BỘ TƯ LỆnh vùng 5 HẢi quân lịch sử VÙng 5 HẢi quâN (1975 – 2015)


Kết quả 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia của Vùng 5 Hải quân



tải về 1.28 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.28 Mb.
#24070
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
Kết quả 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia của Vùng 5 Hải quân.

  1. Về chiến đấu, địch:

  • Bị loại khỏi vòng chiến đấu gần 3000 tên địch, trong đó diệt và làm bị thương 933 tên, bắt sống 2145 tên, có nhiều tên đầu sỏ, nợ máu với nhân dân.

  • Thu 837 súng các loại, 102 tấn đạn; 10 tàu gỗ; 24 xe ô tô các loại; 70máy tàu,

  • Bắt 160 tàu cá Thái lan xâm phạm vùng biển Cam pu chia

  • Chỉ huy an ninh bắt 621 tên hoạt động chính quyền 2 mặt;; 70 tên tội phạm; phát hiện gần 3000 tên là lính và là nhân viên của Pôn pốt cùng nhiều tổ chức phản động.

  • Đập tan 5 cuộc bạo động và gây rối an ninh trật tự; giải phóng hàng ngàn người dân, trong đánh địch giành lại 2500 dân ở biên giới Kô kông, tổ chức đưa về quê cũ

  • Giải phóng 21 đảo lớn nhỏ và toàn bộ tuyến ven biển thuộc 3 tỉnh Kô kông; Kông pông xom và Cam pốt.

Về ta: hy sinh 673 đồng chí; bị thương 114 đồng chí, mất tích 13 quân nhân

  1. Giúp Ban xây lực lượng vũ trang:

  • Xây dựng 15 tổ nòng cốt với 107 người; 22 đội du kích

  • Xây dựng Tiểu đoàn bộ binh 12, Tiểu đoàn pháo binh 82; thành lập Thành đội Kông pông xom; thành lập 1 tiểu đoàn cơ động làm nhiêm vụ địa bàn thuộc Thành đội Kông pông xom ( Tiểu đoàn 574)

  • Thành lập Căn cứ Ream Hải quân; xây dựng 2 hải đội tàu chiến đấu ( Hải đội 88, Hải đội 89), 1 tiểu đoàn pháo 130 ly ( tiểu đoàn 4), 1 tiểu đoàn bộ binh phòng ngự đảo và căn cứ ( Tiểu đoàn bộ binh 1); 3 trạm ra đa đối hải.

  • Về tổ chức Đảng, quần chúng: Phát triển 150 đảng viên; 2 đảng ủy với 17 chi bộ; 12 liên chi đoàn, 34 chi đoàn với 700 đoàn viên

Những phần thưởng cao quí cho tập thể và cá nhâ

1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

  • Lữ đoàn 101 tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm1983

  • Đại đội 2, Tiểu đoàn 574, Lữ đoàn 101 tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm 1983

  • Đại đội 3 Tiểu đoàn 571, Lữ đoàn 101 tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm 1983

  • Tàu HQ 232, Lữ đoàn 127 tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm 1983

  • Tiểu đoàn 563, tuyên dương ngày 30 tháng 8 năm 1989

  • Liệt sĩ Tống Duy Tụng, Thượng sĩ, tiểu đội trưởng, Đại đội 2, Tiểu đoàn 573, Lữ đoàn 101tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm 1985

2, Vùng 5 Hải quân được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhất; 1 Huân chương Quân công hạng ba; 1 Huân chương Chiến công hạng nhì; 1 Huân chương Ăng co của Nhà nước Cam pu chia tặng.

3, có 410 lượt tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương chiến công các hạng

Chương ba:CỦNG CỐ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, NÂNG CAO SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ VÙNG BIỂN, ĐẢO PHỤ TRÁCH (1990 -2000)

  1. Chấn chỉnh củng cố, xây dựng lực lượng, tập trung thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý bảo vệ vùng biển, đảo thềm lục địa Tây Nam của Tổ quốc trong tình hình mới.


Sau khi hoàn thành 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam pu chia, rút toàn bộ lực lượng về nước, sau ngày 24 tháng 9 năm 1989, cơ quan Vùng 5 và các đơn vị trực thuộc khẩn trương ổn định tổ chức, củng cố lại các hệ thống trực chiến đấu, chuyển từ Sở chỉ huy hành quân sang Sở chỉ huy cơ bản ở Phú Quốc để kịp thời nắm, theo dõi chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thực hiện quyết định của Quân chủng, Vùng 5 tiến hành chấn chỉnh lực lượng, giải thể các tiểu đoàn 562, 572, 563, 573; đồng thời triển khai quyết định ngày 12 tháng 7 năm 1989, của Tư lệnh Hải quân, thành lập tiểu đoàn bộ binh cơ động của Vùng dùng phiên hiệu của Tiểu đoàn 563. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được giải quyết theo các chế độ chính sách ra quân trở về quê hương tiếp tục học tập, công tác trên các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội của đất nước; một số cán bộ được bố trí thuyên chuyển đơn vị công tác để tiếp tục góp sức xây dựng Quân chủng tiến lên.

Tình hình cán bộ Vùng 5 Hải quân lúc này, đa số cán bộ chủ trì từ đại đội đến vùng đã tham gia chiến đấu chống Mỹ, công tác ở Vùng từ sau năm 1975 hoặc ít nhất đã 9 đến 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế, tinh thần mệt mỏi nhiều, sức khỏe giảm sút có yêu cầu nguyện vọng muốn ra quân, muốn chuyển vùng công tác, song về yêu cầu của tổ chức, Vùng và Quân chủng không có điều kiện giải quyết. Đảng ủy và chỉ huy Vùng động viên tư tưởng cán bộ khắc phục khó khăn, gắn bó với đơn vị tiếp tục công tác góp sức mình củng cố, xây dựng Vùng 5 vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ở Cam pu chia sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước, từ ngày 25 tháng 9 năm 1989 đến đầu tháng 11 năm 1989, không quân Thái lan tăng cường hoạt động trinh sát, uy hiếp vùng biển, tuyến đảo của bạn. Ngày 30 tháng 10 năm 1989, không quân Thái Lan ném bom vào đảo Kô rông Sa lem.Trên vùng biển từ Kô kông đến hải biên Việt Nam – Cam pu chia, hải quân Thái Lan sử dụng tàu chiến phối hợp với tàu cá hoạt động khiêu khích các đảo Kô kông, Pô lô vai, Kô tang của Bạn. Khơ me đỏ lợi dụng các thuyền của dân làm ăn trên biển trà trộn đưa lực lượng, vũ khí vào các địa bàn ven biển của bạn. Ở bán đảo Tha ma sô, Bạn đã tìm được vũ khí của địch đưa từ ngoài vào chôn dấu.Trong khi đó, khẳ năng quản lý, làm chủ vùng biển của Bạn có hạn và còn nhiều khó khăn.Trong nội địa Cam pu chia, địch đã tập kích vào một số phum, xã ở Kông pông xom và Kăm pốt.

Chấp hành chỉ thị của Quân chủng về sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong tình hình mới của Vùng 5 Hải quân, ngày 23 tháng 11 năm 1989, Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyết xác định nhiệm vụ trong tình hình mới của vùng là “tiếp tục chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện có sức chiến đấu cao, bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo, địa bàn được giao; phối hợp chặt chẽ với địa phương, các lực lượng vũ trang bạn, giữ vững an ninh trật tự trên biển, trên đảo, đoàn kết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ta và Bạn; sẵn sàng đi làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào khi có lệnh bằng biện pháp mới thích hợp”30 ( trích nghị quyết Đảng ủy, tài liệu lưu trữ Vùng 5 Hải quân)

Ngày 25 tháng 11 năm 1989, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra mệnh lệnh hoạt động chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ quốc tế của Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563 . Ngày 28 tháng 11 năm 1989, Vùng thông qua kế hoạch đặt đài quan sát khu vực bắc đảo Phú Quốc tại mũi Gềnh Dầu để nắm địch kịp thời phục vụ cho chỉ huy và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chung; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng Trạm ra đa 595 Hòn Khoai đã triển khai từ tháng trước đó. Vùng duy trì giữ nghiêm chế độ trực chiến các cấp theo qui định; duy trì lực lượng trực chiến gồm 4 tàu (loại LCU. LCM8, K702, vận tải 50 tấn Quảng Châu ). Tiểu đoàn 563 vừa làm công tác sẵn sàng chiến đấu, vừa tiến hành huấn luyện theo chương trình bổ sung cấp tốc do phòng Huấn luyện Quân chủng trực tiếp chỉ đạo và giúp đỡ huấn luyện cùng với Lữ đoàn 127.

Sang năm 1990, tình hình vùng biển, quần đảo Trường Sa và khu vực DKI vẫn là khu vực có diễn biến phức tạp và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Quân chủng Hải quân rất nặng nề, khó khăn. Quân chủng tập trung vào đấu tranh giữ vững nguyên trạng quần đảo Trường Sa, khu vực biển và thềm lục địa phía Nam; bảo vệ tài nguyên, giữ gìn trật tự, an ninh trên biển và địa bàn đóng quân; đẩy mạnh nhiệm vụ làm kinh tế có hiệu quả tốt hơn.

Ngày 5 tháng 1 năm 1990, Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh nêu rõ 5 nhiệm vụ năm 1990 của Vùng 5 Hải quân như sau:

1, Phòng thủ vững chắc các đảo được phân công phụ trách

2, Thường xuyên tổ chức quan sát nắm chắc tình hình mặt biển. Độc lập và hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ an toàn các mục tiêu của ta trên vùng biển phụ trách.

3, Hiệp đồng với các đơn vị của quân khu, quân binh chủng bảo vệ vững chắc các căn cứ hải quân đơn vị phụ trách và hiệp đồng với các lực lượng địa phương bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi đóng quân.

4, Ra sức xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu, quan trọng là nâng cao trình độ chính trị, nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội, xây dựng nếp chính qui, chấp hành kỷ luật.Chăm lo giữ gìn trang bị, cơ sở bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm đời sống bộ đội.

5, Hiệp đồng với bạn Cam pu chia bảo vệ vùng biển Tây Nam và sẵn sàng lực lượng giúp Bạn bảo vệ vùng biển, hải đảo của bạn, sau khi có lệnh.

Quán nhiệm vụ được giao, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 xác định quyết tâm, thường xuyên duy trì chặt chẽ các chế độ sẵn sàng chiến đấu, sử dụng các trang bị, phương tiện, lực lượng hiện có của vùng bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo, thềm lục địa từ Hòn Khoai đến biên giới Việt Nam Cam pu chia.

Với thực lực lực lượng tàu chiến đấu của Vùng hiện có, trước mắt lấy nhiệm vụ chính là ngăn chặn xâm nhập từ ngoài vào theo đường biển và vượt biên ra nước ngoài, cùng các loại tàu buôn bán lậu thuế, mất an ninh trật tự trên biển; bảo vệ sự làm ăn của nhân dân trong khu vực. Trong khi thiếu phương tiện, phải tổ chức kết hợp chặt chẽ giữa các nhiệm vụ vận tải, tuần tiễu, huấn luyện… trên các tuyến hoạt động thường, Phú Quốc – Kông pông som – Thổ Chu – Phú Quốc; Phú Quốc – Rach Giá; Phú Quốc Hòn Khoai – Cửa Định An – và Tây Phú Quốc; An Thới - Gềnh Dầu.

Lực lượng tại chỗ bảo vệ đảo Thổ Chu, phối hợp với trạm ra đa phòng thủ vững chắc, dài ngày đảo Thổ Chu và một số đảo phụ cận; thường xuyên củng cố trạm quan sát mắt quản lý tình hình khu vực, chủ động không cho tàu lạ vào gần đảo; định kỳ và không định kỳ tổ chức lực lượng tuần tra trên đảo và kiểm tra các đảo phụ cận không đóng quân.

Lực lượng cơ động, tập trung nhiệm vụ cơ động chiến đấu trong khu vực Vùng 5 đảm nhiệm lấy trọng tâm là chiến đấu chi viện đảo và bờ.

Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Vùng 5 trong tình hình mới, năm 1990, các lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu tiếp tục được xây dựng và điều chỉnh. Tổ chức biên chế của Vùng được Quân chủng qui định, gồm: Lữ đoàn 127 (Hải đội 511 tàu phục vụ; Hải đội 512 tàu tuần tiễu); Tiễu đoàn 561 đảo Thổ Chu; Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563; Tiểu đoàn 565 huấn luyện; Khu Duyên hải 51(Căn cứ Năm Căn); Tiểu đoàn ra đa 551(Trực thuộc phòng Tham mưu); cơ quan vùng và các đơn vị trực thuộc cơ quan. Về trang bị, có 25 tàu gồm 17 tàu chiến đấu ( 2 PGM. 2 LCU, 11 LCM8, 2 tầu tuần tiễu K702 số 152, 155); 1 tàu vận tải Quảng Châu số 673; 6 tàu bổ trợ; 4 pháo 105 mi li mét, 10 pháo 85 mi li mét, 4 pháo cáo xạ 37 mi li mét; 58 xe ô tô các loại.

Trong năm 1990, thực hiện quyết định của Quân chủng, Vùng tổ chức thành lập Đại đội ra đa 595, Hòn Khoai thuộc Tiểu đoàn ra đa 551; tiếp nhận 1 đại đội xe tăng của Vùng 4 Hải quân về xây dựng Tiểu đoàn bộ binnh cơ động 563; tiếp nhận 3 tàu loại LCM8 của Vùng 4 Hải quân, 3 tàu LCM8 của Lữ đoàn 125; nhận bàn giao xưởng 58 của Hải đoàn 133, Cục Xây dựng kinh tế; bàn giao tàu HQ 232 hải đội 512, Lữ đoàn 127 về Trường đào tạo kỹ thuật Hải quân Cát Lái.

Tháng 4 năm 1990, Vùng hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng Trạm quan sát ở bắc Phú Quốc và Trạm ra đa 595 Hòn Khoai; duy trì 3 trên 3 trạm ra đa hoạt động, kết hợp chặt chẽ với quan sát mắt phát hiện các mục tiêu trên biển. Sáu tháng đầu năm 1990, các trạm ra đa phát hiện 9.447 chiếc tàu thuyền các loại, trong đó có 747 tàu buôn nước ngoài.

Sáu tháng đầu năm 1990, Vùng sử dụng 73 lần chiếc tàu vận chuyển kết hợp tuần tiễu đi 6471 hải lý, xua đuổi 7 tàu cá Thái Lan xâm phạm vùng biển; kiểm tra bổ sung các phương án chiến đấu, tập trung huấn luyện gấp rút cho hai đơn vị cơ động chiến đấu Tiểu đoàn bộ binh 563 và Lữ đoàn 127 theo chỉ thị của Quân chủng. Vùng quan hệ hiệp đồng chặt chẽ với địa phương và hải quân Campu chia, hàng tháng hai bên đều có qua lại. Hải quân Bạn sang Việt Nam tháng lẻ, Vùng 5 sang Bạn vào tháng chẵn để trao đổi nắm tình và thống nhất xử lý các tình huống khi xảy ra. Vùng tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc với Bạn qua trạm quan sát bắc Phú Quốc.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác dân vận, công tác quân sự địa phương; từ những đặc điểm khu vực đóng quân của vùng trên địa bàn hoàn toàn đảo thuộc vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc, ngay sau khi rút quân về nước, Vùng đã nhanh chóng triển khai các nội dung công việc của công tác này. Cuối tháng 11 năm 1989, Vùng xây dựng Qui chế 10 điểm quan hệ với đảng bộ, chính quyền và nhân dân khu vực đóng quân của đơn vị, chỉ rõ việc phân cấp các đơn vị trong từng thời gian, chủ động quan hệ với đảng bộ, chính quyền và nhân dân khu vực đóng quân để hiểu rõ tình hình mọi mặt của địa phương, những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đơn vị như, tình hình an ninh chính trị, trật tự trị an, các phương án chiến đấu bảo vệ các lực lượng đứng chân trên địa bàn, tình hình kinh tế đời sống, phong tục tập quán của nhân dân…Các đơn vị có kế hoạch bàn bạc thống nhất với địa phương đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực phối hợp hoạt động.

Đầu năm 1990, Vùng tổ chức biên chế trợ lý chuyên trách theo dõi, chỉ đạo công tác quân sự địa phương, gồm hai đồng chí, triển khai xuống tỉnh đội Kiên Giang, địa phương thuộc Quân khu 9 liên hệ công tác,đặt vấn đề nắm tình hình lực lượng, điều kiện thực tế và tính chất hoạt động trên biển của từng đối tượng tham gia tự vệ biển; giúp đỡ các cơ sở tổ chức biên chế lực lượng và nắm tình hình cụ thể của từng địa bàn, xây dựng nội dung kế hoạch huấn luyện và giúp đỡ địa phương tổ chức thực hiện. Vùng 5 xác định lấy huyện đảo Phú Quốc là trung tâm xây dựng, huấn luyện tự vệ biển.

Trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Vùng 5, huyện đội Phú Quốc quyết định thành lập 4 hải đội tự vệ biển, chủ yếu là các tàu cá có sức chở từ 10 mã lực trở lên. Hải đội 1, 2, 3 thuộc thị trấn Dương Đông; Hải đội 4 thuộc xã An Thới. Trong tháng 5 và tháng 8 năm 1990, Vùng 5 cử các đồng chí trợ lý xuống trực tiếp huấn luyện các hải đội này. Nội dung huấn luyện tập trung vào các vấn đề về phương pháp quan sát phát hiện mục tiêu và báo cáo; nguyên lý và sử dụng binh khí; phương pháp bắn mục tiêu trên biển; một số vấn đề luật biển quốc tế và công tác tác chiến trên biển; tổ chức bắn đạn thật bia bập bềnh cho Hải đội 4, kết quả, 97% đạt yêu cầu, có 62% giỏi.

Về công tác hậu cần, năm 1990, Vùng tập trung vào củng cố nơi ăn ở, sinh hoạt của các đơn vị, giải quyết nguồn nước sinh hoạt, tổ chức khai thác gỗ, đá nung vôi, đóng gạch, làm nhà ăn cơ quan vùng, sửa chữa các nhà ở của đơn vị, cơ quan và hội trường vùng; khoan giếng lấy nước ngọt phục vụ cho Tiểu đoàn 563 và cơ quan... Song điều kiện ăn ở của bộ đội còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu nhà ở, thiếu điện và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô; giá cả lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng tiêu dùng đắt đỏ, khan hiếm.

Thực hiện nhiêm vụ làm kinh tế, ngày 13 tháng 4 năm 1990, Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ tăng gia lao động sản xuất làm kinh tế. Nghi quyết nêu rõ, trong tình hình kinh tế của đất nước gặp khó khăn, khả năng cung cấp của Nhà nước và nhân dân hạn hẹp; trong hoàn cảnh Vùng 5 mới rút quân ra khỏi Cam pu chia, đứng chân trên đảo xa bờ, việc lao động tăng gia sản xuất làm kinh tế tạo ra của cải vật chất, kinh phí để cải thiện và ổn định đời sống bộ đội, là một vấn đề cấp bách và thiết thực đối với toàn Vùng vào lúc này. Nghị quyết xác định lao động tăng gia sản xuất làm kinh tế của Vùng theo các hướng: Tận dụng đất đai trong doanh trại và sức lao động của bộ đội để tăng gia sản xuất trồng rau xanh, chăn nuôi gia cầm, nuôi cá, câu cá, trồng cây ăn quả; Làm kinh tế công nghiệp; làm ngư nghiệp và làm dịch vụ. Nghị quyết cũng nêu rõ tăng gia sản xuất làm kinh tế cần nắm vững quan điểm kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng; làm kinh tế nhằm thúc đẩy việc hoàn thành nhiêm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Vùng; đạt được hiệu quả, chất lượng và năng suất, lấy thu bù chi, tự trang trải về tài chính; sản phẩm làm ra trước hết phục vụ đời sống sinh hoạt của bộ đội, góp một phần kinh phí cho Quân chủng.

Thực hiện nghị quyết làm kinh tế của Đảng ủy, 6 tháng cuối năm 1990 Vùng thu được một số kết quả bước đầu trong tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, trên cơ sở đó tiếp tục rút kinh nghiệm cho năm sau.

Tháng 12 năm 1990, Vùng 5 tiếp tục được chấn chỉnh rút gọn và giải thể một số đơn vị theo hướng chỉ đạo giảm biên chế của Quân chủng: Rút gọn các đơn vị Đại đội 4 công binh thành Đội công binh, Đại đội vệ binh thành Đội vệ binh trực thuộc phòng Tham mưu; giải thể Trung đội trinh sát thuộc phòng Tham mưu, Đại đội 8 khung huấn luyện tân binh thuộc Tiểu đoàn 565, Đại đội 3 bộ binh Tiểu đoàn 563 và Đại đội 2 bộ binh thuộc Tiểu đoàn 561.

Trong năm 1990, Vùng 5 hoàn thành việc tổ chức tổng kết 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam pu chia trên các mặt công tác quân sự, chính trị, hậu cần và kỹ thuật. Các tổng kết đã hệ thống, đánh giá nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm và rút ra được các bài học kinh nghiệm quí trên các mặt công tác của vùng qua 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế 1979 -1989.

Năm 1991, Vùng 5 tiếp tục củng cố hệ thống thông tin ra đa, kết hợp chặt chẽ giữa quan sát mắt và quan sát kỹ thuật và các tàu tuần tiễu, vận tải trên biển để quan sát, quản lý vùng biển; tập trung củng cố lực lượng cơ động chiến đấu, Tiểu đoàn 563, Lữ đoàn 127 và lực lượng phòng thủ đảo Thổ Chu; điều chỉnh, bổ sung các phương án chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với tình hình biên chế tổ chức của Vùng; tiến hành luyện tập các phương án chiến đấu từ cấp trung đội đến cấp vùng, 161 lần, trong đó cấp vùng và lữ đoàn là 12 lần; sử dụng 54 lần chiếc tàu hoạt động xa bờ vận chuyển hàng chi viện cho các đảo Thổ Chu, Hòn Chuối kết hợp tuần tiễu quan sát quản lý vùng biển. Vùng hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội biên phòng, Quân khu 9 qua thông báo hàng ngày để nắm tình hình vùng biển phụ trách và địa bàn đóng quân.

Trong quí 2 năm 1991, Vùng tổ chức hiệp đồng 3 lần dẫn dắt tàu Cam pu chia từ sài Gòn đi An Thới và từ An Thới đi Nông pênh bảo đảm an toàn tuyệt đối

Để thực hiện tốt việc quản lý, điều hành chung công việc hàng ngày của toàn Vùng một cách chặt chẽ, ngày 30 thàng 7 năm 1991, Vùng tổ chức Sở chỉ huy phía sau của Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân ở khu vực Bình Thủy, Cần Thơ, do một đồng chí phó tham mưu trưởng phụ trách, thực hiện các nhiệm vụ của Sở chỉ huy phía trước ở Phú Quốc giao cho, tổ chức mạng thông tin hiệp với Quân khu 9 và các tỉnh, tiểu đoàn bảo đảm sân bay Trà Nóc báo cáo về Vùng…

Trong huấn luyện nâng cao chất lượng, năm 1991, Vùng tập trung huấn luyện cán bộ chỉ huy, nghiệp vụ từ cơ quan đến đơn vị, chú trọng đội ngũ cán bộ cơ sở đại đội, trung đội; kết hợp giữa huấn luyện chuyên môn với rèn luyện chấp hành điều lệnh kỷ luật quân đội, các qui định của đơn vị và giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng của bộ đội.

Mặc dù Vùng tích cực tiến hành các biện pháp rèn luyện và giáo dục, song năm 1991, vẫn còn một bộ phận bộ đội ngại học tập, rèn luyện, chấp hành chế độ, điều lệnh, lễ tiết tác phong không nghiêm; tình hình chấp hành kỷ luật tuy có giảm nhưng chuyển biến chậm. Trong năm này, đã xảy ra 128 vụ vi phạm kỷ luật, chiếm 10 % quân số toàn Vùng, trong đó đảng viên chiếm 5,5phần trăm, cán bộ chiếm 4,7phần trăm.

Với phương châm trên dưới cùng làm, vừa xin kinh phí, vật tư của trên, vừa sử dụng lao động của bộ đội và kinh phí tự có của đơn vị, năm 1991, Vùng tập trung sửa chữa và xây dựng mới doanh trại đơn vị, cơ quan vùng được 3143 mét vuông nhà và bảo đảm điện nước cho đơn vị; đầu tư 80 triệu đồng xây dựng 10 gian nhà, 420 mét vuông cấp 4 cho khu gia đình cán bộ ở Phú quốc. Quân y của vùng làm tốt công tác phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, đặc biệt là đảo Thổ Chu, đã bảo đảm quân số khỏe đạt 98,5 phần trăm

Thực hiện các quyết định của trên, tháng 5 năm 1991, Vùng bàn giao đảo Hòn Khoai cho tỉnh Minh Hải quản lý về lãnh thổ, chỉ giữ lại vừa đủ diện tích bố trí 1 trạm ra đa đối hải và bến cập tàu để làm công tác bảo đảm hậu cần ở đảo; bàn giao một phần đất đai doạnh trại của căn cứ Rạch Sỏi thuộc tỉnh Kiên Giang và một phần trạm khách Vùng 5 cho Quân khu 9 quản lý, phần còn lại sử dụng làm cơ sở hậu cần cho Vùng.

Năm 1991, Vùng củng cố xưởng 55 và xưởng 58 đi vào hoạt động sửa chữa tàu, xe phục vụ cho các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo đảm hệ số kỹ thuật tàu vận tải đổ bộ đạt 60 phần trăm, tàu phục vụ đạt 60 phần trăm, tàu chiến đấu đạt 35 phần trăm.

Hoạt động tăng gia sản xuất làm kinh tế,năm 1991, Vùng sản xuất nước mắn bán thu được gần 80 triệu đồng; duy trì công tác chăn nuôi, trồng rau xanh của các đơn vị và cơ quan; 2 xưởng 55, 58 kết hợp vừa làm nhiệm vụ sửa chữa theo kế hoạch vừa kết hợp với các sơ sở kinh tế của tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang lắp đặt máy làm nước đá có công suất lớn 3 tấn ngày và 30 tấn ngày.

Về công tác đảng, công tác chính trị, từ ngày 8 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 1991, 8 đảng bộ cơ sở và 1 đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở (Lữ đoàn 127) tiến hành đại hội Đảng (vòng 1) để đóng góp ý kiến vào 4 văn kiện dự thảo của Ban Chấp hành Trung ương sẽ trình Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII gồm: Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ; Báo cáo Chính trị; Báo cáo xây dựng Đảng; Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng; đồng thời bầu đại biểu đi dự Đại hooij Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 6. Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, sâu rộng trong toàn Đảng bộ Vùng 5 với 390 đảng viên trên tổng số 515 đảng viên của toàn Đảng bộ tham dự đại hội ở cấp cơ sở.

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 3 năm 1991, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng lần thứ VI, (vòng 1) tiếp tục thảo luận cho ý kiến vào 4 văn kiện dự thảo cuả Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII. Đại hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm cho ý kiến vào các văn kiện của Đảng, đồng thời biểu thị sự nhất trí cao các quan điểm, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã trong thời kỳ quá độ của Đảng; tiếp tục giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo đổi mới toàn diện của Đảng ta. Đại hội đã bầu 12 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII.

Tiếp theo Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII (vòng 2), thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Vùng 5 Hải quân và sự chỉ đạo của Cục Chính trị, từ ngày 25 đến 27 tháng 10 năm 1991, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 6 (vòng 2). Đại hội đã quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII (vòng 2); đánh giá kết quả lãnh đạo nhiệm kỳ 1989 -1991, xác định phương hướng nhiệm vụ lãnh đạo và bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 1991 – 1993.

Về phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1991- 1993, Đại hội nêu rõ, “tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng bộ, phấn đấu nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo mới, nhằm phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng Vùng 5 vững mạnh về chính trị, theo hướng cách mạng, chính qui, từng bước hiện đại, có sức chiến đấu cao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo Tây Nam, chống xâm nhập của tàu thuyền nước ngoài, bảo vệ tài nguyên, sự đi lại, làm ăn của nhân dân; ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự trên biển”31

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 1991, 1993 gồm 9 đồng chí. Đồng chí Phó chỉ huy chính trị vùng, đại tá Đỗ Xuân Thành được bầu làm Bí thư Đảng ủy Vùng 5 Hải quân; đồng chí Chỉ huy trưởng Vùng, đại tá Phạm Xuân Nựu được bầu làm Phó Bí thư.

Thời gian này, tình hình quốc tế nổi lên sự kiện sau cuộc chính biến ở Macxcova tháng 8 năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu sụp đổ hoàn toàn, là bước ngoặc của lịch sử châu Âu và thế giới kể từ sau cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Tình hình đó tác động mạnh đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và bộ đội ta. Nắm chắc định hướng tư tưởng của trên, Thường vụ Đảng ủy và chỉ huy Vùng 5 đã chỉ đạo công tác chính trị tư làm tốt việc giáo dụcquán triệtcho bộ đội quan điểm và nhận định của Đảng ta về sự tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa, tiếp tục vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta trong tình hình mới của thế giới.

Sang năm 1992, Vùng biển Tây Nam liên tiếp có những diễn biến phức tạp, tàu chiến Thái Lan có máy bay yểm trợ tăng cường hoạt động vào sâu trong vùng biển của takhu vực từ Thổ Chu đến bãi cạn Cà Mau, có ngày lên tới 50 đến 60 lần chiếc hoạt động cách Thổ Chu 5 đến 6 hải lý. Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 18 tháng 2, máy bay Thái Lan đuổi bắn bị thương 1 tàu biên phòng; ngày 3 tháng 3, tàu chiến Thái Lan bắn chìm 1 tàu biên phòng, bắt đi 15 người; ngày 6 tháng 3, tàu chiến, tàu cá Thái Lan hoạt động gây cản trở tàu thăm dò dầu khí của Công ty Pêtrograt Việt Nam; ngày 23 tháng 5, bắt tàu HQ 682 và 15 người của Hải đội 811, Lữ đoàn 171 lúc đang hoạt động ở khu vực bãi cạn Cà Mau. Thái Lan thường xuyên kiểm tra tàu cá của ta, làm cho ngư dân lo sợ và cho máy bay AD6 trinh sát khu vực Hòn chuối, đảo Thổ Chu ở độ cao 1000 mét.

Ở bắc đảo Phú Quốc, Cam pu chia thường có 1 đến 2 tàu tuần tra, xua đuổi vây bắt tàu thuyền của ta, vi phạm chủ quyền vùng biển, gây cản trở cho việc đi lại làm ăn của ngư dân ta, làm cho tình hình an ninh, trật tự trên vùng biển Tây Nam ngày càng phức tạp.

Chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của Tư lệnh Quân chủng, Vùng 5 nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng vào chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, được tăng cường lực lượng và tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế theo hướng gọn và mạnh hơn đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo vệ an toàn vùng biển, đảo Tây Nam. Trong tháng 2 năm 1992, Vùng thành lập và triển khai 2 trạm ra đa đối hải đặt ở đảo Hòn Chuối và Nam Du, đưa hệ thống quan sát biển lên 5 trạm ra đa hoạt động; từ ngày 28 tháng 2 năm 1992,bố trí 1 tàu LCM8thường xuyên trực chiến tại đảo Thổ Chu và triển khai một Sở chỉ huy nhẹ ở đảo này.Đồng thời Vùng đưa một tàu lên bắc đảo Phú Quốc kết hợp đánh bắt hải sản và quan sát nắm tình hình an ninh ở khu vực này.

Từ tháng 5 năm 1992, Quân chủng điều các biên đội tàu chiến đấu HQ 251, HQ 253 thuộc Hải đội 811, Lữ đoàn 171 và các biên đội tàu quét mìn HQ 862, HQ 864 và biên độiHQ 861, HQ 863 thuộc Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quânphối thuộc với Vùng 5, tàu HQ155 tiến hành các hoạt động trực chốt giữ bảo vệ đảo Thổ Chu, bãi cạn Cà Mau vàtuần tiễu,xua đuổi tàu cá Thái Lan trên khu vực Thổ Chu - bãi cạn Cà Mau.

Từ cuối tháng 5 năm 1992, Vùng duy trì thường xuyên 2 tàu trực và tuần tiễu tại Thổ Chu, tổ chức các lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu, trinh sát ở một số khu vực trọng điểm. Hàng tháng, sử dụng biên đội tàu HQ 155, HQ 235 tuần tiễu tuyến bắc Phú Quốc.

6 tháng đầu năm 1992, Vùng tiếp tục củng cố, bổ sung phương án tác chiến quản lý vùng biển, bảo vệ căn cứ; phương án phòng thủ bảo vệ đảo Thổ Chu; tổ chức luyện tập nâng cao trình độ về mọi mặt cho các lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động; duy trì chặt chẽ mối quan hệ hiệp đồng thông tin, thông báo tình hình với Quân khu 9, Sư đoàn Không quân 370 và bộ đội biên phòng; củng cố, xây dựng các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên các đảo Phú Quốc và Thổ Chu; hoàn thành xây dựng trạm thông tin; triển khai xong Sở chỉ huy phía sau ở Cần Thơ

Về tổ chức lực lượng, cuối tháng 5 năm 1992, Vùng 5 tổ chức tiếp nhận 4 tàu đánh cá, 1 tàu vận tải, 1 tàu VS dầu và một số cán bộ, công nhân viên, trang thiết bị của Hải đoàn 133, Tổng công ty Biển Đông.+( HQ 742, HQ 759, HQ 775, HQ 776, HQ 487, HQ 917 )Đồng thời, chấp hành lệnh của trên, Vùng 5 bàn giao K51 ( Căn cứ Năm Căn, Cà Mau) về trực thuộc Quân khu 9.

Để phù hợp với nhiệm vụ, phương án phòng thủ đảo trong tình hình mới, thực hiện quyết định của Quân chủng, trong quí 3 năm 1992, Vùng triển khai điều động lực lượng thành lập 3 cụm chiến đấu trên đảo Thổ Chu, thành lập phân đội pháo cao xạ Hòn Từ;tháng 12 năm 1992, chuyển Đại đội pháo 82 thuộc Lữ đoàn 127 về trực thuộc phòng Tham mưu Vùng.

Ngày 7 tháng 9 năm 1992, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị về tiến hành diễn tập “TN 92” với Quân khu 9 trên vùng biển Tây Nam.Đây là cuộc diễn tập thực nghiệm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu theo phương án của các lược lượng trên đảo, trên biển và ven biển, đồng thời kiểm tra hiệp đồng giữa các lực lượng của Quân khu 9, Quân chủng Hải quân(Vùng 5 và lực lượng tàu của Lữ đoàn 171, của Vùng 3phối thuộc),Không quân (Sư đoàn 372); Phòng không (Sư đoàn 367) và Biên phòng (Hải đoàn 28) trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Tây Nam.

Cuộc diễn tập “TN 92” do Quân khu 9 chủ trì, Vùng 5 chỉ đảm nhiệm một hướng chủ yếu đánh địch trên biển, từ hướng biển vào địa phận Quân khu 9, nhằm bảo vệ, quản lý vùng biển, hải đảo Tây Nam và ngăn chặn địchtấn công từ hướng biển, có sự phối hợp với các lực lượng bộ binh của quân khu 9 ở các khu vực ven biển.

Tham gia diễn tập, lực lượng Vùng 5 Hải quân có 4 cơ quan và các đơn vị trực thuộc tiểu đoàn 563, 561, lữ đoàn 127; (có 8 tàu các loại: 2 tàu tuần tiễu K702, 4 tàu vận tải LCM8, 2 tàu phục vụ, 6 xe tăng và 5 xe vận tải); lực lượng phối thuộc của lữ đoàn 171 có 4 tàu hộ vệ săn ngầm 159 AE, hộ tống: HQ 17, HQ 13, HQ 09, HQ 07; Lữ đoàn 161 có 4 tàu quét mìn biển 12565, HQ861, HQ862,HQ863,HQ864và một phân đội đặc công nước của Đoàn 861. Tổng số người tham gia là 1900 cán bộ, chiến sĩ, công nhân quốc phòng.

Từ cuối tháng 9 đến ngày 25 tháng 10 năm 1992, giai đoạn chuẩn bị diễn tập, được sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan Quân chủng, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 đã lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc,khẩn trương hoàn thành tốt về mọi mặt công tác phục vụ và bảo đảm cho diễn tập.

Từ 25 tháng 10 đến 30 tháng 10 năm 1992, giai đoạn thực hành diễn tập, Vùng 5 hoàn thành 17 nội dung văn kiện; thực hành xử lý 25 tình huống và đổ bộ thực hành bắn đạn thật, bảo đảm an toàn, được Ban chỉ đạo và Tư lệnh Quân khu 9 đánh giá, Vùng 5 Hải quân diễn tập đạt Khá, có nhiều tiến bộ trên các mặt và đạt được mục đích, yêu cầu diễn tập “TN 92” đề ra.

Tổng kết diễn tập“TN 92”, Vùng đánh giá, qua diễn tập trình độ của cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 được củng cố và nâng lên một bước trên các mặt, đặc biệt là trình độ tổ chức và chỉ huy, điều hành, hiệp đồng của cán bộ các cấp; công tác tham mưu tác chiến, làm văn kiện cũng có nhiều tiến bộ.Lần đầu tiên tham gia diễn tập với Quân khu 9, Vùng đã quan hệ hiệp đồng tốt, địa phương hiểu Hải quân ta hơn và ta cũng hiểu được khả năng của địa phương, là cơ sở để hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ hơn về sau này.

Vùng cũng chỉ ra những yếu điểm, như trình độ tuy có nâng lên một bước đáng kể nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì còn nhiều hạn chế về mặt chỉ huy xử lý tình huống hiệp đồng chiến đấu nhiều lực lượng trong điều kiện khẩn trương, khó khăn phức tạp; về trình độ sử dụng vũ khí, khí tài trang bị của chiến sĩ chưa thực sự thành thục, còn lúng túng.

Chấp hành chỉ đạo của Quân chủng về đẩy mạnh phong trào thi đua “giữ tốt dùng bền” tàu, xe, vũ khí, trang bị kỹ thuật, tháng 11 năm 1992, Vùng 5 tổ chức hội thao tàu, xe, vũ khí trang bị kỹ thuật, nhằm kiểm tra đánh giá công tác sử dụng, bảo quản tàu, xe; kiểm tra năng lực chỉ huy của cán bộ; kỹ năng thực hành của bộ đội sau 1 năm công tác và huấn luyện. Toàn Vùng có 13 tàu và 19 xe máy tham gia hội thao. Kết quả, tàu HQ 466 đạt giải nhất hội thao; tàu HQ 155 đạt giải nhì hội thao; tàu HQ 932 đạt tiêu chuẩn tàu “giữ tốt dùng bền”.

Cũng thời gian trên, Vùng 5 tổ chức hội thao quân sự Tiểu đoàn 563 để đánh giá trình độ kỹ chiến thuật cá nhân và hiệp đồng tổ, tiểu đội bộ binh trong hiệp đồng chiến đấu sau 1 năm huấn luyện. Kết quả, Tiểu đoàn 563 được Ban tổ chức hội thao đánh giá đạt Khá.

Sang năm 1993, tình hình khu vực Thổ Chu đến bãi cạn Cà Mau, máy bay thái Lan vẫn tăng cường hoạt động trinh sát thu thập tin tức. Tàu chiến Thái Lan thường xuyên hoạt động tuần tiễu tây bãi cạn Cà Mau và Thổ Chu từ 40 đến 60 hải lý. Khu vực bắc đảo Phú Quốc vùng nước lịch sử thường xuyên xảy ra các vụ buôn lậu, trấn lột. Nghiêm trọng hơn, ngày 2 tháng 6 năm 1993, có 3 xuồng chở 30 người mặc quân phụcCam pu chia đã bắt 1 ghe của dân ta ở tây nam Tiền Mối, ngày 3 tháng 6 năm 1993, chúng bắn chết 6 người, bị thương 2 người gây tình hình lộn xôn, căng thẳng ở khu vực biển này.

Trên cơ sở nắm bắt tình hình biển đảo, kế hoạch quân sự năm 1993 của Vùng 5 nhấn mạnh, tiếp tục nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vùng, tập trung hoàn thành các cơ sở bảo đảm mọi mặt cho phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu của đảo Thổ Chu, căn cứ hải quân An Thới, sẵn sàng chi viện cho các vùng biển Vùng phụ trách. Tiếp tục củng cố các đơn vị chiến đấu về số lượng và nâng cao chất lượng mọi mặt, bảo đảm ưu tiên quân số cho các tàu và đảo Thổ Chu; Bảo đảm tốt hơn nữa đời sống của bộ đội…

Thực hiện kế hoạch, đầu năm 1993, Vùng duy trì thường xuyên 2 tàu trực tại đảo Thổ Chu và 2 tàu đánh cá luân phiên hoạt động đánh bắt hải sản ở bắc Phú Quốc làm nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu nắm tình hình; duy trì các tàu trực và lực lượng trực tại bến;tổ chức biên đội tàu phối thuộc HQ 861, HQ 863 tuần tiễu dọc tuyến Thổ Chu – Hòn Khoai – bãi cạn Cà Mau và bảo vệ tàu HQ 995 đo đạc khảo sát trên biển.

Nhằm ngăn chặn mọi hoạt động trái phép của tàu thuyền nước ngoài, duy trì sự có mặt của ta trên biển, cuối tháng 3 năm 1993,dưới sự chỉ huy của Sở chỉ huy Vùng 5, biên đội tàu HQ 861, HQ 863 của lữ 161 và biên đội tàu HQ 155, HQ 152 của Lữ đoàn 127, hoàn thành đợt hoạt độngtuần tiễu, kiểm tra khu vực biển Thổ Chu. Tháng 4, ta thường xuyên có 5 tàu trực tại đảo Thổ Chu gồm 2 tàu quét mìn biển, 2 tàu K702 và 1 tàu LCM8.

Cả năm 1993, Vùng 5 tổ chức 331 lần chiếc tàu hoạt động xa, đi 42428 hải lý, chở 4673 tấn hàng các loại, trong đó có 96 lần chiếc tuần tiễu tuyến Phú Quốc – Thổ Chu – bãi cạn Cà Mau; tuyến An Thới – bắc đảo Phú quốc; tổ chức 609 lần chiếc tàu hoạt động gần, đi hơn 3000 hải lý.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng thủ đảo, trong tháng 3 năm 1993,Vùng tổ chức tổ chức hội thảo về phương pháp phòng ngự đảo Thổ Chu và xây dựng các công trình chiến đấu trên đảo đạt được mục đích và yêu cầu đề ra. Sau hội thảo, ta khẩn trương khảo sát đo đạc thực tế, lập kế hoạch xây dựng các công trình chiến đấu, làm đường ô tô, đường cơ động trên đảo Thổ Chu để trình Bộ duyệt.

Để bảo đảm lực lượng công binh xây dựng các công trình chiến đấu trên đảo Thổ Chu, tháng 6 năm 1993, Đội 4 công binh được nâng cấp thành Đại đội 4 công binh công trình trực thuộc đảo Thổ Chu, Vùng tiếp nhận 83 cán bộ, chiến sĩ công binh cùng với xe đặc chủng của trên điều về.

Tháng6 năm 1993, Vùng hoàn thành xây dựng bể dầu 500 mét khối ở cảng 3 đưa vào sử dụng; nâng cấp xong cầu cảng 2đưa vào khai thác; triển khai lắp đặt phao bến và củng cố nâng cấp Sở chỉ huy Vùng.

Trong quí 3 năm 1993, Vùng 5cùng với Đoàn Hàng hải 2 hoàn thành lắp ráp 3 đèn biển ở đảo Nam Du, Hòn Chuối và đảo Thổ Chu, đưa vào hoạt động.

Về xây dựng lực lượng năm 1993, Vùng tập trung bổ sung quân, vũ khí kiện toàn các đơn vị chiến đấu Tiểu đoàn 563, đảo Thổ Chu và Lữ đoàn 127. Trong năm này, Vùng tiếp tục tiếp nhận 10 xe tăng loại K63- 85 của Quân khu 9.

Đi đôi với tập trung cho công tác sẵn sàng chiến đấu, năm 1993, Vùng chú trọng công tác huấn luyện chiến đấu, thực hiện nghiêm túc các kế hoạch huấn luyện tập huấn; huấn luyện đơn vị, huấn luyện binh chủng hợp thành; đào tạo các lớp chuyên môn nghiệp vụ, tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng và huấn luyện tân binh.Kết quả, đều đạt 100 phần trăm yêu cầu trở lên, trong đó, tỉ lệ khá, giỏi đạt từ 45 phần trăm trở lên.

Năm 1993, Vùng 5 tổ chức tốt kế hoạch hội thao của các ngành, tàu thuyền, xe máy, cơ yếu, xe tăng, pháo binh, quân y, nuôi quân, kho, thể dục thể thao cấp vùng và tham gia cấp quân chủng: Hội thao tàu, tàu HQ 152 đạt khuyến khích; Pháo binh, đạt giải 3 toàn đoàn; cán bộ tàu, một đồng chí đạt giải nhất(đồng chí Vương Mậu Anh); xe máy đạt giải khuyến khích; phòng không thi môn đồng đội chiến sĩ trinh sát đo xạ, đạt giải nhất.Qua kết quả hội thao, từng ngành của vùng đã đánh giá rút ra những mặt ưu điểm và thiếu xót để tiếp tục phát huy và khắc phục cho năm sau trong công tác huấn luyện.

Về công tác đảng, công tác chính trị, ngày 8 tháng 2 năm 1993, Đảng ủy Vùng 5 thông qua Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng ngày 11 tháng 11 năm 1992 về đổi mới và chỉnh đốn đảng trong Đảng bộ Quân chủng. Trong đó nêu rõ các nội dung về, tập trung xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, cán bộ một cách toàn diện, gắn chặt xây dựng cán bộ và rèn luyện đảng viên; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; xây dựng các tổ chức Đảng gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; xây dựng cấp ủy trong sạch vững mạnh; xây dựng mối quan hệ gắn bó mặt thiết giữa Đảng với quần chúng.

Sau khi thông qua kế hoạch, Đảng ủy Vùng 5 tiếp tục hướng dẫn các cấp ủy và chi bộ trong Đảng bộ xây dựng kế hoạch tự đổi mới và chỉnh đốn Đảng của cấp mình.Đảng bộ đã tiến hành kiểm tra đảng viên, cấp ủy, tập trung vào kiểm tra đảng viên trung bình năm 1992, đảng viên vị phạm kỷ luật và bộ yếu. Bình xét sáu tháng đầu năm 1993, toàn Đảng bộ Vùng có 75 phần trăm đảng viên phấn đấu tốt; 25 phần trăm đảng viên trung bình; 50,7 phần trăm chi bộ trong sạch vững mạnh, 41, 7 phần trăm chi bộ đạt khá và 7,6 phần trăm chi bộ yếu.

Chấp hành Chỉ thị 37 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương ngày 14 tháng 4 năm 1993 và nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Quân chủng về xây dựng nền nếp chính qui trong Quân chủng ngày 24 tháng 6 năm 1993, ngày 14 tháng 7 năm 1993, Đảng ủy Vùng 5 ra Nghị quyết đẩy mạnh xây dựng chính qui trong đơn vị lên một bước mới. Nghị quyết nhấn mạnh nội dụng trọng tâm xây dựng chính qui, đó là “Nâng cao trình độ và lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng nếp sống văn minh; rèn luyện nhân cách quân nhâncách mạng đúng với điều lệnh quân đội; nâng cao trình độ chấp hành và thực hiện đúng chức trách, nề nếp chế độ qui định, trước hết là chế độ sinh hoạt trong ngày, tuần, tháng, chế độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, chế độ kỹ thuật; nang cao trình độ quản lý bộ đội, quaner lý trang bị”32

Nghị quyêt yêu cầu chỉ huy các cấp phải chủ trì chỉ đạo xây dựng chính qui trong đơn vị, gương mẫu thực hiện đúng chức trách, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước hết trong xây dựng nền nếp chính qui, chống buông trôi, thả lỏng, đầu voi đuôi chuột. Vùng lấy đơn vị Tiểu đoàn 563, phòng Tham mưu làm điểm xây dựng chính qui; Lữ đoàn 127 lấy Hải đội 512; các đơn vị lấy 1 đại đội để xây dựng làm điểm, rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.

Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Vùng 5, ngày 30 tháng 7 năm 1993, Chỉ huy trưởng Vùng 5ra một số qui định về xây dựng nền nếp chính qui trong đơn vị, thống nhất một số qui định về mặc, lễ tiết tác phong, về ra vào cơ quan, đơn vị, chế độ sinh hoạt học tập, công tác, về trật tự, vệ sinh… Chỉ huy trưởng Vùng yêu cầu toàn Vùng thực hiện các qui định từ ngày 1 tháng 8 năm 1993.

Năm 1993, Vùng đẩy mạnh sản xuất làm kinh tế, cải thiện đời sống của bộ đội. Trong năm này, sản xuất nước mắm đạt 58000 lít, bán thu lãi 74.085 000 đồng; sản xuất công nghiệp thu 60 000 000 đồng; các dịch vụ thu 40 000 000 đồng; Vùng mạnh dạn vay vốn của Quân chủng 300 000 000 đồng đầu tư cho Xưởng 58 làm triền sửa chữa tàu và Ban Kinh tế vùng sử dụng làm kinh tế.

Năm 1994, tình hình vùng biển Tây Nam, khu vực giáp ranh giữa Việt Nam- Thái Lan, tàu chiến của Thái Lan thường xuyên hoạt động tuần tiễu đồng thời kết hợp với không quân Thái Lan bảo vệ cho tàu cá xâm nhập đánh bắt hải sản ở vùng biển của ta. Ngoài ra, tàu chiến Thái Lan trong quá trình hoạt động tuần tiễu ở vùng biển chồng lấn, tổ chức kiểm tra và xua đuổi tàu cá của ta. Khu vực biển Việt Nam – Cam pu chia, phía Cam pu chia tăng cường tàu biên phòng, tàu kiểm ngư hoạt động. Trong hoạt động tuần tiễu tàu biên phòng và kiểm ngư Cam pu chia nhiều lần đuổi bắt tàu cá ngư dân ta phạt tiền trái phép.

Vùng 5 duy trì chặt chẽ hệ thống các ca, kíp trực sẵn sàng chiến đấu; tiếp tục củng cố hệ thống quan sát biển, duy trì thường xuyên từ 4 đến 5 tram ra đa hoạt động. Năm 1994, Vùng sử dụng biên đội tàu phối thuộc HQ251, HQ253 của Lữ đoàn 171, các tàu HQ 861, HQ 863, HQ862, HQ 864, HQ 851(tàu HQ 851thay ca cho tàu HQ 861) của Lữ đoàn 161, Vùng 3phối thuộc, luân phiên trực ở đảo Thổ Chu và tiến hành hoạt động tuần tiễu thường xuyên tuyến Phú Quốc - Thổ Chu – bãi cạn Cà Mau xua đuổi tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta; thay phiên hoạt động trinh sát ở khu vực bắc đảo Phú Quốc.

Vùng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các công trình chiến đấu, xây dựng đường trên đảo Thổ Chu. Quí 3 năm 1994, ta xây dựng xong sân bay dã chiến trên đảo Thổ Chu, đồng thời triển khai xây dựng cầu cảng 2 và cầu cảng 3 ở An Thới.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Vùng, ngày 24 tháng 4 năm 1994, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 215/ QĐ –TM thành lập Tiểu đoàn công binh công trình 556 trực thuộc Vùng 5 Hải quân. Tháng 11 năm 1994, Vùng điều động nguyên canh Đại đội 4 công binh công trình thuộc đảo Thổ Chu về trực thuộc Tiểu đoàn công binh công trình 556 lấy tên Đại đội 1công binh công trình và thành lập Đại đội 3 xe máy công binh thuộc Tiểu đoàn công binh công trình 55633. Thực hiện quyết đinh điều động của Quân chủng, ngày 30 tháng 10 năm 1994, Lữ đoàn 171 bàn giao nguyên canh cho Vùng 5 Hải quân 4 tàu: HQ 251; HQ 253 là các tàu pháo; HQ 674, HQ677 là các tàu vận tải, phục vụ. Số tàu này được biên chế về Lữ đoàn 127.

Công tác huấn luyện, năm 1994, Vùng tập trung huấn luyện nâng cao chất lượng tiếp tục theo hướng cơ bản, thiết thực, vững chắc, sát với yêu cầu tác chiến, phù hợp với biên chế trang bị hiện có của đơn vị; kết hợp giữa huấn luyện chiến đấu và rèn luyện chấp hành điều lệnh, xây dựng nền nếp chính qui, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước. Cuối tháng 11, Vùng 5 tổ chức thành công diễn tập chỉ huy – tham mưu 1 bên 2 cấp, có thực binh và kiểm tra bắn đạn thật. Qua diễn tập tiếp tục nâng cao củng cố một bước khả năng tổ chức hiệp đồng từ đảo đến các cụm của cán bộ chỉ huy các cấp.

Năm 1994, Vùng cố gắng nỗ lực nâng cao hiệu quả lao động sản xuất làm kinh tế đúng pháp luật và qui định của quân đội, hướng làm kinh tế chủ yếu là, hai xưởng X55 và xưởng 58, chế biến nước mắm, vận tải kết hợp, cho thuê cầu cảng, bến bãi và các dịch vụ khác, song kết quả thu về không đạt được chỉ tiêu đề ra. 6 tháng đầu năm 1994, xưởng X55 làm kinh tế thu trên 2 tỉ đồng, thu chênh lệch 124 triệu đồng; Ban Kinh tế vùng tích cực duy trì chế biến hải sảnvà dịch vụ, thu chệnh lệnh 51 triệu đồng, bán nước mắm thu 66 triệu đồng và thu tạp vụ các loại được 71 triệu đồng.Trong năm này, Quân chủng ra quyết định chuyển Xưởng 55 từ trực thuộc phòng Kỹ thuật về trực thuộc Chỉ huy Vùng 5 và đổi Xưởng 55 thành Xí nghiệp Bình Hải thuộc khối doanh nghiệp quốc phòng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh từ quí 2 năm 1994.

Chấp hành qui định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Cục Chính trị, cuối tháng 4 năm 1994, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 giữa nhiệm kỳ. Đại hội thông qua Nghị quyết kiểm điểm thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 6 (vòng 2) đến hết năm 1993, bổ sung nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ trong hai năm tới 1994 – 1995 và chương trình hành động năm 1994.

Nghị quyết nêu rõ 4 nhiệm vụ, chủ trương công tác lớn trong hai năm 1994 -1995 của Đảng bộ như sau: “1, Tập trung nâng cao khẳ năng quan sát nắm tình hình quản lý vùng biển, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo Tây Nam. 2, Tăng cường củng cố xây dựng về tổ chức biên chế và trang bị, nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng trong Vùng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 3, Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động làm kinh tế góp phần xây dựng đơn vị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. 4, Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đổ mới và chỉnh đốn Đảng bộ, nâng cao hiệu lực công tác chính trị, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng Vùng vững mạnh toàn diện”34Đại hội bầu bổ sung 2 đồng chí vào Đảng ủy Vùng để kiện toàn Ban chấp hành Đảng bộ35

Cùng với tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình mới, Vùng 5 đẩy mạnh hoạt động của Đoàn thanh niên, các phong trào thi đua xứng danh “bộ đội Cụ Hồ”;“xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú”; xây dựng nền nếp chính qui được triển khai một cách toàn diện và được chỉ đạo chặt chẽ từ cơ quan đến các đơn vị. Trong quí 2 năm 1994, Đoàn thanh niên Vùng phát động đào đắp 7000 mét khối đất với 7000 công xây dựng Khu vườn cây thanh niên Vùng 5 lưu niệm với thanh niên 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 1994, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có bước phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và lực lượng vũ trang được cải thiện một bước, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng Vùng 5 phấn khởi, tin tưởng và nhất trí cao với đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta,ngày càng yên tâm gắn bó lâu dài xây dựng đơn vị; xây dựng Quân chủng.

Tháng 2 năm 1995, phối hợp với Cục Chính trị, Vùng tổ chức Đoàn cán bộ đi kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và chúc tết động viên bộ đội và nhân dân trên các đảo Thổ Chu, Nam Du, Hòn Chuối, Hòn Khoai 36

Năm 1995, Vùng 5 tiếp tục tập trung cao công tác sẵn sàng chiến đấu, duy trì 1 đến 2 tàu trực ở đảo Thổ Chu và 1 đến 2 tàu trực và trinh sát bắc Phú Quốc; duy trì biên đội 2 tàu tuần tiễutrên các tuyến và khu vực đã được xác định, thực hiện kiểm tra, quản lý vùng biển, xua đuổi tàu cá nước ngoài vị phạm. Căn cứ vào thực lực tàu thuyền hiện có của Vùng 5, năm 1995 Quân chủng rút lực lượng tàu Vùng 3 phối thuộc.

Vùng biển Tây Nam vẫn trong trạng thái phức tạp, đặc biệt là ở vùng nước lịch sử Việt Nam – Cam pu chia, lực lượng bảo vệ của Cam pu chiavà được thống nhất giữa biên phòng, hải quân và hải sản, liên tục vây bắt tàu cá của dân ta. Ngoài ra, có một số tàu cướp biển hoạt động khu vực quần đảo Hải tặc và đông bắc Phú quốc gây ra những vụ dùng súng bắn thương vong ngư dân ta. Trong quí 3 năm 1995, Vùng 5 đã huy động 65 lần chiếc tàu làm nhiệm vụ phối hợp với Quân khu 9, vớicác lực lượng, tiến hành truy quét chống chấn lột, cướp phá tàu thuyền.

Về tổ chức lực lượng, để tiếp tục tăng cường sức mạnh và khả năng phòng thủ đảo, ngày 7 tháng 1 năm 1995, Bộ Quốc phòng raquyết định số 67/QĐ-QP nâng cấp đảo Thổ Chu lên đảo cấp 1, tương đương cấp trung đoàn; nâng Đại đội 3 lên Cụm 3, đảo Thổ Chu, tương đương cấp tiểu đoàntrực thuộc đảo Thổ Chu, biên chế gồm Cụm bộ, chỉ huy cụm và 4 phân đội bộ binh, hỏa lực, pháo binh.Cũng trong năm này,Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Tiểu đoàn tăng, thiết giáp 557 trực thuộc Vùng 5 Hải quân, làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu bảo vệ vùng biển, hải đảo Tây Nam, biên chế lực lượng gồm 3 đại đội tăng, thiết giáp, 1 trung đội xe trinh sát.

Công tác quan sát phát hiện, quản lý vùng biển, ngoài 5 trạm ra đa hoạt động thường xuyên, ngày 26 tháng 6 năm 1995, Quân chủng tiếp tục thành lập trạm ra đa cảnh giới tầm xa khu vực Vùng 5.

Năm 1995, Vùng đẩy mạnh xây dựng các công trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên đảo Thổ Chu và Phú Quốc; xây dựng trạm khách T5A, sửa chữa nhà ở của các đơn vị đảo Thổ Chu, tiểu đoàn 563.

Chấp hành Chỉ thịsố1699/KT-CT, ngày 29 tháng 5 năm 1994 của Tư lệnh Hải quân, ngày 6 tháng 7 năm 1994, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra chỉ thị phát động trong toàn Vùng cuộc vận động “ Quản lý khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt bền, an toàn, tiết kiệm”. Chỉ thị nhấn mạnh việc đẩy mạnh phong trào thi đua “ giữ tốt dùng bền”; duy trì và bảo đảm hệ số kỹ thuật của tàu thuyền, xe máy, các phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có; đưa mọi hoạt động của ngành kỹ thuật vào nề nếp chính qui, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và tổ chức ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động của Vùng.

Để thống nhất việc chỉ đạo các nhà máy, xí nghiệp và củng cố hệ thống cơ sở kỹ thuật của quân chủng, thực hiện quyết định điều động Xưởng 55 thuộc Vùng 5 về trực thuộc Cục Kỹ thuật Hải quân của Tư lệnh Hải quân,ngày 26 tháng 7 năm 1995, Vùng 5 tiến hành bàn giao Xưởng 55 về Cục Kỹ thuật Hải quân.

Tháng 9 và tháng 10 năm 1995, Vùng 5 tổ chức các hội thao thi tàu tốt, thi xe tốt, lái xe giỏi, thi thủ kho, nhân viên kỹ thuật giỏi với số lượng lớn các phương tiện tàu, xe tăng, thiết giáp, ô tô và cán bộ, nhân viên kỹ thuật tham gia. Các cuộc thi đều đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.

Qua kết quả hội thao của các ngành kỹ thuật tiếp tục tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “Quản lý khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt bền, an toàn, tiết kiệm” của các cơ quan, đơn vị trong toàn Vùng. Năm 1995, Vùng 5 đưa ra sử dụng 100 phần trăm các loại tàu hiện có, 25 tàu. Hệ số kỹ thuật đạt 0,74, vượt chỉ tiêu đề ra; cả năm có 187 lần chiếc tàu hoạt động tuần tiễu, trinh sát, vận tải, huấn luyện, đi 24 651 hải lýan toàn.

Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Vùng 5 và chỉ đạo của Đảng ủy Quân chủng, từ ngày 27 đến 29 tháng 12 năm 1995, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ VII, nhiệm kỳ 1996 -2000. Đại hội đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng bộ nhiệm kỳ 1991- 1995, xác định mục tiêu nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ 1996 – 2000; đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ VIII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; bầu Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 khóa VII và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ VIII.

Đánh giá chung về tình hình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 1991- 1995, Đại hội nếu rõ, về ưu điểm: “ Trước diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước, tình hình sôi động của vùng biển Tây Nam, nhiệm vụ của Vùng rất khẩn trương, có nhiều khó khăn, Đảng bộ đã kịp thời lãnh đạo làm chuyển biến nhận thức tư tưởng và hành động, xây dựng ý chí quyết tâm của bộ độicho kịp thời với sự phát triển của tình hình. Khẩn trương xây dựng lực lượng cả về biên chế tổ chức và trang bị, tập trung nâng cao khả năng quan sát, trinh sát, tuần tiễu quản lý vùng biển; nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu, triển khai kế hoạch xây dựng các công trình chiến đấu, nâng cao khả năng phòng thủ, trọng tâm là đảo Thổ Chu.

Công tác bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, tài chính, tăng gia sản xuất lao động làm kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội có nhiều cố gắng giải quyết được một bước về ăn ở, sinh hoạt của bộ đội từng bước ổn định hơn. Đã kết hợp nhiều khâu, nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, gắn chặt giữa xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện..”

Về yếu điểm “Khả năng quan sát nắm tình hình, quản lý vùng biển còn nhiều hạn chế, trình độ sẵn sàng chiến đấu, trình độ tổ chức chỉ huy của các cấp còn yếu, hành động của bộ đội còn lúng túng. Công tác bảo đảm tàu thuyền, trang bị kỹ thuật, hậu cần chuẩn bị chiến đấucòn khó khăn, sơ hở, nên chưa loại trừ yếu tố bất ngờ. Khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện bình thường ít phức tạp, khi tình hình khó khăn, hiệp đồng nhiều lực lượng, thời gian dài, sóng gió to, tầm nhìn hạn chế thì chưa đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ và xử lý các tình huống trên biển, trên đảo…”

Về phương hướng nhiệm vụ chung nhiệm kỳ 1996- 2000, Đại hội xác định: “ Phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường xây dựng Vùng vững mạnh theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ lãnh đạo, tổ chức chỉ huy các cấp; nâng cao khả năng phòng thủ, trình độ và chất lượng sẵn sàng chiến đấu. Cùng với các lực lượng quản lý và bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tây Nam, trọng tâm là bảo vệ vững chắc đảo Thổ Chu, căn cứ Hải quân Phú Quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn khu vực đóng quân; là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân ở vùng biển Tây Nam”37

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 1996 -2000 gồm 11 đồng chí: Đỗ Xuân Thành, Phạm Xuân Nựu, Nguyễn Văn Cảnh, Vũ Quốc Hán, Phạm Văn Tá, Hoàng Minh Thám, Doãn Văn Sở, Đào Phúc Lâm, Hoàng Thế Sự, Nguyễn Xuân Hợi, Bùi Đình Suốt. Ban chấp hành bầu đồng chí Phó chỉ huy Chính trị Vùng, đại tá Đỗ Xuân Thành làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Chỉ huy trưởng Vùng, đại tá Phạm Xuân Nựu làm Phó bí thư.


  1. Каталог: sites -> default -> files
    files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
    files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
    files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
    files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
    files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

    tải về 1.28 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương