Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 5.01 Mb.
trang43/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

2. Ma túy

Luật phòng chống ma túy năm 2000 (Luật số 23/2000/QH10 do Quốc hội khóa 10 phê chuẩn ngày 9/12/2000 đã chỉ rõ tệ nạn ma túy “là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia” và Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội”.

Vậy ma túy là gì và bản chất của nghiện ma túy là như thế nào, tác hại của nó đối với cá nhân người sử dụng, với gia đình và xã hội ra sao là những thông tin sẽ được giới thiệu trong phần này, cũng như các thông tin về các giải pháp chủ yếu trong phòng chống ma túy nói chung và cai nghiện ma túy nói riêng đang được triển khai ở Việt nam, những yếu tố ảnh hưởng tới công tác phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy ở Việt nam hiện nay.

2.1. Khái niệm về ma túy và các cách phân loại ma túy

Ma túy là gì? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật phòng, chống ma túy năm 2000, chất ma túy là “các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Đồng thời, Khoản 3, Điều 1 Luật phòng chống ma túy năm 2000 cũng nêu rõ “chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Như vậy có thể thấy chất hướng thần, về bản chất, cũng chính là chất gây nghiện. Điều đó có nghĩa nói đến chất ma túy là nói đến chất gây nghiện. Vậy chất gây nghiện là gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất gây nghiện và ý nghĩa của chất gây nghiện cũng rất khác nhau trong các văn bản pháp luật về kiểm soát ma túy, trong y học và trong cách hiểu thông thường. Tuy vậy, khái niệm về chất gây nghiện được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay là khái niệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra năm 1989, theo đó chất gây nghiện là “…bất kỳ chất hóa học nào, khi vào cơ thể, làm thay đổi các chức năng của cơ thể cả về mặt thể chất và (hoặc) tâm lý. Chất gây nghiện, nói theo nghĩa rộng, là một chất có thể thay đổi chức năng cơ thể thông thường khi được một cơ thể sống hấp thụ.

Từ định nghĩa trên ta thấy, chất gây nghiện, trước hết là một chất hóa học, nhưng khác với các hóa chất nội sinh là do cơ thể tổng hợp, sản sinh, chất gây nghiện được đưa từ bên ngoài vào cơ thể, được cơ thể hấp thụ, từ đó ảnh hưởng tới các chức năng của cơ thể. Một ví dụ minh họa cho cặp hóa chất/chất gây nghiện và hóa chất nội sinh là morphine và morphine nội sinh. Cả hai chất này đều có tác dụng giảm đau nhưng morphine là một chất gây nghiện trong khi morphine nội sinh không phải là chất gây nghiện.

Một số chất gây nghiện phổ biến hiện nay trên thế giới như chất nicotine trong thuốc lá, alcohol trong rượu bia hay thuốc phiện, cần sa, heroin, methamphetamine, ecstasy…

Đối với việc phân nhóm các chất gây nghiện, trước hết cần khẳng định rằng không có một cách nào để phân nhóm các chất gây nghiện một cách hoàn hảo. Tùy theo cách tiếp cận người ta có bốn cách phân nhóm ma túy cơ bản như sau:

- Dựa vào nguồn gốc của chất gây nghiện: có thể chia các chất gây nghiện thành ba nhóm, gồm: a) chất có nguồn gốc tư nhiên như thuốc phiện, cần sa hay một số loại nấm …; b) chất bán tổng hợp như heroin, cocain… c) chất tổng hợp như ecstasy (thuốc lắc), amphetamine (hồng phiến) hay methamphetamine, ketamine…

- Dựa vào tác dụng dược lý chính của chất gây nghiện: có thể chia các chất gây nghiện thành hai nhóm, gồm: a) nhóm dùng làm thuốc chữa bệnh (như morphine, seduxen, methadone) và b) nhóm chất gây nghiện không phải thuốc chữa bệnh (heroin, cocaine…).

- Dựa và tính chất hợp pháp của chất gây nghiện: có thể chia các chất gây nghiện thành: a) nhóm chất gây nghiện hợp pháp (ví dụ nicontine/thuốc lá, đồ uống có cồnrượu, bia ở Việt Nam, cần sa ở Hà Lan…) và b) nhóm chất gây nghiện bất hợp pháp (ví dụ thuốc phiện, heroin, cocain, cần sa, ecstasy… ở Việt Nam, rượu bia ở một số nước Hồi giáo…).

- Dựa vào tác động chủ yếu của chất gây nghiện lên hệ thần kinh trung ương: các chất gây nghiện có thể được phân thành 3 nhóm: a) nhóm có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương như đồ uống có cồn, các chất dạng thuốc phiện (thuốc phiện, heroin, morphine…), cần sa liều thấp; b) nhóm có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương như cocain, caffeine, nicotine, amphetamine, methamphetamine, ecstasy liều thấp; c) nhóm có tác dụng gây ảo giác như cần sa liều cao, ecstasy liều cao, ketamine, nấm thần…

Mặc dù vậy những sự phân loại trên chỉ mang tính tương đối bởi cùng một chất mà túy ở xã hội này, quốc gia này là chất gây nghiện hợp pháp thì ở quốc gia khác, xã hội khác lại bị xếp vào là chất gây nghiện bất hợp pháp, thậm chí ở cùng một quốc gia nhưng ở những thời kỳ khác nhau thì tính chất hợp pháp của một chất gây nghiện cũng khác nhau. Ví dụ, thuốc phiện hiện là một trong những chất gây nghiện ở Việt Nam nhưng trong thời kỳ Pháp thuộc nó là loại chất gây nghiện hợp pháp. Hay cà phê, một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt nam và hiện là chất gây nghiện hợp pháp trên toàn thế giới nhưng nó đã từng bị coi là thuốc độc và bị cấm sử dụng ở Etiopia cho tới tận cuối thế kỷ 19. Hay heroin trong những năm 1990 đã từng được hãng dược phẩm Bayer tung ra thị trường như một loại thuốc để giảm ho cũng như để điều trị một số bệnh khác, thậm chí nó đã được sản xuất dưới dạng con nhộng và dùng để điều trị cho trẻ em trong một số bệnh nhấy định. Ngay cả với khía cạnh tác động lên hệ thần kinh trung ương thì có những chất gây nghiện tùy vào liều sử dụng mà nó có những tác động khác nhau lên hệ thần kinh trung ương. Ví dụ, cần sa liều thấp như đã nói ở trên được xếp vào nhóm chất gây nghiện gây ức chế hệ thần kinh trung ương nhưng khi dùng với liều cao nó được xếp vào nhóm gây ảo giá. Hay ecstasy khi dùng với liều thấp nó là chất kích thích nhưng với liều cao nó thuộc nhóm gây ảo giác.

2.2. Nghiện ma túy

Có nhiều lý do để người ta tìm đến với ma túy, có những người đến với ma túy do tò mò, do bạn bè rủ rê; có người tìm đến với ma túy để quên đi những gắng nặng của cuộc sống, của công việc; có người tìm đến với ma túy vì mục đích chữa bệnh… Mặc dù người ta có thể đến với ma túy bởi nhiều lý do khác nhau nhưng với nhiều người, nếu không phải là hầu hết, sử dụng ma túy là hành vi tự nguyện. Tuy nhiên sau khi sử dụng một loại ma túy nhiều lần, việc quyết định sử dụng ma túy đó không còn là hành vi tự nguyện nữa bởi vì ma túy đã làm thay đổi não bộ của người sử dụng, khiến người ta lệ thuộc vào nó. Nghiện chính là lệ thuộc vào ma túy và nghiện không chỉ là sử dụng nhiều ma túy.

Nghiện ma túy, theo định nghĩa của WHO, là một căn bệnh của não bộ có bản chất mãn tính và tái phát được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng bất chấp những hậu quả của việc sử dụng.

Theo hướng dẫn về Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan tới sức khỏe (IDC-10) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để chẩn đoán một người là nghiện ma túy thì người đó phải có từ ít nhất 3 trong 6 dấu hiệu dưới đây trong vòng 12 tháng trước khi đánh giá:



  • Có cơn thèm ma túy mãnh liệt hoặc cảm giác buộc phải tìm kiếm sử dụng;

  • Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng ma túy như khởi đầu, chấm dứt hoặc mức độ sử dụng;

  • Có hội chứng cai thực thể, biểu hiện bằng các triệu chứng có thể xẩy ra khi giảm hoặc ngưng sử dụng ma túy như: rùng mình, ớn lạnh, bị chuột rút, co giật, nhận thức kém và thiếu tập trung, gặp các vấn đề về cảm xúc, thậm chí là tử vong…

  • Có bằng chứng về sự dung nạp, là trạng thái khi mà một người không còn phản ứng với một loại ma túy (chất gây nghiện) như họ đã từng dùng trước đó và họ cần sử dụng liều cao hơn để đạt được cùng một hiệu quả như trước;

  • Ngày càng sao nhãng các thú vui, sở thích trước đây và tăng thời gian dành cho sử dụng ma túy

  • Tiếp tục sử dụng loại ma túy đó mặc dù biết rõ bằng chứng về hậu quả có hại của việc sử dụng.

Nghiện ma túy là căn bệnh của não bộ. Nhưng nghiện không chỉ là một bệnh của não mà còn phức tạp hơn thế, nó chịu sự tác động của các yếu tố về mặt sinh học của cá nhân người sử dụng, các yếu tố về môi trường và các yếu tố thuộc về bản thân chất gây nghiện. Các yếu tố này (cá nhân, môi trường, chất gây nghiện) tương tác với nhau và ảnh hưởng tới nguy cơ nghiện ma túy cũng như tình trạng nghiện ma túy của mỗi người.

Các yếu tố sinh học thuộc về cá nhân người sử dụng có ảnh hưởng tới việc nguy cơ nghiện ma túy của người có thể bao gồm: giới tính (ví dụ đàn ông thì thường có khả năng uống rượu cao hơn phụ nữ), độ tuổi (sử dụng ma túy ở độ tuổi vị thành niên thì có nguy cơ bị nghiện cao hơn ở người lớn tuổi), yếu tố gen di truyền (đã có bằng chứng khoa học cho thấy một số người có gen dễ bị nghiện rượu hơn người khác), hoặc việc người đó có mắc các chứng bệnh rối loạn tâm thần hay không (những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ dễ mắc nghiện hơn những người khác)…

Môi trường cũng có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc nghiện. Các yếu tố như: sống ở đâu, sống với ai, ai là nhóm bạn bè hay chơi, gia đình hay bạn bè có ai mắc nghiện không, địa bàn nơi sinh sống có dễ mua ma túy không, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, ở nơi làm việc, trường học có vấn đề gì không… tất cả những yếu tố đó đều sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc nghiện của một người.

Nguy cơ nghiện cũng rất khác nhau đối với các loại chất gây nghiện khác nhau, ví dụ một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nếu như cứ 4 hoặc 5 người đã từng sử dụng heroin thì chắc chắn sẽ có 1 người nghiện, nhưng tỷ lệ tương cho những người sử dụng cần sa là 1: 9 - 11, nói các khác chỉ khoảng 10% những người sử dụng cần sa lần đầu sẽ nghiện so với tỷ lệ 20% - 25% những người “thử” sử dụng heroin. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ khác nhau giữa các nền văn hóa và các môi trường khác nhau. Đường dùng và dạng ma túy sử dụng cũng ảnh hưởng đến nguy cơ lệ thuộc. Những đường dùng có tác dụng nhanh như tiêm hoặc hít khói (hút) có nguy cơ dẫn đến lệ thuộc cao hơn những đường dùng có tác dụng chậm như uống. Dạng bào chế của chất ma túy cũng có ảnh hưởng, ví dụ cocain dạng tinh thể thì có khả năng gây nghiện cao hơn dạng muối hydrochloride.



2.3. Hậu quả của nghiện ma túy

Nghiện ma túy gây ra nhiều hậu quả đối với bản thân người nghiện, với gia đình và với xã hội, trong đó có:



2.3.1. Đối với bản thân người nghiện:

a. Hậu quả về thể chất:

Ăn kém ngon miệng, sút cân, lười vệ sinh cá nhân vốn dễ dẫn tới các bệnh ngoài da và nhiễm khuẩn

Suy giảm hệ thống miễn dịch làm nguy cơ mắc bệnh l

Có nguy cơ bị sốc thuốc do dùng quá liều (hoặc do tiêm chích quá nhanh)

Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan B, viêm gan C và HIV cao vì dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn

b. Hậu quả về nhân cách:

- Ma túy có thể làm thay đổi các đặc điểm tính cách: mất khả năng kiềm chế cảm xúc, xung đột với gia đình, hay nói dối, không quan tâm tới gia đình, thờ ơ, mất hứng thú, vô trách nhiệm với công việc, gia đình, người thân…

- Tâm trí không kiểm soát được điều gì đang xẩy ra, đẩy bản thân vào các tình huống không thể kiểm soát (ví dụ: dễ gây tai nạn cho bản thân và cho người khác)

- Dẫn tới các rối loạn về tâm thần như lo lăng, trầm cảm, ảo tưởng, ảo giác.

c. Hậu quả về công việc/học tập:

- Không thể tập trung vào công việc, học tập;

- Không đảm bảo được tiến độ, chất lượng, số lượng công việc được giao

- Không tuân thủ các quy định, nội quy của trường học, nơi làm việc

d. Hậu quả về kinh tế: Do thúc ép về tiền để sử dụng ma túy dễ dẫn người nghiện có các hành vi vi phạm pháp luật để có tiền sử dụng ma túy: trộm cắp, buôn bán ma túy, mại dâm, hãm hại người khác…

e. Hậu quả đối với gia đình:

- Mâu thuẫn với các thành viên khác trong gia đình

- Suy giảm kinh tế gia đình

- Làm ảnh hưởng tới danh dự của gia đình

- Gia đình tan vỡ…

g. Hậu quả về xã hội:

- Về khía cạnh kinh tế, một lượng lớn tiền lẽ ra có thể được chi dùng đầu tư cho sản xuất, cho phát triển kinh tế đất nước hay dành cho các mục đích giáo dục, văn hóa, xã hội khác thì lại bị chi cho sử dụng ma túy và cho các chương trình điều trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy.

- Tình hình an ninh, trật tự xã hội bị ảnh hưởng, tội phạm gia tăng



2.4. Một số giải pháp chủ yếu trong điều trị nghiện ma túy hiện nay

Như đã phân tích, nghiện ma túy là một căn bệnh của não bộ nhưng nó đồng thời chịu sự tác động của của nhiều yếu tố sinh học thuộc về bản thân người nghiện, môi trường xã hội nơi người đó sinh sống cũng như các yếu tố thuộc về chính chất gây nghiện. Chính vì vậy, điều trị nghiện ma túy muốn có hiệu quả, ngoài các can thiệp, trợ giúp về mặt y tế cần phải có các can thiệp, hỗ trợ khác về tâm lý, xã hội (bao gồm cả các trợ giúp về dạy nghề, tạo việc làm, trợ giúp pháp lý, nhà ở, hôn nhân gia đình…).

Trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay việc điều trị nghiện ma túy thường bao gồm các loại hình chính như sau: giải độc/cắt cơn, điều trị dược lý, điều trị nội trú, điều trị ngoại trú.


  • Giải độc hay cắt cơn nghiện: là một quá trình trong đó người bệnh được điều trị các triệu chứng của hội chứng cai do ngừng sử dụng chất gây nghiện. Điều trị giải độc được tiến hành dưới sự giám sát nhân viên y tế trong chương trình điều trị nội trú (tập trung) hoặc ngoại trú.

Tại Việt Nam việc điều trị giải độc thường được thực hiện bằng liệu pháp ATK, thuốc hỗ trợ Bông Sen, Cedemex... Cắt cơn giải độc là điều kiện tiền đề cho điều trị bởi vì nó được thiết kế để điều trị những ảnh hưởng sinh lý cấp tính khi ngừng sử dụng ma túy nhưng giải độc thường không tạo ra những thay đổi lâu dài. Nói cách khác, nếu chỉ được cắt cơn, giải độc mà không có một hỗ trợ nào khác thì rất khó để một người cai nghiện thành công.

  • Điều trị dược lý: là giải pháp dùng thuốc để giảm mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của các triệu chứng của hội chứng cai và giảm nguy cơ tái nghiện.

Có hai giải pháp điều trị dược lý cơ bản là:

+ Điều trị duy trì bằng dùng các chất đồng cho các trường hợp dùng các chất ma túy gốc thuốc phiện. Với giải pháp này người nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện như heroin, thuốc phiện được điều trị bằng những loại thuốc có khả năng bắt chước các tác dụng giống thuốc phiện thật trong não của họ như methadone, buprenorphine (vì vậy phương pháp điều trị này còn gọi là điều trị thay thế, dùng chất đồng vận thay thế cho heroin). Các chất đồng vận có đặc điểm chuyển hóa từ từ hơn heroin nên không gây ra hội chứng cai đột ngột. Thời gian bán hủy kéo dài nên chỉ cần dùng thuốc mỗi ngày một lần vào thời gian cố định. Thuốc điều trị được dùng bằng đường uống với liều cố định, an toàn. Bệnh nhân ở liều điều trị duy trì sẽ giảm cảm giác thèm muốn heroin, nếu có sử dụng thêm heroin cũng không có được cảm giác phê sướng. Điều trị duy trì bằng chất đồng vận được đánh giá là một phương pháp điều trị nghiện có hiệu quả trong việc giúp người nghiện giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm nguy cơ nhiễm virut qua đường máu vì không phải tiêm chích, tăng khả năng thực hiện chức năng xã hội và tăng tình trạng sức khỏe, ccs mối quan hệ xã hội, giảm nguy cơ tha m gia vào các hoạt động tội phạm và giúp tăng việc làm… Tuy nhiên, cần lưu ý đây là phương pháp điều trị “duy trì”, việc điều trị phải tính bằng năm chứ không phải tuần hay tháng, thậm chí một số bệnh nhân cần được điều trị trong một khoảng thời gian vô hạn định.

+ Điều trị bằng các chất đối kháng cho trường hợp dùng các chất ma túy dạng thuốc phiện.

Với giải pháp này người nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện được điều trị bằng các chất đối vận của morphine (như naloxone, naltrexone) có tác dụng phong tỏa các thụ cảm thể các chất dạng thuốc phiện khiến cho các chất này khi được được đưa vào cơ thể sẽ không được não bộ hấp thụ, không có cảm giác phê mà chất ma túy mang lại. Do không có tác động tâm lý trực tiếp nên không có hội chứng cai chất đối kháng khi ngừng sử dụng. Các chất đối kháng được sử dụng như là thuốc hỗ trợ chống tái nghiện, cho những người quyết tâm từ bỏ ma túy. Có tác dụng tối ưu đối với những cá nhân có động cơ cai, có trạng thái tâm lý xã hội tốt và được gia đình hỗ trợ. Tuy nhiên, vì các có thể gây hội chứng chất dạng thuộc phiện trầm trọng nên naltrexone/naloxone chỉ được sử dụng khi bệnh nhân đã không dùng heroin được ít nhất là 7 ngày và đã không dùng methadone ít nhất là 10 ngày. Việc điều trị bằng chất đối kháng phải được kê đơn bởi các bác sỹ được cấp phép điều trị và phải được giám sát chặt chẽ để chống nguy cơ xốc thuốc, quá liều.

Cả hai loại hình điều trị dược lý bằng chất đồng vận hay chất đối kháng kể trên đều đang đuợc thực hiện ở Việt Nam. Đặc biệt, chương trình điều trị duy trì thay thế bằng methadone đang đuợc Chính phủ đầu tư mở rộng với mục tiêu cung cấp dịch vụ methadone cho 80.000 người nghiện các chất dạng thuốc phiện.


  • Điều trị nội trú hoặc ngoại trú

Với điều trị nội trú, người nghiện ở lại trong suốt quá trình điều trị nghiện ma túy. Ngược lại, với điều trị ngoại trú khách hàng sẽ chỉ hàng tuần đến cơ sở điều trị một số buổi nhất định, tuỳ thuộc và mức độ chuyên sâu của chương trình, để được cung cấp dịch vụ điều trị. Thường thì điều trị ngoại trú mất từ 3 đến 4 tháng với các buổi điều trị lâm sàng hàng tuần. Các chương trình điều trị ngoại trú chuyên sâu có thể so sánh được với các chương trình nội trú về dịch vụ và mức độ hiệu qủa. Điều trị ngoại trú được đánh giá là kinh tế hơn điều trị nội trú và phù hợp hơn với những cá nhân đang có việc làm ổn định hoặc được hỗ trợ xã hội đặc biệt.

Cho dù thực hiện theo giải pháp nào, điều trị đồng vận hay đối kháng, điều trị nội trú hay ngoại trú thì Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu về lạm dụng ma túy của Hoa Kỳ (NIDA), một chương trình điều trị nghiện ma túy có hiệu quả cần tuân thủ 13 nguyên tắc cơ bản sau:



  1. Không có một chương trình nào phù hợp cho tất cả mọi người.

  2. Việc điều trị luôn phải sẵn sàng.

  3. Điều trị hiệu quả cần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các khách hàng, không chỉ riêng các vấn đề về sử dụng ma túy.

  4. Kế hoạch điều trị phải được đánh gia liên tục và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng nó đáp ứng các nhu cầu thay đổi của khách hàng.

  5. Duy trì điều trị trong một thời gian thích hợp là rất quan trọng cho việc điều trị hiệu quả.

  6. Tư vấn cá nhân và/hoặc tư vấn nhóm và các liệu pháp hành vi khác là những cấu phần quan trọng của một chương trình điều trị nghiện hiệu quả.

  7. Điều trị về y tế là yếu tố điều trị quan trọng với nhiều bệnh nhân, đặc biệt khi kết hợp với liệu pháp nhận thức hành vi.

  8. Người nghiện hoặc lạm dụng ma túy mà đồng thời bị các chứng rối loạn tâm thần cần được điều trị đồng thời cả việc nghiện và các bệnh tâm thần.

  9. Giải độc (cắt cơn) chỉ là bước đầu tiên trong điều trị nghiện ma túy và đóng góp một phần rất nhỏ vào việc thay đổi hành vi sử dụng ma túy.

  10. Điều trị không nhất thiết phải tự nguyện để có hiệu quả.

  11. Khả năng sử dụng ma túy trong quá trình điều trị cần được giám sát chặt chẽ.

  12. Các chương trình điều trị cần phải có các đánh giá về HIV/AIDS, viêm gan B và C, lao và các bệnh truyền nhiễm khác cũng như tư vấn giúp khách hàng thay đổi những hành vi có thể đặt họ hoặc người khác nguy cơ bị lây nhiễm.

  13. Phục hồi từ việc nghiện ma túy là có thể là một quá trình lâu dài và yêu cầu những giai đoạn điều trị đa dạng, thường xuyên.

Trong những năm qua Nhà nước ta có những chính sách cụ thể đối với công tác cai nghiện ma túy, cụ thể:

      • Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động cai nghiện ma túy;

      • Khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện, tổ chức đa dạng hóa các hình thức cai nghiện (tại gia đình, tại cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện), các loại hình cai nghiện (cai nghiện, điều trị duy trì, điều trị đối kháng) để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người nghiện;

      • Áp dụng chế độ cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện;

      • Thống nhất về thời gian và quy trình cai nghiện

      • Có chính sách ưu đãi cho người đi cai nghiện, các cán bộ tham gia và công tác cai nghiện và các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động cai nghiện và hỗ trợ người cai nghiện, người sau cai nghiện;

      • Thí điểm các chương trình điều trị thay thế bằng Methadone

2.5. Một số tồn tại trong công tác cai nghiện ma túy hiện nay và nguyên nhân

  • Tån t¹i

  • ChÊt l­­îng c¸c dÞch vô cai nghiÖn cßn h¹n chÕ, nhiÒu ®Þa ph­­¬ng tæ chøc cai nghiÖn chØ chó träng ®Õn qu¶n lý con ng­­êi , Ýt quan t©m ®Õn ho¹t ®éng t­­ vÊn, gi¸o dôc phôc håi hµnh vi, nh©n c¸ch, hç trî t©m lý, y tÕ, x· héi cho ng­­êi nghiÖn

  • H¹n chÕ trong nh©n réng c¸c m« h×nh hiÖu qu¶

  • Ch­­a x©y dùng ®­­îc hÖ thèng theo dâi, ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ cai nghiÖn phôc håi

  • Mét sè v¨n b¶n ph¸p luËt cßn chËm ban hµnh hoÆc khã thùc hiÖn

  • Nguyªn nh©n

  • NhËn thøc ch­­a ®Çy ®ñ vÒ nghiÖn ma tuý vµ cai nghiÖn dÉn ®Õn ®Çu t­­ ch­­a ®ñ m¹nh, thiÕu ®ång bé hoÆc chØ chó ý ®Õn mét sè mÆt cña c«ng t¸c cai nghiÖn;

  • ThiÕu ®éi ngò c¸n bé cã kiÕn thøc chuyªn s©u vÒ cai nghiÖn ma tuý, thiÕu c¬ së nghiªn cøu vÒ cai nghiÖn ma tuý;

  • Sù kú thÞ, ph©n biÖt ®èi xö cña céng ®ång vµ gia ®×nh víi ng­­êi nghiÖn ma tuý cßn phæ biÕn;

  • C«ng t¸c kiÓm tra, gi¸m s¸t cã lóc cã ®Þa ph­­¬ng cßn ch­­a chÆt chÏ

  • C«ng t¸c phèi hîp gi÷a c¸c ngµnh cßn h¹n chÕ.

3. Phòng, chống mua bán người

3.1. Một số quy định về nạn nhân của mua bán người

Nạn nhân là người bị xâm hại bởi các hành vi sau:

1. Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.

2. Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.

3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Như vậy, theo quy định của Luật thì nạn nhân của mua bán người là những người bị xâm hại bởi các hành vi trên mà không phân biệt tuổi tác, giới tính (nam, nữ), phạm vi địa lý (trong nước, ngoài nước).



Căn cứ để xác định nạn nhân

Một người có thể được xác định là nạn nhân khí có một trong những căn cứ sau đây:

- Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận nhằm mục đích “bóc lột tình dục” hoặc “nô lệ tình dục” theo quy định của Luật này;

- Người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nhằm mục đích “cưỡng bức lao động” theo quy định của Luật này.



3.2. Một số nội dung chủ yếu về xác minh, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán người giai đoạn 2011-2015.

3.2.1 Xác minh, tiếp nhận và bảo vệ nạn nhân

(1) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác minh, tiếp nhận, xác định và bảo vệ nạn nhân.

- Tham gia xây dựng Nghị định hướng dẫn chi tiết Căn cứ xác định nạn nhân và việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.

- Xây dựng và ban hành Thông tư Liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục thẩm quyền xác minh, xác định, tiếp nhận và bảo vệ nạn nhân thay thế Thông tư Liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2008, hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

(2) Xây dựng các thỏa thuận với cơ quan chức năng nước ngoài liên quan đến việc xác minh, xác định, tiếp nhận và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán:

- Xây dựng thỏa thuận với Thái Lan, Trung Quốc về quy trình chuẩn trong xác minh, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân bị buôn bán.

- Thống nhất với cơ quan chức năng Lào về cơ chế phối hợp trong xác minh, xác định, tiếp nhận và bảo vệ nạn nhân

- Thống nhất với cơ quan chức năng Capuchia về cơ chế phối hợp trong chuyển giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến xác minh, xác định, tiếp nhận và bảo vệ nạn nhân.

(3) Tổ chức xác minh, xác định, tiếp nhận nạn nhân:

- Tổ chức xác minh, xác định và tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về theo thỏa thuận song phương và do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề nghị.

- Tổ chức xác minh, xác định và tiếp nhận nạn nhân trong nước, nạn nhân từ nước ngoài trở về.

- Lập cơ sở tiếp nhận nạn nhân tại một số địa bàn trọng điểm ở các địa phương và các Cửa khẩu sân bay quốc tế.

(4) Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân và áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong trường hợp nạn nhân bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại theo quy định của pháp luật.

(5) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức tập huấn cho cơ quan liên quan về công tác xác minh, tiếp nhận, xác định và bảo vệ nạn nhân:

- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị đinh, Thông tư hướng dẫn về công tác xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác xác minh, tiếp nhận, xác định và bảo vệ nạn nhân theo các thỏa thuận song phương.

- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương về công tác xác minh, tiếp nhận bảo vệ nạn nhân và thực hiện công tác thống kê đối với nạn nhân bị mua mua bán trở về.

3.2.2. Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân

(1) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách hỗ trợ cho nạn nhân bị buôn bán.

- Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

- Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

+ Xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ cho nạn nhân bị buôn bán.

+ Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm liên Bộ hướng dẫn quy trình chuyển tuyến cho nạn nhân bị buôn bán.

(2) Đảm bảo cơ sở vật chất, nguồn lực để thực hiện công tác hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.

- Đánh giá thực trạng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân

- Đánh giá thực trạng, tình hình nạn nhân bị buôn bị buôn bán trở về (xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình nạn nhân bị buôn bán)

- Xây dựng dự án hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn lực cho các Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc các tỉnh, thành phố trọng điểm (dự kiến 20 tỉnh, thành phố) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

- Xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn cho cán bộ 63 tỉnh, thành phố về công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị buôn bán.

- Xây dựng mô hình điểm về quy trình chuẩn trong tiếp nhận, hỗ trợ cho nạn nhân bị buôn bán trở về tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh thành phố thực hiện công tác hỗ trợ cho nạn nhân bị buôn bán theo quy định của pháp luật.

(3) Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo việc hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề và trợ giúp pháp lý miễn phí nhằm đảm bảo cho nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.

- Hướng dẫn cơ sở y tế thực hiện việc phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong hỗ trợ y tế cho nạn nhân.

- Hướng dẫn các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán.

- Phối hợp với cơ sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác giáo dục, đào tạo nghề, hướng nghiệp cho nạn nhân bị mua bán.
Chuyên đề 2



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương