BỘ TƯ LỆnh vùng 5 HẢi quân lịch sử VÙng 5 HẢi quâN (1975 – 2015)


Từng bước nâng cao trình độ và chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyển biển đảo của Tổ quốc



tải về 1.28 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.28 Mb.
#24070
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Từng bước nâng cao trình độ và chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyển biển đảo của Tổ quốc


Bước sang năm 1996, sau 10 năm đổi mới, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tạo điều kiện cho việc cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động và các lực lượng vũ trang nói chung và bộ đội Vùng 5 nói riêng.

Tình hình vùng biển phía Tây Nam vẫn phức tạp và nhạy cảm, do tác động của diễn biến tình hình chính trị ở Campu chia; sự phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan đã có những đàm phán cấp chuyên viên của hai nước từ năm 1992 nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất thỏa thuận.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng 5 lần thứ VII và chương trình hành động năm 1996 của Đảng ủy Vùng 5, năm 1996, Vùngtập trung vào nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu; tiếp tục xây dựng củng cố lực lượng, nâng cao chất lượng huấn luyện và làm tốt các mặt công tác bảo đảm cho sẵn sàng chiến đấu và đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội.

Vùng duy trì nghiêm lực lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu tại các đơn vị; 2 tàu trực ở đảo Thổ Chu, 2 tàu trực, trinh sát ở bắc Phú Quốc; tổ chức các hoạt động tuần tiễu, kiểm tra định kỳ và đột xuất ở các khu vực trọng điểm để xua đuổi, hạn chế mọi hành động của tàu nước ngoài xâm phạm trái phép vùng biển của ta.

Vùng thường xuyên sử dụng biên đội tàu HQ 251, HQ 253 tuần tiễu tuyến Phú Quốc - Hòn Khoai - bãi cạn Cà Mau - Thổ Chu; biên đội tàu HQ 152, HQ 155tuần tiễu tuyến An Thới bắc Phú Quốc – quần đảo Bà Lụa.

Ngày 16 tháng 4 năm 1996, chấp hành lệnh của Quân chủng triển khai kế hoạch bảo vệ đại hội đảng các cấp, Vùng tổ chức chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường cho các đơn vị ở đảo Phú Quốc, Nam Du, Hoàn Khoai, Hòn Chuối; từ thường xuyên lên cao cho đảo Thổ Chu.

Về công tác huấn luyện chiến đấu, năm 1996, Vùng chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch huấn luyện sát với yêu cầu nhiệm vụ, trang bị, đặc điểm của từng lưc lượng. Trong huấn luyện chú trọng tập huấn và rút kinh nghiệm cho cán bộ, giáo viên; động viên cán bộ tự học; tăng cường công tác kiểm tra kết hợp hội thao, hội thi để đánh giá kết quả huấn luyện.

Sau khi hoàn thành tổ chức khóa huấn luyện quân dự bị đầu tiên tại tỉnh Sóc Trăng năm 1995, sang năm 1996, Quân chủng tiếp tục giao cho Vùng 5 Hải quân nhiệm vụ huấn luyện quân dự bị động hàng năm của tỉnh Sóc Trăng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ngày 15 tháng 6 năm 1996, Vùng 5 thành lập Ban chỉ đạo kế hoạch động viên và huấn luyện quân dự bị hàng năm của vùng do đồng chí Phó chỉ huy, Tham mưu trưởng làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo ra quyết định thành lập khung quản lý và huấn luyện quân dự bị động viên năm 1996 gồm 10 đồng chí ; ủy quyền cho đồng chí tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn bộ binh 563 tổ chức quản lý và huấn luyện quân dự bị động viên theo từng nhiệm vụ. Từ 8 tháng 7 đến 8 tháng 8 năm 1996, Vùng 5 hoàn thành khóa huấn luyện quân dự bị động viên cho 97 cán bộ, chiến sĩ của tỉnh Sóc Trăng, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Các học viên tham gia đều nắm được nội dụng cơ bản trong tổ chức chỉ huy và quản lý đơn vị; nắm chắc phương pháp huấn luyện chỉ huy thực hành đổ bộ chi viện đảo và chiến đấu phòng thủ đảo cho phân đội.

Năm 1996,Vùng tập trung thi công các hạng mục công trình chiến đấu còn lại của năm 1995 trên đảo Thổ Chu, các lô cốt, hầm, hào, bê tông hóa đường cơ động, nâng cấp sân bay. Ở Phú quốc,Vùng hoàn thành nạo vét cầu cảng 1, cầu cảng 2 An Thới,ngày 20 tháng 9 hoàn thành xây dựng cầu cảng 3, đồng thời triển khai làm đường từ cảng 3 về Vùng, về xưởng 58…

Để phù hợp yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và bảo đảm chiến đấu, năm 1996, Vùng 5 tiếp tục có bước điều chỉnh và phát triển lực lượng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1996, Chỉ huy trưởng Vùng quyết định chuyển Đại đội 82 pháo binh thuộc Phòng Tham mưu về trực thuộc Chỉ huy Vùng.

Căn cứ vào quyết định 2279/TCĐV của Tư lệnh Hải quân ngày 9 tháng 7 năm 1995, ngày 7 tháng 2 năm 1979, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra các quyết định, thành lập Ban Phòng không - Không quân trực thuộc Phòng Tham mưu Vùng 5, biên chế 5 đồng chí,( 2 sĩ quan: 1 trưởng ban, 1 trợ lý và 3 hạ sĩ quan, chiến sĩ tiêu đồ phòng không) làm nhiệm vụ giúp lãnh đạo, chỉ huy vùng về công tác tác chiến phòng không – không quân; thành lập Ban Quân sự Địa phương trực thuộc Phòng Tham mưu Vùng 5, biên chế 1 trưởng ban, 1 trợ lý, chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Đảng ủy và Chỉ huy vùng về công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ biển.

Tiếp đến, ngày 18 tháng 9 năm 1996, chấp hành quyết định của Tư lệnh Hải quân, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra các quyết định,quyết định thôi biên chế trợ lý hàng hải,thành lập Ban bảo đảm Hàng hải trực thuộc Phòng Tham mưu, biên chế 4 đồng chí ( 3 sĩ quan và 1 hạ sĩ quan - chiến sĩ) làm nhiệm vụ nâng cao khả năng nắm tình hình hàng hải thuộc vùng biển đơn vị quản lý và các vùng biển có liên quan, khảo sát thu thập các yếu tố hàng hải bảo đảm cho công tác tham mưu, chỉ huy nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của đơn vị và Quân chủng; thành lập Cảng vụ trực thuộc phòng Hậu cần Lữ đoàn 127, biên chế 7 đồng chí ( 1 sĩ quan, 2 quân nhân chuyên nghiệp, 4 hạ sĩ quan, chiến sĩ) làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ an toàn cầu cảng số 1, số 2, số 3, bến bãi, trang thiết bị toàn cảng, phao bến, hướng dẫn vị trí neo đậu cho tàu, tiến…

Cũng trong năm này, Vùng 5 tổ chức các khung tiếp nhận 2 tàu vận tải 450 tấn kiểu 119, số hiệu HQ 627, HQ 632 biên chế về Hải đội 512, Lữ đoàn 127 và tàu cá số hiệu HQ 792 biên chế về Hải đội 511, Lữ đoàn 127.

Về công tác bảo đảm kỹ thuật, Vùng tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền tiết kiệm”, duy trì nghiêm các chế độ ngày, tuần tháng kỹ thuật và nâng cao khả năng bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật, chủ yếu cho các tàu trực, sẵn sàng chiến đấu, trinh sát, vận tải. Vùng làm tốt việc kết hợp với các đội sửa chữa cơ động của Bộ, tổ chức bảo dưỡng sửa chữa ra đa, súng pháo, xe tăng tại các đảo để duy trì các chỉ tiêu qui định hệ số kỹ thuật của phương tiện, đạn, vũ khí, trang bị ký thuật hiện có của vùng.

Công tác bảo đảm hậu cần, trong điều kiện ở đảo xa đất liền hàng trăm cây số, khí hậu khắc nghiệt; vận chuyển tiếp tế từ bờ ra đảo khó khăn;lương thực thực phẩm ở đảo giá đắt đỏ. Bởi vậy, việc bảo đảm đời sống chobộ đội luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Vùng 5. Từ năm 1992 chấp hành qui định của trên, Vùng 5 thực hiện mô hình tổ chức tiếp phẩm tập trung bảo đảm lương thực, thực phẩm trong toàn Vùng. Để tiếp tục phát huy mô hình này phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của Vùng, tháng 12 năm 1995, Chỉ huy trưởng Vùng 5 quyết định giải thể Đội Tăng gia thuộc Ban Kinh tế Vùng, thành lập Tổ Chế biến thực phẩm và xay sát gạo trực thuộc Phòng Hậu cần, quân số được xác định là 17 đồng chí (2 quân nhân chuyên nghiệp, 4 hạ sĩ quan chiến sĩ, 11 công nhân viên quốc phòng). Vùng tiếp tục đầu tư, tu bổ một số trang bị máy xay xát, máy nghiền thức ăn, máy xay đậu, máy phát điện, hệ thống nhà kho,trang trại chăn nuôi. Trong năm 1996, với nhiều cách làm sáng tạo, Phòng Hậu cần đã cung cấp cho cơ quan và các đơn vị theo kế hoạch bảo đảm duy trì được chất lượng khẩu phần, mức ăn của bộ đội, như gạo tẻxay sát cấp 1 tháng 2 lần, thịt lợn giết mổ cấp hàng ngày, đậu phụ cấp 2 ngày 1 lần, nước mắmcấp 1 tháng 2 lần. Đặc biệt, nhờ có máy xay xát, Vùng 5 đã chủ độngkhắc phục được gạo cũ, hôi mốc, luôn luôn có gạo mới và bảo đảm được lương dự trữ chiến đấu cho đảo. Có máy xay xát giải quyết được chất đốt cho đơn vị, năm1996 Vùng có 7 trên 12 bếp lớn nấu bằng trấu, việc này có ý nghĩa rất lớn, tiết kiệm mỗi năm hàng nghìn lít dầu, hàng ngàn ngày công bộ đội đi lấy củi, hạn chế được việc chặt cây rừng làm chất đốt, bảo vệ được nguồn nước vệ sinh môi trường sinh thái trên đảo. Vùng được tỉnh Kiên Giang, huyện Phú Quốc khen ngợi về ý thức trách nhiệm chấp hành Pháp lệnh bảo vệ rừng của Nhà nước.

Những tháng cuối năm 1996, tình hình vùng biển Tây Nam tiếp tục những diễn biến phức tạp, mật độ ngày càng nhiều và trắng trợn. Được sự hỗ trợ của tàu chiến Thái Lan,tàu cá Thái Lanvào sâu trong vùng biển của ta khai thác trái phép hải sản, ta phát hiện 211 lần chiếc, trong đó các lực lượng quản lý biển của ta bắt 39 lần chiếc, chủ yếu bắt ở khu vực tây nam bãi cạn Cà Mau 25 hải lý, đông nam Hòn Khoai 30 đến 50 hải lý. Ở vùng biển giáp ranh Việt Nam – Cam pu chia, xuất hiện cướp vũ trang thường từ 4 đến 6 tên trang bị xuồng gắn máy Hon đa, súng Ak, B40, B41, Đại liên xuất hiện bất ngờ cặp mạn tàu ngư dân ta, dùng vũ khí không chế cướp tiền, vàng, sau đó chạy về phía Cam pu chia. Ngày 27 tháng 11 năm 1996, tàu quân cảnh số 3 Cam pu chia nổ súng đụng độ với lực lượng biên phòng Kiên Giang, làm bị thương 1 chiến sĩ, tại tây nam Gềnh Dầu thuộc vùng biển của ta.

Trước tình hình trên, ngày 21 tháng 12 năm 1996, Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị số 79/CT-TM về tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia trên vùng biển Tây Nam. Chấp hành chỉ thị của trên, ngày 17 tháng 1 năm 1997, Tư lệnh Hải quân ra quyết định điều nguyên canh 3 tàu phóng lôi loại 206 M đã cải hoán, số hiệu HQ 313, HQ 314, HQ 315, Hải đội 138, thuộc Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân về Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân. Việc tổ chức lễ bàn giao được tiến hành khẩn trương vào sáng ngày 28 tháng 2 năm 1997. Chiều ngày 28 tháng 2 năm 1997, Quân chủng thông qua kế hoạch hành quân kéo 3 tàu HQ 313, HQ 314, HQ 315 từ Đà Nẵng về An Thới, Phú Quốc.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quânvà điện chỉ đạo củaBộ Tham mưu về thực hiện các nhiệm vụ tuần tiễu trên các tuyến quan trọng kết hợp chặt chẽ với các trạm ra đa và các lực lượng khác, quan sát theo dõi nắm chắc tình hình vùng biển Tây Nam, trọng tâm là khu vực Phú Quốc, Thổ Chu, Bãi cạn Cà Mau; kết hợp tuần tiễu với tổ chức khảo sát, nghiên cứu khu biển hoạt động, tổ chức huấn luyện chiến đấu và kiểm tra khả năng hoạt động của tàu 206M,đầu tháng 3 năm 1997, Vùng 5 xây dựng kế hoạch tuần tiễu và khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị.

Thực hiện kế hoach, từ ngày 20 tháng 3 đến 20 tháng 4 năm 1997,Vùng sử dụng các tàu chiến đấu tổ chức 2 đợt tuần tiễu trên các tuyến trọng điểm. Đợt 1, tổ chức biên đội 3 tàu HQ 313, HQ 314, HQ 315 tuần tiễu và khảo sát trên tuyến An Thới – bắc Phú Quốc và Thổ Chu; kết hợp sử dụng tàu HQ 462 trực tại Thổ Chu, đi nghiên cứu khu vực biển Thổ Chu, tổ chức cho cán bộ thuyền nắm tình hình trên đảo Thổ Chu. Đợt 2, từ 16 đến 18 tháng 4, sử dụng tàu HQ 253 tuần tiễu tuyến Thổ Chu bãi cạn Cà Mau.

Tiếp sau đợt hoạt động tuần tiễu tháng 4, trong năm 1997, Vùng 5 huy động hầu hết các chiến đấu, vận tải, đánh cá thực hiện liên tụccác đợt tuần tiễu, trinh sát trên các tuyến,các khu vực trọng điểm. Trong những đợt hoạt động này, Vùng kết hợp sử dụngphương thức hoạt động mới: Dùng tàu vận tải trinh sát, tuần tiễu, kiểm tra, xua đuổi tàu nước ngoài,cùng với bố trí tàu chiến đấu ở các khu vực đợi cơ sẵn sàng xuất kích vây bắt tàu phi pháp khi có lệnh.

Cả năm 1997,Vùng 5 thực hiện 102 lần chiếc tàu hoạt động tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra 19 tàu lạ, xua đuổi 182 lần chiếc tàu cá Thái Lan xâm phạm; 4 lần dùng loa tuyên truyền đặc biệt ngăn chặn và xua đuổi tàu chiến Thái Lan ra khỏi vùng biển của ta; bắt 2 tàu cá Thái Lanở tây nam đảo Thổ Chu 61 hải lý, giao cho Biên phòng tỉnh Kiên Giang giải quyết.

Việc ta tăng cường hoạt động quản lý, bảo vệ vùng biển vớisử dụng nhiều loại tàu, áp dụng nhiều phương thức xua đuổi, vây bắt đã làm cho tình hình vùng biển Tây Nam năm 1997 có nhiều chuyển biến tích cực, giảm bớt một số lượng khá lớn tàu nước ngoài vào hoạt động trái phép trong vùng biển của ta. Quahoạt động thực tế, trình độ tổ chức chỉ huy các cấp được nâng lên rõ rệt, đội ngũ cán bộ thuyền cơ bản xử lý được các tình huốngxảy ra trên biển, nắm được tình hình vùng biển kịp thời báo cáo về sở chỉ huy lữ đoàn, vùng để có biện pháp đấu tranh hiệu quả với các hoạt động trái phép của tàu đánh cá nước ngoài.

Công tác huấn luyện chiến đấu, năm 1997, Vùng tổ chức luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu các cấp 365 lần; duy trì thường xuyên hàng tháng báo động luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho các cấp đơn vị và toàn vùng.

Tháng 11 năm 1997, Vùng 5 tham gia diễn tập BĐ 97 của Quân chủng,đảo Thổ Chu thực binh bắn đạn thật trên hướng chiến đấucác loại pháo 85 mi li mét, 37 mi li mét, 12,7 mi li mét đều đạt loại giỏi, bắn súng DKZ đạt yêu cầu và các tàu, HQ 632, HQ627, HQ 251, HQ253, HQ 932 tham gia diễn tập đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; các trạm ra đa của Vùng theo dõi dẫn dắt 16 lần chiếc tàu của Vùng và của Quân chủng tham gia diễn tập an toàn.

Về xây dựng lực lượng, thực hiện quyết định của Tư lệnh Hải quân, ngày 24 tháng 5 năm 1997, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra các quyết định triển khai thành lập đại đội pháo 37 li hai nòng đặt trực thuộc Chỉ huy trưởng Vùng trên cơ sở tách Đại đội 82 pháo hỗn hợp 37 mili mét và 85 mi l mét 5 lấy phiên hiệu Đại đội 83; thành lập đại đội khung huấn luyện tân binh thuộc Tiểu đoàn 565 lấy phiên hiệu Đại đội 36. Như vậy, lúc này Tiểu đoàn 565 có 3 khung huấn luyện làđại đội 34,đại đội 35,đại đội 36.

Ngày 19 tháng 9 năm 1997, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra quyết định thành lập Nhà trẻ Vùng 5 Hải quân thuộc Phòng Chính trị, làm nhiệm vụ nuôi dạy các cháu bé là concủa các gia đình cán bộ, nhân viên Vùng5 đang làm việc, cư trú trên địa bàn Phú Quốc. Nhà trẻ Vùng 5 Hải quân đượcbiên chế 2 cô giáo nuôi dạy trẻ và dạy theo trương trình qui định của Nhà nước,

Chấp hành các nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên trong thời kỳ mới, ngày 20 tháng 3 năm 1997, Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân ra nghị quyết về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thanh niên Vùng 5 Hải quân trong thời kỳ mới38.Nghị quyết nhấn mạnh một số chủ trương, biện pháp tiến hành công tác thanh niên Vùng 5 trong những năm 1997- 2002, là “ nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện thanh niên, coi giáo dục bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm chiến đấu là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh niên. Đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, tiếp tục thực hiện tốt chương trình “2 nhiệm vụ, 3 phong trào; 3 đẹp, 4 tốt, 5 xung phong”. Phát huy khả năng sáng tạo của tuổi trẻ, vị trí của thanh niên, đẩy mạnh hoạt động thi đua xung kích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị”39

Trong tháng 5 và tháng 6 năm 1997, Vùng 5 chỉ đạo thành công đại hội Đoàn các cấp cơ sở và Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Vùng. Đại hội đoàn các cấp của Vùng đã đánh giá tình hình và kết quả công tác thanh niên nhiệm kỳ đã qua; xây dựng chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong những năm tới hướng mạnh vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tây Nam, huấn luyện chiến đấu, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính qui; nâng cao chất lượng hoạt động của các phong trào thi đua của tuổi trẻ.

Những ngày cuối tháng 10 năm 1997, cơn bão số 5 ở nam biển Đông đổ bộ vào các tỉnh ven biển Nam Bộ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đặc biệt là đối với ngư dân. Đây là cơn bão lớn hiếm thấy trong gần một thế kỷ qua ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng…Nhiều người bị bão trôi dạt sang các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam pu chia. Vùng 5 đã kịp thời tổ chức 7 lần chiếc tàu đi tìm kiếm cứu nạn nhân dân trôi dạt trên biển do cơn bão số 5 gây ra, cứu vớt được 12 người dân. Toàn Vùng quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại trong cơn bão số 5 được gần 35 triệu đồng. Song, trong phòng chống bão số 5, Vùng vẫn còn những hạn chế, thiếu xót, đã chưa chủ động, linh hoạt nhạy bén tập trung chỉ đạo sớm hơn các biện pháp giúp đỡ nhân dân An Thới khắc phục hậu quả cơn bão, để xảy ra dư luận không tốt về bộ đội hải quân trong nhân dân địa phương. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm xương máu,sâu sắc của Vùng 5 trong lãnh đạo, chỉ huy tổ chức phòng chống bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển sau này.

Sang năm 1998, tình hình vùng biển Tây Nam có chuyển biến tích cực, Hiệp định về biên giới biển Việt Nam và Thái Lan ở vịnh Thái Lan ký kết ngày 9 tháng 8 năm 1997 tại Băng Cốc bắt đầucó hiệu lực từ ngày 27 tháng 2 năm 1998, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo vệ của ta trên khu vực này chặt chẽ hơn, đồng thời mở ra hướng quan hệ hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng Gia Thái Lan trong tổ chức quản lý, bảo vệ vùng biển chồng lấn.

Mặc dù giữa Việt Nam và Thái Lan đã ký hiệp định thỏa thuận đường KC phân chia vùng biển chồng lấn, song tàu chiến Thái Lan vẫn xâm phạm để hoạt động trinh sát,đồng thời hỗ trợ bảo vệ cho lực lượng tàu cá vào sâu trong vùng biển của ta để đánh bắt trộm hải sản. Khu vực biển bắc đảo Phú Quốc, phía Cam pu chia thường xuyên duy trì cho các lực lượng hoạt động tuần tiễu và tăng cường bắt phạt tàu thuyền của ngư dân ta làm cho tình hình luôn căng thẳng, phức tạp.

Năm 1998, Vùng triển khai kế hoạch, tập trung quan sát theo dõi nắm chắc tình hình mặt biển; duy trì chặt chẽ hoạt động tuần tiễu, trinh sát theo định kỳ một tháng 1 lần hoặc theo tình hình đột xuất, tổ chức biên đội 2 đến 3 tàu vận tải, tuần tiễu dài ngày để kiểm soát quản lý vùng biển; duy trì nghiêm các chế độ trực chiến và lực lượng trực chiến tại đơn vị và các khu vực theo qui định, thường xuyên bảo đảm 2 tàu trực ở Thổ Chu, 1 đến 2 tàu trực ở bắc Phú Quốc; 3 tàu trực ở An Thới, sẵn sàng đối phó hiệu quả mọi tình huống xảy ra.

Ba tháng đầu năm 1998, các trạm ra đa phát hiện 21.479 tàu thuyền các loại, trong đó có 2656 tàu buôn nước ngoài và dẫn dắt 42 lần chiếc tàu của vùng hoạt động. Các trạm quan sát mắt phát hiện 636 lần chiếc máy bay dân dụng bay qua Thổ Chu và Phú Quốc; kết hợp thu tin tiêu đồ đối không theo dõi 4377 tốp máy bay quốc tế, máy bay ta bay quá cảnh.

Vùng sử dụng 31 lần chiếc tàu trinh sát tuần tiễu trên các tuyến trọng điểm, xua đuổi 25 tàu cá và tàu chiến Thái Lan vi phạm ra khỏi vùng biển của ta.

Cao điểm trong tháng 4 năm 1998, Vùng sử dụng 7 lần chiếc tàu tuần tiễu và trinh sát khu vực Thổ Chu và bãi cạn Cà Mau, kiểm tra và xua đuổi 19 tàu cá Thái Lan ra khỏi vùng biển của ta, vây bắt 1 tàu cá với 23 ngư phủ ở tây nam bãi cạn Cà Mau. Cả năm 1998, Vùng tổ chức 105 lần chiếc tàu tuần tiễu, trinh sát, đi 27 nghìn hải lý, xua đuổi 96 lần chiếc tàu cá Thái Lan, 9 tàu chiến Thái Lan.

Năm 1998, Vùng tổ chức các hội thao hội thi của các chuyên ngành và tham gia hội thi cấp quân chủng đạt kết quả tốt, tiếp tục tạo động lực cho các cơ quan, đơn vị rèn luyện xây dựng nền nếp chính qui, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu.

Về xây dựng tổ chức lực lượng, tháng 4 năm 1998, Vùng tổ chức tiếp nhận thêm 1 tàu vận tải loại 450 tấn, HQ637 tiếp tục bổ sung vào lực lượng tàu làm nhiệm vụ vận tải kết hợp làm tuần tiễu, trinh sát quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam. Để phù hợp với việc chỉ huy và quản lý, tháng 7 năm 1998, Chỉ huy trưởng vùng điều Trạm khách Phú Quốc từ trực thuộc phòng Hậu cần về thuộc phòng Tham mưu Vùng; điều nhân viên nuôi dạy trẻ trực thuộc phòng Chính trị về trực Ban hành chính, phòng Tham mưuVùng. Nhà trẻ làng Hải quân Vùng 5 lúc này có 2 lớp, 29 cháu từ 1 đến 3 tuổi được chăm sóc dạy dỗ chu đáo .

Để thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28 tháng 3 năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng về triển khaiPháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, ngày 23 tháng 5 năm 1998, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 1913/QĐ-QL lâm thời thành lập Cục Cảnh sát biển, là một lực lượng như đầu mối khác của Quân chủng. Theo quyết định thành lập Cục Cảnh sát biển lúc này có cơ quan Cụcvà 2 vùng, là Vùng cảnh sát biển 1 và Vùng cảnh sát biển 5.

Chấp hành quyết định số 1913 /QĐ-QL của Tư lệnh Hải quân, ngày 4 tháng 6 năm 1998, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra quyết định triển khai thành lập Vùng Cảnh sát biển 5 đặt trực thuộc Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân. Tổ chức biên chế gồm: Phó chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân, kiêm Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 5; Phó chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát quân sự; cơ quan Vùng Cảnh sát biển 5; Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Hải đội tàu Cảnh sát biển phiên hiệu 501tàu Cảnh sát biển; quân số Vùng cảnh sát biển 5 được xác định: 98 người (35 sĩ quan, 34 quân nhân chuyên nghiệp, 25 hạ sĩ quan chiến sĩ, 4 công nhân viên quốc phòng); điều động nguyên canh 3 tàu, HQ 313, HQ314, HQ315 thuộc Hải đoàn 512, Lữ đoàn 127 về Hải đội 501 tàu Cảnh sát biển, phiên hiệu: 5011, 5012, 5013.

Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân ra quyết định thành lập Đảng bộ cơ sở 2 cấp Hải đội 501 tàu Cảnh sát biển và Chi bộ cơ quan Vùng Cảnh sát biển 5 đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng ủy Vùng 5.

Sau 4 tháng khẩn trương triển khai các mặt về tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ huy, xây dựng lực lượng, ngày 10 tháng 10 năm 1998, Vùng 5 tổ chức trọng thể Lễ ra mắt Vùng Cảnh sát biển 5, để nhanh chóng đi vào hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Sự ra đời Vùng Cảnh sát biển5 là một đòi hỏi bức thiết xuất phát từ tình hình hoạt động kinh tế, an ninh, an toàn, xâm lấn chủ quyền trên vùng biển Tây Nam ngày càng phức tạp. Việc tổ chức lực lượng cảnh sát biển trực thuộc vùng hải quân quản lý, chỉ huy là thời kỳ đầu trong quá trình xây dựng, phát triển lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trở thành lực lượng độc lập trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Về công tác đảng, công tác chính trị, cuối tháng 4 năm 1998, Vùng tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa thanh niên các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với tuổi Vùng 5 và giữa Tỉnh đoàn Kiên Giang với đảo Thổ Chu. Cuộc giao lưu thắm đượm tình đoàn kết,tinh thần hăng hái, sôi nổi thi đua xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ quân đội và các địa phương. Nhân dịp này, thanh niên các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tặng quà tuổi trẻ Vùng 5 trị giá trên 40 triệu đồng và Tuổi trẻ Vùng 5 quyên góp tặng 53 sổ tiết kiệm cho các cháu học sinh nghèo hiếu học của 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trị giá 5,3 triệu đồng.

Cũng trong thời gian này, Vùng 5 chỉ đạo tổ chức lễ kết nghĩa giữa lãnh đạo, chỉ huy Lữ đoàn 127 với đảng bộ, chính quyền xã An Thới; kết nghĩa giữa lãnh đạo, chỉ huy đảo Thổ Chu với đảng bộ, chính quyền xã Thổ Chu, huyện Phú Quốc.

Tháng 7 năm 1998, Vùng tổ chức hội thi bí thư đảng ủy cơ sở cấp Vùng lần thứ nhất,đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Qua kết quả hội thi giúp Đảng ủy và Chỉ huy Vùng đánh giá đúng đắn thực trạng trình độ, kiến thức, năng lực của đội ngũ bí thư đảng ủy cơ sở. Trên cơ sở đó, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, phương pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cho đội ngũ bí thư ở đơn vị cơ sở ngày càng tốt hơn.

Cuối năm 1998,từ ngày 10 đến 12 tháng 12, cơn bão số 7 đổ bộ vào vùng biển, bờ biển Nam Bộ, gây thiệt hại lớn cho nhân dân ta, Vùng 5 đã kịp thời chỉ huy các đơn vị tàu cơ động tránh sóng bão; tổ chức cho tàu HQ632 ở Phú Quốc và tàu HQ627 ở đảo Thổ Chuđi bắn pháo hiệu báo bão trên biển và tiến hành tìm kiếm cứu hộ thuyền bị nạn do bão số 7 gây ra ở khu vực biển xunh quanh Hòn Chuối. Hai tàu đã cứu vớt được 49 ngư dân và 5 thuyền ghe bàn giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.

Năm 1999, Vùng 5 duy trì chặt chẽ các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo số lượng, chất lượng lực lượng, phương tiện trực chiến; nắm chắc tình hình trên biển, trên không; tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt công tác tuần tiễu, trinh sát, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; đồng thời triển khai lực lượng cảnh sát biển thực thi nhiệm vụ trên biển…

Cuối tháng 2 năm 1999, chấp hành chỉ thị của Tư lệnh Hải quân,Vùng 5 sử dụng lực lượng tàu chiến, tàu vận tải thay nhau tuần tiễu trinh sát, kiểm tra liên tục ở các khu vực tây nam đảo Thổ Chu; tây nam bãi cạn Cà Mau; nam, đông nam bãi cạn Cà Mau, xua đuổi 37 lượt tàu cá Thái Lan vi phạm ra khỏi vùng biển của ta, phát hiện 2 lần chiếc máy bay trinh sát và 3 lần chiếc tàu chiến Thái Lan hoạt động ở tây nam Thổ Chu 50 hải lý và kiểm tra 32 tàu cá Việt Nam.

Sáu tháng đầu năm 1999, Vùng 5 huy động 46 lần chiếc tàu, đi 16 143 hải lý tuần tiễu, trinh sát trên các khu vực trọng điểm 1, 2, 3, 5 ( Thổ Chu, bãi cạn Cà Mau, Phú Quốc) xua đuổi 63 lần chiếc tàu cá Thái Lan, phát hiện 4 máy bay trinh sát và 9 lần tàu chiến Thái Lan ở cách tây nam Thổ Chu từ 25 đến 55 hải lý; kiểm tra 55 lần chiếc tàu cá của ngư dân ta.

Trong năm 1999, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 5 mới thành lậpnhanh chóng ổn định về mọi mặt, triển khai nhiệm vụ trung tâm kiểm tra kiểm soát,thực thi pháp luật trên các khu vực biển đơn vị quản lý; đã kiểm tra kiểm soát hàng chục tàu thuyền đánh cá trong nước, phát hiện những thiếu xót của các phương tiện hoạt động trên biển, lập biên bản cảnh cáo 21 lần chiếc tàu thuyền vi phạm các qui định của pháp luật, cùng với việc nhắc nhỡ, tuyên truyền giáo dục ngư dân chấp hành nghiêm các qui định của Nhà nước;đã phát hiện và xua đuổi nhiều tàù nước ngoài vị phạm chủ quyền vùng biển của ta, trong đó lập biên bản cảnh cáo 3 tàu cá Thái Lan, 2 tàu Cam pu chia, 1 tàu Ma lai xi a. Ngày 28 tháng 10 năm 1999, Cảnh sát biển vùng 5lập biên bản bắt giữ 1 tàu vận tải Căm pu chia chở 130 mét khối gỗnhập lậu vào Việt Nam, bàn giao cho Biên phòng Kiên Giang giải quyết.

Năm 1999, mối quan hệ hợp tác quản lý, bảo vệ vùng biển chồng lấnđã được phân định giữa Hải quân Việt Nam với Hải quân Hoàng gia Thái Lan tiếp tục phát triển. Sau hội nghị đàm phán thống nhất thiết lập kênh thông tin liên lạc và hoạt động tuần tra chung của hải quân hai nước ngày 27 tháng 5 năm 1998, đầu năm 1999, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định về tuần tra chung và lập kênh cảnh báo vi phạm trên vùng biển Việt Nam – Thái Lan. Chấp hành quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng, ngày 14 tháng 6 năm 1999, tại Hà Nội, tư lệnh hải quân hai nước Việt Nam và Thái Lan, Mai Xuân Vĩnh và Thia ra HaoCha-rô-enký thỏa thuận về qui chế phối hợp tuần tra chung và lập kênh cảnh báo vi phạm trên vùng biển giáp ranh giữa hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Nội dung thỏa thuận nêu rõ: “Thông qua hoạt động tuần tra chung giữa hải quân hai nước, thiết lập đường ranh giới trên biển trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng các quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; tăng cường mối quan hệ gần gũi và thân thiết giữa hải quân hai nước”.40

Thực hiện kế hoạch tuần tra chung, từ ngày 19 đến 21 tháng 10 năm 1999, biên đội tàu HQ 13 và HQ11 của Hải quân Việt Nam phối hợp với biên đội tàu của Hải quân Hoàng gia Thái Lan hoàn thành tốt đẹp chuyến tuần tra chung đầu tiên trên vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan, góp phần ngăn chặn, hạn chế các vi phạm chủ quyền trên vùng biển Tây Nam, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển mối quan hệ của Hải quân Việt Nam với hải quân các nước trong khu vực có chung vùng biển tiếp giáp, trước hết là với Hải quân Hoàng gia Cam pu chia.

Cùng với việc tập trung trọng tâm vào quản lý, bảo vệ vùng biển phụ trách, năm 1999, Vùng 5 tăng cường quản lý địa bàn, khu vực đóng quân, duy trì thường xuyên tuần tra cảng vịnh An Thới, các khu vực mũi ông Đội, bãi Khem,Phú Quốc; Hòn Thơm; thường xuyên kiểm soát quân sự, truy quét rừng, thao trường bãi Khem kịp thời ngăn chặn các vi phạm chặt cây phá rừng, đốt than; rà soát nắm tình hình chính trị địa bàn khu vực Hòn Khoai, Hòn Chuối, Nam Du.

Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Quân chủng, từ ngày 9 tháng 7 đến 30 tháng 8 năm 1999, các tổ chức đảng và các đơn vị trong Vùng 5 tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2)khóa VIII “về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”và nội dung cuộc vận động “ Xây dựng và chỉnh đốn đảng”. Nội dung nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) tập trung vào 3 vấn đề cơ bản là nhận thức tư tưởng; đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và một số vấn đề về tổ chức.

Cuối tháng 10 năm 1999, Đảng ủy Vùng 5 ra Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ Vùng 5 Hải quân. Trong đó, nhấn mạnh một số nhiệm vụ và giải pháp như, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng; tiến hành tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng bộ; giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống trong sáng lành mạnh, đấu tranh khắc phục các biểu hiện cơ hội, tham nhũng suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; xây dựng củng cố tổ chức Đảng, gắn củng cố tổ chức với sắp xếp, ổn định tổ chức lực lượng trong Vùng; phát huy trách nhiệm của các tổ chức quần chúng trong quá trình thực hiện cuộc vận động, thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của bộ đội…

Triển khai chương trình hành động của Đảng ủy Vùng 5, trong tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2000, toàn Đảng bộ Vùng 5 tiến hành đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bìnhtheo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Có 11 trên 11 đảng bộ cơ sở; 2 trên 2 đảng bộ bộ phận và 83 trên 83 chi bộ với 748 đảng viên tham gia tự phê bình và phê bình. Các cấp ủy, chi bộ và đảng viên đã nêu cao tinh thần dũng cảm đấu tranh, trung thực, chân thành đoàn kết, nói thẳng, nói hết những khuyết nhược điểm, chỉ rõ mức độ vi phạm và nguyên nhân và xác định các biện pháp sửa chữa khắc phục. Qua đợt sinh hoạt này, nhận thức tư tưởng, chính trị của tổ chức đảng các cấp, của đảng viên, cán bộ tiếp tục được củng cố và nâng cao một bước; công tác lãnh đạo quản lý, giáo dục rèn luyện đảng viên, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất trong Đảng bộ ngày càng chặt chẽ và tốt hơn.

Sáu tháng đầu năm 2000, Vùng duy trì và thực hiện nghiêm các kế hoạch công tác quân sự, chính trị và công tác bảo đảm, trong đó đã sử dụng 54 lần chiếc tàu hải quân và tàu cảnh sát biểnđi 29 nghìn hải lý tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra thực thi pháp luật trên các khu vực trọng điểm. Kết quả, xua đuổi 108 lần chiếc tàu cá Thái lan ra khỏi vùng biển của ta, bắt lập biên bản cánh cáo, phóng thích 5 lần chiếc tàu cá Thái Lan vi phạm; kiểm tra chấp hành pháp luật trên biển 58 lần chiếc tàu của ta.

Chấp hành mệnh lệnh của tư lệnh quân chủng, cuối tháng 7 năm 2000, Vùng 5 tổ chức diễn tập “HD – 2000”, chỉ huy cơ quan 1 bên, 2 cấp, có thực binh bắn đạn thậtcủa pháo phòng không 37 mi li mét trên tàu TP 01 và pháo 37 mi li mét, pháo 12,7 mi li mét trên bờ (Đại đội phòng không 83 và Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563). Đây cuộc diễn tậphiệp đồng quân binh chủng ở cấp vùng của các lực lượng phòng không trên tàu, trên bờ, trên đảo khi làm nhiệm vụ đánh địch tập kích đường không bảo vệ căn cứ và chi viện đảo. Kết quả diễn tập“HD – 2000”, Vùng 5 đạt khá; riêng nội dung bắn mục tiêu tàu lượn của Đại đội phòng không83, trung đội súng máy cao xạ 12,7 mi li mét, Tiểu đoàn bộ binh 563 và 2 tàu TP -01, HQ 251, HQ253, Lữ đoàn 127 đạt loại giỏi.

Trong năm 2000, tình hình vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan đã có cải thiện đáng kể, số lượng tàu cá Thái Lan vào vùng biển của ta đánh bắt trộm hải sản giảm nhiều và thái độ không ngoan cố như trước, song tình hình chung vẫn phức tạp, nhất là khu vực biển bắc đảo Phú Quốc với Cam pu chia.41

Nhằm ngăn chặn vàchấn chỉnh tình trạng mất ổn định, tạo sự an toàn và ổn định để ngư dân ta yên tâm làm ăn và phát triển kinh tế; đồng thời khảng định chủ quyền vùng biển của ta,mộtvùng biển đảo hòa bình, ổn định trong khu vực, ngày 18 tháng 8 năm 2000, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị về triển khai kế hoạch chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam.

Chấp hành chỉ thị của trên, ngày 14 tháng 9 năm 2000, Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam.

Ngày 19 tháng 12 năm 2000, Kế hoạch hoạt động chống cướp biển ở vùng biển Tây Nam củaVùng 5 Hải quân được tư lệnh quân chủng phê chuẩn.

Ngày 26 tháng 12 năm 2000, Chỉ huy trưởng Vùng ra mệnh lệnh hoạt động chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam của Vùng 5 Hải quân. Mệnh lệnh nêu rõ phương châm chỉ đạo chung trong thực hiện nhiệm vụ là giáo dục cho ngư dân ta chấp hành nghiêm qui định không vượt sang vùng biển Cam pu chia để đánh bắt hải sản;xác minh hiện tượng cướp biển ở vùng biển Tây Nam và xử lý đúng pháp luật (nếu có); khảng định chủ quyền vùng biển của ta, bảo vệ nhân dân ta làm ăn trên biển, nhưng không gây tình hình căng thẳng trên các vùng biển giáp ranh với các nước, chỉ được nổ súng khi xác định đúng là cướp biển. Mệnh lệnh yêu cầu các đơn vị và cơ quan được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thành kế hoạch xong trước ngày 10 tháng 1 năm 2001 và sẵn sàng thực hiện nhiêm vụ khi có lệnh.

Năm 2000, một số tàu chiến đấu, vận tải, xuồng đã quá thời hạn khai thác sử dụng, Vùng đề nghị Quân chủng đưa ra khỏi thực lực trang bị,gồm 5 tàu, HQ 152, HQ155, HQ459, HQ487, HQ 488 của Lữ đoàn 127 và 2 xuồng nhôm gắn máy 12 mã lực HQ 5393, HQ5394 của đảo Thổ Chu, 42Chấp hành nghị quyết của Đảng ủy Vùng 5 Hải quân, từ ngày 24 đến 25 tháng 10 năm 2000, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 Hải quân lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2001- 2005. Dự đại hội, có 99 đại biểu đại diện cho 11 tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ Vùng 5 Hải quân. Đại hội đã thảo luận thông qua Báo cáo chính trị và Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy, Nghị quyết Đại hội; bầu Ban chấp hành Đảng bộ mới và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ IX.

Đánh giá về kết quả lãnh đạo nhiệm vụ nhiệm kỳ đã qua, nghị quyết cuả Đại hộinhấn mạnh, ưu điểm, Đảng bộ Vùng 5 luôn vững vàng về chính trị, lãnh đạo đơn vị chủ động khắc phục khó khăn, đoàn kết nhất trí cao, tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ xác định tốt nhiệm vụ, yên tâm gắn bó xây dựng đơn vị; lãnh đạo đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng lực lượng nâng cao chất lượng tổng hợp được nâng lên một bước, khả năng phòng thủ, trình độ sẵn sàng chiến đấu được củng cố và tăng cường hơn; xây dựng Đảng bộ đơn vị có nhiều chuyển biến tiến bộ. Khuyết, nhược điểm, lãnh đạo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu so với yêu cầu có mặt còn hạn chế; quan sát phát hiện, nắm tình hình quản lý vùng biển còn có khó khăn; hoạt động tuần tiễu, kiểm tra các khu vực trọng điểm hiệu quả chưa cao;chất lượng tổng hợp của các đơn vị trong Vùng còn có mặt hạn chế, năng lực tổ chức chỉ huy thực tiễn của cán bộ các cấp tiến bộ chậm. Trình độ khai thác sử dụng, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện trang bị, vũ khí của bộ đội còn yếu.Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, nhất là chi bộ còn hạn chế, cá biệt thiếu nhạy bén về chính trị trong giải quyết hậu quả cơn bão số 5 năm 1997.

Về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp lãnh đạo của Đảng bộ Vùng 5 Hải quân nhiệm kỳ 2001- 2005, Nghị quyết đại hội nêu rõ, tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng; nâng cao trình độ, chất lượng sẵn sàng chiến đấu, khả năng phòng thủ; thường xuyên cảnh giác nắm chắc tình hình cùng với các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo Tây Nam, trọng tâm là đảo Thổ Chu và căn cứ hải quân Phú Quốc. Tập trung xây dựng Vùng thường xuyên vững mạnh về chính trị và tổ chức; tạo cho được sự chuyển biến rõ nét về chất lượng tổng hợp, trước hết là chất lượng chính trị; nâng cao chất lượng huấn luyện, năng lực trình độ chỉ huy, tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ, trọng tâm là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp.

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 2001 – 2005, gồm 12 đồng chí: Nguyễn Xuân Hợi, Phó chỉ huy chính trị Vùng; Hoàng Thế Sự, Chỉ huy trưởng Vùng; Ngô Văn Phát, Chủ nhiệm chính trị Vùng; Doãn Văn Sở, Phó chỉ huy, Tham mưu trưởng Vùng; Vương Đình Tiệp, Phó chỉ huy Vùng, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 5; Hoàng Minh Thám, Chủ nhiệm Hậu cần Vùng; Nguyễn Hồng Thắng, Chủ nhiệm kỹ thuật Vùng; Đào Phúc Lâm, Đảo trưởng Thổ Chu; Phan Thanh Lý, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 127; Chu Quí Mão, Chỉ huy phó chính trị Tiểu đoàn 563; Trần Văn Quang, Phó chỉ huy Vùng; Lê Nguyên Hội, Phó lữ đoàn trưởng chính trị, Lữ đoàn 127.

Đảng ủy Vùng 5 bầu đồng chí Nguyễn Xuân Hợi làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hoàng Thế Sự, Phó bí thư.

Đại hội Đảng bộ Vùng 5 Hải quân lần thứ VIII thành công tốt đẹp, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của toàn Đảng bộ tiếp tục nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất lãnh đạo Vùng 5 Hải quân cách mạng, chính qui, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những năm đầu của thế kỷ XXI, là thời kỳ toàn Đảng, toàn dân ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

*

* *



Như vậy, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia, rút quân về nước năm 1989, Vùng 5 Hải quân chuyển sang một giai đoạn mới tập trung cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền,giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo Tây Nam và địa bàn đóng quân.

Bám sátyêu cầu nhiệm vụ,tình hình, đặc điểm vùng biển,Vùng 5 Hải quân đã khẩn trương xây dựng các kế hoạch, phương án phòng thủ, chấn chỉnh, xây dựngcác lực lượng cơ động trên bờ dưới nước, lực lượng phòng thủ đảo,phát triển củng cốhệ thống ra đa,tập trung xây dựng các công trình chiến đấu phòng thủ đảo Thổ Chu và các cơ sở kỹ thuật, hậu cần phục vụ chiến đấu ở căn cứ Phú Quốc.

Từ 1990 đến năm 2000,Vùng và các lực lượng phối thuộc hiệp đồngxua đuổi hơn 1000 lần chiếc tàu thuyền ra khỏi vùng biển của ta, bắt giữ hàng chục lần chiếc tàu vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển, đảo Tây Nam;

Sự phát triển, trưởng thành trên nhiều mặt của Vùng 5 Hải quân trong giai đoạn này là cơ sở quan trọng để vùngtiếp tục tiến lên xây dựng đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ của những năm tiếp theo đầu thế kỷ 21.



Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương