BÀi giảng quản trị ngân hàng 2


Các phương pháp định giá tiền gửi



tải về 0.83 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

4.2. Các phương pháp định giá tiền gửi

Có nhiều phương pháp định giá tiền gửi (đây cũng chính là chi phí huy động vốn) khác nhau, các ngân hàng lựa chọn cho mình phương pháp nào là tuỳ thuộc vào chiến lược, mục tiêu của từng ngân hàng. Phần này sẽ giới thiệu một số các phương pháp như chi phí cộng, chi phí cận biên, định giá thâm nhập thị trường, định giá trên cơ sở mối quan hệ với khách hàng...



4.2.1. Định giá tiền gửi theo phương pháp chi phí cộng

Là phương pháp mà theo đó ngân hàng định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi trên cơ sở xác định chi phí tổng hợp cho mỗi đơn vị dịch vụ tiền gửi và mức lợi nhuận dự tính cần đạt được.

Quan điểm cho rằng khách hàng là người phải chịu toàn bộ chi phí giao dịch liên quan đến tiền gửi không còn được các nhà quản lý chấp nhận trong hoạt động ngân hàng ngày nay. Cho đến những năm gần đây, luận điểm “khách hàng nên được sử dụng miễn phí các dịch vụ về tiền gửi” được xem như một chiến lược phù hợp nhằm đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các trung gian tài chính khác (như công ty tài chính, các quỹ đầu tư...) trên thị trường truyền thống của ngân hàng. Liệu quan điểm này có thực sự hiệu quả không? Theo quan điểm này các ngân hàng đang đối mặt với tình trạng bùng nổ trong chi phí hoạt động do có sự gia tăng một khối lượng lớn các tài khoản tiền gửi có số dư nhỏ với mức độ nhạy cảm cao.
Sự phát triển của các tài khoản tiền gửi có hưởng lãi, đặc biệt là tiền gửi trong tài khoản NOW (Negotiable Order of Withdrawal) đã tạo cơ hội cho các ngân hàng xem xét lại phương pháp định giá đối với các dịch vụ tiền gửi. Thật không may, nhiều ngân hàng mới tham gia vào thị trường đã liều lĩnh chấp nhận định giá dưới mức chi phí nhằm mở rộng nguồn vốn tiền gửi. Khách hàng chỉ phải trả một khoản lệ phí nhỏ thấp hơn chi phí hoạt động và chi phí quản lý chung cho việc cung cấp các tài khoản tiền gửi giao dịch và các tài khoản tiền gửi khác. Kết quả là tỷ lệ thu nhập khách hàng được hưởng tăng lên đáng kể, người ta gọi đây là lãi suất ẩn- chênh lệch giữa chi phí cho việc cung cấp dịch vụ tiền gửi và số tiền thực tế khách hàng phải thanh toán.
Việc thay đổi lãi suất ẩn là phương pháp cạnh tranh chủ yếu mà hầu hết các ngân hàng Mỹ thực hiện nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh từ sau Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929) đến đầu 1980s. Điều này làm sự xuất hiện những quy định về lãi suất trần áp dụng cho tiền gửi xuất hiện vào năm 1933. Thông qua lãi suất trần này, chính phủ muốn bảo vệ hệ thống ngân hàng tránh khỏi mức lãi suất quá cao, điều đó có thể đẩy ngân hàng đến chổ phá sản. Tuy nhiên các ngân hàng lại chuyển từ cạnh tranh về lãi suất danh nghĩa sang cạnh tranh về thu nhập tiềm ẩn thông qua các dịch vụ như ngân hàng cam kết trả phí bưu điện 2 chiều về cho các dịch vụ qua bưu điện của mình, tặng quà cho khách hàng gửi tiền hay thiết lập các hệ thống chi nhánh nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng.

Tiếc thay, những hình thức cạnh tranh phi giá cả như vậy có khuynh hướng bóp méo sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm trong lĩnh vực ngân hàng. Đến cuối năm 1980 Quốc hội đã phải thông qua Đạo luật xoá bỏ lãi suất trần nhằm đối phó với tình trạng này.

Việc định giá dịch vụ diễn ra linh hoạt hơn sau khi những quy định về lãi suất trần được xoá bỏ. Do cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với việc tăng lên của lệ phí bảo hiểm (Bảo hiểm tiền gửi), chi phí trung bình của ngân hàng cho một khoản tiền gửi đã tăng lên. Điều này nghĩa là ngân hàng tiến hành định giá độc lập, tách biệt khỏi các khoản cho vay và các dịch vụ khác. Đồng thời mỗi dịch vụ liên quan đến tiền gửi thường được định giá sao cho các khoản thu đủ bù đắp tất cả hoặc phần lớn chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó. Giá của các khoản dịch vụ này được xác định theo công thức tổng hợp chi phí- thu nhập (cost plus pricing) như sau:


Phương pháp định giá theo các khoản chi phí như công thức trên khuyến khích các ngân hàng đặt giá sát hơn với chi phí bỏ ra và loại bỏ nhiều dịch vụ trước đây miễn phí. Ví dụ, ngày càng nhiều ngân hàng thu phí cho dịch vụ thấu chi, tăng phí đối với việc phát hành Séc, việc sử dụng dịch vụ ATM, tính phí hàng tháng cho việc duy trì các tài khoản kể cả đối với các tài khoản tiết kiệm có số dư nhỏ, đồng thời nâng cao mức quy định về số dư tiền gửi tối thiểu. Trong hầu hết các trường hợp, những khoản phí dịch vụ này dường như tăng nhanh hơn tỷ lệ lạm phát. Kết quả của những xu hướng này nói chung có lợi cho ngân hàng, thu nhập từ phí dịch vụ cao hơn so với những tổn thất do những khách hàng “khó tính” đóng tài khoản của họ tại ngân hàng.
Ước tính chi phí dịch vụ gửi tiền trung bình

Việc định giá theo phương pháp chi phí cộng đòi hỏi ngân hàng phải tính toán chính xác chi phí cho mỗi dịch vụ tiền gửi. Điều này được thực hiện như thế nào? Một cách tiếp cận phổ biến là căn cứ các mức giá dịch vụ tiền gửi với chi phí nguồn vốn ước tính. Điều này đòi hỏi ngân hàng:



  1. phải tính toán tỷ lệ chi phí cho mỗi nguồn vốn (được điều chỉnh theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chi phí bảo hiểm tiền gửi và ngân quỹ)

  2. nhân từng tỷ lệ chi phí với tỷ lệ quỹ tương xứng hình thành từ các nguồn vốn khác nhau

  3. cộng tất cả các kết quả thu được để xác định chi phí nguồn vốn trung bình của ngân hàng.

Đây là phương pháp tập trung nguồn vốn, được xây dựng trên giả định rằng: ngân hàng chỉ quan tâm đến chi phí trung bình của tất cả các nguồn vốn mà không quan tâm đến chi phí của từng loại tiền gửi.
Một ví dụ về xác định chi phí theo phương pháp tập trung nguồn vốn

Giả sử ngân hàng ABC huy động thêm 400 triệu USD bao gồm: 100 triệu USD tiền gửi giao dịch, 200 triệu USD tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, 50 triệu USD tiền vay trên thị trường tiền tệ và 50 triệu USD vốn góp cổ phần.

Giả sử chi phí trả lãi và các chi phí khác chiếm 10% giá trị đối với tiền gửi thanh toán, 11% đối với tiền gửi tiết kiệm và các khoản vay trên thị trường tiền tệ, 22% đối với vốn cổ phần huy động bổ sung- đây thường là nguồn vốn có chi phí huy động cao nhất. Giả sử dự trữ bắt buộc, lệ phí bảo hiểm tiền gửi và số dư tiền gửi không thể sử dụng (làm giảm lượng tiền thực tế ngân hàng có thể dùng để đầu tư vào tài sản sinh lợi) chiếm 15% giá trị đối với tiền gửi giao dịch, 5% đối với tiền gửi tiết kiệm và 2% đối với các khoản cho vay trên thị trường tiền tệ. Như vậy, chi phí trung bình trước thuế của các nguồn vốn là:


Tiền gửi giao dịch

x

Chi phí trả lãi + chi phí khác

+

Tổng vốn huy động

100%- Tỷ lệ DTBB và số dư tối thiểu




Tiền gửi kỳ hạn & tiết kiệm

x

Chi phí trả lãi + chi phí khác

+

Tổng vốn huy động

100%- Tỷ lệ DTBB và số dư tối thiểu




Vốn chủ sở hữu

x

Chi phí trả lãi + chi phí khác

Tổng vốn huy động

100%


Trong ví dụ này các nhà quản lý phải đảm bảo rằng ngân hàng sẽ có được tỷ lệ thu nhập trước thuế ít nhất là 12,88% trên danh mục cho vay và các tài sản sinh lời khác. Nếu ngân hàng có thể đạt được tỷ lệ thu nhập trước thuế trên 12,88% thì một phần của khoản thu nhập tăng thêm này sẽ được chia cho cổ đông dưới dạng cổ tức, một phần sẽ được giữ lại để bổ sung cho vốn của ngân hàng.

Phương pháp tập trung nguồn vốn giúp nhà quản lý ngân hàng có thể xác định được ảnh hưởng của bất kỳ sự thay đổi nào trong chi phí huy động vốn. Chẳng hạn, nhà quản lý có thể tiến hành thử nghiệm các giao dịch về chi phí tiền gửi khác nhau (lãi suất, lệ phí và dự trữ tối thiểu) cho bất kỳ kế hoạch huy động nào và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến chi phí huy động vốn của ngân hàng. Đương nhiên, các nhà quản lý cần phải xác định mức tiền gửi tối thiểu mà tại đó ngân hàng vẫn đảm bảo hoạt động có lãi. Có như vậy chính sách định giá dịch vụ tiền gửi mới thực sự an toàn. Hơn nữa, việc định giá quá dễ dãi dựa trên “tình cảm” giữa ngân hàng với các khách hàng lớn có thể dẫn đến sự tăng lên đột biến trong chi phí huy động vốn trong khi tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng không tăng lên đáng kể.
4.2.2 Sử dụng chi phí cận biên để xác định lãi suất tiền gửi

Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng nếu như điều kiện cho phép, các ngân hàng không nên dùng chỉ tiêu chi phí bình quân mà nên sử dụng chỉ tiêu chi phí cận biên (chi phí tăng bỏ ra để có thêm một đồng vốn mới) trong việc định giá các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng. Lý do ở đây là sự thay đổi liên tục của lãi suất sẽ làm cho chi phí trung bình trở thành một tiêu chuẩn không chính xác và phi thực tế trong việc định giá tiền gửi. Ví dụ, nếu lãi suất đang giảm, chi phí tăng thêm (chi phí cận biên) để huy động một nguồn vốn mới có thể giảm đáng kể, xuống dưới mức chi phí nguồn vốn bình quân của ngân hàng. Một số khoản tín dụng và đầu tư có thể dược xem là không sinh lợi khi đánh giá theo phương pháp nguồn vốn trung bình nhưng có thể sinh lợi nếu đánh giá theo chỉ tiêu chi phí lãi cận biên bởi vì hiện tại ngân hàng đang huy động vốn với lãi suất thấp hơn để thực hiện các khoản tín dụng và đầu tư này. Trái lại khi lãi suất đang tăng, chi phí cận biên của các khoản vốn mới có thể lớn hơn chi phí nguồn vốn trung bình đáng kể. Nếu việc xét duyệt các khoản cho vay mới được thực hiện trên cơ sở chi phí trung bình thì khả năng sinh lời của các khoản cho vay này có thể sẽ rất hạn chế khi đánh giá theo chi phí huy động vốn cận biên cao hơn trên thị trường.

Để hiểu rõ phương pháp xác định giá theo chi phí cận biên, hãy xem xét ví dụ sau đây: Một ngân hàng dự tính sẽ huy động được 25tr USD tiền gửi khi lãi suất ở mức 7%. Ban quản trị ước tính rằng nếu ngân hàng nâng lãi suất lên thì lượng tiền gửi sẽ tăng lên tương ứng như bảng dưới đây:


Lãi suất

Lượng tiền gửi (USD)

7,5 %

50 triệu

8,0 %

75 triệu

8,5 %

100 triệu

9, 0%

125 triệu

Lượng tiền này gồm các khoản tiền gửi mới và các khoản tiền gửi hiện có ở ngân hàng được khách hàng gửi lại để hưởng lãi suất cao hơn. Giả định các nhà quản lý tin rằng việc đầu tư bằng các khoản tiền gửi mới sẽ mang lại tỷ lệ thu nhập là 10%, đây chính là thu nhập cận biên (thu nhập gia tăng từ việc cho vay hay đầu tư sử dụng nguồn vốn mới huy động). Với giả định này, ngân hàng nên đặt lãi suất tiền gửi ở mức nào?


Theo bảng dưới đây, dựa trên phương pháp chi phí cận biên, chúng ta cần xác định 2 yếu tố quan trọng để trả lời câu hỏi trên:

(1) sự thay đổi chi phí cận biên do lãi suất tiền gửi thay đổi

(2) tỷ lệ chi phí cận biên (phần trăm của lượng vốn tăng thêm)

Khi đã xác định được tỷ lệ chi phí cận biên ta có thể so sánh nó với thu nhập dự tính tăng thêm (thu nhập cận biên) mà ngân hàng hy vọng nhận được từ việc đầu tư các khoản tiền gửi mới. Hai đại lượng mà ta cần biết được xác định như sau:


Sự thay đổi chi phí = Lãi suất mới x Tổng số vốn huy động tại mức lãi suất mới

- Lãi suất cũ x Tổng số vốn huy động từ mức lãi suất cũ




Tỷ lệ chi phí cận biên =

Thay đổi chi phí

Số vốn huy động tăng theo

Ví dụ nếu ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ 7% lên 7,5%, từ bảng dưới đây ta có thể tính tỷ lệ chi phí cận biên như sau:





Lượng tiền gửi dự tính tăng thêm

Lãi suất trung bình cho các nguồn tiền mới

Tổng chi phí phải trả cho những nguồn vốn mới

Chi phí tăng thêm của tiền gửi mới

Tỷ lệ chi phí cận biên

Thu nhập cận biên dự tính từ đầu tư bằng nguồn tiền mới

Chênh lệch giữa thu nhập cận biên và chi phí cận biên

Tổng lợi nhuận (sau chi phí trả lãi)

$25

7,0%

1,75

1,75

7,0%

10%

+3%

0,75

$50

7,5%

3,75

2,00

8,0%

10%

+2%

1,25

$75

8,0%

6,00

2,25

9,0%

10%

+1%

1,50

$100

8,5%

8,50

2,50

10%

10%

0%

1,50

$125

9,0%

11,25

2,75

11%

10%

-1%

1,25

Chi phí tăng thêm của tiền gửi mới (thay đổi chi phí) = 50tr*7.5%- 25tr*7%

=3,75tr-1,75tr = 2 triệu


Tỷ lệ chi phí cận biên =

2triệu

= 0.08 = 8%

25triệu

Chúng ta cần lưu ý rằng tỷ lệ chi phí cận biên 8% cao hơn mức chi phí tiền gửi trung bình (7,5%). Chênh lệch này xuất hiện bởi vì ngân hàng không những trả lãi suất 7,5% để huy động thêm 25 triệu nguồn vốn mới mà nó còn phải trả lãi suất 7,5% cho 25 triệu USD tiền gửi đã huy động trước đây với lãi suất chỉ 7%.


Bởi vì ngân hàng ước tính sẽ kiếm được 10 % thu nhập trên các khoản tiền gửi mới, thu nhập cận biên sẽ lớn hơn chi phí cận biên 2%. Rõ ràng thu nhập tạo ra từ những khoản tiền gửi mới lớn hơn chi phí phát sinh. Giả sử những ước tính của ngân hàng là đúng thì ngân hàng có lý khi đặt lãi suất tối thiểu ở mức 7,5%.
Tổng lợi nhuận của ngân hàng = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

=50 triệu*10% -50 triệu*7,5%

= 5 triệu- 3,75 triệu =1,25 triệu.
Xem bảng trên ta thấy tổng lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng (thu nhập cận biên lớn hơn chi phí cận biên) cho tới khi lãi suất tiền gửi bằng 8,5%. Trong quá trình này, thu nhập cận biên luôn lớn hơn chi phí cận biên. Tại mức lãi suất 8,5%, ngân hàng huy động được thêm 100 triệu USD với tỷ lệ chi phí cận biên là 10% và tỷ lệ thu nhập ước tính cận biên cũng là 10%. Tại đó, lợi nhuận đạt mức tối đa là 1,5 triệu USD. Tuy nhiện, ngân hàng không thể vượt quá mức lợi nhuận tối đa này. Giả sử, nếu lãi suất tăng lên là 9%, chi phí cận biên sẽ lên đến 11% và lớn hơn thu nhập cận biên 1% . Ở mức lãi suất 9%, chi phí cận biên do việc huy động thêm tiền gửi tăng nhiều hơn thu nhập cận biên. Lưu ý với lãi suất 9%, tổng lợi nhuận chỉ còn 1,25 triệu USD. Lãi suất 8,5% rõ ràng là lãi suất tối ưu trên cơ sở giả định và dự báo của ngân hàng.
Phương pháp chi phí cận biên là một công cụ rất quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng không chỉ trong việc xác định lãi suất tiền gửi mà còn trong việc quyết định mở rộng cơ số tiền gửi. Việc mở rộng này chỉ nên được thực hiện cho đến khi chi phí tăng thêm (do việc mở rộng tiền gửi) bằng thu nhập tăng thêm và tổng lợi nhuận đạt mức tối đa. Khi lợi nhuận bắt đầu giảm sút, ngân hàng sẽ phải tìm kiếm các nguồn vốn mới có chi phí cận biên thấp hơn hoặc phải tìm ra các khoản tín dụng và đầu tư hứa hẹn mang lại thu nhập cận biên cao hơn hoặc phải thực hiện cả 2 chiến lược.
4.2.3 Phương pháp định giá thâm nhập thị trường (Market-Penetration Deposit Pricing)

Phương pháp định giá không nhấn mạnh tới vấn đề lợi nhuận và thu hồi các khoản chi phí, ít nhất là trong ngắn hạn, chính là phương pháp định giá thâm nhập thị trường. Ý tưởng ở đây là đưa ra mức lãi suất cao, thường là cao hơn hẳn so với mặt bằng lãi suất thị trường hoặc thu phí dịch vụ thấp hơn mức phí thị trường để có thể thu hút lượng khách hàng mới tối đa. Các nhà quản lý huy vọng rằng sự gia tăng nhanh chóng của quy mô tiền gửi và của những khoản tín dụng sẽ bù đắp một phần sự giảm sút trong lợi nhuận cận biên. Chiến lược này hổ trợ chủ yếu cho các ngân hàng muốn tối đa hoá thị phần trong một thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng.


Việc chọn ra một ngân hàng đủ uy tín để mở tài khoản tiền giử là một qúa trình “tốn kém” đối với hầu hết các khách hàng, do đó khách hàng thường sử dụng nhiều hơn một dịch vụ ngân hàng. Một tài khoản tiền gửi thường là mối quan hệ khởi đầu giữa khách hàng và ngân hàng, sau đó khách hàng có thể sẽ tiếp tục các dịch vụ khác như tín dụng, dịch vụ uỷ thác và nhiều dịch vụ khác. Việc cắt đứt quan hệ này thường gây ra những thiệt hại cho khách hàng, nên khách hàng thường có xu hướng trung thành với ngân hàng mà họ đã chọn. Bởi vậy, các khoản tiền gửi có thể được xem là các nhân tố gần như ổn định trong hoạt động ngân hàng. Tiền gửi thường kém nhạy cảm hơn các nguồn vốn khác trước những thay đổi của phí, lãi suất và chính sách huy động vốn của ngân hàng đối thủ. Nếu ngân hàng có thể đưa ra lãi suất cao hơn mức bình quân thị trường trong một khoảng thời gian đủ dài để tạo ra sự trung thành của khách hàng thì trong tương lai, khách hàng vẫn sẽ gửi tiền vào ngân hàng dù rằng lãi suất mà ngân hàng đưa ra không còn cao như trước. Nguyên nhân của hành vi trên là do khách hàng phải tốn chi phí không nhỏ cho việc lựa chọn và thay đổi ngân hàng.

  • Nghiên cứu của FED về “Các yếu tố cho việc lựa chọn NH của khách hàng” (sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần)




Các yếu tố hộ gia đình xem xét khi lựa chọn NH mở tài khoản giao dịch

Các yếu tố hộ gia đình xem xét khi lựa chọn NH để mở tài khoản tiết kiệm

Các yếu tố doanh nghiệp xem xét khi lựa chọn NH

1. Địa điểm thuận lợi

2. Dịch vụ đa dạng

3. An toàn

4. Lệ phí thấp và giới hạn số dư tài khoản thấp

5. Lãi suất tiền gửi cao


1. Quen thuộc

2. Lãi suất

3. Giao dịch thuận tiện

4. Địa điểm

5. Sự sẵn có của các dịch vụ khấu trừ lương

6. Lệ phí phải trả



1. Tình hình tài chính của tổ chức cho vay

2. Khả năng cho vay của NH

3. Chất lượng của cán bộ NH

4. Lãi suất cho vay

5. Chất lượng tư vấn tài chính

6.Các dịch vụ quản lý tiền mặt và dịch vụ hoạt động



Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
161 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương