BỘ y tế HƯỚng dẫn quản lý ĐIỀu trị VÀ chăm sóc hiv/aids



tải về 0.89 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.89 Mb.
#29170
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

1. Mục tiêu


Chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV tại cộng đồng do nhân viên trạm y tế xã, phường, nhân viên y tế thôn bản, các nhóm đồng đẳng, tự lực của người nhiễm HIV, … thực hiện

- Hỗ trợ nhóm nguy cơ cao tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV và kết nối người nhiễm với dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS;

- Hỗ trợ người nhiễm HIV đã trễ hẹn tái khám và/hoặc trễ hẹn lĩnh thuốc, mất dấu hoặc bỏ trị quay lại nhận dịch vụ

- Hỗ trợ người nhiễm HIV tuân thủ điều trị

- Hỗ trợ người nhiễm HIV xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà và giải quyết các vấn đề về tâm lý - xã hội.

2. Nội dung chăm sóc hỗ trợ

2.1. Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ chẩn đoán và điều trị HIV


Giới thiệu những người có hành vi nguy cơ cao tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV.

Hỗ trợ người nhiễm đến đăng ký khám và điều trị tại các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Tư vấn và giới thiệu vợ, chồng hoặc bạn tình của người nhiễm HIV và con của họ tiếp cận với dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS.

Cung cấp thông tin về tầm quan trọng và lợi ích của điều trị HIV/AIDS kịp thời để người nhiễm HIV tới cơ sở y tế nhận dịch vụ chăm sóc và điều trị ngay khi biết tình trạng nhiễm HIV của mình.


2.2. Tư vấn và dự phòng lây truyền HIV


Tư vấn cho người nhiễm HIV về tình dục an toàn, tiêm chích an toàn và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

2.3. Hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội


Hướng dẫn người nhiễm HIV và người chăm sóc cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà như: đau, sốt, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn, ngứa, ho, ...; kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng.

- Hỗ trợ người nhiễm HIV trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí các tác dụng phụ nhẹ của các thuốc điều trị.

- Hỗ trợ và động viên tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ.

- Hỗ trợ người nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ xã hội.

- Giúp đỡ người nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hoà nhập với cộng đồng.

2.4. Hỗ trợ tuân thủ điều trị


- Hỗ trợ người nhiễm HIV tuân thủ điều trị : đi khám đúng hẹn, uống thuốc theo đúng chỉ định, sử dụng các phương tiện nhắc uống thuốc.

- Hướng dẫn cách cất giữ và bảo quản thuốc



CHƯƠNG VIII

GIÁM SÁT HỖ TRỢ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG



    1. Giám sát hỗ trợ

    1.1. Mục tiêu

    - Đảm bảo cho tuyến dưới thực hiện kế hoạch và mục tiêu đề ra

    - Phát hiện các vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp cụ thể

    - Tăng cường tính tự chủ, tự giác của nhân viên y tế tuyến dưới, phát hiện các yếu tố ảnh hướng đếnchất lượng và hiệu quả công việc.

    - Khuyến khích và nâng cao kiến thức, kỹ năng, niềm tin của nhân viên y tế, coi đây là dịp học hỏi

    - Phát hiện nhu cầu đào tạo



    1.2. Yêu cầu đối với người giám sát viên

    - Nắm rõ hệ thống y tế và các dịch vụ can thiệp ở từng tuyến về HIV/AIDS trong hệ thống y tế

    - Có năng lực giải quyết các vấn đề về chương trình, chuyên môn và hành chính

    - Kỹ năng chung: khả năng lắng nghe, thăm dò và phân tích tình huống, vấn đề và đưa ra được các giải pháp.

    - Có năng lực đào tạo và truyền đạt kiến thức cho người khác và tự học hỏi.

    - Có kiến thức đầy đủ về giám sát hỗ trợ và cải thiện chất lượng .

    - Có khả năng thu thập, phân tích thông tin và số liệu

    - Có khả năng cung cấp và nhận phản hồi sau mỗi lần giám sát và viết báo cáo.

    - Tận tâm, có trách nhiệm và có kỹ năng hướng dẫn cầm tay chỉ việc, có khả năng đào tạo, khuyến khích động viên, và hỗ trợ người được giám sát

    - Linh hoạt, tôn trọng đồng nghiệp và có thái độ làm việc tích cực.



    1.3. Các điều kiện cần thiết để thực hiện giám sát hỗ trợ toàn diện

    - Có đội ngũ giám sát viên

    - Có kế hoạch giám sát hỗ trợ hàng năm/hàng quý/hàng tháng

    - Thời gian cần thiết để chuẩn bị, đi lại, giám sát thực địa, phản hồi, viết báo cáo và các hoạt động tiếp theo sau giám sát

    - Kinh phí cho ăn ở, phương tiện đi lại

    - Phương tiện và đồ dùng văn phòng (giấy, bút, sổ sách..) dùng để giám sát hỗ trợ toàn diện

    - Các báo cáo giám sát và hỗ trợ kỹ thuật trước đây

    - Phương tiện theo dõi và đánh giá

    - Hỗ trợ họp sơ kết giám sát

    - Các kinh phi cần thiết khác cho hoạt động tiếp theo



    1.4. Đào tạo giám sát viên:

    Việc đào tạo giám sát viên dựa trên cơ sở giáo trình đào tạo chuẩn, bao gồm các chủ đề sau:

    - Các khái niệm cơ bản về chất lượng, cải thiện chất lượng (QI) và bảo đảm chất lượng (QA).

    - Mục đích của việc tiến hành giám sát hỗ trợ toàn diện

    - Quá trình giám sát hỗ trợ và các nội dung chính cần đề cập trong khi giám sát hỗ trợ.

    - Các kỹ năng truyền thông và kỹ năng hướng dẫn

    - Vai trò và trách nhiệm của giám sát viên và cán bộ hướng dẫn

    - Tổ chức và chức năng của giám sát hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật toàn diện

    - Thực hành giám sát hỗ trợ toàn diện bao gồm sử dụng các công cụ, các biểu mẫu, các biểu đồ và các sổ đăng ký được sử dụng trong phòng, chống HIV/AIDS.

    - Phối hợp giữa giám sát và hướng dẫn kỹ thuật.

    - Theo dõi và đánh giá

    1.6. Các lĩnh vực, nội dung cần được đề cập trong quá trình giám sát hỗ trợ các cơ sở y tế

    1.6.1. Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

    - Việc sử dụng các quy trình, hướng dẫn cập nhật về Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC)

    - - Độ bao phủ xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và chồng/bạn tình của họ

    - Đăng ký vào cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS của phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm HIV trong vòng 1 tháng kể từ khi được chẩn đoán

    - Việc điều trị ARV cho PNMT nhiễm HIV và con của họ.

    - Xét nghiệm CD4 đối với PNMT nhiễm HIV

    - Dự phòng Co-trimoxazole cho trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV từ 4 tuần tuổi

    - Tiếp cận với chẩn đoán sớm nhiễm HIV (EID) and việc vận chuyển các mẫu xét nghiệm giọt máu khô (DBS)

    - Kết nối PNMT nhiễm HIV tới cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

    - Theo dõi tình trạng phơi nhiễm của trẻ em sinh ra từ PNMT nhiễm HIV

    - Hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng cho trẻ

    1.6.2. Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS

    - Việc thực hiện hướng dẫn quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS

    - Ghi chép ổ sách, biểu mẫu, và báo cáo

    - Việc xét nghiệm CD4 định kỳ cho bệnh nhân trước và trong điều trị ART

    - Việc đánh giá tuân thủ điều trị cho bệnh nhân đến tái khám

    - Việc điều trị dự phòng Co-trimoxazole - Việc sàng lọc Lao cho bệnh nhân nhiễm HIV

    - Việc điều trị dự phòng lao bằng Isoniazid - Quy trình dự phòng sau phơi nhiễm đối với cán bộ y tế và cộng đồng.

    - Tình hình tái khám không đúng hẹn, mất dấu và bỏ trị tại cơ sở

    - Tình hình phát hiện và xử lý tác dụng phụ của thuốc và thất bại điều trị

    - Thực hiện và /hoặckết nối với chăm sóc tại nhà và cộng đồng.



    1.6.3. Lao và HIV

    - Việc thực hiện các hướng dẫn và quy trình về phối hợp và dự phòng/điều trị lao HIV

    - Việc xét nghiệm HIV ở bệnh nhân Lao

    - Việc sàng lọc Lao cho người nhiễm HIV

    - Sự sẵn có của các tài liệu truyền thông về Lao/HIV

    - Việc chuyển tiếp và kết nối dịch vụ giữa cơ sở lao và cơ sở điều trị HIV

    - Việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở

    1.6.5. Thuốc

    - Việc bị gián đoạn thuốc trong kho

    - Việc cất giữ và bảo quản thuốc - - Sổ sách ghi chép và báo cáo về thuốc

    - Nhân sự - Việc thực hiện báo cáo phản ứng có hại của thuốc.



    1.6.6. Dịch vụ xét nghiệm

    - Việc thực hiện quy trình thực hành chuẩn trong xét nghiệm

    - Nhân sự

    - Việc thực hiện ghi chép các biểu mẫu và sổ sách báo cáo Việc tham gia hệ thống ngoại kiểm và kết quả - Việc thực hiện xử lý chất thải

    - Việc quản lý sinh phẩm và vật tư tiêu hao bao gồm cả việc bảo quản

    1.6.7. Theo dõi và đánh giá

    - Việc thực hiện ghi chép các biểu mẫu và báo cáo

    - Việc sử dụng số liệu trong quản lý và theo dõi chương trình, lập kế hoạch và báo cáo.

    1.7. Quy trình thực hiện giám sát hỗ trợ kỹ thuật

    Quy trình thực hiện giám sát hỗ trợ gồm ba bước sau:



    Bước 1: Chuẩn bị giám sát hỗ trợ:

    - Tìm hiểu các hoạt động hiện tại của cơ sở thông qua báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát lần trước, kết quả đánh giá đột xuất.- Xác định các vấn đề ưu tiên trong giám sát dựa trên cơ sở các thông tin hiện có và phân tích tình hình

    - Lập kế hoạch và đặt lịch cho cuộc giám sát: xác định các hoạt động, thời gian, địa điểm, nhân sự liên quan tới giám sát; xây dựng bảng kiểm.

    - Xác định thành phần giám sát: xác định nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ từng thành viên.

    - Xây dựng bảng kiểm là một trong những nội dung quan trọng của giám sát; giúp cho các cán bộ giám sát: không bỏ sót nội dung cần giám sát; thực hiện tuần tự các nội dung đã được chuẩn bị trước; giám sát đúng trọng tâm, không thực hiện những công việc không cần thiết; ghi chép những thông tin giám sát hiện tại để làm cơ sở so sánh cho những lần tiếp theo; viết báo cáo sau khi giám sát được chính xác

    - Do vậy, xây dựng bảng kiểm cần:

    + Nội dung đầy đủ ở mức cần thiết

    + Nội dung giám sát phù hợp với tuyến y tế và đối tượng giám sát

    + Không xây dựng bảng kiểm chung các đơn vị trong địa bàn và dùng cho các cuộc giám sát khác nhau

    Bước 2: Thực hiện giám sát:

    - Sử dụng bảng kiểm trong thời gian giám sát

    - Xem lại chức trách nhiệm vụ và công việc thực hiện xem có điểm nào cần bổ sung tăng cường

    - So sánh việc sử dụng thời gian của đối tượng giám sát so với tiêu chuẩn quy định

    - Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của công việc đối với từng vị trí công tác, đánh giá các hoạt động thực tế của đối tượng giám sát xem có đạt theo yêu cầu để tổ chức, sắp xếp hoặc sửa đổi lại lịch công tác cho phù hợp

    - Quan sát và đánh giá các hoạt động như kỹ năng giao tiếp, thao tác kỹ thuật của đối tương trong những tình huống cụ thể

    - Cùng phân tích điểm mạnh điểm yếu và tìm cách khắc phục để nâng cao chất lượng

    - Tìm hiểu các khó khăn, yếu tố ảnh hưởng đến công việc thực thi nhiệm vụ như kiến thức quản lý, môi trường làm việc, quan hệ công tác để đặt phương hướng bổ sung

    - Hướng dẫn các vấn đề về kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành chuyên môn kỹ thuật và quản lý

    - Đề xuất các giải pháp, hoạt động cụ thể để khắc phục các điểm yếu trong quá trình giám sát

    - Phát hiện các yếu tố tích cực để động viên, khuyến khích đối với cơ sở làm việc như điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ và cùng với các nhà quản lý tìm biện pháp khắc phục

    - Xem xét lại bảng kiểm, tổng kết những điều đạt được và chưa được theo quy định, trao đổi và thống nhất hướng cải thiện

    - Xác định nhu cầu cần đào tạo, bổ túc thêm và hỗ trợ kỹ thuật, quản lý và hậu cần đề xuất kế hoạch thực hiện

    Bước 3. Báo cáo và phản hồi, theo dõi:

    - Viết biên bản giám sát gửi cơ sở, tiếp tục trao đổi và theo dõi với cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát.

    - Lập kế hoạch thực hiện các biện pháp can thiệp sau giám sát

    - Lập kế hoạch đào tạo hoặc đào tạo lại

    - Kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những yêu cầu của cơ sở

    - Lưu vào hồ sơ để lần sau có cơ sở giám sát theo dõi

    - Họp với các đơn vị liên quan để bàn bạc và lập kế hoạch giải quyết các vấn đề sau giám sát

    - Theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị sau giám sát



    1.8. Tổ chức và chức năng của hệ thống giám sát hỗ trợ

    1.8.1. Tuyến Trung ương

    - Tuyến trung ương sẽ thực hiện giám sát hỗ trợ kỹ thuật đối với khu vực, các tỉnh, các bệnh viện trung ương, các cơ sở đào tạo tuyến trung ương. Việc giám sát hỗ trợ nên được thực hiện 6 tháng/lần. Tùy điều kiện thực tế, nhóm hỗ trợ kỹ thuật trung ương có thể hỗ trợ cho một vài cơ sở y tế tuyến thấp hơn.



    1.8.2. Tuyến tỉnh, thành phố

    - Tại tỉnh, thành phố nhóm giám sát hỗ trợ gồm các thành viên là lãnh đạo, các chuyên viên, chuyên gia được đào tạo về giám sát hỗ trợ từ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, sở y tế, các bệnh viện tuyến tỉnh, các cơ sở đào tạo y dược tuyến tỉnh và các chuyên gia y tế khác.

    - Nhóm giám sát hỗ trợ tuyến tỉnh sẽ thực hiện giám sát hỗ trợ kỹ thuật đối với các quận/huyện (gọi tắt là tuyến huyện), mục tiêu chính là giám sát hỗ trợ cho nhóm giám sát hỗ trợ tuyến huyện, các bệnh viện tuyến tỉnh, các cơ sở đào tạo tại tỉnh.

    - Việc giám sát hỗ trợ nên được thực hiện 3 tháng/lần/huyện. Tùy điều kiện thực tế, nhóm hỗ trợ tuyến tỉnh có thể hỗ trợ cho một vài cơ sở y tế tuyến thấp hơn.



    1.8.3. Tại tuyến huyện

    - Tại huyện, nhóm giám sát hỗ trợ kỹ thuật gồm các thành viên là lãnh đạo, các chuyên viên, chuyên gia được đào tạo về giám sát hỗ trợ từ Trung tâm Y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện, cán bộ phòng khám ngoại trú và các chuyên gia y tế khác.

    - Nhóm giám sát hỗ trợ kỹ thuật tuyến huyện sẽ thực hiện giám sát hỗ trợ kỹ thuật đối với tuyến xã.

    - Việc giám sát hỗ trợ nên được thực hiện 1 tháng/lần. Tùy điều kiện thực tế, nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh có thể hỗ trợ cho một vài cơ sở y tế tuyến thấp hơn.



    2. Cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị

    2.1. Mục tiêu cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị

    - Nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt các quy chuẩn và hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS.

    - Tăng cường việc tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng cao về tư vấn và xét nghiệm HIV, điều trị và chăm sóc từ đó làm tăng tỷ lệ duy trì điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, kháng thuốc và giảm lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

    2.2. Nguyên tắc thực hiện cải thiệnthiện chất lượng

    - Dựa trên các số liệu chính xác và đo lường được;

    - Thực hiện liên tục theo thời gian;

    - Dựa trên hệ thống cải thiện chất lượng;

    - Tập trung vào việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn hiện hành về HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành.

    2.3. Các bước chu trình cải thiện chất lượng

    - Đo lường và đánh giá các chỉ số cải thiện chất lượng

    + Các chỉ số cải thiện chất lượng được thu thập thông qua việc chọn mẫu ngẫu nhiên từ các hồ sơ bệnh án và sổ sách quản lý người nhiễm HIV.

    + Các chỉ số đo lường và đánh giá cải thiện chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc do đơn vị thiết lập ra để cải thiện chất lượng dịch vụ.

    + Đo lường các chỉ số cải thiện chất lượng được thực hiện theo chu kỳ 6 tháng hoặc hằng năm.



    - Lập kế hoạch cải thiện chất lượng

    + Xem xét kết quả các chỉ số và lựa chọn chỉ số ưu tiên cần cải thiện.

    + Phân tích vấn đề tìm nguyên nhân: Sử dụng sơ đồ để liệt kê các nguyên nhân. Vẽ sơ đồ khung xương cá hoặc cây vấn đề để sắp xếp nguyên nhân theo một trình tự logic.

    + Xác định khả năng can thiệp đối với mỗi nguyên nhân (can thiệp hoàn toàn, can thiệp một phần, không can thiệp). Đặt câu hỏi “nhưng - tại sao” để tìm nguyên nhân gốc rễ. Chọn nguyên nhân ưu tiên để can thiệp.

    + Xác định mục tiêu cải thiện: Mục tiêu cần nêu rõ sẽ cải thiện vấn đề gì, cho đối tượng nào, ở đâu, khi nào và bao nhiêu. Xem xét các thông tin liên quan để ước lượng khả năng thay đổi vấn đề thông qua can thiệp. Đảm bảo mục tiêu đủ 5 tiêu chuẩn (SMART): đặc thù (Specific), đo lường được (Measurable), thích hợp (Appropriate), thực thi (Relevant) và thời gian thực hiện (Time bound).

    + Đưa ra và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp: Các giải pháp cần đảm bảo: có khả năng thực hiện được, chấp nhận được, có hiệu lực, hiệu quả cao và có khả năng duy trì. Sử dụng bảng lựa chọn giải pháp bằng cách chấm điểm tính hiệu quả và tính khả thi. Xác định tích số bằng tính hiệu quả nhân với tính khả thi. Chọn những phương pháp thực hiện có điểm tích số cao hơn để thực hiện.

    + Xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng: Liệt kê các hoạt động cần thiết để thực hiện từng phương pháp can thiệp. Xác định thời gian cần thiết để thực hiện các hoạt động. Xác định người thực hiện, người chịu trách nhiệm, người phối hợp và giám sát thực hiện. Xác định địa điểm thực hiện, nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động và dự kiến kết quả đạt được.

    - Thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng

    + Triển khai các hoạt động cải thiện chất lượng theo kế hoạch đã xây dựng.

    + Thường xuyên theo dõi và phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch.

    - Đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng

    + Thực hiện theo dõi giám sát hỗ trợ đảm bảo việc thực hiện cải thiện chất lượng theo đúng kế hoạch.

    + Sơ bộ đánh giá kết quả cải thiện chất lượng so với kế hoạch sau khi thực hiện được 1/2 thời gian của một chu kỳ cải thiện chất lượng.

    - Điều chỉnh kế hoạch cải thiện

    Dựa trên kết quả thực hiện cải thiện chất lượng, các cơ sơ y tế tổ chức thảo luận về kế hoạch đã thực hiện và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết cho phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

    Sau khi kết thúc một chu trình, các phòng khám ngoại trú tiếp tục lựa chọn các chỉ số cần cải thiện chất lượng để thực hiện một chu trình cải thiện chất lượng tiếp theo.


CHƯƠNG IX

CUNG ỨNG THUỐC KHÁNG VI RÚT (ARV)

1. Cung ứng thuốc ARV:

Quản lý cung ứng thuốc ARV là quá trình từ lập kế hoạch, thực hiện, quản lý và giám sát chất lượng bao gồm các hoạt động liên quan tới nguồn kinh phí, mua sắm, bảo quản, phân phối và quản lý hậu cần với mục đích đáp ứng được nhu cầu của người bệnh.

Cần phải thiết lập một chuỗi cung ứng thuốc ARV liên hoàn, hiệu quả để đảm bảo ARV luôn luôn có sẵn thường xuyên, liên tục ở mọi cơ sở điều trị HIV; không gây nên tình trạng ngắt quãng điều trị đối với người bệnh. Do vậy quản lý chuỗi cung ứng ARV cần phải chú ý những vấn đề sau:

- Cần có hệ thống phân phối đặc biệt đối với ARV và các phương tiện chẩn đoán

- Luôn luôn có sẵn cơ số thuốc dự trữ nhất định.

- Đảm bảo thuốc ARV có chất lượng cao, hiệu quả điều trị cao và an toàn.



Sơ đồ 8: Chu trình quản lý thuốc

Các thành tố của chuỗi cung ứng bao gồm: lựa chọn sản phẩm, mua sắm; bảo quản, phân phối, sử dụng, thông tin báo cáo, nguồn lực, quản lý



1.1. Lựa chọn thuốc ARV:

- Lựa chọn loại thuốc ARV theo công thức, phác đồ quy định và phương thức đóng gói

- Lựa chọn các loại thuốc dễ sử dụng, ít tác dụng phụ, ít phải đi lại đến cơ sở y tế

- Chuẩn hóa danh mục các loại thuốc.

- Lựa chọn lại thuốc phối hợp liều cố định

- Lựa chọn các thuốc không đòi hỏi bảo quản lạnh hoặc dây chuyền lạnh



1.2. Ước tính nhu cầu thuốc

1.2.1. Ước tính nhu cầu thuốc mỗi kỳ 2 tháng/lần


Dựa vào số liệu về:

- Số lượng bệnh nhân đã và đang điều trị trong kỳ

- Số bệnh nhân mới đăng ký điều trị trong kỳ

- Kết quả sử dụng thuốc ARV và tồn kho của kỳ trước

- Số lượng thuốc ước tính lượng dự trữ cho hai tháng

Số lượng ước tính nhu cầu của mỗi kỳ 2 tháng sẽ bao gồm 4 tháng thuốc: gồm hai tháng phân phát và hai tháng dự trữ


1.2.2. Quy trình ước tính số lượng thuốc hàng năm


- Thu thập số liệu

+ Tình hình dịch HIV/AIDS và tình hình chung (quy mô dân số, tỉ lệ nhiễm, xu hướng dịch), thông tin về phác đồ ARV cập nhật, chính sách, chiến lược liên quan công tác quản lý cung ứng thuốc điều trị HIV/AIDS;

+ Tình hình điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, tình hình sử dụng và tồn kho thuốc ARV, số lượng thuốc ARV nhập kho, sử dụng trong 12 tháng qua và tồn kho.

- Tổng hợp và phân tích số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá, phân tích, bổ sung, hiệu chỉnh số liệu theo định hướng điều trị, tình hình thực tế và định hướng sử dụng thuốc ARV trong năm lập kế hoạch.



- Ước tính nhu cầu thuốc ARV trong năm xây dựng kế hoạch

- Tính toán nhu cầu sử dụng từng loại thuốc ARV theo từng tháng trong năm xây dựng kế hoạch

Căn cứ trên số liệu tổng hợp và phân tích tính toán nhu cầu sử dụng từng loại thuốc ARV theo 01 trong 02 phương pháp sau:



a) Phương pháp 1: theo số lượng bệnh nhân ước tính sử dụng thuốc,

Dựa trên ước tính số bệnh nhân cần điều trị



Bước 1: Ước tính tổng số bệnh nhân cần điều trị thuốc ARV theo từng tháng trong năm kế hoạch: người lớn, trẻ em, thuốc bậc 1, thuốc bậc 2

Tổng số bệnh nhân cần điều trị thuốc ARV tháng A = Số lượng bệnh nhân cần điều trị thuốc ARV tháng (A-1) + số lượng bệnh nhân tăng trưởng trong tháng (có thể ước tính dựa trên mức tăng trưởng trung bình của 12 tháng tính đến thời điểm lập kế hoạch và xem xét định hướng triển khai kế hoạch).



Bước 2: Ước tính số bệnh nhân điều trị theo từng phác đồ theo từng tháng trong năm kế hoạch:

Số bệnh nhân điều trị theo từng phác đồ tại tháng A = Tổng số bệnh nhân cần điều trị thuốc ARV tháng A x ước tính tỉ lệ % bệnh nhân sử dụng phác đồ đó trên tổng số bệnh nhân cần điều trị thuốc ARV trong tháng A.



Bước 3: Ước tính số bệnh nhân điều trị theo từng loại thuốc ARV theo từng tháng trong năm kế hoạch

Số bệnh nhân điều trị theo từng loại thuốc ARV tại tháng A = Tổng số bệnh nhân điều trị theo tất cả các phác đồ có loại thuốc ARV đó tại tháng A.



Bước 4: Ước tính nhu cầu sử dụng từng loại thuốc ARV theo từng tháng trong năm kế hoạch:

Nhu cầu sử dụng từng loại thuốc ARV trong tháng A = Số bệnh nhân điều trị theo loại thuốc ARV đó tại tháng A x liều dùng thuốc trung bình/ngày x 30,5 ngày.



b) Phương pháp 2: theo mức độ sử dụng thuốc của giai đoạn trước

Nhu cầu sử dụng từng loại thuốc ARV tháng A = Số lượng cấp phát loại thuốc ARV đó tháng tại tháng (A-1) + số lượng thuốc ARV đó cấp phát tăng thêm trong tháng A (được tính toán và hiệu chỉnh theo mức tăng trưởng trung bình cấp phát 3 tháng gần nhất của loại thuốc đó tính đến thời điểm lập kế hoạch).

- Tổng nhu cầu của từng loại thuốc ARV trong năm kế hoạch

Nhu cầu từng loại thuốc ARV năm kế hoạch = Tổng nhu cầu sử dụng từng loại thuốc ARV đó trong 12 tháng của năm kế hoạch + Số lượng thuốc cần dự trữ - Tồn kho.

Trong đó:

- Số lượng thuốc cần dự trữ: bao gồm tồn kho an toàn (6 tháng tồn kho tại trung ương, 2 tháng tồn kho các cơ sở điều trị tại địa phương), và lượng thuốc sử dụng trong giai đoạn chờ hàng (thời gian chờ hàng từ khi phê duyệt đặt mua đến khi hàng về).

- Tồn kho: Là lượng thuốc ARV ước tính có tại kho trung ương và kho cơ sở tại địa phương ước tính tại thời điểm ngày 01/01 của năm kế hoạch.

Hai phương pháp trên đòi hỏi hệ thống cung cấp số liệu phải chính xác và trung thực


1.3. Bảo quản và phân phối thuốc ARV


Kho thuốc:

Thuốc là hàng hóa rất có giá trị và đắt tiền, đặc biệt là thuốc ARV và các phương tiện chẩn đoán HIV và AIDS, do vậy thuốc và các phương tiện chẩn đoán bệnh phải được bảo quản trong điều kiện tốt. Nhiệt độ cao, ánh sáng và độ ẩm không đảm bảo sẽ tác động tới chất lượng thuốc gây ra hư hỏng; .

Tổ chức kho thuốc: Đủ ánh sáng, đủ cửa sổ và cửa ra vào; thoáng khí, có lỗ thông hơi trên tường hoặc trần nhà; có hệ thống chống trộm; quạt và điều hòa nhiệt độ. Kiểm soát côn trùng như chuột, bọ, gián, kiến và bọ có cánh…

Tổ chức phân phát:

- Nguyên tắc không sử dụng thuốc quá hạn

- Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc định kỳ đều đặn, đặt các thuốc sắp hết hạn ra trước các thuốc có hạn dài hơn để phát trước

- Sử dụng thuốc còn hạn dùng ngắn trước, hạn dùng dài sau để tránh việc thuốc quá hạn gây lãng phí - Có kế hoạch phân loại và hủy các thuốc quá hạn và chất lượng kém



Giao nhận thuốc:

Sơ đồ 9: Chu trình phân phối

- Khi giao nhận thuốc cần kiểm tra bên ngoài và ghi lại ngày tháng, hóa đơn giao thuốc, chữ ký của người giao, ghi lại số phương tiện vận chuyển, kiểm tra hạn sử dụng

- Số chủng thuốc nhận; hàm lượng, quy cách đóng gói, số lượng từng loại và hạn sử dụng; giá cả

Phát thuốc cho người bệnh: Đảm bảo bệnh nhân được nhận:

- Đúng thuốc

- Đủ số lượng

- Hướng dẫn dùng thuốc đúng cách

- Bảo quản thuốc đúng



tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương