Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 5.01 Mb.
trang47/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

Cách tiến hành chấm điểm:

Trên cơ sở đã có đầy đủ tư liệu liên quan đến công tác xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn MT, MD, chúng ta áp vào các tiêu chí của Biểu 4-08. Sau đây là một ví dụ minh họa:



Ví dụ: Phường Tam Hiệp

Tiêu chí chấm điểm, đánh giá mức chuyển hoá của xã, phường về phòng chống tệ nạn mại dâm, ma tuý năm 2010

Mã số

Tiêu chí đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm tự chấm

1.

Nội dung 1. Hoạt động chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể

6


6

1.1-


Ban hành các văn bản chỉ đạo và xây dựng chương trình, kế hoạch hành động về công tác phòng, chống tệ nạn MT,MD (đặc biệt là kế hoạch phòng ngừa) và quan tâm chỉ đạo việc thực hiện.

4

4


1.2-

Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, giao ban, sơ kết, tổng kết, báo cáo, khen thưởng, kỷ luật về công tác phòng, chống tệ nạn Mt,MD.

2

2

2

Nội dung 2. Triển khai công tác thông tin-giáo dục-truyền thông

8


8


2.1-


Triển khai thực hiện trọng tâm đồng bộ chương trình, kế hoạch và tổ chức Giáo dục, truyền thông về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến từng gia đình.

4

4


2.2-

Thông tin-giáo dục-truyền thông bằng những biện pháp và hình thức phù hợp, tạo được sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân.

4

4




Nội dung 3. Hoạt động quản lý địa bàn

7

7

3.1-


Kiểm tra, giám sát, quản lý địa bàn theo quy định tại Luật Phòng, chống ma tuý, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, quy định về quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, hợp đồng lao động và thống kê, phân loại, lập hồ sơ quản lý, theo dõi sự biến động của các đối tượng.

3

3

3.2-

Đề ra và thực hiện biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp với từng loại đối tượng.

4

4

4

Nội dung 4. Xử lý vi phạm

6

6

4.1-


Phát hiện kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật các vụ vi phạm thuộc thẩm quyền cấp xã; thông báo trong xã, phường, thị trấn về các vụ việc đã xử lý.

4

4

4.2-

Lập biên bản và chuyển cấp có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử lý của cấp xã; theo dõi việc xử lý và kiến nghị kịp thời khi việc xử lý chưa theo đúng quy định của pháp luật.

2


2


5

Nội dung 5. Công tác chữa trị, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm, người nghiện ma tuý

13

9,5

5.1-
5.1.a-
5.1.b-

Triển khai các hoạt động chữa trị, phục hồi tại cộng đồng theo Nghị định số 56/2002/NĐ-CP:

Tích cực vận động cai nghiện và tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma tuý, vận động người bán dâm hoàn lương.

Phát hiện kịp thời các đối tượng tái phạm, tái nghiện và có biện pháp giải quyết ngay.


2
1


1,5
1



5.2-
5.2.a-

5.2.b-


Thực hiện đúng Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và Nghị định số 146/2003/NĐ-CP:

Lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào Cơ sở chữa bệnh.

Tiếp nhận và tổ chức quản lý, giúp đỡ, giáo dục, giải quyết việc làm tại cộng đồng đối với người cai nghiện ma tuý, người bán dâm từ Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội trở về.


1

2



1

1




5.3-

Thực hiện quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng tại cộng đồng theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP.

4

3

5.4-

Vận động, phát huy vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục đối tượng; phối hợp với gia đình, cộng đồng giúp đối tượng ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.

3

2




Nội dung 6. Kết quả cụ thể

60




6.1-

100% đảng viên, cán bộ, nhân dân; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm và sử dụng ma tuý; 100% cơ quan, trường học trên địa bàn xã, phường, thị trấn được tuyên truyền, học tập và có văn bản ký cam kết về phòng, chống TNMT, MD.


15

13


6.2-

Huy động kinh phí chương trình kinh tế-xã hội, đóng góp của nhân dân.

3

3

6.3-

Chuyển biến tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm (tính cả người ở nơi khác đến tạm trú):

42

31

6.3.b-

Đối với xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy:

21

16




ít nhất có 60% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được chữa trị, phục hồi

4

4




Giảm ít nhất 70% số tụ điểm TNMT.

4

4




Không phát sinh đối tượng hoặc tụ điểm TNMT mới.

4

2




ít nhất có 80% số người cai nghiện trong kỳ báo cáo không tái nghiện từ 6 tháng trở lên.

4

2




Giúp đỡ, tạo điều kiện để 50% số người sau cai nghiện có việc làm, ổn định cuộc sống.

5

4

6.3.c-

Đối với xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm:

21

15




Không có tụ điểm TNMD, người bán dâm.

15

15




Giúp đỡ, tạo điều kiện để 70% số người bán dâm hoàn lương hoặc người có nguy cơ cao mắc TNMD có việc làm, ổn định cuộc sống.

6








Tổng số điểm

100

83,5

Số điểm: - Tổng số điểm tự chấm: 89,5

Trong đó: - Số điểm thưởng: 6 (tại tiêu chí 6.3c không có tệ nạn MD nên không có hoạt động giúp đỡ tạo điều kiện cho người bán dâm)



    • Số điểm trừ 10,5. Nguyên nhân:

Tiêu chí

Số điểm trừ

Nguyên nhân trừ điểm

5.1a

0,5

Chỉ vận động, chưa tổ chức cai nghiện

5.2b

1

Chưa giới thiệu việc làm

5.3

1

Công tác giáo dục, giúp đỡ chưa thường xuyên

5.4

1

Phối hợp với gia đình trong quản lý, giáo dục đối tượng chưa thường xuyên

6.3b

2

Có phát sinh đối tượng nghiện ma tuý nhưng chưa xử lý




2

Đối tượng sau cai vẫn tái nghiện




1

Không giới thiệu được việc làm cho đối tượng, đa số đối tượng tự tìm việc làm

Tổng số

10,5




Đối chiếu tổng số điểm = 89,5 điểm vào thang điểm của các mức chuyển hoá được kết quả phân loại, chấm điểm của phường Tam Hiệp là:

Kết quả tự chấm điểm đánh giá: Đạt loại xã phường chuyển hoá mạnh



NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CHẤM ĐIỂM

1. Cần có biên bản họp chấm điểm, mức chuyển hoá, các văn bản chỉ đạo, báo cáo thực hiện (đóng thành tập để thuận tiện cho việc thẩm định của quận, huyện hoặc tỉnh, thành phố)

2. Thưởng điểm: Xã phường duy trì không có tệ nạn MT, MD được cộng vào kết quả chấm điểm tối đa đến 20 và đối với những xã phường duy trì không có tệ nạn ma tuý hoặc tệ nạn mại dâm thì cộng vào kết quả chấm điểm tối đa 6 tuỳ theo mức độ hoạt động tích cực của xã, phường, thị trấn.

3. Phạt điểm: Xã phường có số đối tượng và số tụ điểm tệ nạn MT, MD mới phát sinh trong năm chiếm trên 10% so với số của kỳ báo cáo trước thì bị trừ 30 điểm.

4. Kiểm tra, thẩm định và khen thưởng kết quả chuyển hoá của xã, phường, thị trấn

- Hàng năm, cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh tổ chức kiểm tra, thẩm định kết quả tự phân loại, chấm điểm của những xã, phường, thị trấn đạt 80 điểm trở lên để đề nghị tặng bằng khen, giấy khen đối với những xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn không có TNMT, MD; không có TNMT hoặc không có TNMD; chuyển hoá mạnh theo quy định tại mục 5 của Nghị quyết liên tịch 01.

- Liên ngành cấp tỉnh phối hợp, đề xuất với UBND và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chế thực hiện trên địa bàn tỉnh về khen thưởng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn được tặng bằng khen, giấy khen theo quy định tại mục 6.2 của Nghị quyết liên tịch 01/2005

Hàng năm, đến kỳ báo cáo, các xã, phường, thị trấn cần gửi lên quận, huyện trực thuộc ba văn bản sau đây:

* Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện công tác xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm của kỳ báo cáo.

* Biên bản tự chấm điểm đánh giá mức chuyển hoá của xã, phường, thị trấn về phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.

* Biểu XP-08: Thống kê báo cáo về công tác xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn MT, MD.

- Tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai và phòng chống buôn bán người theo quy định cua Chính phủ.



TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CẤP XÃ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MẠI DÂM

1. Nội dung về trách nhiệm trong phòng, chống mại dâm

- Thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm ở địa phương; lập hồ sơ, thống kê, phân loại đối tượng, tiến hành rà soát, quy hoạch sắp xếp các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh theo đúng các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể để có biện pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm;

- Tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người bán dâm và những người có hành vi liên quan đến mại dâm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức triển khai thực hiện và tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm cho nhân dân địa phương.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch ngăn ngừa và phòng, chống mại dâm trong phạm vi địa phương trên cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án dạy nghề, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá.

- Bố trí cán bộ và ngân sách cho công tác phòng, chống mại dâm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; vận động sự đóng góp của cộng đồng cho hoạt động phòng, chống mại dâm.

- Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống mại dâm với Hội đồng nhân dân cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp huyện; hàng năm, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm theo thẩm quyền.



2. Thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống mại dâm

a) phạt cảnh cáo;

b) phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điều 28 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống mại dâm được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.

3. Một số nội dung về tổ chức hoạt động kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm

Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp chỉ đạo, tiến hành các hoạt động kiểm tra, thanh tra trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương. Thanh tra liên ngành về phòng, chống mại dâm có trách nhiệm:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mại dâm;

- Thanh tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp, nhiệm vụ về phòng, chống mại dâm; việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về sử dụng kinh phí, xây dựng và quản lý hoạt động của các cơ sở chữa bệnh;

- Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động phòng, chống mại dâm;

- Xử lý vi phạm hoặc kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm;

- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về phòng, chống mại dâm; đề nghị bổ sung, sửa đổi các chính sách và quy định của Nhà nước về phòng, chống mại dâm.

TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CẤP XÃ TRONG CAI NGHIỆM MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN

1. Nội dung phạm vi trách nhiệm của UBND cấp xã trong quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghi định 94/2011/NĐ-CP:

Tại điều 37 Nghị định 94/2011/NĐ-CP ngày 09/09/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

1. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.

2. Chỉ đạo Tổ công tác thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma tuý phục hồi sức khoẻ, nhân cách và hoà nhập cộng đồng.

3. Tạo điều kiện cho người đã cai nghiện được học nghề, tìm việc làm, vay vốn, sản xuất, kinh doanh và tiếp cận với các dịch vụ y tế, xã hội, phòng, chống tái nghiện ma tuý; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.

4. Kiểm tra, thanh tra công tác tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng ở địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác cai nghiện ma túy”.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý Nhà nước về quản lý sau cai ở xã phường thí trấn theo được quy định tại và điều 9 trong Nghị định 94/2010/NĐ-CP:

“Điều 9. Nội dung quản lý sau cai nghiện và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan liên quan trong việc tổ chức quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú:



1. Nội dung quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú:

a) Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện; tư vấn cho họ để thay đổi hành vi, nhân cách;

b) Hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tạo điều kiện để người sau cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội, hoà nhập cộng đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý sau cai nghiện; lập Sổ theo dõi, đánh giá quá trình sau cai nghiện; phân công tổ chức, người giúp đỡ, hướng dẫn người sau cai nghiện cách ly môi trường ma tuý, phòng, chống tái nghiện; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, xét nghiệm các chất ma túy đối với người sau cai nghiện;

b) Tổ chức các Đội hoạt động xã hội tình nguyện; huy động cộng đồng dân cư tham gia quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện; động viên, khuyến khích người sau cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội;

c) Tuyên truyền, quản lý, tổ chức chăm sóc, tư vấn, điều trị, hỗ trợ cho người sau cai nghiện nhiễm HIV/AIDS;

d) Hàng tháng, tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét quá trình phấn đấu, rèn luyện của người sau cai nghiện.

3. Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú”

3. Một số nội dung về trách nhiệm và phạm vi, quyền hạn của UBND cấp xã trong tổ chức cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng chống ma túy và Luật sửa đổi Nghị định 135.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gửi Chủ tích Ủy ban nhân dân cấp huyện. Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập tài liệu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo Khoản 3 Điều 68 Nghị định 135:

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm :



a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để người đó có việc làm và ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đóng trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền”

4. Một số nội dung quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thực hiện chính sách chế độ cho người nghiện ma túy và quản lý sau cai theo Thông tư Liên tịch số 21/0007/TTLT-BTC-BLĐTBXH.

Điều 2. Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú:

1. Hỗ trợ tư vấn:

- Người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú được tư vấn miễn phí về tâm lý, xã hội liên quan đến vấn đề phòng, chống ma tuý, tái hoà nhập cộng đồng.

- Chi hỗ trợ cho người được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) phân công trực tiếp tham gia quản lý sau cai nghiện ma tuý (theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 94/2009/NĐ-CP) tư vấn về tâm lý, xã hội cho người sau cai nghiện ma tuý với mức như sau:

+ 20.000 đồng/buổi tư vấn/người sau cai nghiện ma tuý;

+ 30.000 đồng/buổi tư vấn/nhóm người sau cai nghiện ma tuý (từ hai người trở lên).

2. Hỗ trợ học nghề:

Người sau cai nghiện ma tuý nếu có nhu cầu học nghề được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/người/khóa học nghề.

Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề của người sau cai nghiện ma tuý và biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo nghề, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ kinh phí học nghề cho người sau cai nghiện ma tuý.

3. Các mức hỗ trợ quy định tại Điều này là mức tối thiểu, tuỳ theo khả năng, điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định mức hỗ trợ cao hơn để tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma tuý có việc làm, thu nhập ổn định”

- Nội dung phạm vi, trách nhiệm của UBND cấp xã trong quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo Nghị định 94/2011/N Đ-CP .

- Trách nhiệm của UBND cấp xã trong quản lý Nhà nước về quản lý sau cai ở xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP.

- Một số nội dung về trách nhiệm và phạm vi, quyền hạn của UBND cấp xã trong tổ chức cai nghiện bắt buộc quy định tại Luật phòng chống ma túy và Nghị định sử đổi nghị định 135/NĐ-CP.

- Một số nội dung quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã trong tổ chức thực hiện chính sách chế độ cho người nghiện ma túy cai nghiện và quản lý sau cai theo Thông tư Liên tịch số 21/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH..)



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương