Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 5.01 Mb.
trang2/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Sở

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 Phó Giám đốc;

b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở;

c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức

a) Các tổ chức được thành lập thống nhất, gồm:

- Thanh tra;

- Văn phòng;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;

Việc thành lập Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở hoặc bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ thuộc Văn phòng Sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

b) Các tổ chức được thành lập phù hợp với đặc điểm ở địa phương:

Phòng Người có công; Phòng Việc làm - An toàn lao động; Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội; Phòng Bình đẳng giới (hoặc ghép với Văn phòng Sở); Phòng Dạy nghề; Phòng (hoặc Chi cục) Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (hoặc Chi cục Bảo trợ xã hội - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) hoặc tổ chức có tên gọi khác.

Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội được kế thừa hợp lý ở những địa phương hiện có và đang hoạt động có hiệu quả.

Chi cục Bảo trợ xã hội - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thành lập ở những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu không thành lập Phòng Bảo trợ xã hội và Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập riêng Chi cục Bảo trợ xã hội (nếu không thành lập Phòng Bảo trợ xã hội); Chi cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (nếu không thành lập Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em).

Chi cục thuộc Sở có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Căn cứ tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể đối với ngành lao động, thương binh và xã hội tại địa phương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng và tên gọi các phòng, chi cục chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở; nhưng tổng số phòng, chi cục, văn phòng, thanh tra của Sở không quá 10 đơn vị, đối thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 12 đơn vị.

c) Các đơn vị sự nghiệp:

- Cơ sở dạy nghề;

- Cơ sở bảo trợ xã hội;

- Trung tâm giới thiệu việc làm;

- Cơ sở giáo dục lao động xã hội;

- Cơ sở điều dưỡng, chăm sóc người có công.

Các tổ chức sự nghiệp nêu trên và các tổ chức sự nghiệp khác (nếu có) trực thuộc Sở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

Căn cứ đặc điểm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các tổ chức sự nghiệp chuyên ngành thuộc Sở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật.

3. Biên chế

a) Biên chế hành chính của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao;

b) Biên chế của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo định mức biên chế và quy định của pháp luật.

Phần thứ hai. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

(Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Liên tịch Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ)

I. Vị trí và chức năng

1. Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hoá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hµnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.

4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.

6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ.

7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

8. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.

9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

III. Tổ chức và biên chế

1. Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội có Trưởng phòng và không quá 03 Phó trưởng phòng

a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng;

b) Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

c) Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.



2. Biên chế

Biên chế hành chính của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.



Phần thứ ba. NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND CẤP XÃ

(Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Liên tịch Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ)

1. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác về lao động, người có công và xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Thống kê nguồn lao động của xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động.

3. Tổng hợp và quản lý đối tượng người có công, người hưởng chính sách xã hội và các đối tượng khác trên địa bàn theo hướng dẫn của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội; kiến nghị với cấp có thẩm quyền về chính sách đối với đối tượng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

4. Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách lao động, người có công và xã hội theo phân cấp hoặc ủy nhiệm của cơ quan chức năng.

5. Quản lý nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công liệt sỹ của xã (nếu có); quản lý cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (nếu có); chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng; tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

7. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

8. Quản lý hoạt động của cán bộ, nhân viên thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã làm công tác lao động, người có công và xã hội.

9. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về lao động, người có công và xã hội; thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn cấp xã theo quy định.

10. Bố trí cán bộ làm công tác lao động, người có công và xã hội cấp xã trên cơ sở quy định của pháp luật và đặc điểm của từng địa phương.

Chương II

CÔNG TÁC DẠY NGHỀ

Chuyên đề 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG

ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ ĐẾN 2020

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, dạy nghề đã được phục hồi và phát triển. Dạy nghề gắn kết chặt chẽ với sản xuất và tạo việc làm (trong nước và xuất khẩu lao động), xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng lao động, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.



I. Tổng quan về công tác dạy nghề

1. Về văn bản pháp luật và chính sách dạy nghề

Đã hình thành hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ và thống nhất tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động dạy nghề, gồ̀m: Luật Giáo dục 2005, Luật Dạy nghề, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Luật Lao động và 161 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hầu hết những lĩnh vực quan trọng, cần thiết để triển khai Luật Dạy nghề, như: các quy định về phân cấp quản lý nhà nước về dạy nghề, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, các điều kiện, thủ tục thành lập cơ sở dạy nghề, các quy định về xây dựng chương trình dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, tuyển sinh học nghề, tổ chức thi, kiểm tra, cấp văn bằng chứng chỉ, còng như các quy định về bảo đảm chất lượng dạy nghề, kiểm soát chất lượng dạy nghề.



2. Về hệ thống và mạng lưới cơ sở dạy nghề

Thực hiện Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010, Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và các văn bản hướng dẫn, các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề.

Đến nay đã hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành trong hệ thống giáo dục quốc dân, gồm:

- Dạy nghề chính quy với 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) và dạy nghề thường xuyên thay thế cho dạy nghề trước đây chỉ bao gồm dạy nghề ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực có tay nghề cao của thị trường lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động (đặc biệt là khu vực nông thôn) và nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn theo hướng hiện đại.

- Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề đã được phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước. Đến nay, mạng lưới cơ sở dạy nghề có: 128 trường cao đẳng nghề, 309 trường trung cấp nghề, 905 trung tâm dạy nghề và trên một nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ sở giáo dục khác có tham gia dạy nghề. Trong 10 năm qua số trường dạy nghề tăng 3,29 lần (từ 129 trường dạy nghề năm 1998 lên 326 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề năm 2010); số trung tâm dạy nghề tăng 5,18 lần (từ 150 trung tâm năm 1998 lên 810 trung tâm năm 2010). Đặc biệt đã khắc phục được tình trạng không có trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề tại 27 tỉnh chưa có trường dạy nghề của địa phương (trong đó có 15 tỉnh “trắng” trường dạy nghề) và 40 tỉnh chưa có trung tâm dạy nghề. Ngoài ra còn có hơn một ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và cơ sở giáo dục khác có tham gia dạy nghề.

- Hình thành được mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề ở tất cả các loại hình công lập, tư thục, doanh nghiệp được thành lập theo quy hoạch và được phân bố ở tất cả các vùng miền, trên toàn quốc. Phát triển được trên 300 cơ sở dạy nghề tư thục và hàng ngàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các cơ sở giáo dục khác tham gia dạy nghề. Đạt mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đề ra “mỗi tỉnh ít nhất có một trường dạy nghề”. Đó tập trung đầu tư cho 50 trường trọng điểm bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã có bước phát triển nhanh, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng, các ngành, giữa nhu cầu và năng lực đào tạo; bước đầu đáp ứng được nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động. Đến nay hầu hết các trường nghề công lập đã được giao quyền tự chủ và đã từng bước mở rộng hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; một số cơ sở dạy nghề đã khôi phục và phát triển những nghề chuyên sâu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; các trung tâm dạy nghề cấp huyện phát triển mạnh cùng với các lớp dạy nghề ở các doanh nghiệp, làng nghề đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có cơ hội học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.



3. Về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo

Đã mở rộng quy mô dạy nghề theo các trình độ đào tạo và điều chỉnh cơ cấu nghề đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, của xã hội.

- Quy mô tuyển sinh học nghề năm 2010 đạt trên 1,747 triệu học sinh, sinh viên, tăng gần 3,4 lần so với năm 1998, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề tăng 5,4 lần. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2009 trên 28%, đạt mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đề ra trước hai năm, dự kiến năm 2011 đạt trên 30%.

- Cơ cấu nghề đào tạo đó được điều chỉnh theo nhu cầu thị trường lao động; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Đã ban hành danh mục 379 nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, 441 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp (Danh mục nghề đào tạo năm 1992 có 226 nghề đào tạo dài hạn). Đã triển khai đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và dạy nghề cho nông dân gắn với việc làm và tạo việc làm; thực hiện thí điểm Nhà nước đặt hàng đào tạo nghề với các trường để cung cấp lao động qua đào tạo nghề theo vị trí làm việc, theo yêu cầu của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty; thí điểm đào tạo nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp.



4. Về chất lượng và hiệu quả dạy nghề

Chất lượng và hiệu quả dạy nghề được nâng cao, cụ thể:

- Tập trung đầu tư tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề để cải thiện chất lượng:

+ Tỷ lệ giáo viên/học sinh, sinh viên quy đổi đạt 1/20, thực hiện bồi dưỡng kỹ thuật công nghệ mới theo định kỳ, giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề có trình độ sau đại học đạt 10%;

+ Chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề cho người học. Đến 30/5/2011 đã xây dựng và ban hành được 194 bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề theo phương pháp tiên tiến của thế giới;

+ Hầu hết các cơ sở dạy nghề đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA.

- Kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên(1). Ở một số nghề, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đạt chuẩn quốc tế. Do đó, đội ngũ lao động qua đào tạo nghề đã đảm đương được hầu hết các vị trí trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong nước và một số vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng nghề cao trong các ngành kinh tế mũi nhọn mà trước đây do người nước ngoài đảm nhận. Khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.

- Dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việc làm trong nước mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động2, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người lao động.



5. Về các điều kiện đảm bảo chất lượng

5.1. Chương trình dạy nghề

- Đã ban hành được 194 chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Việc xây dựng chương trình dạy nghề đã được đổi mới theo phương pháp tiên tiến của thế giới (phân tích nghề DACUM) với sự tham gia của doanh nghiệp. Các chương trình khung được ban hành đã gắn với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Các chương trình khung được thiết kế đảm bảo liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo.

- Khoảng 470 chương trình dạy nghề ngắn hạn, thường xuyên và sơ cấp nghề đã được các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở dạy nghề xây dựng và ban hành, trong đó có 70 chương trình được các Dự án ODA hỗ trợ xây dựng bằng phương pháp phân tích nghề. Các hội, đoàn thể (Hội Làm vườn; Hội Nông dân, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội Khoa học kỹ thuật nông nghiệp…) đã xây dựng hàng trăm bộ chương trình, tài liệu chuyển giao công nghệ thông qua các Dự án khuyến công, nông, lâm, ngư… thuộc lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; cơ điện nông thôn.....

- 05 chương trình, giáo trình môn học chung gồm: chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, tin học, ngoại ngữ đã được ban hành và thống nhất trong cả nước.

- Đã xây dựng chương trình tiếng Anh theo chuẩn TOEIC và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề để tổ chức triển khai giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC từ năm 2009.

5.2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Về số lượng:

- Năm 1998 có 5.300 giáo viên trong các trường, gần 2.000 giáo viên trong các trung tâm dạy nghề.

- Hiện nay cả nước có 36.195 giáo viên dạy nghề, trong đó: 20.195 giáo viên dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, (trong đó: 4.678 giáo viên tại các trường cao đẳng nghề, 9.583 giáo viên tại các trường trung cấp nghề và 5.934 giáo viên tại các trung tâm dạy nghề) và có gần 16.000 giáo viên thuộc các cơ sở khác có tham gia dạy nghề.

Trong số 20.195 giáo viên dạy nghề trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề cơ cấu như sau:

+ Có 18.000 giáo viên dạy chuyên môn nghề (89,13%), 2.195 giáo viên dạy các môn chung: chính trị, giáo dục thể chất, văn hoá, ngoại ngữ... (10,87%).

+ Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo giới tính: nam chiếm 76,4% và nữ chiếm 23,6%

+ Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo nhóm tuổi: nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm 33,75%; từ 30- 40 tuổi chiếm 32,06%; từ 40 - 50 chiếm 20,34%, từ 50 - dưới 60 chiếm 9,85%.

+ Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo lĩnh vực ngành, nghề đào tạo đang giảng dạy: công nghiệp là 44%; khối nông - lâm - ngư nghiệp 10%; khối xây dựng 14%; khối giao thông vận tải - bưu chính viễn thông 20%; khối dịch vụ 10%; khối văn hóa- thông tin 2%...

Về chất lượng:

- Năm 1998: Giáo viên dạy nghề có trình độ đại học, cao đẳng là 60%; có trình độ trung học là 19,2% .

- Về trình độ chuyên môn: Tại các trường cao đẳng nghề, tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ là 8,25%, đại học là 61,05%, cao đẳng là 13,53% và công nhân kỹ thuật, nghệ nhân là 10,82%. Tỷ lệ tương ứng tại các trường trung cấp nghề là 4,62%, 49,55%, 18.99% và 13,76%; tại các trung tâm dạy nghề là 3,05%, 35,55%, 20,39% và 25,51% . Hiện nay, có 10 cán bộ đã hoàn thành chương trình đào tạo về quản lý dạy nghề tại CHLB Đức và đang triển khai các thủ tục cử 07 giáo viên tham gia khóa đào tạo đa phương tiện tại CHLB Đức năm 2011.

- Về nghiệp vụ sư phạm: Tỷ lệ giáo viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại các trường cao đẳng nghề chiếm 81,19%, tại các trường trung cấp nghề chiếm 72,68%, tại các trung tâm dạy nghề là 50,49%. Đã tiến hành đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề quốc tế theo tiêu chuẩn của Anh quốc cho 22 giáo viên; tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề quốc tế theo tiêu chuẩn của ILO cho 40 giáo viên.

- Về kỹ năng nghề: Có khoảng 65% số giáo viên trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề dạy thực hành, trong đó có khoảng 41% dạy cả lý thuyết và thực hành.

- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng anh từ A trở lên chiếm 66,88%, trong đó trình độ C và cử nhân là 13,86%. Số người có trình độ ngoại ngữ khác từ A trở lên chiếm gần 3%.

- Trình độ tin học: 71,34% giáo viên dạy nghề có trình độ tin học từ A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân chiếm 12,82%.

- Phẩm chất, đạo đức: Hầu hết giáo viên dạy nghề tận tụy với nghề, có phẩm chất, đạo đức tốt, tích cực tham gia Hội giảng, Hội thi các cấp và các hoạt động chuyên môn. Một số giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và các giải thưởng cao quý khác, hàng ngàn giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp.

5.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

- Trước năm 1998, cơ sở vật chất, thiết bị của các trường dạy nghề rất thiếu và lạc hậu về công nghệ.

- Từ năm 1998 đến nay, các cơ sở dạy nghề đã quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề bằng nhiều nguồn: nguồn ngân sách, Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA, nguồn tự có của cơ sở dạy nghề và đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn khác. Đến nay, khoảng 50% số cơ sở dạy nghề đã được trang bị bổ sung, nâng cấp đáp ứng một bước yêu cầu của việc thực hành cơ bản; một số trường, trung tâm đã được trang bị đồng bộ, hiện đại ở một số nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là những trường, trung tâm dạy nghề được thụ hưởng các dự án ODA và chương trình mục tiêu quốc gia (trong đó có 15 trường thuộc Dự án ADB; 25 trường của các Dự án Đức, Hàn Quốc, Hà Lan 37 trung tâm dạy nghề thuộc Dự án Thuỵ Sỹ ....). Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2001- 2005 đã hỗ trợ đầu tư tập trung 42 trường trọng điểm, 82 trung tâm dạy nghề, giai đoạn 2006-2010 tiếp tục ưu tiên hỗ trợ đầu tư 03 trường cao đẳng nghề để trở thành trường tiếp cận trình độ dạy nghề tiên tiến của các nước trong khu vực Đông Nam Á; 59 trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề được đầu tư trọng điểm; 48 trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề khó khăn được đầu tư tập trung; 25 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú; 246 trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư tập trung... và đại bộ phận các cơ sở dạy nghề khác đã được trang bị các thiết bị đáp ứng được yêu cầu thực hành cơ bản theo yêu cầu của chương trình dạy nghề.

Đến nay đại bộ phận các cơ sở dạy nghề đã được trang bị các thiết bị đáp ứng được yêu cầu của thực hành cơ bản, nhiều trường đã có thư viện điện tử, phòng thí nghiệm.




tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương