BỘ y tế HƯỚng dẫn quản lý ĐIỀu trị VÀ chăm sóc hiv/aids



tải về 0.89 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.89 Mb.
#29170
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1. Tuyến Trung ương:


- Đánh giá mô hình dịch bệnh trên quy mô toàn quốc;

- Phát triển kế hoạch chiến lược quốc gia về chăm sóc, điều trị; Xây dựng các mục tiêu quốc gia; Phát triển các chính sách, khung hành động, hướng dẫn và ban hành các văn bản liên quan tới chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;

- Vận động và huy động tăng kinh phi từ các nguồn khác nhau để thực hiện chương trình. Tham gia tích cực vào chính sách tài chính và ngân sách quốc gia, đồng thời xây dựng đề án kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế;

- Xác định nhu cầu, mua sắm và phân phối các dụng cụ, sản phẩm y tế có chất lượng;

- Hài hòa và điều phối các đối tác khác nhau thực hiện cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị công bằng và bình đẳng;

- Củng cố hệ thống thu thập thông tin, thống kê, báo cáo từ tuyến tỉnh, huyện; phân tích và chia sẻ cho các đối tác trong sử dụng số liệu để lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn;

- Hỗ trợ, giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS các địa phương;

- Tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý cho các cán bộ quản lý y tế địa phương;

- Theo dõi và đảm bảo tính minh bạch trong sử dụng các nguồn lực;

- Giám sát chất lượng chăm sóc y tế.


2. Tuyến tỉnh, thành phố:

2.1. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS


Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BYT ngày 04/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế; một số chức năng, nhiệm vụ chính bao gồm:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống HIV/AIDS trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của địa phương.

- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật: can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV; tư vấn, xét nghiệm HIV; giám sát HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; dự phòng phơi nhiễm HIV; điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS; theo dõi, đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV; điều phối và cung ứng thuốc kháng HIV, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện, các trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống HIV trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; dự phòng lây truyền HIV trong các dịch vụ y tế; phòng chống các bệnh qua con đường tình dục; phòng, chống đồng lây nhiễm lao và HIV; an toàn truyền máu liên quan tới HIV/AIDS.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về HIV/AIDS bao gồm: tư vấn, xét nghiệm HIV, khám và điều trị HIV/AIDS; khám và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật.

- Là đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nan ma túy, mại dâm tỉnh hoặc ban khác; chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống HIV/AIDS đối với các trung tâm Y tế dự phòng huyện, cơ sở y tế và trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

- Triển khai các hoạt động thông tin-giáo dục-truyền thông và huy động cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS.

- Xây dựng kế hoạch và đào tạo liên tục nâng cao năng lực về chuyên môn, kỹ thuật.

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về HIV/AIDS.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực HIV/AIDS trên địa bàn.

Ngoài ra, Trung tâm phòng, chống AIDS tuyến tỉnh còn đảm đương các lĩnh vực sau:

- Điều phối các nguồn lực của các đối tác và các tổ chức cung cấp dịch vụ HIV/AIDS để tránh trùng lặp đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực.

- Đảm bảo phân bố hợp lý, công bằng các nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, vật lực và các dịch vụ tại tuyến huyện

- Củng cố hệ thống thu thập thông tin, báo cáo từ các huyện và các cơ sở y tế khác nhau và chuyển về trung ương kịp thời.

- Giám sát hỗ trợ định kỳ, phối kết hợp với các chương trình y tế khác trên địa bàn, đặc biệt tăng cường giám sát hoạt động lao/HIV.

- Theo dõi và giám sát các hoạt động đảm bảo chất lượng và đáp ứng của địa phương đối với những yêu cầu quốc gia.

2.2. Cơ sở điều trị HIV/AIDS tại tuyến tỉnh, thành phố:


- Tiếp nhận, điều trị các trường hợp nặng, phức tạp vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới, bệnh nhân có biểu hiện của thất bại điều trị HIV.

- Hội chẩn với cơ sở điều trị HIV tuyến huyện trong việc quyết định điều trị phác đồ ARV bậc 2 với các trường hợp có nghi ngờ thất bại điều trị.

- Tư vấn, chuyển bệnh nhân đã điều trị ARV ổn định về cơ sở điều trị HIV tuyến huyện phù hợp với bệnh nhân.

- Hỗ trợ kỹ thuật về điều trị HIV cho tuyến dưới.


3. Tuyến quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.


Sơ đồ 3: Lồng ghép dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị tại tuyến huyện


3.1. Trung tâm Y tế huyện:


Đối với hoạt động chăm sóc và điều trị HIV,Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) thực hiện vai trò và nhiệm vụ sau đây:

- Phối kết hợp với các chương trình mục tiêu y tế: Lao, Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng, da liễu… xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS và quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện;

- Truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp và gián tiếp đến người dân để vận động, thay đổi hành vi và quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho nhân dân;

- Quản lý những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV;

- Tổ chức các hoạt động can thiệp dự phòng dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn huyện;

- Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV, những người có nhu cầu biết tình trạng HIV;

- Quản lý các trường hợp nhiễm HIV, Lao/HIV và phơi nhiễm HIV trên địa bàn huyện, phối hợp với trạm y tế xã phường chuyển các trường hợp xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính đến cơ sở điều trị HIV để làm xét nghiệm khẳng định và đăng ký chăm sóc và điều trị;

- Phối hợp với cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong việc triển khai hoạt động phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Tổ chức tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến y tế xã, phường về tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị HIV;

- Đầu mối thu thập thống kê, báo cáo về hoạt động chăm sóc, điều trị HIV và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trên địa bàn huyện;

- Quản lý mạng lưới y tế xã, phường, thôn, bản trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV;

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV, giám sát việc dùng thuốc của người bệnh, duy trì cải thiện chất lượng các hoạt động tại tuyến xã;

- Tổ chức giao ban định kỳ với các đối tác cùng triển khai công tác phòng, chống HIV trên địa bàn huyện, cán bộ y tế xã, phường, các tổ chức xã hội, đại diện người nhiễm và nhóm nguy cơ cao.

3.2. Cơ sở điều trị HIV/AIDS tuyến huyện (phòng khám ngoại trú)


- Tiếp nhận các trường hợp xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính (nghi nhiễm HIV), chuyển phòng xét nghiệm để khẳng định nhiễm HIV (chẩn đoán nhiễm HIV);

- Tiếp nhận các trường hợp được chẩn đoán nhiễm HIV (xét nghiệm khẳng định dương tính) đăng ký vào sổ đăng ký chăm sóc trước điều trị ARV hoặc sổ Điều trị ARV hoặc chuyển điều trị tùy thuộc tình trạng bệnh của người nhiễm HIV;

- Chỉ định các biện pháp can thiệp giảm lây truyền HIV: phân phát bao cao su, bơm kim tiêm, methadone và chăm sóc, điều trị HIV theo hướng dẫn quản lý, điều trị cho người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV theo Thông tư số 32/2014/TT-BYT ngày 17/10/2013 của Bộ trưởng Bộ y tế;

- Chuyển bệnh nhân nặng, bệnh nhân nghi ngờ thất bại vào điều trị nội trú bệnh viện hoặc chuyển lên tuyến trên để điều trị và chỉ định công thức thuốc phù hợp;

- Kết nối, phối hợp với cán bộ chuyên trách HIV tại Trung tâm y tế huyện, cán bộ của trạm y tế tuyến xã và các tổ chức hỗ trợ cộng đồng trong việc theo dõi và hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV;

- Kết nối với Trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dục lao động xã hội đóng trên địa bàn (nếu có) thực hiện định kỳ tư vấn và xét nghiệm HIV cho tất cả những đối tượng được quản lý; triển khai chăm sóc điều trị, cấp phát thuốc ARV cho những đối tượng HIV dương tính; thực hiện quản lý hồ sơ bệnh án tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và thông qua trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dục lao động xã hội để cấp phát thuốc ARV, thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội, xét nghiệm tế bào CD4, tải lượng vi rút cho các đối tượng trong các cơ sở này; giới thiệu những đối tượng đang được điều trị ARV đến các cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS gần nơi đối tượng sinh sống, làm việc khi những đối tượng này được trở về hoà nhập với cộng đồng;

- Tư vấn và chuyển người nhiễm HIV đã điều trị ổn định về trạm y tế xã phường để nhận thuốc ARV tại xã;

- Khám, đánh giá định kỳ đối với các bệnh nhân nhận thuốc ARV tại xã;

- Phối hợp với cán bộ chuyên trách HIV của huyện, tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các xã có cung cấp dịch vụ HIV tại xã (xét nghiệm HIV và cấp thuốc ARV, Methadone, thuốc lao, phân phát bao cao su, bơm kim tiêm …), các trại giam, trại tam giam, trung tâm giáo dục lao động xã hội đóng trên địa bàn (nếu có);

- Thu thập, phân tích số liệu và thực hiện các can thiệp cải thiện chất lượng điều trị; Báo cáo tình hình bệnh nhân điều trị ARV cho Trung tâm Y tế huyện hoặc cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.


3.3. Cơ sở y tế liên quan đến chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

3.3.1. Cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em :


- Lồng ghép tư vấn và xét nghiệm HIV đối với các bà mẹ mang thai đi khám thai lần đầu vào nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Tư vấn về các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con.

- Giới thiệu PNMT nhiễm HIV đến cơ sở điều trị HIV gần nhất, hoặc hội chẩn với cơ sở điều trị HIV để đăng ký điều trị ARV càng sớm càng tốt cho mẹ và con của họ.

- Tư vấn về lợi ích của việc việc chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sau sinh.

- Phối hợp với cơ sở điều trị HIV để theo dõi và hỗ trợ tuân thủ điều trị HIV ở PNMT nhiễm HIV

- Tư vấn, chuyển mẹ và con sau sinh tiếp tục chăm sóc điều trị tại cùng một cơ sở điều trị HIV gần nơi bà mẹ sinh sống.


3.3.2. Cơ sở điều trị Methadone:


- Tư vấn và xét nghiệm HIV định kỳ cho bệnh nhân điều trị Methadone 6 tháng/lần

- Tư vấn và chuyển bệnh nhân điều trị Methadone nhiễm HIV tới cơ sở điều trị HIV để được điều trị ARV sớm và sử dụng các biện pháp can thiệp dự phòng khác.

- Theo dõi tuân thủ điều trị cho bệnh nhân đồng thời sử dụng ARV và Methadone.

3.3.3. Cơ sở điều trị lao:


- Tư vấn và xét nghiệm HIV cho bệnh nhân lao.

- Tư vấn về điều trị ARV cho bệnh nhân lao/HIV.

- Thực hiện hội chẩn với cơ sở điều trị HIV để đảm bảo bệnh nhân lao/HIV được điều trị ARV sớm nhất ngay sau khi bệnh nhân dung nạp thuốc lao.

- Theo dõi điều trị ARV và thuốc lao đối với bệnh nhân lao/HIV.

- Tư vấn, chuyển bệnh nhân lao/HIV về tuyến y tế cơ sở để tiếp tục điều trị lao và HIV.



tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương