BỘ y tế HƯỚng dẫn quản lý ĐIỀu trị VÀ chăm sóc hiv/aids


CHƯƠNG VI CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG CHO NGƯỜI NHIỄM HIV



tải về 0.89 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.89 Mb.
#29170
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

CHƯƠNG VI

CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG CHO NGƯỜI NHIỄM HIV


. Bên cạnh điều trị ARV, người nhiễm HIV cần được cung cấp gói can thiệp dự phòng toàn diện bao gồm : truyền thông thay đổi hành vi, bơm kim tiêm sạch, bao cao su và Methadone.

1. Truyền thông thay đổi hành vi


Sử dụng nhiều phương thức truyền thông giáo dục cho cộng đồng, ưu tiên các quần thể đích. Kết hợp các hình thức truyền thông trực tiếp như tư vấn cá nhân do đồng đẳng viên hoặc cán bộ y tế thực hiện với tư vấn cộng đồng qua tờ rơi, loa đài hoặc các buổi nói chuyện chuyên đề để phổ biến các thông điệp về nguy cơ lây nhiễm HIV, các biện pháp dự phòng và lợi ích của việc thay đổi hành vi và lợi ích của việc xét nghiệm HIV định kỳ. Bồi dưỡng kiến thức, xây dựng kỹ năng và niềm tin cho nhóm có nguy cơ cao để giúp bệnh nhân có hành vi an toàn hơn và duy trì các hành vi bảo vệ (như không dùng chung bơm kim tiêm, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, giảm tần suất quan hệ tình dục không an toàn) và có nhu cầu đi xét nghiệm HIV định kỳ.

Đối với nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới: nâng cao nhận thức hành vi tình dục an toàn và hiểu biết về tư vấn và xét nghiệm HIV thông qua thông tin trên internet và truyền thông trực tiếp qua các chiến lược tiếp thị xã hội và tiếp cận theo địa điểm. Triển khai cả các biện pháp can thiệp ở mức độ cá thể và cộng đồng

Đối với người tiêm chích: Cần cung cấp thông tin và giáo dục về tiêm an toàn và phòng ngừa quá liều. Người tiêm chích ma túy nên được khuyến khích tham gia xây dựng và truyền tải thông tin. Ngoài tiếp cận bơm kim tiêm sạch, người tiêm chích ma túy cũng cần được tiếp cận với bao cao su.


    Đối với người làm nghề mại dâm: Thông qua các can thiệp của nhóm đồng đẳng và cộng đồng để truyền thông và xây dựng kỹ năng sử dụng bao cao su và nhu cầu xét nghiệm HIV, sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục và kết nối với chăm sóc điều trị HIV.

2. Bao cao su


Tất cả đối tượng có nguy cơ cao cần sử dụng thường xuyên và đúng cách bao cao su có chất bôi trơn để dự phòng lây truyền HIV và các bệnh có thể lây qua đường tình dục. Việc sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách có thể làm giảm 94% nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

- Nam quan hệ tình dục với nam và người chuyển giới có nguy cơ cao nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Vì thế cần sử dụng bao cao su và chất bôi trơn trong mỗi lần quan hệ tình dục.

- Người làm nghề mại dâm hoặc khách hàng của họ cần sử dụng bao cao su và chất bôi trơn thường xuyên và đúng cách. Đối với phụ nữ bán dâm, nên sử dụng bao cao su cho nữ giới do có thể chủ động sử dụng trước khi quan hệ tình dục.

Việc triển khai sử dụng bao cao su và chất bôi trơn cần lưu ý:

- Đảm bảo bao cao su dành cho nam và cho nữ có chất lượng cao, đa dạng về kích cỡ và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Được đặt ở những nơi mà đối tượng nguy cơ cao có thể tiếp cận được. Các chiến dịch vận động sử dụng bao cao su nên được triển khai để tăng sự hiểu biết, tính chấp nhận bao cao su của cộng đồng.

- Sử dụng các chất bôi trơn nhằm làm giảm nguy cơ rách, tuột bao cao su và giảm sự khó chịu khi quan hệ tình dục. Khi quan hệ tình dục đường hậu môn, nên sử dụng nhiều chất bôi trơn. Các chất bôi trơn dầu nên tránh sử dụng cùng bao cao su làm bằng latex.


3. Bơm kim tiêm sạch


Sử dụng ơm kim tiêm sạch là biện pháp an toàn để làm giảm nguy cơlây truyền HIV ở người tiêm chích. Ngoài việc sử dụng bơm kim tiêm sạch, người tiêm chích ma tuý cần được cung cấp thông tin về nguy cơ lây nhiễm HIV do dùng chung bơm kim tiêm. Các bơm kim tiêm đã sử dụng cần được thu gom bằng các hộp đựng vật sắc nhọn dùng trong y tế và được xử lý an toàn.

4. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện


Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone hoặc buprenorphine là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện, đồng thời góp phần hỗ trợ tuân thủ cho những người điều trị ARV. .. Người nhiễm HIV đang điều trị Methadone cần được chuyển tới cơ sở điều trị HIV để được điều trị ARV kịp thời..

5. Dự phòng lây nhiễm HIV trong các cơ sở y tế


Các cơ sở y tế phải thực hiện an toàn truyền máu, tiêm truyền an toàn và thực hiện phòng ngừa chuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân để phòng phơi nhiễm, xử lý an toàn các vật sắc nhọn và chất thải, khử khuẩn, đảm bảo an toàn môi trường và thiết bị. Các cơ sở y tế xây dựng và thực hiện quy trình dự phòng sau phơi nhiễm cho nhân viên .

6. Tiêm chủng cho trẻ phơi nhiễm và nhiễm HIV


- Trẻ nhiễm HIV cần được tiêm chủng như mọi trẻ em khác.

- Hoãn tiêm vắc xin sống trong trường hợp trẻ nhiễm HIV ở tình trạng bệnh nặng, chỉ số CD4 thấp < 15% hoặc ở GĐLS 4 cho đến khi trẻ được điều trị ARV ổn định và tình trạng lâm sàng được cải thiện.



Bảng 15. Lịch tiêm chủng

Vắc xin

Lúc sinh

2 tháng

3 tháng

4 tháng

9 tháng

12-15 tháng

16-24 tháng

> 24 tháng

BCGa

X






















VGBb**

X






















OPVc




X

X

X













DPT-VGB-Hib **




X

X

X













Rotavirus




X




X













Sởi *













X




X




Thuỷ đậu
















X







Cúm













X




X




DPT *



















X




Viêm não Nhật Bản
















X




X

Vắc xin phế cầu polysaccharide (PPV)






















X

* Các vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia

Ghi chú:

- Vắc xin BCG:

+ * Trẻ có cân nặng thấp khi sinh (< 2500 g) và/hoặc đẻ non

* Trì hoãn tiêm vắc xin sởi và thuỷ đậu cho đến khi trẻ được điều trị ARV ổn định trừ trường hợp xảy ra đại dịch

- Vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV): ưu tiên sử dụng nếu có

- Vắc xin Rotavi rút: nên uống liều thứ 2 cách liều thứ nhất 2 tháng. Hai liều cần được hoàn thành trước 6 tháng tuổi.

- Vắc xin cúm: nên được tiêm nhắc lại hàng năm.

- Vắc xin viêm não Nhật Bản: đối với vắc xin viêm não Nhật Bản sống, cần trì hoãn tiêm ở những trẻ nhiễm HIV nặng. Tiêm mũi thứ 2 sau khi tiêm mũi thứ nhất 7 - 14 ngày. Tiêm mũi thứ 3 sau 1 năm.



CHƯƠNG VII

CHĂM SÓC TẠI NHÀ VÀ TẠI CỘNG ĐỒNG


tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương