BỘ y tế HƯỚng dẫn quản lý ĐIỀu trị VÀ chăm sóc hiv/aids


CHƯƠNG V DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỐI HỢP THƯỜNG GẶP



tải về 0.89 Mb.
trang11/21
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.89 Mb.
#29170
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21

CHƯƠNG V

DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỐI HỢP THƯỜNG GẶP



1. Điều trị dự phòng Co-trimoxazole (CTX)


Điều trị dự phòng co-trimoxazole có hiệu quả ngăn ngừa viêm phổi do Pneumocystis, bệnh do Toxoplasma và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Dự phòng co-trimoxazole được khuyến cáo cho người lớn, vị thành niên, phụ nữ mang thai và trẻ em nhiễm HIV.

Bảng 14. Tiêu chuẩn bắt đầu, ngừng và theo dõi điều trị dự phòng co-trimoxazole

Tuổi

Tiêu chuẩn bắt đầu

Tiêu chuẩn ngừnga

Liều co-trimoxazole

Theo dõi

Trẻ phơi nhiễm HIV

Tất cả các trẻ, bắt đầu từ 4-6 tuần sau sinh

Cho đến khi hết nguy cơ lây truyền HIV hoặc loại trừ không nhiễm HIV

Xem Phụ lục 10: Bảng liều CTX dự phòng cho trẻ phơi nhiễm/trẻ nhiễm HIV

Theo dõi lâm sàng 3 tháng một lần

5 tuổi

Tất cả các trẻ

Không ngừng


Xem Phụ lục 9: đối với trẻ trên 5 tuổi có cân nặng < 30 kg, dùng 960 mg mỗi ngày

Theo dõi lâm sàng 3 tháng một lần

Trẻ ≥ 5 tuổi, người trưởng thành, kể cả phụ nữ mang thai

Chưa có XN CD4: Điều trị dự phòng ngay khi được chẩn đoán nhiễm HIV hoặc giai đoạn lâm sàng 3, 4

Người bệnh lao phổi hoạt động bất kể số lượng tế bào CD4

Có XN CD4: khi CD4 < 350 tế bào/mm3


Người bệnh đang điều trị ARV và khi CD4 ≥ 350 tế bào/mm3 duy trì thêm 6 tháng

Tái dự phòng khi người bệnh có số CD4 < 350 TB/mm3






Theo dõi lâm sàng 3 tháng – 6 tháng một lần

a Ngừng nếu người bệnh có hội chứng Stevens-Johnson, dị ứng thuốc mức độ 3-4, bệnh gan nặng, thiếu máu nặng, giảm nặng các dòng tế bào máu hoặc tình trạng HIV âm tính.

Chống chỉ định điều trị dự phòng co-trimoxazole: dị ứng nặng với các thuốc sulfamid; bệnh gan nặng, bệnh thận nặng và thiếu glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD).


2. Lao


Lao là nhiễm trùng cơ hội thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người nhiễm HIV. Những cơ sở chăm sóc HIV cần triển khai 3 chiến lược: phát hiện tích cực bệnh lao, điều trị dự phòng lao bằng isoniazid và chống nhiễm khuẩn tại tất cả các cơ sở lâm sàng. Cần điều trị ARV cho tất cả những người nhiễm HIV có bệnh lao tiến triển.

Sơ đồ 6: Sàng lọc lao ở người lớn và trẻ vị thành niên nhiễm HIV

canvas 114
Sơ đồ 7: Sàng lọc lao ở trẻ trên 1 tuổi có nhiễm HIV


2.1. Phát hiện tích cực bệnh lao


    Người lớn và trẻ vị thành niên nhiễm HIV cần được sàng lọc lao dựa trên triệu chứng lâm sàng trong tất cả các lần đến khám tại cơ sở y tế. Khi người nhiễm có bất kỳ một trong các triệu chứng ho, sốt, sụt cân hoặc vã mồ hôi đêm, cần đánh giá chẩn đoán lao phổi và lao ngoài phổi qua thăm khám lâm sàng, chẩn đoán phân biệt với các bệnh NTCH khác, chụp X-quang phổi, xét nghiệm AFB đờm và các xét nghiệm cần thiết khác (AFB hạch, nuôi cấy vi khuẩn lao, genXpert nếu có thể).

    Trẻ nhiễm HIV có bất kỳ triệu chứng kém lên cân, sốt hoặc ho, hoặc có tiền sử tiếp xúc với người bị lao sẽ có khả năng mắc lao và cần được đánh giá phát hiện bệnh lao và các bệnh khác. Kém lên cân được xác định khi (1) sụt cân do gia đình báo cáo hoặc cân nặng rất thấp (cân nặng theo tuổi dưới -3 z-score), (2) thấp cân (cân nặng theo tuổi dưới -2 z-score), (3) sụt cân (> 5%) kể từ lần khám trước theo hồ sơ hoặc (4) đường cong tăng trưởng đi ngang

    Người nhiễm HIV mắc bệnh lao cần được đăng ký và điều trị lao sớm ngay sau khi có chẩn đoán lao.

    Tất cả người nhiễm HIV bị bệnh lao cần được điều trị ARV càng sớm càng tốt, trong vòng 8 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị lao. Người nhiễm HIV mắc lao có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng (số CD4 <50 tế bào/mm3) cần được điều trị ARV sớm ngay sau khi bắt đầu điều trị lao được 2 tuần.


2.2. Điều trị dự phòng lao bằng isoniazid (IPT)

2.2.1. Chỉ định


    - Người lớn và trẻ vị thành niên nhiễm HIV đã được loại trừ mắc lao tiến triển; không phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch kể cả phụ nữ mang thai, người bệnh đang điều trị ARV và người bệnh đã từng được điều trị lao trước đây.

    - Trẻ em nhiễm HIV:



+ Trẻ > 12 tháng tuổi: chỉ định isoniazid cho trẻ không có bằng chứng mắc lao tiến triển dựa vào sàng lọc lâm sàng và không tiếp xúc với người mắc lao. Đối với trẻ có tiếp xúc với người mắc lao, chỉ định isoniazid khi đã khám và xét nghiệm loại trừ lao tiến triển.

+ Trẻ ≤ 12 tháng tuổi: chỉ chỉ định isoniazid cho tất cả các trẻ có tiếp xúc với người bệnh mắc lao và đã được loại trừ mắc lao tiến triển.



    + Tất cả các trẻ bị lao sau khi kết thúc thành công điều trị lao: chỉ định isoniazid thêm 6 tháng

    2.2.2. Chống chỉ định

    Chống chỉ định tuyệt đối: người bệnh có tiền sử dị ứng với INH (người bệnh đã từng bị sốt, phát ban hoặc viêm gan do điều trị bằng INH trước đây).

    Chống chỉ định tương đối:


  • Viêm gan tiến triển, xơ gan, nghiện rượu nặng: người bệnh có các triệu chứng lâm sàng của viêm gan (mệt mỏi, biếng ăn, nước tiểu sẫm mầu, đau bụng, nôn, buồn nôn, vàng da) và/hoặc có tăng men gan (ALT > 5 lần chỉ số bình thường). Trì hoãn điều trị dự phòng lao bằng INH cho đến khi men gan trở về bình thường hoặc < 5 lần giới hạn bình thường.

- Rối loạn thần kinh ngoại biên: người bệnh có cảm giác kim châm, tê bì, yếu chi hoặc có cảm giác đau bỏng rát ở các chi. Trì hoãn điều trị dự phòng INH cho đến khi người bệnh được điều trị ổn định.

2.2.3. Liều lượng, cách dùng


    Liều lượng INH:

      • Người lớn: 1 viên 300mg/ngày

      • Trẻ em: 10mg/kg/ngày, tối đa 300 mg/ngày.

    Cách dùng: Uống 1 lần/ngày vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn, tốt nhất là uống lúc đói.

    Thời gian điều trị: 9 tháng đối với người lớn và 6 tháng đối với trẻ em.


2.3. Kiểm soát lây nhiễm lao


    Các cơ sở điều trị người bệnh lao/HIV cần áp dụng các biện pháp kiểm soát lây nhiễm lao cho người nhiễm HIV và nhân viên y tế:

    Kiểm soát môi trường: Bảo đảm thông gió tốt trong cơ sở y tế (thông gió tự nhiên hoặc bằng quạt), bố trí vị trí làm việc hợp lý theo chiều thông gió

    Kiểm soát hành chính


Sàng lọc, phân loại người bệnh nghi mắc lao và người mắc lao; hướng dẫn người bệnh dùng khẩu trang hoặc khăn che miệng khi nói chuyện với người khác, khi ho, hắt hơi; khạc đờm vào giấy hoặc ca cốc, bỏ đúng nơi quy định, rửa tay xà phòng; lấy đờm xét nghiệm đúng nơi quy định.Có phòng riêng để chăm sóc điều trị cho người bệnh lao phổi AFB(+), đặc biệt với lao phổi kháng đa thuốc.

    Phát hiện sớm người bệnh lao để điều trị kịp thời trong khu vực dành riêng, đặc biệt là trong các cơ sở như trại giam, trung tâm chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội

    Các phương tiện phòng hộ cá nhân: Nhân viên y tế cần đảm bảo thực hiện tốt quy trình dự phòng phổ cập, sử dụng các phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với người bệnh lao.




tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương