản sinh lời hoặc các khoản nợ tương ứng với thu nhập lãi suất hoặc chi phí lãi nên gần sát với chênh lệch lãi suất thực tế hơn.


2.3.2. Các mô hình phân tích khả năng sinh lời

2.3.2.1. Phân tích ROE theo 2 nhân tố: tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và số nhân vốn chủ sở hữu (EM)

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, có thể phân tích tỷ suất ính lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) theo 2 nhân tố: ROA và EM (Equity multiplier).


Nên ROA × EM = ROE


Viết lại: ROE = ROA × EM

Trong đó: - ROA có ý nghĩa như đã đề cập ở trên

- EM: là nhân tố thuộc về cấu trúc tài chính của ngân hàng. Một ngân hàng có hệ số nợ càng cao thì EM càng lớn.

Điều này nói lên rằng, với một mức ROA xác định, NH có thể tăng ROE bằng biện pháp tăng tỷ lệ nợ. Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ nợ có giới hạn vì:



  • Các hạn chế của cơ quan điều tiết

  • NH sẽ phải đối diện với rủi ro vỡ nợ cao nếu tăng EM.


2.3.2.2. Phân tích ROA theo 2 nhân tố và ROE theo 3 nhân tố

= NPM × AU


=


Lợi nhuận ròng sau thuế

x

Tổng thu hoạt động

x

Tổng tài sản

Tổng thu hoạt động

Tổng tài sản

Tổng vốn cổ phần


Tỷ lệ lãi ròng cận biên (NPM=Net Profit margin)



Hiệu suất sử dụng tài sản (AU = Assets utilization

Ratio)


Số nhân vốn chủ sở hữu (EM = Equity multiplier)


Ý nghĩa của các chỉ tiêu:

- NPM : Hiệu quả quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ

- AU: Chính sách quản trị danh mục đầu tư (porfolio management policies)

- EM : Chính sách đòn bẩy và chính sách tài trợ (cấu trúc tài chính)


2.3.2.4. Phân tích ROA theo 3 nhân tố và ROE theo 4 nhân tố
=


Lợi nhuận ròng sau thuế

X

LN ròng trước thuế

x

Tổng thu hoạt động

LN ròng trước thuế

Tổng thu hoạt động

Tổng tài sản

=Hiệu quả quản trị thuế × Hiệu quả kiểm soát chi phí × Hiệu quả quản trị TS


ROE = ROA × EM = Hiệu quả quản trị thuế × Hiệu quả kiểm soát chi phí ×

× Hiệu quả quản trị tài sản × Hiệu quả quản trị vốn (EM)


2.3.2.5. Phân tích ROA theo tổng của 3 nhân tố
= =


Thu nhập từ lãi suất ròng cận biên =

Thu từ lãi - chi lãi

Tổng tài sản



+ Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên =

Thu ngoài lãi - Chi ngoài lãi

Tổng tài sản



+ Tác động của các khoản thu chi đặc biệt =

Chênh lệch thu chi đặc biệt

Tổng tài sản



Ghi chú:

- Các khoản mục thu chi đặc biệt: Dự phòng (-); thuế(-), lãi/lỗ từ KD chứng khoán (+/-); lãi, lỗ bất thường (+/-)

- Khái niệm thu, chi ngoài lãi không bao gồm các khoản mục đặc biệt.


Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
161 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương