BÁ trưỢng ngữ LỤc sayings and doings of pai-chang việt ngữ: Thích Thông Phương Anh ngữ: Thomas Cleary Biên soạn & dịch chú thích: Thuần Bạch ngữ LỤC của thiền sư ĐẠi trí



tải về 0.88 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.88 Mb.
#34150
1   2   3   4   5   6   7   8

19. Question: “What is liberation of mind and liberation in all places?”

The master said, “Don’t seek Buddha, don’t seek the teaching, don’t seek the conimunity, and so forth; don’t seek virtue and knowledge, intellectual understanding and so forth. When feelings of defilement and purity are ended, still don’t hold to this non- seeking and consider it right — do not dwell at the point of ending, and do not long for heavens or fear hells. When you are unhindered by bondage or freedom, then this is called liberation of mind and body in all places.

Ông chớ nói có chút phần giới thân miệng ý thanh tịnh liền cho là xong. Ông không biết môn Giới-Ðịnh-Huệ như hằng sa, đối vô lậu giải thoát đều chưa dính dấp một mảy lông.

Hãy nỗ lực tiến lên! Phải dõng mãnh tham cứu! Chớ đợi khi tai điếc mắt mờ, mặt nhăn đầu bạc, giả khổ đến thân, buồn thương vương vấn, nước mắt đầm đìa, trong lòng hoảng sợ không nơi nương tựa, không biết sẽ đi về đâu.


Ðến lúc ấy không còn tự chủ, muốn sửa tay chân ngay ngắn cũng không được, dẫu có phước trí, tiếng tăm, lợi dưỡng đều không cứu được.

Vì tâm huệ chưa mở, chỉ nhớ đến các cảnh mà không biết phản chiếu, lại không thấy Phật đạo. Một đời có những nghiệp duyên thiện ác thảy đều hiện trước mắt, hoặc vui hoặc sợ, sáu đường năm ấm đồng thời bày ra phía trước. Những sự tốt đẹp của nhà cửa, nghe thuyền, xe cộ chói lọi hiển hách đều từ tự tâm tham ái hiện ra.

Tất cả các cảnh đều biến thành cảnh thù thắng. Hễ tâm tham ái nặng về chỗ nào thì nghiệp thức dẫn dắt đến chỗ ấy thọ sanh, đều không có phần tự do. Dù sẽ làm loài rồng hay súc sanh, tốt hay xấu đều không định trước được.
20. Hỏi:

- Thế nào là được phần tự do?

“You should not say you have a little bit of discipline, purity of body, mouth, and mind, and immediately consider that enough. You don’t know that innumerable gates of discipline, concentration, wisdom, and nonindulgent liberation have never gotten involved with so much as a single hair.

Work hard! Henceforth you must take hold and investigate vigorously. Do not wait till your ears are deaf, your eyes dim, your face wrinkled and your hair white — when the pains of old age overtake your body, sadness and affection enshroud you, your eyes flow with tears, and in your heart is fear and dread.

Without anything to rely upon at all, you do not know where you are going. At this time, you won’t be able to coordinate your hands and feet; even if you have merit, knowledge, name, fame, profit and support, none of them will save you.

Because your mind’s wisdom is not yet opened, you only think of various objects; you do not know how to reflect back, and you don’t see the way of enlightenment. All the good and bad active affinities of your whole life will appear before you —you may be glad, you may be afraid; the mortal clusters of the six states of being will appear before you all at once, all spread with adornments, houses, boats, carts, brilliant shining light.

Everything is what is manifest of the greed and craving of your own mind; all bad visions turn into surpassingly beautiful visions, but according to the heavy weight of greed and craving, compelled by your habitual active consciousness, you experience birth accompanied by attachments—you have no freedom at all. Whether you’ll be a dragon or an animal, freeman or slave, is entirely uncertain.
20. Question: “How is it possible to realize a share of freedom?

Sư đáp:


- Như nay được liền được. Nếu đối ngũ dục, bát phong không tình chấp lấy bỏ; những tham, tật đó, tham ái, ngã sở hết sạch, nhơ sạch đều quên, thì cũng như nhật nguyệt trên bầu hư không, không duyên mà tự chiếu. Tâm tâm như gỗ đá, niệm niệm như cứu lửa cháy đầu, cũng như loài đại hương tượng qua sông, cứ băng ngang dòng nước mà qua. Nếu khiến cho không còn nghi lầm, người này thiên đường địa ngục đều không thể nhiếp thâu được.

Dịch xong cuối mùa An cư kiết hạ năm 1990

Tại ThiềnViện Thường Chiếu

*

The master said, “Right now you have it if you have it. Otherwise, in the face of the five desires and eight winds, if there is no grasping or rejection in your feelings, when feelings of possessiveness, jealousy, greed and craving, of self and possessions, all come to an end, defilement and purity are both forgotten — you will be like the sun or moon in the sky, shining independently. When mind and mental conditions are like earth, wood, or stone, moment after moment, like saving your head were it ablaze, also like the great scent-bearing elephant crossing a river, cutting off the flow as he passes, causing there to be no doubt or error, this person neither heaven nor hell can contain.”



*



1 Giới-Ðịnh-Huệ.

2 Đại Tịch là thụy vua phong cho Mã Tổ Đạo Nhất (709-788). Theo Tống Cao Tăng Truyện, Bá Trượng tìm đến khi Mã Tổ (Mã là họ) đang dạy đạo ở Nam Kinh.

3 Trí Tạng Tây Đường (729-809) theo học với Mã Tổ khi Mã Tổ giáo hóa lần đầu tiên ở tỉnh Phúc, giữa những năm 740. Sư ở lại hầu Mã Tổ cho đến khi Mã Tổ được mời về quốc tự Quan Âm miền Hồng Châu khoảng năm 777. Dù là một trong những đệ tử lớn của Mã Tổ, nhưng mãi đến năm 791 Sư mới dạy đạo. Về sau Sư có bốn đệ tử nối pháp.

4 Sila, discipline or morality, samadhi, meditation, concentration, and prajna, wisdom or pure knowledge.

5 Ta-chi, “Great Quiescence,” was a posthumous title given to Ma-tsu Tao-i (709—788). According to, the Sung Biographies of Eminent Monks, Ancestor Ma (after his lay surname) was teaching in Nan-k’ang when Pai-chang came to him

6 Hsi-t’ang Chih-tsang, “Treasury of Knowledge,” (729—809) came to study with Ma-tsu when the great master was first teaching at Buddha’s Footprint Range in CM-an yang in Fukien province in the mid 740’s. He stayed with Ma-tsu until the latter was invited to teach in the state-owned K’ai-yuan temple in the prefectural city district of Hung-chou, around 777. One of Ma-tsu’s senior disciples, he did not begin to teach until 791; eventually he had four enlightened successors.

7 Nam Tuyền Phổ Nguyện (747-834), một trong những đệ tử sau cùng và nổi tiếng nhất của Mã Tổ. Sư học pháp và tu thiền đã hai mươi năm rồi mới đến học với Mã Tổ và được “tự tại”. Những năm cuối đời của Mã Tổ, Sư đứng đầu tám trăm đệ tử, và nghe nói là chẳng ai dám chất vấn Sư. Khoảng năm 795, Sư bỏ lên núi Nam Tuyền ở Chiết Giang thuộc tỉnh An Huy, tự kiếm sống bên sườn núi, ẩn tu hơn ba mươi năm không hề xuống núi. Sau cùng Sư nhận lời mời ‘nhập thế’ dạy đạo, đệ tử hằng trăm người. Sư có mười bảy đệ tử nối pháp, đệ nhất là Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897), một trong những vị thiền sư lỗi lạc nhất trong các bậc cổ đức.

8 Người nào được nhập thất hay phương trượng là được nối pháp, đã chính mình vào được “nơi tôn nghiêm nhất” của nhà thiền, đã thấu suốt mọi sự, đã thực chứng nhờ vị thầy đã giác ngộ. Trong các thiền viện, “nhập thất” cũng hàm ý việc đến gặp vị đạo sư để hỏi đạo hay được ấn chứng. Tương truyền Mã Tổ được hơn một trăm vị đệ tử chứng ngộ.

9 Nan-ch’uan P’u-yuan, “Universal Prayer,” (747— 834), one of Ma-tsu’s latest and greatest disciples, had studied the Buddhist teachings and practiced meditation for twenty years before he came to Ma-tsu and was “set free.” With Ma-tsu in his last years Nan-ch’uan stood at the head of eight hundred disciples, and it is said that no one dared to question him. Around 795 he went up into Nan-ch’uan mountain in Chih-yang in Anhui province, where he scratched out his own livelihood from the mountainside, and practiced Ch’an for over thirty years without ever coming down from the mountain. Finally he accepted an invitation to “appear in the world” to teach, and always had several hundred students. He produced seventeen enlightened disciples, including the great Chao-chou Ts’ung-shen, (778—897), one of the most renowned of all ancient Ch’an masters.

10 Those who have entered the room are qualified successors, who have personally entered the “inmost sanctuary” of Ch’an, who have seen through everything and have witnessed reality with an enlightened guide. In Ch’an monasteries “entering the room” also refers to going to the teaching master for instruction or testing. Ma-tsu is said to have had well over a hundred enlightened disciples in all.

11 Có nhân duyên gì không khế hợp (với lẽ thực, hay với vị thầy đã ngộ đạo). Chữ Hán “nhân duyên - yin-yuan” được dùng để chỉ hoàn cảnh, biến cố, việc xảy ra; ở đây là một “câu chuyện. Bất kỳ “công án” nào dạy thiền về những câu nói và cách hành xử đều được coi là “nhân duyên”. Chữ khế hợp có nghĩa là hợp nhất, ăn khớp, trong trường hợp này là tâm gặp tâm. Chữ này thường được dùng trong văn bản thiền để chỉ sự lĩnh hội hay ngộ nhập.

12 “In what incident did you not accord (with reality, or the enlightened teacher)?” The Chinese word yin-yuan, “cause and condition,” is used to mean “circumstances, event, incident,” hence “story.” Any kung-an, “public record” of Ch’an teachings in sayings and doings, are referred to as yin-yuan. The word for “accord” means “merging,” “meshing,” as of meeting minds, in this case; it is commonly used in Ch’an texts for understanding, realization.

13 Chiếc chiếu thường được trải trước tòa ngồi của thiền sư trong Pháp đường, là chỗ đảnh lễ nếu có người trong đám đông ra thưa hỏi (trước và sau khi hỏi). Cuốn chiếu có nghĩa là buổi giảng pháp đã xong.

14 A mat was placed in front of the teacher’s seat in the teaching hall when he was teaching, where anyone who came forth from the crowd to ask a question would prostrate himself before and after. The rolling up of the mat signifies that the teacher’s lecture is over and done.

15 Quy Sơn Linh Hựu (771-854) đến tham học với Bá Trượng khoảng năm 794, và làm điển tọa nhiều năm cho tòng lâm. Lần đầu tiên khi Sư đến khai sơn núi Quy, ở vùng biên địa Hồ Nam, nơi đây không có người ở, trong nhiều năm Sư chỉ có khỉ làm bạn và ăn hạt dẻ rừng mà sống. Về sau, nhờ sự giúp đỡ của dân làng và tăng chúng từ chỗ ngài Bá Trượng, một thiền viện được xây dựng ở núi Quy, sau đó trở thành một trung tâm dạy thiền hàng đầu.

16 Hoàng Bá Hi Vận (tịch 855), một trong những thiền sư sáng chói nhất, tương truyền cao 2,10m, trán có cục u (quý tướng), đã sẵn thông hiểu thiền. Không biết Sư sinh năm nào, thời niên thiếu cũng không rõ ràng. Sư cũng có ở trong hội ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện và Diêm Quan Tề An (cả hai là đệ tử nối pháp của Mã Tổ). Khi ở chỗ ngài Diêm Quan, Sư làm điển tọa và có gặp hoàng đế tương lai là Huyền Tông đang ẩn thân nơi đây. Có lần Hoàng Bá tát tai vua liên tiếp khi vua chất vấn. Khi lên ngôi, vua phong tặng Ngài tước hiệu “Vị Sư thô lỗ”. Điều làm Hoàng Bá nỗi danh nhất có lẽ nhờ quyển Hoàng Bá Truyền Tâm Pháp Yếu gồm những bài giảng theo lời yêu cầu của tướng quốc Bùi Hưu, một cư sĩ học thiền nổi tiếng; và nhờ làm thầy người đệ tử lừng danh là Lâm Tế Nghĩa Huyền (tịch 866), tổ khai sơn tông Lâm Tế.

17 Kuei-shan Ling-yu (771—854) came to Pai-chang around 794 and spent many years there as chief cook for the community. When he first went to Kuei-shan, a remote mountain in the wilds of Hunan, it was uninhabited, and for years he “had only monkeys for companions and chestnuts for food.” Eventually, with the help of villagers and monks coming from Pai-chang, a monastery was built on Kuei-shan, eventually becoming a leading center of Ch’an teaching.

18 Huang-po Hsi-yun (d.855), a most remarkable Ch’an master, is said to have been seven feet tall, and had a round lump (considered a sign of greatness) on his forehead and a natural understanding of Ch’an. It is not known when he was born, and his early life is rather obscure: he also stayed in the congregations of Nan-ch’uan P’u-yuan and Yen-kuan Chi-an (both successors of Matsu); while at Yen-kuan he served as chief monk, and met the future Emperor Hsuan-tsung, who was then hiding there. Huang-po once slapped Hsuan-tsung repeatedly in response to the latter’s questions; after Hsuan-tsung had assumed the imperial throne, he bestowed on Huang-po the title “Coarse-Acting Monk.” Huang-po is probably most famous for his little book Essentials of the Transmission of Mind, a series of lectures given in compliance with a request from prime minister P’ei-hsiu, a noted lay Ch’an devotee, and for being the teacher of the famous Lin-chi I-hsuan (d.866), whose lineage came to be known as the Lin-chi school of Ch’an.

19 Ta có thể hiểu một cách giản dị: “Ngày nọ Sư đến từ biệt…” Chúng ta thường đọc hiểu theo như lời bình của ngài Viên Ngộ Khắc Cần trong tắc thứ 11 Bích Nham Lục. Điều muốn nêu ra trong câu chuyện trên là tư chất sáng chói, hiểu thiền một cách tự nhiên của Hoàng Bá. Không biết rõ sau này Hoàng Bá ở lại sống với Bá Trượng bao lâu; cũng không có tài liệu ghi lại việc ngộ đạo của ngài nơi Bá Trượng hay chỗ khác.

20 This could be read simply, “One day he took leave...” We have taken our reading according to the understanding of Yuan-wu K’e-ch’in in his commentary on the eleventh case of the Pi-yen-lu, [Blue Cliff Record] (q.v.). The point in that context is Huang-po’s brilliance and natural understanding of Ch’an. It is not clear how long Huang-po did eventually stay with Pai-chang, and there is no special record of his enlightenment there or anywhere else.

21 Trách nhiệm của một vị thiền sư là trao truyền, hoặc chứng nhận giác ngộ cho một đệ tử xứng đáng. Người đệ tử này cũng sẽ truyền pháp lại cho một đệ tử đời sau. Như vậy, chỗ thấy của người đệ tử phải bằng thầy khi nhận ra được nguồn tâm, nhưng cuối cùng phải ‘vượt qua thầy’ về sự canh tân cách dạy mới kham truyền trao cho người sau.

“Kém thầy nửa đức” có nghĩa là nếu người nối pháp (bây giờ là thầy) không tìm được đệ tử truyền thừa, thì chính trên một phương diện nào đó, vị thầy này đã không làm tròn nhiệm vụ đào tạo đệ tử thành tựu việc tu (trong nhà thiền gọi là ‘xong việc’), và trong ‘nửa đức của thầy’ (giúp đỡ người khác) vị thầy này đã thiếu sót (dù là bản thân thầy đã được giải thoát ra khỏi phiền não mê lầm).



22 A Ch’an master’s “duty” is to pass on the transmission, or witness of enlightenment, to a worthy successor, who must in turn pass it on to students of yet a later generation. Hence the successor must “equal” the teacher by way of his own realization of the source, yet he must eventually “surpass” his teacher in order to renew the teaching for the benefit of others.

To “diminish the teacher’s virtue by half” means that if the successor cannot pass on the transmission himself, his own teacher has in a sense failed to produce a complete heir, and half his virtue (helping others) is lacking (even though he has realized his own deliverance from confusion).



23 Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (tịch 890), ngộ đạo lần đầu tiên nơi Đam Nguyên Ứng Chân, môn đệ của Quốc sư Huệ Trung danh tiếng (tắc 18 - Bích Nham lục), đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng. Tương truyền Ngưỡng Sơn đã nhận được (và thiêu hủy) cuốn sách Chín Mươi Bảy Viên Tướng của Đam Nguyên được Huệ Trung truyền thừa. Về sau Ngưỡng Sơn nỗi danh khi dùng hình ảnh viên tướng để hướng dẫn môn đệ. Sư thường bảo: “Ta đạt được thể nơi Đam Nguyên, được dụng nơi Quy Sơn.” Ngưỡng Sơn còn được gọi là ‘Tiểu Thích-ca’ do một vị tăng người Ấn Độ hay Trung Á khi gặp Ngài đã bảo: “Ta đến Trung Quốc tìm Văn-thù, nhưng lại gặp Tiểu Thích-ca.” Văn-thù là vị Bồ-tát biểu trưng Căn bản trí, tương truyền cư ngụ ở Ngũ Đài Sơn, phía Bắc Trung Hoa, là nơi hành hương không những cho người Trung Quốc mà còn cho người Tây Tạng, Mông Cổ, và những nước Trung Á khác. Thích-ca là vị Phật Gautama lịch sử. Ngưỡng Sơn là môn đệ lừng danh của Quy Sơn, sáng lập tông Quy Ngưỡng.

24 Yang-shan Hin-chi (d. 890) was first awakened by Tan-yuan Chen-ying, a successor of the renowned National Teacher Hui-chung (see Blue Cliff Record, case 18), an heir of the great sixth patriarch of Ch’an, Hui-neng. Yangshan is said to have received (and destroyed) a book of ninety-seven circular symbols handed down to Tan-yuan from Hui-chung. Later Yang-shan was known for his use of circular figures in his teaching. He once said, “I attained the essence at Tan-yuan’s; I attained the function at Kuei shan’s.” Yang-shan was also known as “Little Shakyamuni,” an epithet first given him by an indian or Central Asian monk who met him and said, “I came to China looking for Manjusri, but instead I found a little Shakyamuni.” Manjusri is the bodhisattva representing pure wisdom and knowledge, said to reside on Mt. Wu-tai in northern China; this mountain became a pilgrimage place not only for Chinese, but for Tibetans, Mongolians, and other Central Asian Buddhists. Shakyamuni, of course, was the historical Buddha Gautama. Yang-shan was Kuei-shan’s foremost disciple, and their transmission lineage came to be called Kuei-yang.

25 Xin xem Bích Nham Lục, tắc thứ 26 để hiểu rõ chi tiết câu chuyện.

26 See Blue Cliff Record, case 26, for a detailed treatment of this story.

27 Nghĩa ẩn của Cha và Mẹ là vô minh và tham ái.

28 The esoteric meaning of father and mother is ignorance and lust.

29 Con chồn hoang, (hay tinh thần hoang dã) ý nói đến những ai quá khôn ngoan, hoặc muốn được tự do theo sở thích cá nhân nên phủ nhận nhân quả khi hành động. Sự giải thích nhắm bài bác Thiền, phổ biến ở một vài nơi, là thí dụ về “Thiền chồn hoang”. Danh từ này tuy thế cũng được dùng để ca tụng những ai có tư tưởng và hành động khoáng đạt.

“Lão Hồ râu đỏ” là tên - nguyên thủy nói đến Bồ-đề Đạt-ma, vị sơ tổ của thiền tông đến Trung Hoa vào thế kỷ thứ 5, còn được gọi là “Lão Hồ mắt xanh” - ám chỉ không phải là người Trung Hoa. Ở đây câu nói hàm ý người ngộ đạo là Hoàng Bá; chính Bá Trượng công nhận Hoàng Bá đã ngộ đạo, đã bắt được chồn hoang còn sống. Tiếng Trung Hoa ‘Hồ’ có nghĩa không thuộc Hán tộc. Trong Thiền chữ này không có nghĩa là ‘điều nhơ xấu’ như trong tiếng Hoa quy ước, nhưng để chỉ ‘vô vị chân nhân’ (con người chân thật không ngôi vị), vượt trên mọi quy ước thường tình.



30 Vị đầu đà hành cước tên Tư Mã, làu thông về địa lý, tướng số, và tham thiền, tương truyền đã đề nghị Bá Trượng đưa Quy Sơn đến núi Quy. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, chư Tổ đã theo đề nghị này dựng lập thiền viện.

31 A wild fox, or wild fox spirit, came to be a term critical of those who indulge in cleverness or try to claim personal liberty by repudiating cause and effect in their actions. The antinomian interpretation of Ch’an/Zen, popular in some quarters, is an example of “wild-fox Zen.” This term can also be used, however, as a term of praise for one who actually realizes freedom of thought and action. The “red- bearded barbarian” originally alludes to Bodhidharma, the Ch’an patriarch who came to China in the fifth century; he was also called the blue-eyed barbarian, again alluding to the fact that he was not Chinese. Here the expression symbolizes an enlightened man and refers finally to Huang-po; this is Pai-chang’s approval of Huang-po, who caught a wild fox alive. The word “barbarian” in Chinese means “not of the Han race”; in Ch’an it is not intended as a slur, as it might have been in conventional Chinese usage— rather, (besides referring to the non-Chinese ancestral teachers) it refers to the “true man of no status,” one beyond the usual conventions.

32 An itinerant ascetic named Ssu-ma, versed in geomancy, physiognomy, and meditation, is said to have suggested to Pai-chang to send Kuei-shan (the monk Ling-you) to live on Kuei-shan (Mt. Kuei in Hunan). According to the Ch’an history Ching-te chuan-teng lu, this Ssu-ma’s advice was often taken in founding monasteries.

33 Quán Âm là Avalokitesvara, Đại Bi Bồ-tát, người Trung Hoa gọi Ngài là vị lắng nghe âm thanh thế gian. Theo kinh Lăng Nghiêm, Ngài ngộ đạo khi nhận ra cái biết nghe (văn trung), buông đối tượng nghe (vong sở) để trở về cội nguồn là tánh nghe.

34 The sound seer is Avalokitesvara, bodhisattva of universal compassion, known in Chinese as the observer of the sounds of the world. According to the Surangama scripture, he entered truth by audition, forgetting knowing and turning to the source.

35 Chương Kính Hoài Uẩn (?-818), một đệ tử nối pháp của Mã Tổ. Sư dạy đạo gần Trường An, kinh đô phía tây nước Trung Hoa vào đời Đường, gần phía tây bắc, đi bộ đến chỗ Bá Trượng vùng núi Giang Tây rất xa. Những đồ đệ đi học thiền đôi khi được gửi đến nơi xa để khai mở tâm. Họ thường ghi nhớ một câu nói, một thông điệp hay một lời dạy trong suốt cuộc hành trình đi tham vấn một vị thầy chứng ngộ khác. Chương Kính là vị thầy đã ‘xong việc,’ có được 16 đệ tử nối pháp.

36 Ngũ Phong Thường Quán là một trong những đệ tử nối pháp của Bá Trượng.

37 Vân Nham Đàm Thạnh (781-841) ở với Bá Trượng đến hai mươi năm, về sau chứng ngộ trước sự hiện diện của Dược Sơn Duy Nghiễm, đệ tử nối pháp của Thạch Đầu (cùng thời với Mã Tổ.)

Vân Nham làm thị giả cho Bá Trượng trong một thời gian dài, và tương truyền Ngài không ngủ suốt 40 năm. Về sau Ngài là thầy của Động Sơn Lương Giới (807-869). Quy Sơn đã giúp Động Sơn tìm ra Vân Nham. Vân Nham chính là tổ khai sơn tông Tào Động sau này.



38 Chang-ching Huai-yun (?—818) was another enlightened successor of the great teacher Ma-tsu. The place where he taught was near Ch’ang-an, the western capital of China in T’ang times, in northwestern China very far on foot from Pai-chang in the mountains of Kiangsi. Ch’an students were sometimes sent on such journeys for their development, often carrying a certain saying, message, or instruction in their minds during the journey to see another enlightened master. Chang-ching was an accomplished teacher who had sixteen enlightened disciples in his lifetime.

39 Wu-feng Ch’ang-Kuan (nd,) was one of Pai-chang’s successors.

40 Yun-yen T’an-sheng (781841) stayed with Pai-chang for twenty years and later became enlightened in the presence of Yao-shan Wei-yen, an heir of Ma-tsu’s contemporary Shih-t’ou.

Yun-yen was Pai-chang’s attendant for a long time, and it is said he never lay down for forty years; he later was the teacher of the famous Tung-shan Liang-chieh (807—869), who found Yun-yen with the help of Kuei-shan. Yun-yen thus was the ancestor of so-called Ts’ao-tung, Soto ways of Ch’an/Zen.



41 “Đen và Trắng” theo nghĩa đen. Cũng còn có nghĩa: tăng & tục, có sáng và vô tâm, sâu sắc & hiển nhiên.

42 Theo quan điểm Đại thừa, tất cả giáo pháp của Tiểu thừa là bất liễu nghĩa, chỉ chuẩn bị cho hành giả biết đến lời dạy liễu nghĩa. Ngay trong Đại thừa, cũng có nhiều quan điểm phân loại kinh tạng và giáo pháp theo những tiêu chuẫn trên, thay đổi tùy tông phái. Cách giải thích của Bá Trượng hình như không theo sát bất kỳ trường phái nào. Ngài còn xếp tất cả giáo pháp chính thống vào “pháp bất liễu nghĩa”.

43 Cuốn thứ nhất kinh Pháp Hoa về thủ thuật hữu hiệu để đạt đến giác ngộ, đã nói: “Ta giảng bài kinh chín bộ này tùy thuận căn cơ của chúng sanh; đây là phần căn bản để chúng sanh vào được Đại thừa nên ta giảng kinh Pháp hoa.”

44 Xuất gia có nghĩa là từ bỏ đời sống gia đình và thế tục. Nguyên khởi là nói đến đời sống khất thực, vô gia cư của tăng sĩ, nhưng thực chất là sự không buộc ràng với bất cứ thứ gì trong đời. Lâm Tế, đồ tôn lừng danh của Bá Trượng, dạy rằng “Cho dù có từ bỏ thế tục để xuất gia, mong đạt chút giải thoát nào đó mà không có được tuệ giác cùng sự hiểu biết thật sự và chân chính, thì cũng chỉ như rời nhà này để vào nhà khác mà thôi.”

45 Literally “black and white”; this also has such meanings as ordained and lay, initiate and naive, profound and obvious.

46 From the standpoint of Mahayana, or great-vehicle Buddhism, all the scriptures of the lesser vehicle belong to the incomplete teaching, which is supposed to prepare people for the complete teaching. Within the great vehicle, there are various classifications of scriptures and doctrines in these terms, differing somewhat according to school. Pai-chang’s interpretation does not seem to follow any of the doctrinal Buddhist schools strictly, and even includes all formal doctrine ultimately within the scope of the incomplete teaching.

47 The first book of the Lotus Scripture, on useful techniques to aid enlightenment, says, “I explain this nine-part teaching according to the potentials of sentient beings; it is basically so they may enter the great vehicle that I explain this (Lotus) scripture.”

48 To leave home means to renounce the conventional ties of family and society; traditionally this refers generally to mendicancy and the homeless life or monk- hood, but really means nonattachment to anything in the world. Lin-chi, the famous spiritual grandson of Paichang, said that even if one leaves civilian society to become ordained and just pursues attainments of some kind without having a true veritable knowledge and insight into rality, one is merely leaving one house to enter another.

49 Duy-ma-cật và Phó Đại sĩ là hai cư sĩ nổi tiếng. Duy-ma-cật được xem là vị Phật giác ngộ hoàn toàn. Bản Kinh nổi tiếng Duy-ma-cật trình bày một số lời dạy của Ngài. Tương truyền Ngài sinh cùng thời với Phật Thích-ca, nhưng nhiều người cho là nhân vật hư cấu. Ngược lại, Phó Đại sĩ, còn có tên là Thiện-Huệ, thường được xem là hiện thân của Phật Di-lặc đương lai, đức Phật hoan hỷ, trong thời sinh tiền và sau khi mất ở miền Đông Trung Hoa, những năm 497-570.

Vimalakirti, có nghĩa là Tịnh Danh, có thể là biểu hiện vị Phật ở cõi nước không bị ô nhiễm. Trong Kinh Duy-ma-cật, cuốn kinh Đại thừa thông dụng, Ngài quở trách chư thánh hiền, Bồ-tát vì chấp chặt vào giáo pháp và sự tu tập, mê đắm vào những gì cho là đúng đắn, thiêng liêng. Trong lãnh vực này Bá Trượng rất giống Duy-ma-cật.



Phó Đại sĩ là một nông dân nghèo, có vợ và hai con. Đại sĩ khởi sự học Phật pháp và tập Thiền một cách nghiêm túc vào năm 24 tuổi, nhưng vẫn làm lụng nuôi vợ con trên mảnh ruộng bên sườn núi. Ban ngày Đại sĩ làm việc rồi tu tập vào ban đêm và sau này dạy Thiền cũng ban đêm. Đại sĩ được nhiều sự chứng đắc và kinh nghiệm dị thường, nhiều người tin tưởng Ngài. Sau một lần thấy được cảnh giới, Phó Đại sĩ mở cuộc đại thí, cho tất cả của cải. Đây là buổi tiệc do Phật tử tổ chức cho mọi người tham dự. Trong phạm vi ở vùng phát triễn Phật giáo như vùng Đông Nam Trung Hoa, tổ chức từ thiện này là phương thức tốt để phân bố thuế má lại cho người thiếu thốn, có nhu cầu. Phó Đại sĩ cố thuyết phục Lương vũ Đế mở đại thí đều đặn, sáu lần mỗi tháng, nhưng rõ ràng là không được thành công. Phó Đại sĩ vẫn tiếp tục canh tác cùng với gia đình và đệ tử, thức ăn dư thừa khi nhịn ăn thường chia cho người đói nghèo. Ngài tiếp tục bố thí tiền bạc và hoa màu canh tác cho người nghèo. Đã ba lần Ngài mở cuộc đại thí cho hết những gì Ngài có, do người khác tặng hay do Ngài lao tác. Đại sĩ còn đem bán vợ con và xin đi làm mướn, nhưng đó chỉ là danh thơm của Ngài mà thôi vì những thí chủ bỏ tiền mua không đòi sở hữu. Phó Đại sĩ đúng là người siêu xuất trong đời. Lý do Ngài được tôn sùng là bậc anh hùng tâm linh và Phật đương lai là đương nhiên vì trong thời buổi bị áp bức và nhiễu nhương lúc đó.

50 Vimalakirti and the great hero Fu were two famous laymen. Vimalakirti is considered to have been a fully- enlightened Buddha; a well-known scripture contains some of his teachings. He is said to have been a contemporary of Shakyamuni Buddha, but is regarded as transhistorical by many people. Fu, on the other hand, also called Shan-hui, was called a mahasativa, or great spiritual insight, and was widely considered an appearance of the future Buddha Maitreya, the Loving One, during and after his lifetime in eastern China in the years 497 to 570. Vimalakjrtj means “pure name,” and may be said to represent a Buddha in the world unstained by the world. In the Vinzalakjrtjnjrdesa sutra, [Discourse of Vimalakirti], a popular Mahayana Buddhist book, he chides saints and bodhisattvas for clinging to the teaching and their practices, for indulging in a sense of righteousness or holiness; in this respect Pai-chang resembles Vimalakirti. Mahasattva Fu was a small farmer with a wife and two children when he began to study Buddhism seriously and meditate at the age of twenty-four, while still supporting himself and family by working days on a mountainside field. He used to meditate and eventually teach during the nights, working by day; he had many extraordinary visions and experiences, and many people believed in him. After a certain vision, Fu gave up all he had to provide for a ‘non- prohibitive feast’, a communal feast instituted by Buddhists in which any sentient being was allowed to share. In a Buddhist kingdom such as southeast China was then, this institution was a good way to redistribute taxes to the poor and needy; Mahasattva Fu tried to persuade Emperor Wu of the Liang dynasty to establish communal feasts on a regular basis, six times a month, but apparently without success. Fu continued to work at farming with his family and some disciples; excess food left over from his fasts he gave to the hungry, and continued to donate money and goods from his fields to the poor. Three times he sold without having a true and veritable knowledge and insight into reality, one is merely leaving one house to enter another. everything he had, whether given to him or earned by his labor, to set up great nonprohibitive feasts. He even sold his wife and children and hired himself out as a worker, but such was his repute that evidently his family and some land were “bought” by well wishers who never took possession. This Fu was indeed a man in the world who was beyond measure; that he was considered a spiritual hero and future Buddha in those oppressive and perilous times is reasonable.

51 Ý Bá Trượng muốn nói là trong lãnh vực của nghĩ tưởng, kinh nghiệm, mọi sự có thể quy về giả thuyết hay lý luận như “có” hoặc “không” hoặc “có thể có hay không”.

52 Là thanh văn và duyên giác.

53 Làm thân Phật chảy máu là một trong năm tội ngũ nghịch. Bá Trượng ở đây dùng theo nghĩa ẩn là đắm trước vào cái “không” chủ quan mà quên không khai mở toàn diện tiềm năng Phật tánh vốn có sẵn, vì thế “ngăn chướng ánh sáng Phật” và giết hại Phật.

54 By this Pai-chang means all things within the realms of thought, imagination, experience, anything that can be referred to even hypothetically by any logical proposition such as ‘it exists’ or ‘it does not exist’ or ‘it may or may not exist”.

55 The two vehicles here are that of disciples (sravaka, “hearers [of the Buddha’s voice]”) and that of self- enlightened sages (pratyekabuddha).

56 Shedding a Buddha’s blood is one of the five deadly crimes. Pai-chang here uses the term in its esoteric sense of remaining attached to subjective emptiness and nothingness, thus failing to unfold the full potential of innate, active Buddhahood, thus “obstructing the Buddha’s light” and killing the Buddha.

57 Giáo lý hay pháp tu giống như chiếc bè đưa chúng sanh qua khỏi biển khổ của sanh tử đến “bờ bên kia” an bình của Niết-bàn.

58 Bán-tự-giáo là chín phần giáo, hoặc giáo lý bất liễu nghĩa của đại thừa.

59 Ma vương là “giết hại”, có nghĩa phiền não, dính mắc, hay chướng ngại, hoặc là nhân hoặc là quả.

60 Ngoài những ảo giác hoặc những trạng thái nông cạn khác thường được xem là bất thường nhưng phổ biến trong khi tọa thiền, nhất là giai đoạn đầu, Thiền bệnh còn bao gồm trói buộc và mù quáng sâu xa hoặc phần nào do chìm vào trạng thái thiền.

61 Giáo lý liễu nghĩa.

62 The Dharma, the teaching, is likened to a raft which carries beings over the ocean of suffering of birth and death to the peaceful “other shore” of nirvana.

63 The half-word teaching refers to this nine-part teaching, or incomplete teachings of the great vehicle. See above.

64 Mara (translated as “demon” or “delusion”) is “the killer,” meaning any sort of passion, attachment, or hindrance, or the object or cause thereof.

65 Apart from hallucinations and other shallow states usually considered abnormal but common in meditation, especially in the beginning, meditation sickness also involves profound attachment and blindness or partiality induced by absorption in meditation states.

66 Complete teaching.

67 Bị trói buộc vào sự hiểu biết (và địa vị cũng như công phu tu chứng). Không có tính bình đẳng cơ bản, trí phân biệt là trói buộc; một thuật ngữ của đốn ngộ là “buông sở tri.”

Vân Môn nói: “Tại sao nói đến giáo ngoại biệt truyền? Nếu ông đạt nhờ giải và tri thức, ông như bậc thánh ở thập địa Bồ-tát thuyết pháp như mây như mưa, tuy nhiên cũng bị quở vì nhận ra chân như như thể qua tấm màn (Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 19).



68 Trong Phật Tổ kinh, câu này có nghĩa trí của Phật siêu vượt trí thế gian (quy ước), dù cho rất tinh tế. Nam Tuyền cũng nói: “Khi chưa đến được trí, chớ nói đến.” Vậy, tri thức có thể là rào cản và là ngu muội nếu khiến cho người ta tin rằng đã chứng đạt một điều gì trong khi sự thực họ chưa có công phu.

69 Bá Trượng dùng chữ câu (cú) chỉ cho giáo lý diễn tả thành câu lời, cũng biểu hiện trạng thái tu chứng hoặc chặng đường khai mở.

70 Phật Nhiên Đăng là vị cổ Phật mà đức Phật Thích-ca đã noi gương tu mà giác ngộ. Nhiên đăng tượng trưng năng lương cơ bản của giác ngộ chiếu soi tất cả.

71 That is, being bounded by what is known (and by one’s station or practice). Without basic equanimity, discriminating knowledge is a fetter; one term for sudden awakening is “forgetting one’s knowledge.”

Yun-men said, “Why do we speak of the special transmission outside of the teachings? If you attain by learned interpretation and intellectual knowledge, you’re like the sages of the tenth state of bodhisattvahood who expound Dharma like clouds and rain, yet are still scolded because their seeing of reality is as though screened by gauze.” (Ching-te Chuan-teng lu 19)



72 In the Scripture on the Stage of Enlightenment (Fo-ti-ching), this is phrased to suggest ignorance of subtle and extremely subtle knowledge, meaning that the knowledge of Buddhas is beyond conventional knowledge, however sophisticated. Nan-ch’uan also used to say, “Where knowledge cannot reach, do not try to speak of.” Also, intellectual knowledge can also be a barrier and a folly if it convinces people they have realized something when in reality they haven’t put it into practice.

73 Pai-chang uses the ju to refer to formulae or expressions of teachings, which also represent states of realization or phases of development..

74 Dipankara, whose name means “burning lamp,” was an ancient Buddha in whose presence Shakyamuni is said to have originally been inspired to realize enlightenment. The burning lamp can represent the basic energy of awareness illuminating all.

75 “Gió” nghĩa là ảnh hưởng, thái độ, hình tướng, cung cách; ở đây có nghĩa tài năng thu hút hay ảnh hưởng, khả năng khéo léo của một cá tính giác ngộ.

Tám gió là lợi (tài lợi), suy (suy hao), hủy (hủy nhục), dự (đề cao), xưng (khen ngợi), cơ (chê bai), khổ (đau khổ), lạc (vui vẻ).



76 Trong kinh Duy-ma, Phú-lâu-na là đại đệ tử đệ nhất biện tài của Phật, kể rằng khi ngài dạy tân tỳ-kheo, ngài Duy-ma bảo: “Này Phú-lâu-na! Ông phải trước tiên nhập thiền định để quan sát những vị này, và chỉ lúc đó mới giảng đạo cho họ. Ông không nên để thức ăn bẩn vào trong bình bát quý. Ông nên biết tâm tỉnh giác của những vị này, và so sánh ngọc lưu ly với thạch anh. Ông không hiểu nguồn gốc căn bản của chúng sanh; ông không thể dẫn dắt những người này theo con đường tiểu thừa – Họ vốn không thương tích chớ làm họ thương tích. Nếu ông muốn đi trên đại đạo, đừng chỉ ra tiểu đạo. Không ai có thể để đặt biển cả vào trong xe trâu, và không ai có thể so sánh ánh sáng mặt trời với con đom đóm.” (Quyển 3 Cưu-ma-la-thập dịch).

77 Wind means influence, way, appearance, style; here it means the charisma or influence, the acts or ability of an enlightened personality.

The eight winds (“influences”) are profit, loss, vilification, praise, fame, censure, pain and pleasure.



78 In the Scripture Spoken by Vimalakirti, Purnamaitrayaniputra, most eloquent of Shakyamuni Buddha’s disciples, relates that once as he was teaching new mendicants, Vimalakirti said to him ‘Hey Puma! You should first enter meditative concentration to observe the minds of these people, and only then explain the Way to them. You shouldn’t put impure food in a precious vessel. You should know such is the state of awareness of these mendicants’ minds, and compare lapis lazuli to quartz. You are ignorant of the basic source of sentient beings; you cannot inspire these people with the way of the lesser vehicle—They themselves have no wounds, so don’t wound them. If you want to travel the great Way, do not point out a little path. No one can put the ocean in an ox track, and none can compare the light of the sun to that of a firefly.’ (book 3 of Kumarajiva’s translation).

79 Bồ-tát thập địa và quả vị cao hơn trên đường tu đến giác ngộ, theo kinh Hoa Nghiêm, là địa vị các ngài chỉ dạy vì lợi ích chúng sanh, gọi là “Pháp vân,” Pháp các ngài thuyết giảng như mưa xuống cùng khắp và nuôi dưỡng các Bồ-tát ở quả vị thấp hơn và chúng sanh khác.

80 Tứ thiền gồm: 1/Sơ thiền: lìa ngũ dục thế gian bằng 5 chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm; 2/Nhị thiền: Bỏ tầm, tứ và có bốn chi là nội tịnh, hỷ, lạc và nhất tâm: 3/Tam thiền: Bỏ hỷ và có 5 chi là xả, niệm, tuệ, lạc và nhất tâm; 4/Tứ thiền: Bỏ lạc và có 4 chi là bất khổ bất lạc, xả, niệm, nhất tâm.

Tứ thiền còn lậu hoặc nên không thể dẫn đến Niết-bàn mà chỉ vào các tầng trời thiền.



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương