BÀi giảng quản trị ngân hàng 2


Đo lường và quản trị rủi ro ngoại hối



tải về 0.83 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.83 Mb.
#30060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.4. Đo lường và quản trị rủi ro ngoại hối

3.4.1. Đo lường rủi ro ngoại hối

Rủi ro ngoại hối là sự kết hợp của 2 yếu tố: mức biến động tỷ giá trên thị trường và trạng thái ngoại tệ ròng.

Lãi/lỗ đối với ngoại tệ (i) do biến động tỷ giá =

Trạng thái ròng của ngoại tệ (i) × Mức biến động tỷ giá


Trong đó:

- Trạng thái ròng ngoại tê (i)= Trạng thái ròng nội bảng + Trạng thái ròng ngoại bảng

- Trạng thái ròng nội bảng = TS bằng ngoại tê (i) – Nợ bằng ngoại tệ (i)

- Trạng thái ròng ngoại bảng = Doanh số ngoại tệ (i) mua vào – Doanh số ngoại tệ (i) bán ra (kể cả giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn)

+ Trạng thái ròng >0, còn gọi là trạng thái trường: Rủi ro xảy ra khi tỷ giá giảm

+ Trạng thái ròng < 0, còn gọi là trạng thái đoản: Rủi ro xảy ra khi tỷ giá tăng


3.4.2. Phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối, ngân hàng có thể sử dụng các chiến lược sau:

(i) Đa dạng hóa ngoại tệ

(ii) Cân bằng trạng thái ngoại tệ ròng cả về kỳ hạn và quy mô (Phương pháp phòng ngừa nội bảng)đưa trạng thài ròng = 0 bằng 2 giải pháp:

- Tài sản bằng ngoại tệ (i) = nợ bằng ngoại tệ (i) và doanh số mua ngoại tệ (i) = doanh số bán ngoại tê (i)

- Trạng thái nội bảng và trạng thái ngoại bảng đối xứng.

(iii) Sử dụng các công cụ phái sinh (Phương pháp phòng ngừa ngoại bảng)

Các phương pháp phòng ngừa ngoại bảng thực chất là các chiến lược sử dụng các công cụ phái sinh như:

- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts),Ví dụ: Ngân hàng huy động bằng tiền đồng cho vay bằng ngoại tệ (Trạng thái trường ròng =USD), kỳ hạn 1năm. Dự báo tỷ giá USD giảm khi đáo hạn, ngân háng sẽ phòng ngừa bằng bán một hợp đồng kỳ hạn 1 năm số USD gốc và lãi thu được vào cuối năm.

- Sử dụng hợp đồng tương lai

- Sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Currency Options) Ví dụ: Ngân hàng Mỹ mua 100 triệu tín phiếu bằng GBP, kỳ hạn 1 tháng. Ngân hàng đang có trạng thái trường về GBP. Dự báo tỷ giá GBP giảm. NH mua hợp đồng quyền chọn bán GBP kỳ hạn 1 tháng với mức giá hoà vốn. Nếu tỷ giá > tỷ giá quyền chọn, Ngân hàng không thực hiện HĐ (Có lãi), ngược lại nếu tỷ giá < tỷ giá quyền chọn ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng.

- Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps), Ví dụ:

+ NH Mỹ có tài sản bằng USD, nợ bằng GBP.

+ NH Anh có tài sản bằng GBP, nợ bằng USD

+ NH Mỹ sẽ thanh toán tiền gốc & lãi khoản nợ bằng USD cho NH Anh

+ NH Anh sẽ thanh toán toàn bộ gốc & lãi khoản nợ bằng GBP cho NH Mỹ



3.5. Đo lường và quản trị rủi ro tín dụng

3.5.1. Đo lường rủi ro tín dụng

Các mô hình do lường rủi ro tín dụng được phát triển theo 2 hướng: đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và đo lường rủi ro danh mục cho vay.

Đối với rủi ro tín dụng riêng biệt, các mô hình đo lường đã và đang được sử dụng và phát triển bao gồm:

- Mô hình định tính (Qualitative Models)

- Mô hình điểm số tín dụng (Credit Scoring Models)

- Và một số mô hình hiện đại hơn, sử dụng nhiều hơn các dữ liệu thị trường tài chính như:

+ Mô hình tỷ lệ vỡ nợ phái sinh (Mortality rate derivation of credit risk)

+ Mô hình tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo mức rủi ro RAROC (Risk-adjusted return on capital)

+ Mô hình quyền chọn rủi ro vỡ nợ (Option Model of default risk)

Đối với các rủi ro danh mục cho vay, hiện nay cũng đã có rất nhiều lý thuyết phát triển các mô hình đo lường.

Do việc đo lường rủi ro tín dụng đã đề cập trong chương trình Phân tích tín dụng và cho vay nên ở đây không đi sâu.
3.5.2. Một số kỹ thuật với việc phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một số kỹ thuật mới được phát triển trong những thập kỷ gần đây cung cấp các công cụ cho quản trị rui ro tín dụng bao gồm:



3.5.2.1. Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options)

- Ngân hàng mua hợp đồng quyền tín dụng từ người kinh doanh quyền.

- Hợp đồng này sẽ đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu khoản cho vay có vấn đề.

- Hợp đồng quyền có thể bảo vệ rủi ro của một khoản đầu tư riêng lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư



3.5.2.2. Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit Swap)

- Hai tổ chức tín dụng thoả thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên qua một tổ chức trung gian

- Lợi ích chủ yếu: Đa dạng hoá danh mục cho vay.
3.5.2.3. Bán nợ

Bán nợ là bán một khoản cho vay cho đối tác.

Người mua nợ có thể là một trong các chủ thể sau:

- Các NH nước ngoài

- Công ty bảo hiểm

- Quỹ trợ cấp hưu trí

- Các Công ty

- Các Quỹ đầu tư (bao gồm Vulture Funds)

Người bán nợ chủ yếu các NH

Thị trường bán nợsở dĩ phát triển vì cả người mua nợ và người bán nợ đều tìm thấy động lực lợi ích từ giao dịch này. Đối với người bán nợ, việc bán nợ xuất phát từ những lý do sau:

- Cơ cấu lại danh mục đầu tư, giữ những tài sản có thể tái định giá khi lãi suất tăng.

- Yêu cầu về dự trữ bắt buộc: việc bán nợ có thể tạo thêm dòng tiền nhưng khong phải tăng dự trữ bắt buộc như huy động tiền gửi.

- Thu nhập: thu phí và có dòng thu nhập ngay.

- Chi phí vốn (Giảm A/C)

- Rủi ro thanh khoản

Về phía người mua, các lý do dẫn đến việc mua nợ có thể là:

- Đa dạng hoá danh mục cho vay

- Tìm kiếm chổ đứng trên thị trường mới (đặc biệt các NH nước ngoài)

- Tận dụng ưu thế về lĩnh vực đầu tư so với người bán

- Đầu tư mạo hiểm vào các khoản nợ có vấn đề (Vulture Funds)

- Lý do quy định điều tiết (một số định chế tài chính như Công ty bảo hiểm, Quỹ tương hổ không được tiến hành các khoản cho vay trực tiếp, vì vậy, thông qua mua nợ, các tổ chức này có thể tiến hành các khoản đầu tư cho vay một cách gián tiếp)

Hoạt động bán nợ có thể thực hiện qua các phương thức sau:



- Phương thức bán nợ tham gia (Participations): Người mua phải gánh chịu rủi ro từ cả ngân hàng cho vay và người vay, không tác động được vào các điều khoản của hợp đồng

- Phương thức chuyển nhượng nợ (Assignments): Người mua có quyền sở hữu đối với khoản cho vay

- Phương thức bán nợ từng phần (Loan strip): Chia khoản nợ dài hạn thành các khoản nợ ngắn hạn

3.5.2.4. Chứng khoán hóa

Chứng khoán hoá là quá trình ngân hàng tập hợp các tài sản sinh lời chưa đáo hạn bán cho người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khoán nợ. Các chứng khoán nợ này cho phép người sở hữu chúng nhận được các khoản tiền thanh toán từ người vay.

Các bên tham gia trong quá trình chứng khoán hóa:

- Người khởi tạo (Originators)

- Tổ chức phát hành (Issuer)

- Tổ chức được uỷ thác (Trustee): Tổ chức này đảm nhiệm các chức năng:

+ Giám sát

+ Đảm bảo

+ Cung cấp các dịch vụ (bảo lãnh, đảm bảo thế chấp, đầu tư tạm thời các khoản thu..)

+ Tập trung và phân phối các khoản thu

Có thể liệt kê một số lợi ích cơ bản của chứng khoán hoá đối với ngân hàng bên bán:

- Chuyển đổi lĩnh vực đầu tư sang các thị trường mới tăng trưởng nhanh hơn và khả năng sinh lợi cao hơn

- Thay đổi khe hở kỳ hạn

- Tăng khả năng thanh khoản của tài sản, chuyển đổi các tài sản thanh khoản thấp sang các tài sản thanh khoản cao hơn

- Cung cấp một công cụ tài trợ mới

- Tăng thu nhập từ phí

- Lý do về thuế và dự trữ bắt buộc

..


Đối với người mua chứng khoán, các lơi ích mà họ nhận được cũng tương như việc mua nợ. Ngoài ra, chứng khoán còn giúp tăng cường tính thanh khoán của khoản đầu tư.
3.6. Đo lường rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường (Market risk = Value at risk) được định nghĩa như là rủi ro liên quan đến sự bất định trong thu nhập của NH trên danh mục kinh doanh gây ra bởi sự thay đổi trong các điều kiện thị trường như giá của tài sản; lãi suất; dao động thị trường; mức thanh khoản của thị trường

VaR (Value at risk: tạm dịch là giá trị chịu rủi ro) là cách đo lường chủ yếu đối với rủi ro thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý VaR chỉ áp dụng với các tài sản giao dịch trên thị trường dễ dàng.

Một cách đơn giản, có thể định nghĩa VaR là khoản thiệt hại lớn nhất có thể có trong điều kiện loại trừ những tình huống xấu nhất (worst-case scenarios) - mà xác suất xuất hiện hiếm - trong một khoảng thời gian tương lai nhất định và với một độ tin cậy nhất định.



Ví dụ: VaR của một danh mục chứng khoán vào ngày hôm sau là 1,2 tỷ đồng với độ tin cậy 95% có nghĩa là nếu thị trường tài chính hoạt động trong điều kiện bình thường (không có tình trạng cực xấu) thì khoản lỗ trong 95% các trường hợp không lớn hơn 1,2 tỷ đồng

Hoặc ngược lại, VaR là khoản thiệt hại có thể có trong những tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian tương lai nhất định và với một độ tin cậy nhất định



Ví dụ: Theo ví dụ trên, có 5% trường hợp khoản lỗ sẽ cao hơn 1,2 tỷ đồng

Về thực chất, 2 cách định nghĩa trên chỉ là một.

VaR của một danh mục tài sản tài chính phụ thuộc 3 tham số:


    • Độ tin cậy (Trong ví dụ trên, độ tin cậy là 95%)

    • Khoảng thời gian đo lường VaR (trong ví dụ trên là 1 ngày)

    • Sự phân bố lãi/lỗ trong khoảng thời gian này ./.



BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI CHƯƠNG 3

--------
Câu 1: Ngân hàng First National Bank – California nhận thấy rằng danh mục tài sản và nợ của nó có thể được phân theo kỳ hạn hoặc theo các thời điểm định giá lại như sau:

Trị giá tài sản và nguồn vốn đáo hạn hoặc sẽ được định giá lại trong vòng





Tuần tới

30 ngày tới

31-90 ngày tới

Sau 90 ngày

Các khoản cho vay

Các chứng khoán

Tiền gửi giao dịch

Tiền gửi kỳ hạn

Các khoản vay trên thị trường tiền tệ


144

29

232



98
36

110

19

-



84
6

164

29

-



196
-

184

8

-



35
-

Tại những khoảng thời gian nào ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro lãi suất và mức độ rủi ro tại mỗi giai đoạn là bao nhiêu? Trong mỗi khoảng kỳ hạn, những thay đổi nào trong lãi suất sẽ có lợi và sẽ có hại đối với ngân hàng?


Câu 2: Ngân hàng First National ghi nhận những số liệu về tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ vay nhạy cảm lãi suất trong bảng cân đối kế toán như sau:


Tài sản nhạy cảm lãi suất

Nợ nhạy cảm lãi suất

Cho vay quỹ Liên bang 65 USD

Chứng khoán 42 USD

Cho vay và cho thuê 230


Tiền gửi hưởng lãi 185 USD

Vốn vay trên thị trường tiền tệ 78 USD


Khe hở nhạy cảm lãi suất của ngân hàng hiện tại là bao nhiêu? Giả sử rằng các khoản cho vay quỹ Liên bang có hệ số nhạy cảm lãi suất là 1,0. Các khoản đầu tư chỉ có hệ số nhạy cảm lãi suất là 1,15 và hệ số này đối với những khoản cho vay và cho thuê là 1,35. Vê phía danh mục nợ, khoản mục tiền gửi hưởng lãi có hệ số nhạy cảm lãi suất là 0,79 và khoản mục vốn vay trên thị trường tiền tệ có hệ số nhạy cảm lãi suất là 0,98. Với những chỉ số nhạy cảm này, hãy tính khe hở theo tỷ lệ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng? Giả sử lãi suất của các khoản cho vay quỹ Liên bang tăng hoặc giảm 1%, thu nhập lãi của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu:

a.Bảng cân đối kế toán hiện tại không có gì thay đổi

b. Phản ánh những điều chỉnh trong bảng cân đối đối với các hệ số nhạy cảm lãi suất.


Câu 3: Ngân hàng MGBT có giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất là 225 triệu USD và giá trị nợ nhạy cảm lãi suất là 168 triệu USD. Khe hở nhạy cảm lãi suất tuyệt đối của ngân hàng là bao nhiêu? Hãy tính khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối, hệ số nhạy cảm lãi suất? Ngân hàng hiện tại đang trong trạng thái nhạy cảm về tài sản hay nợ?
Câu 4: Một trái phiếu chính phủ có lãi suất hoàn vốn (YTM) là 12% và giá trị thị trường hiện hành là 940 USD. Nếu trái phiếu này thanh toán đều đặn 100 USD/năm trong suốt 5 năm, kỳ hạn hoàn vốn của trái phiếu là bao nhiêu?
Câu 5: Dewey National Bank nắm giữ 15 triệu USD trái phiếu chính phủ có vòng đời là 6 năm. Nếu lãi suất đột ngột tăng từ 6% lên 7%, giá trị thị trường của khoản đầu tư này thay đổi bao nhiêu phần trăm?
Câu 6: Một ngân hàng năm giữ một trái phiếu trong danh mục đầu tư của nó có vòng đời (D) 5,5 năm. Giá trị thị trường hiện tại của trái phiếu 950 USD. Giả sử lãi suất đối với chứng khoán có chất lượng tương đương là 8% và người ta dự đoán rằng trong vài tuần tới lãi suất có xu hướng tăng từ 8% lên 10%. Giá trị thị trường của trái phiếu trên thay đổi như thế nào nếu lãi suất vận động như dự báo?
Câu 7: Giả sử một ngân hàng có vòng đời bình quân (Duration) của danh mục tài sản là 2,5 năm và vòng đời bình quân (Duration) của danh mục nợ là 3 năm. Nếu ngân hàng nắm giữ tổng tài sản trị giá 569 triệu USD và tổng nợ trị giá 467 triệu USD, khe hở vòng đời (thời lượng) bình quân của ngân hàng có đáng kể không? Nếu lãi suất tăng, điều gì sẽ xảy ra đối với giá trị tài sản ròng của ngân hàng?
Câu 8: StillWater Bank & Trust Company có vòng đời bình quân của danh mục tài sản (DA) 3,23 năm và vòng đời bình quân của danh mục nợ (DL) trung bình là 1,75 năm. Ngân hàng có tổng nợ là 485 triệu USD và tổng tài sản là 512 triệu USD. Giả sử lãi suất lúc đầu là 7% và sau đó tăng lên 8%. Điều gì sẽ xảy ra với giá trị ròng của StillWater Bank
Câu 9: Casino Merchant & Trust Bank có danh mục các khoản cho vay và đàu tư chứng khoán với các luồng tiền trong tương lai dự kiến như sau:


Giá trị luồng tiền ( vốn và lãi)

Thời hạn thanh toán

1.385.421

746.872


341.555

62.482


9.871

Năm nay

Hai năm tói

Ba năm tới

Bốn năm tới

Năm năm tới

Các khoản tiền gửi và vốn vay trên thị trường tiền tệ dự kiến phải thanh toán như sau:



Giá trị luồng tiền

Thời hạn thanh toán

1.427.886

831.454


123.897

1.005


-

Hai năm nay

Ba năm tới

Bốn năm tới

Năm năm tới

Năm năm tới


Nếu tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho các dòng tiền là 8%. Hỏi:

- Vòng đời bình quân của danh mục tài sản và vòng đời bình quân của danh mục nợ ?

- Các điều kiện khác không đổi, điều gì sẽ xảy ra với thu nhập của ngân hàng khi lãi suất tăng, giảm?

- Với khe hở vòng đời hiện tại, ngân hàng nên dùng những biện pháp phòng chống nào? Trình bày những hoạt động cụ thể và kết quả mong đợi của các biện pháp đó.



Các tình huống:

(1). Nếu tỷ lệ chiết khấu áp dụng giảm xuống còn 6% thì vòng đời bình quân của danh mục tài sản và vòng đời bình quân của danh mục nợ sẽ thay đổi như thế nào? Sự thay đổi này tác động như thế nào tới mức độ nhạy cảm lãi suất của thu nhập?

(2). Nếu lãi suất tăng đột ngột từ 8% lên 10%, vòng đời bình quân của danh mục tài sản và vòng đời bình quân của danh mục nợ sẽ thay đổi như thế nào? Thay đổi này ảnh hưởng tới mức độ nhạy cảm lãi suất của thu nhập như thế nào?
Câu 10: Leland National Bank cho biết rằng: vòng đời bình quân của danh mục tài sản (average asset duration) là 4,5 năm và vòng đời bình quân của các khoản nợ (average liability duration) là 3,25 năm. Tổng tài sản là 1,8 tỷ $ và tổng nợ là 1,5 tỷ $. Nếu lãi suất ban đầu là 7% sau đó tăng lên 9% thì điều gì sẽ xảy ra đối với giá trị tài sản ròng của ngân hàng Leland? Ngược lại nếu lãi suất giảm từ 7% xuống 5% thì giá trị ròng thay đổi như thế nào?
Câu 12: Một ngân hàng có vòng đời bình quân của danh mục tài sản (DA) là 6 năm, giá trị tài sản là 900 triệu USD, tổng nợ là 750 triệu USD. Hỏi vòng đời bình quân của danh mục nợ trung bình phải là bao nhiêu nếu ngân hàng thực hiện chiến lược duy trì khe hở vòng đời bằng không?
Câu 13: Ngân hàng Comerce National bank có danh mục tài sản và nguồn vốn với các số liệu như sau:


Các khoản mục

Thời lượng/vòng đời bình quân (D) (năm)

Trị giá (triệu USD)

1.Trái phiếu chất lượng cao

2.Cho vay thương mại

3. Cho vay tiêu dùng

4. Tiền gửi

5.Vốn vay phi tiền gửi


8.0

3.6


4.5

1.1


0.1

60

320


140

490


20

Hãy xác định : Vòng đời bình quân của danh mục tài sản (DA), vòng đời bình của danh mục nợ (DL) và khe hở vòng đời



Chương 4: ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
Mục tiêu của chương: Giới thiệu với người đọc một số phương pháp khác nhau được các ngân hàng sử dụng trong việc định giá tiền gửi cũng như các khoản cho vay thương mại. Chương này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc định giá tiền gửi và các khoản tín dụng trong hoạt động ngân hàng sao cho vừa đảm bảo tính cạnh tranh, vừa đảm bảo khả năng bù đắp chi phí và có lãi. Ngoài ra chương trình này còn nhấn mạnh đến xu hướng định giá cho vay kinh doanh trên cơ sở tổng thể mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, tính tới mọi khoản thu nhập và chi phí của việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng xin vay vốn.
4.1. Định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi

4.1.1. Tầm quan trọng của việc định giá

Các ngân hàng cần một chính sách không chỉ để xây dựng chiến lược đúng đắn mà còn có thể hổ trợ việc ra quyết định phù hợp dựa trên thực tế. Một thử thách tồn tại vĩnh viễn trong hoạt động ngân hàng là đưa ra mức lãi suất huy động tiền gửi hỗ trợ sự tăng trưởng lợi nhuận. Nếu lãi suất tiền gửi quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận tiềm năng của ngân hàng. Nếu lãi suất tiền gửi quá thấp, ngân hàng sẽ không thể thu hút được khách hàng gửi tiền, người gửi tiền sẽ gửi tiền ở những nơi khác. Càng ngày việc cạnh tranh trên thị trường tài chính càng gay gắt làm cho vấn đề nêu trên càng trở nên phức tạp hơn, bởi vì cạnh tranh có xu hướng làm cho lãi suất tiền gửi tăng lên, tức chi phí của ngân hàng gia tăng, trong khi thu nhập dự kiến từ các khoản đầu tư và cho vay giảm xuống. Thật vậy, trong một thị trường tài chính cạnh tranh tương đối hoàn hảo, từng ngân hàng riêng lẻ ít có khả năng kiểm soát lãi suất tiền gửi dài hạn (lãi suất do thị trường tài chính quy định). Trong trường hợp này, ban quản trị cần quyết định xem ngân hàng có nên nâng cao lãi suất cao hơn so với mặt bằng để tăng cường khả năng huy động vốn hay nên chấp nhận việc giảm quy mô tiền gửi do duy trì mức lãi suất thấp hơn mức bình quân trên thị trường. Các nhà quản trị ngân hàng thường phải lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu sinh lời. Việc trả lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác giúp ngân hàng tăng quy mô nguồn vốn nhanh hơn, nhưng chiến lược cạnh tranh này có thể khiến cho lợi nhuận của ngân hàng suy giảm nghiêm trọng.



4.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược định giá tiền gửi ngân hàng

Việc lựa chọn các chiến lược và phương pháp định giá các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Căn cứ vào các nhân tố này ngân hàng có thể xây dựng cho mình các chiến lược lãi suất cao hay thấp hay ngang bằng với lãi suất trung bình trên thị trường. Các yếu tố này có thể bao gồm:



  • Quy mô của ngân hàng: thể hiện qua số lượng nhân viên, tổng tài sản, vốn điều lệ.... Các ngân hàng có quy mô lớn thường có xu hướng định giá tiền gửi ở mức bình quân thị trường hoặc thấp hơn.

  • Tính cạnh tranh: trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên một địa bàn, thị trường cổ phiếu, trái phiếu phát triển thu hút một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong công chúng..... Các ngân hàng càng cần phải đưa ra chiến lược định giá tiền gửi phù hợp để duy trì sự ổn định của lượng tiền gửi.

  • Chất lượng và hiệu quả trong việc tiếp cận các nguồn vốn: Ngân hàng càng có nhiều chi nhánh thì càng dễ tiếp cận được nhiều khách hàng gửi tiền và dễ dàng tiếp cận được nhiều nguồn vốn. Nhân tố này hàm ý rằng tổng số chi nhánh ảnh hưởng đến việc định giá một cách tiêu cực hay nói cách khác ngân hàng không quan tâm nhiều đến chiến lược định giá.

  • Kinh nghiệm: Các ngân hàng lâu đời thường có nhiều kinh nghiệm hơn và họ có khả năng bảo vệ các giá trị đặc quyền của mình. Thêm vào đó, ngân hàng lâu đời thường có danh tiếng hơn trong việc bảo vệ chính sách định giá và có khả năng hành động một cách bảo thủ trong việc định giá.. Họ cũng có thể có một mạng lưới các khách hàng trung thành lớn hơn (điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chiến lược định giá sản phẩm tiền gửi)

  • Môi trường lãi suất: môi trường lãi suất hiện tại sẽ có thể là một nhân tố chính trong chiến lược định giá tiền gửi của nâng hàng. Đây là căn cứ chính để các ngân hàng đưa ra mức lãi suất tiền gửi phù hợp, đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng.

  • Đối tượng gửi tiền: Một số ngân hàng có thể phụ thuộc nhiều vào các khách hàng gửi tiền dài hạn trong khi số khác lại có thể phụ thuộc nhiều vào các khách hàng gửi tiền kỳ hạn ngắn không rút trước hạn hoặc khách hàng có tài khoản tiền gửi giao dịch. Sự phụ thuộc càng nhiều có thể càng ảnh hưởng đến các chiến lược định giá tiền gửi của ngân hàng.

  • Các ngân hàng quá lớn để thất bại (Too big too fall): Nhiều nhà nghiên cứu tranh luận rằng, các ngân hàng lớn có thể được bảo hiểm một cách hoàn toàn. Bởi vì bảo hiểm tiền gửi tuyệt đối sẽ giảm phần bù rủi ro mà các khách hàng gửi tiền có thể đòi hỏi ngân hàng, điều này có thể giảm áp lực lãi suất cho các khoản tiền gửi.

  • Vốn: Các ngân hàng có nguồn vốn đa dạng, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn huy động có thể đưa ra chiến lược định giá thấp hơn mức thị trường.

  • Các yếu tố tài chính khác : Như các các khoản tiền gửi môi giới vì chúng có thể là nhân tố có rủi ro cao, mức độ cho vay thương mại của ngân hàng, lợi nhuận ròng, các ngân hàng có lợi nhuận thấp thường dễ có khả năng thấp bại nhiều hơn.

  • Các yếu tố phi tài chính: một ngân hàng thiếu sự đang dạng về địa lý thường dễ có nguy cơ thất bại trong việc huy động tiền gửi hay tỷ lệ thất nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi của ngân hàng... Những nhân tố này cũng có tác động đến chiến lược định giá tiền gửi của ngân hàng. Ngân hàng cần đưa ra một mức giá thích hợp trong những tình huống này để đảm bảo duy trì nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng.


Каталог: file -> downloadfile6 -> 161
161 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý
161 -> ĐẠi họC ĐÀ NẴng trưỜng đẠi học kinh tế khoa tài chính ngân hàng  bt nhóm môn thanh toán quốc tế

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương