BỘ y tế HƯỚng dẫn quản lý ĐIỀu trị VÀ chăm sóc hiv/aids


Chẩn đoán nhiễm HIV ở ngưởi lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi



tải về 0.89 Mb.
trang7/21
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.89 Mb.
#29170
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21

3. Chẩn đoán nhiễm HIV ở ngưởi lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi

3.1. Xét nghiệm sàng lọc HIV


+ Có thể thực hiện tại các cơ sở y tế hoặc tại cộng đồng. Tại các tuyến y tế cơ sở và cộng đồng nên sử dụng tét nhanh và lấy máu đầu ngón tay. Sinh phẩm sử dụng cần theo khuyến cáo về phương cách xét nghiệm quốc gia.

+ Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính: tư vấn và trả lời kết quả âm tính ngay cho khách hàng, lưu ý tư vấn về thời kỳ cửa sổ. Các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao cần được tư vấn về xét nghiệm lại sau 6 tháng.

+ Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính, cần làm xét nghiệm khẳng định để chẩn đoán nhiễm HIV.

3.2. Xét nghiệm khẳng định chẩn đoán nhiễm HIV


Người có xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính sẽ được lấy máu và xét nghiệm khẳng định theo phương cách xét nghiệm quốc gia tại phòng xét nghiệm khẳng định.

3.3. Phương cách xét nghiệm


Thực hiện theo khuyến cáo về phương cách xét nghiệm chẩn đoán HIV quốc gia năm 2015; số 212/VSDTTW-HIV ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương- Bộ y tế ban hành (xem Phụ lục 2: Các phương cách xét nghiệm chẩn đoán HIV theo chiến lược III)

4. Chẩn đoán nhiễm ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi

4.1. Đối tượng xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV


    - Trẻ phơi nhiễm HIV < 18 tháng tuổi (trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV);

    - Trẻ < 18 tháng tuổi nghi ngờ nhiễm HIV hoặc có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm HIV/AIDS và xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính.


4.2. Xét nghiệm


    - Thực hiện xét nghiệm PCR phát hiện acid nucleic của HIV (RNA/DNA) để khẳng định nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.

    - Thời điểm xét nghiệm PCR cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV : Xét nghiệm được thực hiện khi trẻ 4 - 6 tuần tuổi hoặc sau đó trong lần thăm khám đầu tiên tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV


4.3. Quy trình thực hiện


    - Trẻ phơi nhiễm HIV < 9 tháng tuổi: chỉ định xét nghiệm PCR

    - Trẻ từ 9 đến dưới 18 tháng tuổi: chỉ định xét nghiệm kháng thể kháng HIV trước, nếu kết quả dương tính, chỉ định xét nghiệm PCR.

    - Trẻ nghi ngờ nhiễm HIV: chỉ định xét nghiệm kháng thể kháng HIV cho mẹ; nếu có kết quả dương tính thì xử trí như trẻ phơi nhiễm.

    - Trẻ có xét nghiệm kháng thể kháng HIV âm tính (bao gồm cả trẻ đang bú mẹ) và đồng thời mẹ có xét nghiệm HIV âm tính thì kết luận trẻ không nhiễm HIV. (Xem Phụ lục 3: Sơ đồ chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ <18 tháng)


4.4. Giải thích và tư vấn về kết quả xét nghiệm PCR


    - Kết quả xét nghiệm PCR lần 1 âm tính

    + Trẻ không bú mẹ hoặc đã ngừng bú mẹ hoàn toàn 6 tuần trước khi làm xét nghiệm PCR: Trẻ có nhiều khả năng không nhiễm HIV, tiếp tục theo dõi và xét nghiệm kháng thể kháng HIV khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

    + Trẻ đang bú mẹ hoặc ngừng bú mẹ chưa đủ 6 tuần: Trẻ có nhiều khả năng không nhiễm HIV nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm HIV qua sữa mẹ, cần tiếp tục theo dõi trẻ.

    + Tư vấn về nuôi dưỡng trẻ, nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ và lợi ích của việc điều trị ARV sớm cho mẹ, trong trường hợp mẹ cho con bú.



    - Kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính:

    + Thông báo cho bố mẹ, người chăm sóc trẻ về kết quả xét nghiệm PCR hiện tại, tư vấn về sự cần thiết của việc lấy mẫu máu xét nghiệm lại để khẳng định tình trạng nhiễm HIV của trẻ;

    + Sự cần thiết của việc điều trị ngay ARV cho trẻ.

    + Tư vấn cho bố, mẹ của trẻ làm xét nghiệm HIV nếu họ chưa biết tình trạng HIV và cung cấp các hỗ trợ khác.

    - Kết quả xét nghiệm PCR lần 2 dương tính: Khẳng đinh tình trạng nhiễm HIV của trẻ và tư vấn cho bố mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của việc tiếp tục điều trị bằng ARV.

    - Kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính và lần 2 âm tính: Giải thích kết quả xét nghiệm cho người chăm sóc và tư vấn về sự cần thiết của việc tiếp tục theo dõi trẻ., xem xét làm xét nghiệm PCR lần 3 để xác định tình trạng nhiễm HIV.



    Lưu ý:

    - Khi trẻ có kết PCR lần 1 và lần 2 dương tính trẻ được chẩn đoán nhiễm HIV: Không cần xét nghiệm kháng thể kháng HIV khi trẻ 18 tháng tuổi. Thực hiện điều trị ARV liên tục, dài hạn.

    - Các trường hợp xét nghiệm PCR âm tính cần kiểm tra lại xét nghiệm kháng thể khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÁNG VI RÚT



1. Giới thiệu chung về điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV)

1.1. Mục đích


    - Ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của vi rút trong cơ thể;

    - Phục hồi chức năng miễn dịch



Ngày nay, với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhiều thuốc kháng vi rút mới ra đời tác dụng mạnh, giảm độc tính, ít tác dụng phụ, dễ dung nạp và dễ sử dụng. Việc tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV sớm sẽ giúp người nhiễm HIV có thể sống khoẻ hơn, kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm được kinh phí và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác. Với bằng chứng mới về điều trị ARV có thể giảm tới 96% nguy cơ nhiễm HIV qua quan hê tình dục, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực cùng với các quốc gia để khống chế dịch HIV/AIDS qua việc mở rộng điều trị ARV.

1.2. Lợi ích của điều trị thuốc ARV sớm


    - Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV;

    - Phòng ngừa thất bại điều trị và kháng thuốc của vi rút;

    - Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn tình/bạn chích);

    - Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

    - Giảm mắc các bênh nhiễm trùng cơ hội;

    - Giảm chi phí điều trị nhiễm trùng cơ hội;

    - Kéo dài tuổi thọ;

    - Duy trì công việc và ổn định thu nhập của người bệnh.


1.3. Nguyên tắc điều trị


    - Phối hợp thuốc: Dùng phối hợp ít nhất 3 thuốc. Không điều trị 1 hoặc 2 thuốc cho người bệnh vì sẽ không có hiệu quả và dễ gây kháng thuốc

    - Điều trị sớm: ngay khi đủ tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn khả năng nhân lên của vi rút, giảm số lượng vi rút trong máu và giảm phá hủy tế bào miễn dịch

    - Điều trị liên tục, suốt đời: người bệnh cần được điều trị ARV suốt đời và theo dõi trong suốt quá trình điều trị

    - Đảm bảo tuân thủ điều trị ARV: người bệnh cần thực hiện uống thuốc đúng thuốc, đúng giờ, đều đặn và đủ số lượng theo chỉ định hàng ngày



1.4. Một số thuốc và nhóm thuốc ARV

Bảng 2. Một số thuốc và nhóm thuốc ARV chính

Ức chế men sao chép ngược Nucleoside(NRTI)/Ức chế sao chép ngược Nucleotide (NtRTI)

Ức chế men sao chép ngược không Nucleoside (NNRTI)

Ức chế protease

(PI)


Ức chế vận chuyển chuỗi (INSTI)

Zidovudine (ZDV, AZT)

Tenofovir Disoproxil Fumarate (TDF)

Lamivudin (3TC)

Emtricitabin (FTC)

Abacavir (ABC)


Nevirapine (NVP)

Efavirenz (EFV)

Etravirine (ETR)


Ritonavir (RTV)

Lopinavir (LPV)

Lopinavir/ritonavir

(LPV/r)


Atazanavir (ATV)

Darunavir (DRV)



Raltegravir (RAL)

Dolutegravir (DTG)




tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương