BỘ y tế HƯỚng dẫn quản lý ĐIỀu trị VÀ chăm sóc hiv/aids


Sử dụng ARV để dự phòng lây nhiễm HIV



tải về 0.89 Mb.
trang10/21
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.89 Mb.
#29170
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21

4. Sử dụng ARV để dự phòng lây nhiễm HIV

4.1. Điều trị dự phòng lây truyền mẹ con cho trẻ phơi nhiễm HIV từ mẹ


NVP là thuốc ưu tiên được sử dụng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV

Bảng 10. Sử dụng NVP cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV

Thời điểm mẹ được chẩn đoán điều trị ARV, và cách nuôi con

Thời gian dự phòng NVP cho con

Mẹ được chẩn đoán nhiễm HIV trước sinh và đang điều trị ARV:

Mẹ được điều trị ARV>4 tuần (cho con bú hoặc không cho con bú)

6 tuần từ khi sinh

Mẹ được điều trị ARV ≤4 tuần hoặc mẹ được chẩn đoán nhiễm HIV khi chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh và KHÔNG cho con bú

6 tuần từ khi sinh;

Mẹ được điều trị ARV ≤4 tuần hoặc mẹ được chẩn đoán nhiễm HIV khi chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh và cho con bú

12 tuần từ khi sinh.

Mẹ được chẩn đoán nhiễm HIV sau khi sinh:

Mẹ cho con bú

12 tuần ngay sau khi mẹ được chẩn đoán nhiễm HIV

Mẹ không cho con bú

không uống NVP nếu mẹ chẩn đoán nhiễm HIV sau khi sinh trên 72 giờ

Mẹ điều trị ARV nhưng bị gián đoạn sau khi sinh, và cho con bú

Mẹ được điều trị ARV nhưng bị gián đoạn điều trị ARV trong khi vẫn cho con bú (như do độc tính, hết thuốc hoặc từ chối tiếp tục)

NVP cho con đến 6 tuần kể từ khi điều trị ARV cho người mẹ được khởi động lại hoặc 1 tuần sau khi kết thúc cho bú

Bảng 11. Liều NVP dự phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV

Tuổi của trẻ

Liều lượng NVP hàng ngày

Từ khi sinh tới 6 tuần tuổi




• Cân nặng khi sinh < 2000 g

2 mg /kg một lần mỗi ngày

• Cân nặng khi sinh 2000−2499 g

10 mg một lần mỗi ngày

• Cân nặng khi sinh ≥ 2500 g

15 mg một lần mỗi ngày

> 6 tuần tới 6 tháng*

20 mg một lần mỗi ngày

> 6 tháng tới 9 tháng*

30 mg một lần mỗi ngày

> 9 tháng cho đến khi kết thúc cho bú*

40 mg một lần mỗi ngày

* Trường hợp dùng NVP cho con >12 tuần chỉ áp dụng cho các trường hợp trẻ bú mẹ nhưng mẹ vì lý do nào đó không điều trị ARV hoặc điều trị ARV bị gián đoạn.

Trong trường hợp không có NVP hoặc dị ứng với NVP có thể thay thể bằng AZT



Bảng 12. Liều AZT dự phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV

khi không có NVP hoặc dị ứng với NVP

Tuổi trẻ sơ sinh

Liều lượng AZT hàng ngày

Từ khi sinh tới 6 tuần tuổi




• Cân nặng khi sinh < 2000g

2 mg /kg một lần mỗi ngày

• Cân nặng khi sinh 2000−2499 g

10 mg hai lần mỗi ngày

• Cân nặng khi sinh ≥ 2500 g

15 mg hai lần mỗi ngày

4.2. Dự phòng sau phơi nhiễm nghề nghiệp


Phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp được xác định khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV trong quá trình tác nghiệp.

4.2.1. Các dạng phơi nhiễm:


  • Do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò…

  • Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh.

  • Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

  • Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).

  • Phơi nhiễm với máu có HIV do bị người khác dùng kim tiêm chứa máu đâm vào hoặc trong khi làm nhiệm vụ đuổi bắt tội phạm v.v…..

4.2.2. Quy trình xử trí sau phơi nhiễm:

4.2.2.1. Bao gồm các bước sau:

    Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ

    Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm)

    Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.

    Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

    Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.

    Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.



    Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.
4.2.2.2. Xử lý vết thương tại chỗ:

  • Tổn thương da chảy máu:

  • Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.

  • Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.

  • Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch,

  • Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp nếu có (thường được trang bị trong các phòng xét nghiệm khẳng định)

  • Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi:

  • Rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %.

  • Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.
4.2.2.3. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:

Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.
4.2.2.4. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:

  • Có nguy cơ:

  • Tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu; kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.

  • Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.

  • Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không): nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.

  • Không có nguy cơ: máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.
4.2.2.5. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

  • Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV

  • Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV

  • Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát): được coi là có nguy cơ và ghi rõ trong biên bản.
4.2.2.6. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.

  • Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định

  • Nếu có kết quả xét nghiệm HIV dương tính ngay sau khi bị phơi nhiễm chứng tỏ người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.
4.2.2.7. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm:

  • Nguy cơ nhiễm HIV và viêm gan B, C

  • Người bị phơi nhiễm cần được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ.

  • Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch v.v...

  • Tư vấn phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

  • Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý

4.3. Dự phòng phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp:


Phơi nhiễm không do nghề nghiệp là những trường hợp phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có khả năng làm lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C không liên quan đến nghề nghiệp.

4.3.1. Các tình huống phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp:


  • Phơi nhiễm qua quan hệ tình dục do không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ- rách, bị cưỡng dâm.

  • Sử dụng chung kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý (cho dù chỉ một lần);

  • Vết thương do đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được

  • Vết thương do người nghi nhiễm HIV cắn gây chảy máu.

4.3.2. Các tình huống không được xem xét điều trị dự phòng:


Không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho những trường hợp phơi nhiễm liên tục với HIV như có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng bao cao su, người nghiện chích ma tuý thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.

4.3.3. Các yếu tố cần đánh giá đối với người có khả năng bị phơi nhiễm với HIV ngoài môi trường nghề nghiệp


  • Tình trạng nhiễm HIV.

  • Phạm vi, tần suất và thời gian có nguy cơ phơi nhiễm. Cố gắng biết được tình trạng nhiễm HIV của nguồn lây nhiễm.

  • Tư vấn trước xét nghiệm HIV.

  • Tiến hành xét nghiệm ban đầu như sau: HIV, viêm gan B, C; xét nghiệm đánh giá tình trạng mang thai

4.3.4. Đánh giá tình trạng HIV của nguồn lây


  • Nếu chưa biết tình trạng nhiễm HIV của nguồn lây, cần cố gắng làm được xét nghiệm HIV cho nguồn lây. Có thể bắt đầu dự phòng sau phơi nhiễm, sau đó dừng lại nếu xác định nguồn lây không nhiễm HIV.

  • Trong các trường hợp nguồn lây được biết từ các quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như người nghiện chích ma tuý, nam quan hệ tình dục với nam, phụ nữ bán dâm, hoặc bị cưỡng dâm hoặc tình trạng HIV của nguồn lây khó hoặc không thể xác định được, cần tiến hành dự phòng sau phơi nhiễm sau khi đánh giá nguy cơ và tư vấn cho người bị phơi nhiễm.

4.4. Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm

4.4.1. Chỉ định:


    - Tiến hành điều trị ARV càng sớm càng tốt từ 2 - 6 giờ và trước 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ, đồng thời tiến hành đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm.

    - Nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV dương tính: điều trị theo hướng dẫn.

    - Nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV âm tính: có thể xem xét dừng điều trị. Nếu nghi ngờ nguồn gây phơi nhiễm có yếu tố nguy cơ lây nhiễm và đang ở trong giai đoạn cửa sổ thì tiếp tục điều trị theo hướng dẫn.

    - Nếu người bị phơi nhiễm có xét nghiệm HIV dương tính: không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, chuyển đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi và điều trị như những người nhiễm HIV khác.

    - Phơi nhiễm không có nguy cơ: không cần điều trị

    - Trường hợp không xác định được tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: xử lý như là trường hợp phơi nhiễm với nguồn HIV dương tính .



Bảng 13: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV

Phác đồ điều trị dự phòng

Các thuốc sử dụng

Chỉ định

Người lớn

TDF + 3TC (hoặc FTC) + EFV

hoặc


AZT + 3TC + EFV

Chỉ định điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ

Trẻ em ≤ 10 tuổi

AZT + 3TC + LPV/r

4.4.2. Kế hoạch theo dõi


  • Theo dõi tác dụng phụ của ARV:

  • Tư vấn cho người được điều trị dự phòng về tác dụng phụ có thể có của ARV. Không ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua, và chuyển đến các cơ sở y tế ngay nếu có các tác dụng phụ nặng.

  • Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng.

  • Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết

  • Tư vấn về việc không được cho máu, quan hệ tình dục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn, và không cho con bú cho đến khi xác định hoặc loại trừ được tình trạng nhiễm HIV

  • Tư vấn để tiêm vắc xin viêm gan B nếu cá nhân đó chưa bị nhiễm viêm gan B, chưa được tiêm chủng, hoặc chưa có kháng thể kháng vi rút viêm gan B.


tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương