BỘ TƯ LỆnh vùng 5 HẢi quân lịch sử VÙng 5 HẢi quâN (1975 – 2015)



tải về 1.28 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.28 Mb.
#24070
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Tháng 6 năm 1979, Hội nghị chuyên gia toàn Cam pu chia quyết định gấp rút mở cảng biển Kông pông som nối thông với quốc tế để tiếp nhận hàng hóa. Ngày 2 tháng 9 năm 1979, dưới sự hộ tống bảo vệ của các tàu của Lữ đoàn 127, chiếc tàu vận tải Việt Nam – Sông Chu, trọng tải 1 vạn tấn chở hàng viện trợ của nhân dân Việt Nam cặp cảng Kông pong som đầu tiên an toàn, khai thông giao thương với thế giới; cùng với chuyến hỏa xa đầu tiên nối liền Nông pênh và Kông pông som do chuyên gia Việt Nam giúp đỡ khôi phục và sự bảo vệ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, trong sự hân hoan vui mừng chào đón của nhân dân Bạn, báo hiệu bắt đầu một giai đoạn mới xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước Cam pu chia. Sau chiếc tàu Việt Nam vào cảng đầu tiên, là tàu Ô Khốt của Liên Xô cặp cảng Kông pông som an toàn.

Trong các tháng giáp hạt 9, 10, 11 năm 1979 dân bị thiếu đói nhiều, Vùng 5 tổ chức cứu trợ lấy hàng viện trợ của Việt Nam, lấy tiêu chuẩn của đơn vị cấp gạo cứu đói cho 16.600 người dân ngoại thành Kông pông xom; tổ chức cho nhiều dân tỉnh Cam pốt ra Kô kông lấy sắn, tạm thời giải quyết khó khăn trước mắt.

Về công tác văn hóa giáo dục, y tế, trong năm 1979, cùng với Bạn và chuyên gia, Vùng tổ chức 5 trường học cấp I, gồm 30 lớp, 1550 học sinh, 26 giáo viên giảng dạy, hầu hết các em nhỏ đã được đi học và chuẩn bị triển khai các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.Trong khi chưa thành lập được các bệnh xá, ta tiến hành biện pháp lựa chọn sử dụng 11 y tá ở các phum, xã, quân y Vùng cấp thuốc cho họ để điều trị bệnh thông thường cho dân; y tá của đội công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn giúp họ vận động nhân dân ăn ở vệ sinh, phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe để sản xuất tốt. Đồng thời, Đội điều trị 78 của Vùng cử 2 tổ quân y đi các phum, xã khám chữa bệnh và tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc tại Bệnh xá. Trong năm 1979, Đội điều trị 78 đã khám bệnh cấp thuốc cho 1500 người, chủ yếu là bệnh suy dinh dưỡng, sốt rét, đường ruột và bị vết thương; nhận cấp cứu và điều trị 438 cán bộ, bộ đội và nhân dân bạn.

Có thể nói trong gần một năm ngắn ngủi sau ngày giải phóng, kết hợp với đoàn chuyên gia Nhà nước, Vùng 5 đã hết sức khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giúp Bạn một cách toàn diện, hiệu quả và thiết thực, bước đầu đạt được những kết quả tích cực, để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân bạn và niềm tin tưởng của Bạn đối với bộ đội Hải quân tình nguyện Việt Nam.

Sau thất bại nặng nề mùa mưa năm 1979, sang năm 1980 trên toàn chiến trường Cam pu chia, địch đã rút hầu hết qua biên giới Thái Lan – Cam pu chia. Chúng còn để lại trên biên giới khoảng trên dưới 5 nghìn tên tổ chức thành 3 sư đoàn để chuẩn bị đưa vào nội địa hoạt động.Ở phía bên ngoài biên giới, địch còn khoảng 1 vạn tên tổ chức thành 9 khung sư đoàn.

Về âm mưu thủ đoạn của địch, ta nhận định, bọn Pôn pốt tiếp tục củng cố các sư đoàn trên biên giới Thái Lan; tổ chức phản động Srâyka phát triển lực lượng, tạo thời cơ đưa lực lượng vào các tỉnh biên giới xây dựng căn cứ lõm, tổ chức xây dựng chính quyền hai mặt, tạo ra vùng giải phóng mập mờ của Pôn Pốt, Srây ka trên tuyến biên giới, tạo bàn đạp xâm nhập và tiếp tế hậu cần cho bọn còn lại trong nội địa. Bọn địch trong nội địa cố bám địa bàn còn lại ở rừng núi để hoạt động, móc nối với bọn cài cắm trong dân, trong lực lượng vũ trang bạn và chính quyền hai mặt, móc nối lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang phản động đánh du kích lâu dài tiêu hao lực lượng ta, chuẩn bị gây bạo loạn, chờ thời cơ phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào. Nếu ta sơ hở, địch có thể tập trung lực lượng bất ngờ tập kích đánh nhanh từng đoạn biên giới rồi rút và một số mục tiêu quan trọng có ý nghĩa về chính trị gây tiếng vang đối với thế giới.

Tình hình địch trên khu vực địa bàn Vùng 5 Hải quân đảm nhiệm, sau các đợt truy quét của ta, sang năm 1980, chúng không còn khả năng bám vào những căn cứ của chúng ở sâu trong nội địa. Phần lớn chúng bỏ chạy lên biên giới, sang Thái Lan với âm mưu củng cố lại lực lượng để rồi trở lại chống phá ta, nổi lên ở hai khu vực:

Khu vực biên giới Thái Lan – Cam pu chia, chủ yếu lực lượng của Sư đoàn 164 từ bán đảo Tha ma sô và Đông bắc thị xã Kô kông rút chạy qua Thái Lan để củng cố lại. Dựa vào đất thánh Thái Lan, chúng thường xuyên trinh sát dùng hỏa lực khống chế dọc tuyến biên giới do Trung đoàn 6 công an vũ trang phối thuộc Vùng 5 đảm nhiệm, khi có điều kiện tập trung lực lượng tập kích vào các chốt của ta, rồi nhanh chóng rút về đất Thái nhằm gây căng thẳng, tiêu hao lực lượng ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hành lang qua lại để xâm nhập và tiếp tế vào nội địa.

Khu vực Công pông som và Rean, do tính chất quan trọng của cảng Công pông som và các tuyến đường vận chuyển chính đi các tỉnh, địch thường xuyên dùng lực lượng nhỏ lẻ lén lút cài mìn, phục kích đánh giao thông gây cản trở cho việc vận chuyển hàng viện trợ của Bạn. Mặt khác, với ý đồ lâu dài cố bám giữ địa bàn, tìm cách cài lực lượng vào trong dân, nắm và bám dân hoạt động hợp pháp cùng với bọn phản động trong các phun, xã tiến hành xây dựng cơ sở, chờ thời cơ lợi dụng sơ hở của ta tuyên truyền kích động quần chúng gây bạo loạn hoặc ngấm ngầm chống đối cách mạng.

Còn trên vùng biển, do ta thiếu phương tiện, việc tuần tiễu, kiểm tra, quản lý còn sơ hở, hơn nữa đây là vùng biển nhiều hải sản nên các tàu thuyền đánh cá Thái Lan xâm nhập nhiều và sâu vào vùng biển thuộc Vùng 5 phụ trách. Có tháng thời tiết thuận lợi, có thể có hàng nghìn lần chiếc tàu cá Thái Lan xâm nhập đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển của ta.

Về tình hình lực lượng của Vùng 5 Hải quân, sang năm 1980, tổ chức biên chế luôn trong tình trạng không ổn định, nếu tính cả số anh em thương vong, ốm đau mất sức trong chiến đấu chưa phục hồi thì quân số của vùng vẫn còn thiếu gần 2000 quân. Phương tiện tàu thuyền, cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho chiến đấu ngày càng thiếu. Số lượng tàu thuyền lớn nhưng tình trạng kỹ thuật xuống cấp, hư hỏng nhiều, thực tế chỉ bảo đảm hoạt động từ 30% đến 40% tàu chiến đấu, 40% đến 50% tàu vận tải, tàu phục vụ. Bộ đội ta, trong một bộ phận không nhỏ xuất hiện tư tưởng ngại chiến đấu lâu dài, ngại gian khổ thiếu thốn, tinh thần chiến đấu có phần giảm sút.

Hội nghị Đảng ủy Vùng 5 họp đầu tháng 1 năm 1980, trên cơ sở quán triệt tình hình địch và nhiệm vụ của trên giao, đánh giá tình hình của đơn vị, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 xác định phương hướng năm 1980 phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Cam pu chia; phòng thủ bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo, các mục tiêu quan trọng được phân công phụ trách. Tiếp tục nâng cao sức mạnh chiến đấu, tích cực chủ động và liên tục tiến công truy quét và gọi hàng địch còn lại ngoài địa hình kết hợp đánh địch ẩn náu trong dân; phong tỏa chặt chẽ bờ biển, vùng biển trọng điểm, không để địch xâm nhập tiếp tế từ bên ngoài vào, chạy từ trong ra, quản lý chặt chẽ vùng biển, đặc biệt là vùng biển từ đảo Thổ Chu đến đảo Kô kông. Bảo vệ an toàn tuyến giao thông đường biển, đường sắt, đường bộ được phân công và hải cảng Công pông som, cảng Rean. Nâng cao khả năng chiến đấu ở các đảo, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tiến công tập kích từ bên ngoài vào và âm mưu hoạt động du kích kéo dài của địch.

Tích cực giúp Bạn xây dựng về mọi mặt, nhất là xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang thực sự trong sạch vững mạnh, bảo đảm được an ninh chính trị, trật tự địa phương, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng mối đoàn kế giữa ta và Bạn ngày càng chặt chẽ.

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh, nhấn mạnh các chủ trương biện pháp trong chiến đấu, đó là tiếp tục điều chỉnh lực lượng, củng cố tổ chức biên chế, trang bị cho các đơn vị lữ đoàn bộ binh 101, lữ đoàn tàu 127, Trung đoàn 953 và các tiểu đoàn 561, 562, 563. Tổ chức phòng thủ vững chắc các đảo, các vùng biển cho phù hợp; tổ chức thành các điểm tựa, cụm điểm tựa phòng ngự trên các đảo, hải cảng Kông pông som và cảng Rean.

Hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng Quân khu 9 tiếp tục đẩy mạnh truy quét và gọi hàng quân địch còn lại ngoài địa hình kết hợp đánh địch “xảm” trong dân ở khu vực phụ trách, trọng điểm là khu vực Công pông xom. Tổ chức tuần tiễu phong tỏa khóa chặt và chặn mọi đường xâm nhập của địch, triệt phá hành lang tiếp tế bằng đường biển và bọn trốn ra nước ngoài theo đường biển.

Đối với nhiệm vụ giúp bạn, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng nêu rõ, phải tập trung xây dựng chính quyền các cấp và đoàn thể quần chúng cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương Bạn; đẩy mạnh khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của nhân dân Cam pu chia; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và đập tan âm mưu của địch trong việc sử dụng chính quyền hai mặt, phần tử hai mặt trà trộn trong dân phá hoại cách mạng; hết sức coi trọng xây dựng tổ chức nòng cốt ở phum, xã, trong lực lượng vũ trang địa phương 12. Khẩn trương xây dựng Tiểu đoàn 12 Cam pu chia thực sự vững mạnh về mọi mặt, tích cực giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, kèm cặp trong chiến đấu để bạn trưởng thành nhanh chóng.Cùng với chính quyền địa phương vận động nhân dân đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp; khẩn trương củng cố tổ đoàn kết sản xuất ở các phum, xã, phấn đấu sản xuất nông nghiệp đạt bình quân đầu người 250 ki lô gam đến 300 ki lô gam thóc theo đầu. Đẩy mạnh sản xuất hoa màu, đánh bắt cá cung cấp tại chỗ, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Về công tác bảo đảm hậu cần, tập trung bảo đảm vật chất cho chiến đấu, chuẩn bị chiến đấu, trọng điểm là các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường Cam pu chia, các đảo, đài trạm ra đa. Đẩy mạnh thực hiện tăng gia tự túc và tiết kiệm, tạo nguồn của cải, vật chất tại chỗ và hết sức tranh thủ sự chi viện giúp đỡ của cấp trên và địa phương để bảo đảm tốt cho yêu cầu chiến đấu của các đơn vị và các lực lượng.

Công tác bảo đảm kỹ thuật và sản xuất công nghiệp phấn đấu cố gắng cao nhất khai thác mọi khả năng phương tiện, trang bị, vũ khí hiện có của vùng; tích cực chủ động khắc phục khó khăn hạn chế thấp nhất sự xuống cấp kỹ thuật, hư hỏng máy móc để nâng hệ số sử dụng tàu thuyền, vũ khí nói chung từ 50 phần trăm đến 60 phần trăm.

Công tác đảng, công tác chính trị phải làm tốt việc quán triệt đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng; nhiệm vụ của Quân đội, Quân chủng và của Vùng 5 Hải quân; quán triệt sâu sắc nhiệm vụ quốc tế “ giúp bạn là tự cứu mình”, phải xây dựng mỗi người trong Vùng vừa là chiến sĩ chiến đấu, phục vụ chiến đấu giỏi, vừa là chiến sĩ công tác dân vận quần chúng giỏi. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phấn đấu phải là những tấm gương trong sáng mẫu mực trong quan hệ quốc tế đối với Bạn; khắc phục mọi biểu hiện đánh giá địch không đúng, mơ hồ ảo tưởng, kém cảnh giác, hoài nghi, thiếu tin tưởng, ngại khó khăn, gian khổ, ngại giúp bạn lâu dài, giảm sút ý chí chiến đấu.

Quán triệt chủ trương, nhiệm vụ và ý định tác chiến của trên và của Đảng ủy Vùng; thực hiện kế hoạch hoạt động chiến đấu mùa khô 1979 -1980, những tháng đầu năm 1980, mặc dù trong tình hình sức khỏe bộ đội giảm sút do chiến đấu liên tục, thời gian dài, nhất là do thời tiết khí hậu khắc nghiệt, môi trường địa hình phức tạp, bệnh sốt rét phát triển ở khắp các đơn vị, có tiểu đoàn hai phần ba quân số bị sốt rét, Vùng vẫn giữ vững quyết tâm chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị chấp hành nghiêm mệnh lệnh, nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh truy quét địch trên các khu vực địa bàn trọng điểm.

Vùng tập trung lớn lực lượng của các lữ đoàn 950, Lữ đoàn 101, Trung đoàn 6 Công an vũ trang phối thuộc, hiệp động chặt chẽ với các đơn vị bạn, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng ta và địa phương liên tục tấn công địch ở khu vực bán đảo Tham ma sô, đông và đông bắc thị xã Cô công, tuyến biên giới và khu vực bán đảo Công pông som; kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến đấu khóa chặt biên giới với hoạt động phong tỏa vùng biển chống địch xâm nhập.

Nổi bật là trong tháng 1 năm 1980, trên tuyến biên giới, Vùng 5 sử dụng 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 6 Công an vũ trang tiến hành truy quét kết hợp tổ chức chốt giữ, mai phục, đón lỏng đánh địch từ cao điểm 322 đến tọa độ X02.

Cùng với Trung đoàn 6 công an vũ trang, tại khu vực trọng điểm ở bắc và đông bắc thị xã Kô kông, Vùng sử dụng toàn bộ 4 tiểu đoàn của Lữ đoàn 950 liên tục hoạt động truy quét, bí mật mai phục, kết hợp nhiều mũi lùng sục sâu, bám nắm tiêu diệt địch, khóa chặt đoạn biên giới phụ trách từ tọa độ X02 đến cao điểm 199.

Để tiếp tục bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đánh địch khóa chặt biên giới khu vực phụ trách, cuối tháng 1 năm 1980, Sở chỉ huy Vùng điều chỉnh lực lượng đưa 2 đại đội của tiểu đoàn 573, Lữ đoàn 10113tăng cường cho Lữ đoàn 950 và Trung đoàn 6 công an vũ trang làm nhiệm vụ truy quét.

Cũng trong tháng 1 năm 1980, phát hiện địch rút chạy từ bán đảo Tha ma sô lên biên giới, ta nhanh chóng triển khai lực lượng, huy động 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 101 hiệp đồng với 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 18, Quân khu 9 xuất phát ở hướng đông bán đảo, tập trung truy quyét kỹ ở 2 khu vực phía tây, từ Nam sông Dăm Băng đến Tây bán đảo và từ sông Kô ki đến Nam sông Khlang yai tiêu diệt và phá các căn cứ của địch, chủ yếu là tàn quân của Sư đoàn hải quân khơ me đỏ164 ở khu vực này.

Kết quả, hơn 1 tháng truy quét, ta nổ súng đánh địch 46 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 183 tên, trong đó diệt 156 tên, bị thương 10 tên, bắt sống 17 tên, thu 104 súng các loại; 732 ki lô gam sắn, phá 2 xuồng, đốt 25 lán trại 14. Ta bị thương vong, 10 đồng chí hy sinh, 14 đồng chí bị thương

Đối với các đơn vị phía sau, Lữ đoàn 101 thường xuyên tổ chức qui mô cấp phân đội đến tiểu đội truy quét kết hợp phục kích đánh địch khu vực Công pông som và Rean, bảo vệ an toàn tuyến giao thông đường sắt, đường bộ số 4. Kết hợp với truy quét địch ở ngoài địa hình, ta tổ chức chặt chẽ đánh địch ẩn náu trong dân phá chính quyền hai mặt.

Trên biển, trong tháng 1 và tháng 2 năm 1980, ta tận dụng các loại tàu thuyền hiện có của lữ đoàn 127, tiến hành các hoạt động tuần tiễu bảo vệ cảng Công pông som, đợi cơ, cảnh giới các đảo và hoạt động phục vụ truy quét đánh địch. Ta thường xuyên sử dụng 2 đến 4 tàu PGM tập trung tuần tiễu tuyến từ đảo Kô kông đến đảo Sa mít; từ hải biên Cam pu chia – Thái Lan đến quần đảo Sa mít Sa mách để kiểm tra ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, xua đuổi và bắt giữ tàu cá Thái Lan xâm phạm.

Kết quả đánh địch hết quí 1 năm 1980 là thời kỳ cao điểm của mùa khô, ta loại khỏi vòng chiến 329 tên, trong đó tiêu diệt 226 tên, bị thương 10 tên, bắt sống 74 tên, gọi hàng 19 tên, thu 128 súng các loại, 925 kg lương thực, 5 tấn muối, phá 4 xuồng và 25 lán trại của địch. Ta hy sinh 33 đồng chí, bị thương 29 đồng chí.

Đến thời điểm này, Vùng 5 phối hợp với Quân khu 9 và lực lượng Bạn đã tiêu diệt và làm tan rã cơ bản Sư đoàn 164 của địch, phá các lực lượng nòng cốt, các căn cứ ở nội địa, các hành lang tiếp tế từ bên ngoài vào, làm cho địch mất chỗ dựa, buộc phải phân tán và rút lực lượng chạy qua biên giới Thái Lan, số còn lại phải tránh né, liên tục bị động đối phó. Ta đã phá tan âm mưu của địch trụ bám tiến công thị xã Kô công và thực hiện chiến tranh du kích, Đồng thời, phá một số tổ chức phản động của địch, bắt một số tên đầu sỏ, làm tan rã một bước lực lượng địch cài cắm trong dân, trong chính quyền, hạn chế việc xâm nhập tiếp tế qua biên giới, ven biển vào nội địa nhằm chống phá lâu dài cách mạng Cam pu chia.

Nhằm thống nhất lực lượng, sự lãnh đạo, chỉ huy trên một chiến trường trong phạm vị địa bàn do Quân khu 9 đảm nhiệm, phù hợp với tình hình và yêu cầu chiến đấu của chiến trường, ngày 25 tháng 2 năm 1980, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định bàn giao Lữ đoàn bộ binh 950 và Trung đoàn 6 bộ đội biên phòng phối thuộc, trực thuộc Vùng 5 Hải quân về trực thuộc Quân khu 9.

Chấp hành quyết định của trên, cuối tháng 3 năm 1980, Vùng 5 tiến hành khẩn trương hoàn thành bàn giao 2 đơn vị này cùng địa bàn phụ trách về Quân khu 9. Như vậy, địa bàn Vùng 5 phụ trách từ lúc này trở đi tập trung trọng tâm vào khu vực Công pông xom và Ream

Tháng 4 và tháng 5 năm 1980, Vùng 5 phối hợp hiệp đồng với Sư đoàn 8, Quân khu 9, sử dụng lực lượng thích hợp tập trung truy quét đánh địch ở khu vực Công pông xom - Phrây nốp diệt và phá một số căn cứ của địch, buộc địch phải tiếp tục phân tán, bị động đối phó, ta bảo vệ an toàn vị trí đứng chân, các tuyến giao thông và khu vực cảng.

Để tăng cường bảo vệ khu vực trọng điểm bán đảo Công pông som và vịnh Công pông som, trong tháng 5 năm 1980, Vùng điều chỉnh bố trí một số đơn vị, đưa đại đội 11 pháo 105 mi li mét thuộc tiểu đoàn pháo binh 22, lữ đoàn 101 ra phòng thủ đảo Kô rông Sa lem; đại đội 10 pháo 105 mi li mét, tiểu đoàn pháo binh 22 và 1 trung đội bộ binh thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 572, lữ đoàn 101 ra phòng thủ đảo Russey; đưa 1 trung đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn 562 trực thuộc Vùng ra bảo vệ đảo Kap rin và điều đại đội 8 pháo cao xạ 37 mi li mét, thuộc Tiểu đoàn pháo binh 22 về cao điểm 108 bảo vệ Sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Vùng 5 cùng một số cơ quan của thành phố Công pông xom.

Chấp hành chỉ thị của Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu về truy quét địch trong mùa mưa, ngày 5 tháng 6 năm 1980, Bộ Tư lệnh Vùng khẩn trương thông qua kế hoạch hoạt động chiến đấu.. Quyết tâm của Vùng là tích cực chủ động tìm diệt đánh thắng địch trước khi địch chưa kịp củng cố chuẩn bị lực lượng đánh ta. Bất cứ trường hợp nào cũng phải bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng trên địa bàn phụ trách, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của Nhà nước và hết sức chú ý công tác binh vận làm tan rã hàng ngũ địch.

Ý định sử dụng lực lượng truy quét của Vùng là:

1, bất kể trong điều kiện hoàn cảnh nào, thường xuyên liên tục, mỗi đơn vị bộ binh có một phần ba lực lượng lùng sục quanh vị trí đứng chân từ 4 đến 5 ki lô mét.

2, trong trường hợp cần thiết huy động lực lượng truy quét trên một khu vực lớn hoặc toàn bộ địa bàn của Vùng phụ trách thì đơn vị bộ binh để lại một phần ba lực lượng chốt giữ khu vực đóng quân và các điểm chốt qui định, còn hai phần ba lực lượng tập trung truy quét theo kế hoạch cụ thể của từng đợt hoạt động.

3, trong các đợt truy quét sử dụng một phần ba lực lượng của tiểu đoàn bộ binh 12 của Bạn phối hợp với Lữ đoàn 101vừa chiến đấu vừa kết hợp xây dựng đơn vị.

4, trên các đảo Hòn Nước, Phú Dự, Kôrông, Kôrông Sa lem…chủ yếu dùng lực lượng tại chỗ của các đơn vị đóng chốt giữ để tiến hành truy quét. Đồng thời, Lữ đoàn 101, Trung đoàn 953 phải sẵn sàng lực lượng để chi viện cho các đảo khi cần thiết.

5, Lữ đoàn 127, hàng đêm tổ chức tàu chiến đấu tuần tiễu khu trong vịnh Kông pông som từ 2 đến 3 lần chiếc. Tùy theo tình hình và điều kiện thời tiết để quyết định khu vực, phạm vi và thời gian tuần tiễu cho phù hợp. Còn các tuyến tuần tiễu từ Kông pông som – Sa mít – Kô kông và từ Kông pông som – Rean – bắc đảo Phú Quốc, dùng tàu PGM có thể kết hợp tàu gỗ Thái Lan tổ chức tuần tiễu không định kỳ, nhưng khi ta mở các đợt truy quét trên đất liền sẽ sử dụng biện đội này tuần tiễu thường xuyên trên hai tuyến đó.

Thực hiện kế hoạch chiến đấu, các tháng mùa mưa năm 1980, Vùng 5 sử dụng từ 30% đến 70 % lực lượng các tiểu đoàn 571, 572, 573, 574, 575 của lữ đoàn 101 và 2 đại đội của tiểu đoàn 564, trung đoàn 953 liên tục mở các đợt truy quét nhằm tiêu diệt lực lượng địch còn lại đang bám trên địa bàn hoạt động, triệt phá các căn cứ của chúng. Trọng điểm là các khu vực đông, đông nam Sở Dầu, đông, đông bắc rừng Cao su, bắc xã Bát Trang, đông Rean đến bờ tây sông Sáp, khu rừng dừa Cheng heng; truy quét dọc theo các đường giao thông sắt, bộ, ven sông Sáp… và toàn bộ các đảo Phú Dự, Kôrông, Kôrông Sa lem, Kômanô.

Ta thường xuyên sử dụng 1 tiểu đoàn cảnh vệ làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác ngày đêm bảo vệ cảng Kông pôngsom.

Dưới nước, ta sử dụng hai phần ba tàu thuyền hoạt động được của Lữ đoàn 127 gồm: 2 tàu PGM, 2tàu PCF, 2 tàu gỗ và 2 tàu LCM8 tuần tiễu liên tục ngày đêm xung quanh cảng và vịnh Công pông som. Thời gian cao điểm tháng 9 và tháng 10 năm 1980, Vùng huy động toàn bộ số lượng tàu thuyền sử dụng được gồm 3 tàu PGM, 3 tàu PCF, 3 tàu gỗ và 2 tàu LCM8 tăng cường hoạt động bảo vệ cảng, phá âm mưu đánh cảng gây tiếng vang chính trị của địch.

Kết quả mùa mưa năm 1980, ta loại khỏi vòng chiến đấu 17 tên (diệt 9 tên, bắt sống 6 tên, gọi hàng 2 tên, bảo đảm an toàn cho các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, khu vực đứng chân của đơn vị và bảo vệ an toàn cho Bạn mở chiến dịch vận chuyển hàng viện trợ giải tỏa cảng Kông pông som.

Trên biển, trong suốt mùa mưa năm 1980, ta sử dụng 49 lần chiếc tàu ( không kể các tàu bảo vệ cảng Kông pông som) tuần tiễu, vây bắt tàu cá Thái Lan xâm nhập trái phép vùng biển Cam pu chia, bắn chìm 9 tàu, bắt 5 tàu, xua đuổi 243 chiếc, dùng pháo trên đảo Pô lô Vai 2 lần bắn xua đuổi 30 chiếc khác.

Để ngăn chặn và truy quét hiệu quả tàu cá Thái Lan xâm nhập trái phép đánh bắt trộm hải sản ngày càng nhiều trên vùng biển Tây Nam kết hợp chặt chẽ với truy quét địch trên bờ trong mùa khô 1980, 1981, chấp hành chỉ thị của Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 2 tháng 10 năm 1980, tại Sở chỉ huy Vùng 5 Hải quân ở Phú Quốc, đồng chí Chỉ huy huy trưởng Vùng 5, Đại tá Bùi Lê Tuấn chủ trì Hội nghị thông qua Kế hoạch hiệp đồng truy quét trên vùng biển Tây Nam giữa các lực lượng trực thuộc: Lữ đoàn 127, Hải đội 511, Vùng 5 với các lực lượng phối thuộc: Hải đoàn 133, Cục Xây dựng Kinh tế Hải quân; Hải đoàn 2, Hạm đội 171; Hải đoàn 18 bộ đội Biên phòng; Trung đoàn 917, Sư đoàn 376 không quân và huyện đội Phú Quốc.

Hội nghị thống nhất kế hoạch hiệp đồng sử dụng lực lượng trực thuộc và phối thuộc với Vùng 5 bảo đảm duy trì một bộ phận lực lượng thường xuyên hoạt động truy quét trên khu vực biển từ đảo Thổ Chu – Pô lô vai và Kô tang; Thổ Chu– Hòn Chuối– Phú Quốc.

Từ cuối tháng 10 năm 1980 đến tháng 2 năm 1981, phối hợp chặt chẽ với các hoạt động truy quét địch trên đất liền và nội địa, Vùng 5 Hải quân cùng với các lực lượng tham gia tổ chức nhiều đợt hoạt động truy quét trên các khu vực đã được xác định theo kế hoạch. Trong đó, Vùng 5 tổ chức 4 lần truy quét lớn cùng với kết hợp hoạt động vận chuyển với tuần tiễu, phục kích và sử dụng lực lượng ra đa trên các đảo quan sát, thông báo vây bắt bọn buôn bán, chạy trốn ra nước ngoài trôi dạt vào đảo; Hải đoàn 133 kết hợp sản xuất tham gia đuổi bắt và thông báo tình hình mặt biển; Hạm đội 171 duy trì 2 tàu hộ vệ 05, 07 tham gia truy quét từ đầu đến cuối các đợt truy quét; bộ đội biên phòng sử dụng 3 tàu cao tốc thực hiện 3 lần hoạt động truy quét; Sư đoàn 376 không quân duy trì đều các chuyến bay trinh sát theo yêu cầu của Vùng 5, tổ chức 14 lần bay trinh sát phát hiện mục tiêu trên biển; huyện đội đảo Phú Quốc tổ chức nhiều lần vây bắt tàu cá Thái Lan ở khu vực An Thới. Kết quả các hoạt động này, ta bắt được 16 tàu xuồng các loại vi phạm chủ quyền vùng biển.

Việc tăng cường kiểm soát, quản lý vùng biển của các lực lượng hiệp đồng truy quét đã làm cho tình hình vi phạm của tàu cá nước ngoài giảm dần từ 1279 lần chiếc tàu trong tháng 7 năm 1980 xuống còn 192 lần chiếc trong tháng 12 năm 1980, khu vực An Thới giảm đến 90% tàu vi phạm. Ta giữ vững chủ quyền, bảo vệ được quyền lợi, giữ gìn được trật tự an ninh trên biển, củng cố được lòng tin của ngư dân ta.

Về công tác giúp Bạn, đầu năm 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cam pu chia ra quyết định thành lập thành phố Kông pông xom trực thuộc Trung ương. Để tạo cho thành phố có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế toàn diện, Bộ Tư lệnh Vùng 5 cùng Đoàn chuyên gia Nhà nước thảo luận nhất trí và thống nhất với Bạn đề nghị Trung ương cắt huyện Prây núp thuộc tỉnh Cam pốt về cho thành phố Kông pông xom và được trên chấp thuận. Tháng 6 năm 1980, thành phố Kông pông xom trở thành một thành phố công, nông, ngư nghiệp, với nền kinh tế đa dạng vừa có kinh tế Trung ương và vừa có kinh tế địa phương. Thành phố có 1 huyện, 3 xã và 1 thị xã có 4 tiểu khu, dân số lên tới tới 54 000 người, bước vào xây dựng chính quyền các cấp, củng cố quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế, xã hội.

Năm 1980, ở Cam pu chia nhiều tổ chức phản động mọc lên khắp nơi, theo nhiều kiểu đảng phái chính trị, như tổ chức Mon ni ca của Si ha nuk, tổ chức “ linh hồn Khơ me”, “ Voi trắng ngà xanh”, “Sư tử 4 mặt” của Son san; tổ chức “Mặt trận đoàn kết Cam pu chia”của Pôn pốt …Các tổ chức này ra sức tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả và trong sáng của Việt Nam, xuyên tạc quân đội tình nguyện Việt Nam, đưa người vào chính quyền biến thành chính quyền hai mặt để chống phá cách mạng Cam pu chia.

Sáu tháng đầu năm 1980, Vùng 5 cùng Đoàn chuyên gia Nhà nước, đội công tác và chính quyền 3 xã ngoại thành, Ream, Bát Trang, Tha mo riếp và thị xã Kông pông xom tổ chức 55 buổi với 21500 lượt người dân bạn tham gia học tập chính trị về các chủ trương, chính sách của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam pu chia, đường lối xây dựng đất nước của chính phủ cách mạng Cam pu chia; tuyên truyền làm rõ âm mưu thủ đoạn của các tổ chức đảng phái phản động, tố cáo tội ác diệt chủng của bọn Pôn pốt; làm rõ bạn và thù của nhân dân Cam pu chia, đề cao tình đoàn kết với quân tình nguyện Việt Nam, cùng với in, rãi 8000 tờ truyền đơn bằng tiếng Khơ me.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng mồng 7 tháng 1, ngày giành Độc lập 17 tháng 4 của nhân dân Cam pu chia và ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5, ta phối hợp với Bạn tổ chức mít tinh biểu dương các lực lượng của quần chúng, ủng hộ, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, xây dựng cuộc sống mới; tổ chức chiếu phim 35 buổi, 15 buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ hàng vạn lượt nhân dân bạn, kết hợp tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước cho nhân dân bạn.

Trên cơ sở học tập chính trị nâng cao giác ngộ cách mạng, ta phát động phong trào quần chúng ở các phun, xã tố cáo tội ác của địch, phát hiện những phần tử phản động hoạt động trong chính quyền, trong các tổ chức sản xuất và tích cực xây dựng các tổ nòng cốt trong các cơ sở chính trị. Tháng 1 và tháng 2 năm 1980, được sự phát hiện và giúp đỡ của quần chúng, ta phá được chính quyền hai mặt ở xã Tha mo riếp, bắt 22 tên, gọi cảnh cáo 23 tên. Trong năm này, ta còn phát hiện cho Bạn bắt 4 tên của tổ chức Xê rây ka chui vào Ty Thương nghiệp Nông pênh và qua tổ chức học tập chính trị ở các phun, xã, có 218 người ra trình diện, tự thú đã tham gia các đảng phái phản động và khai thêm 87 người khác, ta thu 39 súng các loại, 11 quả lưu đạn.

Ta cùng với bạn tích cực mở các lớp học cấp tốc ngắn hạn, thời gian từ 7 ngày đến 30 ngày bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã, huyện của thành phố; tiếp tục thành lập củng cố các tổ đoàn kết sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; các đoàn thể thanh niên, phụ nữ. Đến hết năm 1980, ta mở được 13 lớp học bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã, huyện với 2730 người; tổ chức học tập chính trị cho 122.662 lượt cán bộ, công nhân, nông dân; ta kịp thời tổ chức cho nhân dân bầu chủ tịch, phó chủ tịch củng cố lại chính quyền xã Thmo riếp; thành lập 520 tổ đoàn sản xuất nông nghiệp, 22 tổ đoàn kế sản xuất ngư nghiệp. Chính quyền của bạn từ cơ sở đến tỉnh đã được củng cố một bước, hoạt động thường xuyên và đi dần vào nề nếp.

Đi đôi với phát động quần chúng xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, ta tiếp tục giúp đỡ Bạn khôi phục sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân. Sản xuất nông nghiệp, năm 1980 các xã ngoại thành Kông pông xom cày cấy được 8845 ha lúa, đạt 102% kế hoạch, thu hoạch 290 ha lúa vụ mùa, năng suất bình quân đạt 2 tấn trên một ha; trồng được 534 ha rau màu. Song, sau 1 năm khôi phục sản xuất, do đất đai bạc màu, năng suất thấp, thu hoạch lúa không đủ ăn trong cả năm. Nhân dân xã Thmo riếp chỉ đủ ăn trong 3 tháng, sang tháng 4 năm 1980, ta phải lo cứu trợ dân; 2 xã Ream, Bát trăng chỉ đủ ăn trong 8 tháng, từ tháng 9 trở đi phải cứu trợ. Nguồn cứu trợ, một phần từ bộ đội tình nguyện Việt Nam và từ nguồn viện trợ nước ngoài cho Nhà nước Cam pu chia. Nắm chắc tình hình khôi phục sản xuất và đời sống của nhân dân, Vùng 5 cùng với Bạn đã cấp phát kịp thời hàng viện trợ cứu đói cho các xã. Được sự trợ cấp và cứu trợ, nhân dân các xã ngoại thành tiếp tục ổn định cuộc sống đủ ăn, đủ mặc, hăng hái lao động sản xuất làm vụ mùa 1980, 1981.

Sản xuất ngư nghiệp, năm 1980, Vùng tiếp tục xây dựng và giúp đỡ 22 tổ đoàn kết sản xuất ngư nghiệp ở phun Cá sửa chữa tàu thuyền, vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất, tổ chức khai thác tốt phương tiện, đánh bắt được 373 tấn tôm cá, giải quyết được một phần quan trọng nguồn thực phẩm cho nhân dân địa phương và thành phố Kông pông xom.

Công tác giáo dục, y tế, ta cùng với bạn mở 10 trường tiểu học với 60 lớp, có 61 giáo viên, 2806 học sinh và 1 trại trẻ mồ côi; tiến hành xây dựng mạng lưới y tế, bước đầu có 1 bệnh viện thành phố, 1 bệnh xá công nhân cảng Công pông som và 4 bệnh xá xã, có 32 y sĩ, y tá, tổ chức khám, chữa bệnh cho hơn 2 vạn lượt người và tiêm phòng cho hơn 1 vạn người. Cùng với hoạt động của hệ thống y tế của Bạn, Bệnh xá của Vùng 5 đặt tại Công pông xom luôn làm tốt công tác hỗ trợ và tận tình cứu chữa nhân dân bạn, trong năm 1980, cấp cứu, điều trị 87 người dân khỏi bệnh

Về xây dựng lực lượng vũ trang cho bạn, năm 1980, Vùng tập trung xây dựng củng cố Tiểu đoàn bộ binh 12, triển khai các chương trình giáo dục chính, học tập quân sự, tổ chức tốt việc kèm cặp giúp đỡ thông qua các đợt phối hợp với bộ đội ta đi truy quét để thử thách rèn luyện bạn trưởng thành. Trong năm này, ta sử dụng lực lượng tiểu đoàn bộ binh 12 tham gia 3 đợt truy quét cấp b, a; 2 lần phục kích cấp b, diệt và bắt 3 tên địch; tổ chức báo động luyện tập phương án chiến đấu từ cấp trung đội đến tiểu đoàn được 9 lần. Qua huấn luyện và vận dụng trong thực tế chiến đấu, trình độ về mọi mặt của cán bộ, chiên sĩ tiểu đoàn 12 tiến bộ lên rất nhiều. Bạn đã kết hợp xây dựng đơn vị với tăng gia sản xuất trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi để cải thiện đời sống, khắc phục những khó khăn trước mắt. Ta tiếp tục giúp bạn phát triển lực lượng mới sau khi thành phố Kông pông xom được thành lập, cuối năm 1980, Vùng tổ chức tiếp nhận, xây dựng Tiểu đoàn pháo cao xạ 82 và cùng với Bạn thành lập cơ quan quân sự thành phố Công pông xom (Thành đội Công pong xom) làm chức năng, nhiệm vụ giúp thành phố chỉ đạo xây dựng các lực lượng vũ trang và hoạt động quân sự của thành phố. Thành đội Công pông xom lúc này hầu hết là cán bộ của Vùng 5 được cử sang làm chuyên gia giúp Bạn xây dựng bộ máy và chỉ đạo công tác quân sự của địa phương.

Cùng với xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, bám sát chỉ đạo của trên, Vùng 5 chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng dân quân du kích, tự vệ ở các phun, xã và các tiểu khu; tập trung học tập chính trị nâng cao giác ngộ, huấn luyện quân sự và chỉ đạo các hoạt động phối hợp với bộ đội, đội công tác tuần tra, canh gác bảo vệ an ninh, trật tự địa phương. Đến cuối năm 1980, trên địa bàn phụ trách Vùng tổ chức xây dựng và củng cố được 3 trung đội du kích với 16 tiểu đội, 164 người tham gia .

Đến lúc này, sau gần 2 năm nỗ lực thực hiện làm nhiệm vụ quốc tế giúp Bạn, ta đã thu được kết quả ban đầu hết sức quan trọng, mối quan hệ trên các mặt công tác giữa bộ đội Vùng 5 với chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Bạn không ngừng được củng cố, gắn kết. Nhân dân bạn ngày càng tin tưởng vào bộ đội tình nguyện Việt Nam.

Sang năm 1981, trên toàn chiến trường Cam pu chia, bọn Khơ me đỏ - Pôn pốt chủ trương tiếp tục chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng vũ trang, cài cắm, xây dựng cơ sở trong các phun, xã. Chúng đẩy mạnh hoạt động quân sự, nhưng vẫn chú trọng bảo toàn lực lượng, mở rộng hành lang biên giới, tìm cách đưa người, vũ khí xâm nhập nội địa Căm pu chia.

Về những thủ đoạn hoạt động, chúng tổ chức đánh nhanh, đánh bất ngờ vào các nơi đóng quân của bộ đội, đánh vận chuyển trên quốc lộ 4, lộ 3, cắt đường giao thông gây khó khăn cho ta; tiếp tục củng cố, xây dựng, bảo tồn lực lượng, luồn tránh các mũi truy quét của ta, co cụm về nơi đứng chân; tích cực xây dựng lực lượng vũ trang ngầm, cài người vào chính quyền, vào quân đội của Bạn, đồng thời tiến hành chiến tranh tâm lý, kích động tinh thần dân tộc, móc nối xây dựng cơ sở, gây chia rẽ giữa bộ đội tình nguyện Việt Nam với nhân dân Cam pu chia.

Trên khu vực địa bàn nội địa Vùng 5 đảm nhiệm, hoạt động chủ yếu của địch là phân tán nhỏ lẻ, bí mật xây dựng lực lượng chờ thời cơ, theo dõi các hoạt động truy quét của ta để tránh, đồng thời tìm những chỗ sơ hở để tập kích, phục kích, gài mìn gây tổn thất cho ta. Mặt khác, chúng tích cực xây dựng lực lượng ngầm, móc nối xây dựng cơ sở trong dân, cài cắm xây dựng chính quyền hai mặt; tổ chức tuyên truyền trong dân bằng truyền đơn, rĩ tai, phao tin đồn nhảm, phát động quần chúng chống đối chính quyền cách mạng, nói xấu Việt Nam.

Tình hình trên biển Cam pu chia, năm 1981, ngoài tàu thuyền Thái Lan xâm nhập đánh cá trái phép, còn có tàu thuyền của dân Cam pu chia trước đây chạy sang Thái Lan lúc này trở về đánh cá và bán bán ở khu vực đảo Kô rông và vịnh Công pông som, rất phức tap, địch có thể lợi dụng trà trộn hoạt động tiếp tế, móc nối, trinh sát, đưa bọn tàn quân trở về.

Rút kinh nghiệm hoạt động chiến đấu năm 1980 về điều chỉnh và sử dụng lực lượng thích hợp, kết hợp nhiều hình thức đánh địch linh hoạt, vận dụng phương châm tích cực chủ động, khẩn trương, táo bạo,15 năm 1981, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo tác chiến, phải nắm chắc địa bàn, tích cực chủ động trinh sát nắm địch, bám chắc dân, bí mật luồn sâu, kiên trì truy quét, phục kích tìm diệt địch, làm sạch địch trên địa bàn phụ trách; đồng thời tổ chức chốt giữ bảo vệ các mục tiêu và vị trí đứng chân ngày càng vững chắc; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với Quân khu 9, lực lượng Bạn đẩy mạnh tiến công truy quét với binh địch vận làm sạch địch ngoài địa hình.

Về xây dựng lực lượng, xuất phát từ thực tế hoạt động chiến đấu, năm 1981 Vùng 5 chủ trương tiến hành chấn chỉnh, mạnh dạn rút bớt quân số và một số tổ chức, trang bị ít phát huy tác dụng, thực hiện biên chế quân số chặt chẽ, tiết kiệm, tập trung cho các đơn vị phòng thủ, các tàu thực sự hoạt động chiến đấu được, các đơn vị trinh sát, ra đa, thông tin, cơ sở bảo đảm kỹ thuật phục vụ cho chiến đấu. Cụ thể lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu của Vùng 5 bao gồm:

1, Lực lượng phòng thủ đảo, có 1 trung đoàn và 4 tiểu đoàn :

+ Trung đoàn 953 phòng thủ đảo Phú Quốc (1 tiểu đoàn bộ binh có 4 đại đội đủ quân, 1 tiểu đoàn huấn luyện tân binh gồm 4 đại đội, 1 khung rèn luyện chiến sĩ yếu kém của Vùng, 1 tiểu đoàn pháo binh, cao xạ có 2 đại đội đủ quân số).

+ Tiểu đoàn 561 bộ binh phòng thủ đảo Thổ Chu, có 2 đại đội bộ binh, 1 đại đội pháo 85 mi li mét, 1 đại đội pháo105 mi li mét, 1 đại đội cao xạ 2 nòng, 37 mi li mét.

+ Tiểu đoàn 562 bộ binh phòng thủ đảo Kô tang, có 2 đại đội bộ binh, 1 đại đội pháo 105ly, 1 đại đội pháo cao xạ 37 mi li mét, 1 đại đội bộ binh thiếu

+ Tiểu đoàn 563 bộ binh phòng thủ đảo Pô lô vai, có 3 đại đội pháo binh, cao xạ, bộ binh hỗn hợp 105 ly, cao xạ 37 ly, 1 đại đội bộ binh cơ động.

2, Lữ đoàn bộ binh 101:

+ có 4 tiểu đoàn bộ binh 571, 573, 574, 575, mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội ( 2 đại đội bộ binh, 1 đại đội hỏa lực đủ quân số, 1 đại đội bộ binh thiếu quân số)

+ Tiểu đoàn bộ binh 572, lữ đoàn 101, phòng thủ các đảo Kô rông, Kô rông Sa lem, Kô ma nô, có 4 đại đội hỗn hợp.

+ Tiểu đoàn pháo binh cao xạ 22, có 3 đại đội pháo mặt đất, 2 đại đội pháo cao xạ, 1 trung đội pháo 5 7 (2 đại đội pháo mặt đất phối thuộc với tiểu đoàn 572 và Tiểu đoàn 573) đủ quân

+ 5 đại đội phục vụ, bảo đảm trực thuộc

3, Lữ doàn 127 tàu chiến đấu có 4 hải đội, (511 tàu vận tải, 512 tàu PCF, 513 tàu PGM, 514 tàu LCU, LCM8, vận tải);1 tiểu đoàn pháo cao xạ thiếu ( 1 đội pháo 85. 1 đại đội pháo 37

4, Tiểu đoàn cảnh vệ bảo vệ cảng Công pông som

5, Tiểu đoàn ra đa 551 có 5 trạm ra đa (605, Phú Quốc; 695,Hòn chuối; 610,Thổ Chu; 615,Kô tang; 620, Kô kông)

6, Xưởng 55 và xưởng 58).

7, Khu Duyên hải 51

Tổng quân số toàn Vùng là 7872 người

Về hoat động chiến đấu, từ 15 tháng 12 năm 1980 đến 17 tháng 3 năm 1981, Vùng 5 tiến hành liên tục 4 đợt truy quét, trong đó có 1 đợt hiệp đồng truy quét với Trung đoàn 1, Sư đoàn 8, Quân khu 9 và với Tiểu đoàn 12 của Bạn. Mỗi đợt ta sử dụng qui mô lực lượng chủ yếu là cấp trung đội đến đại đội bộ binh, tổ chức thành phân đội nhỏ từ 1 tiểu đội đến trung đội truy quét kết hợp luồn sâu trinh sát, bí mật phục kích ở ven biển, ven sông, ven suối, hai bên đường giao thông, xung quanh các phun, xã ... trọng điểm là các khu vực đông Rean đến sông Sáp; đông bắc Rean; đông bắc rừng Cao su đến ngã ba Suối; đông nam Sở dầu; đông nam thị xã Công pông xom; khu vực rừng dừa Cheng heng và các đảo Kô rông và phú Dự.

Kết quả, ta không gặp địch, gỡ được 2 quả mìn của địch gài.Về ta, vấp mìn, 1 đồng chí hy sinh, 3 đồng chí bị thương.

Song song với các đợt hoạt động truy quét ngoài địa hình, ta duy trì thường xuyên lực lượng trên bờ và dưới nước làm nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu cảng Công pông som, đường sắt, đường số 4. Thời gian này, ta bảo vệ an toàn các ngày Lễ, ngày bầu cử hội đồng nhân dân xã của Bạn và 2 tàu quân sự của Liên Xô đến thăm cảng Công pông som từ ngày 27 tháng 3 đến 31 tháng 3 năm 1981, giữ nghiêm an ninh, trật tự thị xã Công pông xom .

Phối hợp với truy quét đánh địch bảo vệ các mục tiêu trên đất liền, trên biển, Vùng 5 tổ chức 20 lần tàu tuần tiễu kết hợp vận chuyển tíếp tế đảo, xua đuổi 38 lần chiếc tàu cá, tàu buôn, bắt 1 tàu vượt biên, bảo vệ an toàn vùng biển của ta và của Bạn ở 2 khu vực: Phú Quốc – Thổ Chu – Pô lô vai – Kô tang; Công pông som – Kô rông – Kô kông.

Quí 2 năm 1981, Vùng tiếp tục sử dụng qui mô lực lượng chủ yếu cấp trung đội, tiểu đội mở 4 đợt truy quét địch ngoài địa hình, tuần tra, chốt chặn bảo vệ các khu vực trọng điểm và kết hợp với các đội công tác phát động quần chúng nắm địch và đánh địch trong dân, phục kích đón lỏng bên ngoài các xã Smanh Deng, Bất Trang, Thmo riếp.

Như vậy, 6 tháng đầu năm 1981, Vùng đã liên tục mở 8 đợt truy quét với 8 lần cấp đại đội, 186 lần cấp trung đội, 430 lần cấp tiểu đội; 201 lần phục kích.. Song, hầu như không gặp địch, chúng luôn chủ động luồn tránh các mũi truy quét của ta, tổ chức gài bẩy mìn nhằm gây thương vong cho bộ đội ta.

Kết quả, ta tiêu diệt 2 tên, ra hàng 2 tên có mang theo vũ khí, bắt 6 tên cải dạng; phối hợp với an ninh của Bạn và đội công tác bắt 15 tên sĩ quan quân Pôn pốt và 8 tên khác. Về ta, trong các đợt truy quét, bị vấp mìn, hy sinh 5 đồng chí và bị thương 5 đồng chí.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Cam pu chia, ngày 6 tháng 6 năm 1981, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra Quyết định số 185/QĐ – QP thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campu chia trực thuộc Bộ Quốc phòng lấy phiên hiệu 719, là cơ quan đại diện Bộ Quốc phòng trên hướng Tây Nam, do đồng chí Thượng tướng, Lê Đức Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tư lệnh; đồng chí Thiếu tướng Lê Hai, làm Phó tư lệnh Chính trị. Từ lúc này, Vùng 5 Hải quân đồng thời đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban cán sự và Bộ Tư lệnh 719 về các hoạt động chiến đấu trên chiến trường Cam pu chia và dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Hải quân.

Những tháng quí 3 năm 1981, trong điều kiện thời tiết mưa triền miên, gây khó khăn cho các hoạt động đánh địch, Vùng vẫn kiên trì bám sát tình hình, tiến hành 6 đợt truy quét, chủ yếu sử dụng lực lượng trinh sát, bộ binh cấp trung đội của Lữ đoàn 101 tổ chức thành các phân đội nhỏ, lẻ luồn sâu trinh sát nắm và đánh địch ở các khu vực trọng điểm, đông bắc Rean, đông bắc cảng Dầu, ven sông Túc Sáp và tam giác ngã 3 Suối, đông bắc cánh đồng lúa Bất Trang. Kết quả, ta không gặp địch chỉ phát hiện dấu vết và thu một số tang vật là xuồng nhỏ, đạn súng AK, súng M79, máy thông tin PR25…

Về hoạt động đánh địch trong dân, phối hợp với an ninh và đội công tác của bạn, ta bắt 19 tên phản động ẩn náu hoạt động, tiêu diệt 1 tên, ra hàng 2 tên. Ta hy sinh 1 đồng chí, bị thương 9 đồng chí (chủ yếu là do vấp phải mìn của địch).

Cùng với truy quét làm sạch địch ở ngoài địa hình, trong quí 3 năm 1981 ta tổ chức tốt hoạt động bảo vệ các mục tiêu phụ trách, kiểm tra 110 lần chiếc tàu thuyền khả nghi ra vào cảng Công pông som, tăng cường lực lượng canh gác, chốt phục bảo vệ an toàn ngày bầu cử Hội đồng nhân dân của các xã còn lại trên địa bàn. Đặc biệt, từ ngày 29 tháng 8 đến 31 tháng 8 năm 1981, Vùng 5 hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ hàng đặc biệt của Bạn vận chuyển từ Công pông som về Nông pênh và từ 12 tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 1981, Vùng huy động 30 phần trăm quân số của Lữ đoàn 101 và lực lượng Tiểu đoàn Cảnh vệ tăng cường tuần tra trên 2 tuyến giao thông đường sắt, đường bộ cùng với sử dụng 1 đến 2 tàu của lữ đoàn 127 tuần tiễu dưới nước, bảo vệ an toàn cho Bạn vận chuyển giải tỏa hàng hóa viện trợ tại cảng Công pông som.

Ngay sau mùa mưa, ngày 21 tháng 10 năm 1981, tại Sở chỉ huy Vùng đóng tại Công pông som, đồng chí Thiếu tướng Lê Hai, Phó Tư lệnh Chính trị, Bộ Tư lệnh 719 phê chuẩn nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động mùa khô 1981- 1982 và năm 1982 của Vùng 5 Hải quân.

Sau khi nghe báo cáo phương hướng, kế hoạch hoạt động mùa khô 1981- 1982 và năm 1982 của Chỉ huy trưởng Vùng 5, thay mặt Bộ Quốc phòng, đồng chí Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 719 cho ý kiến nêu rõ, Công pông xom là một trọng yếu về chiến lược cả về quân sự, chính trị và kinh tế, chỉ sau Nông pênh, là một mục tiêu quan trọng địch đang tranh chấp quyết liệt với ta. Các lực lượng phản động của Cam pu chia đều đã xuất hiện rõ ở Công pông xom. Chúng xâm nhập vào Công pông xom bằng 4 con đường chính: Bằng đường biển, từ Thái Lan và từ tàu buôn vào Công pông xom; từ biên giới Cô công qua bán đảo Tham ma xô vào Công pông xom; Từ Nông pênh, Ta keo, Căm pốt xuống Công pông xom theo quốc lộ 4, quốc lộ 3 và từ Việt Nam sang Công pông xom. Điều đó nói lên tính phức tạp của địa bàn Vùng 5 Hải quân phụ trách, từ đó có thể khảng định mùa khô tới và năm 1982, địch sẽ tăng cường đánh phá Công pông xom. Cần làm cho cán bộ, chiến sĩ thấy rõ âm mưu của địch, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ nặng nề của ta; đồng thời làm cho Bạn thấy rõ tính chất phức tạp của địa bàn để cùng nhau làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Công pông xom.

Đồng chí nhấn mạnh, trọng tâm nhiệm vụ của Vùng 5 Hải quân là bảo vệ vững chắc cảng Công pông som, là công tác trọng tâm trước mắt và lâu dài; Phải có kế hoạch chủ động đối phó với các tình huống xảy ra, đề phòng có biến động lớn và bảo vệ một phần đường sắt và đường số 4 trên địa bàn phụ trách. Về phương thức hoạt động, phải lập Bộ chỉ huy thống nhất có Vùng, có Bạn, có chuyên gia, phải thấy đây là một tổ chức để thực hiện liên minh chiến lược lâu dài giữa ta và Bạn…

Thực hiện chỉ thị của trên, Vùng 5 khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến, đẩy mạnh các hoạt động tuần tiễu trên biển, truy quét trên các đảo và trên đất liền. Từ 25 tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 1981, cùng với truy quét trên đất liền ở các khu vực đông nam thị xã Công pông xom, đông bắc Rean, ven sông Sáp, Vùng sử dụng toàn bộ lực lượng của Tiểu đoàn 572, lữ đoàn 101, một đại đội của tiểu đoàn 564, trung đoàn 953 và lực lượng trinh sát Vùng, có sự phối hợp với 3 trung đội, tiểu đoàn 12 của bạn tiến hành truy quét, kiểm tra toàn bộ các đảo quanh vịnh Kông pông som gồm, Kô ma nô, Kô tang, Phú Dự,Cô rông,Cô rông Sa lem, Kô pô nô để tìm và diệt các căn cứ của địch, không cho chúng dựa vào các đảo để làm bàn đạp đánh phá cảng Công pông som..

Kết thúc đợt 1 hoạt động chiến đấu mùa khô năm 1981- 1982, từ 25 tháng 10 năm 1981 đến 20 tháng 1 năm 1982, ta tổ chức tổng số 7 đợt truy quét trên đất liền và trên các đảo, với lực lượng tham gia từ 30 % đến 40% quân số của vùng trên đất bạn, có sự phối hợp hiệp đồng hoặc thông báo với Trung doàn 1, Quân khu 9. Kết quả, ta tiêu diệt 2 tên, thu 3 quả đạn B40. Đặc biệt, trong đợt hoạt động này ta chú trọng kèm cặp, dìu dắt Tiểu đoàn bộ binh 12, Tiểu đoàn pháo binh 82 của Bạn tiến hành 3 đợt truy quét cấp trung đội; giao cho bạn phụ trách địa bàn khu rừng dừa Cheng Heng và từ 11 tháng 1đến 23 tháng 1 năm 1982, Bạn đã triển khai 1 đại đội độc lập hoạt động truy quét địch ở khu vực này theo đúng kế hoạch và giữ được bí mật.

Trên biển, ta sử dụng 1 tàu PGM, 2 tàu PCF, 1 đến 2 tàu gỗ, 2 tàu LCM8 của lữ đoàn 127, tăng cường tuần tiễu, neo phục khu vực vịnh Kông pông som bảo vệ an toàn cho cảng và các hoạt động của cảng.

Có thể nói năm 1981, với quyết tâm cao, ta luôn tích cực chủ động, sử dụng lực lượng thích hợp, thực hiện thường xuyên, liên tục các hoạt động hiệp đồng, phối hợp truy quét toàn diện trên đất liền, trên đảo, trên biển.

Trong nội địa và các đảo, các đợt truy quét tuy ít gặp địch nhưng ta không chủ quan, kiên trì bám nắm địch, tăng cường hoạt động kiểm tra ngoài địa hình ở các khu vực trọng điểm đã làm cho địch luôn bị động phân tán, mất thế ổn định, không gây dựng được căn cứ lõm để tổ chức đánh phá ta. Các mục tiêu cảng, kho tàng, đường giao thông được bảo vệ tuyệt đối an toàn.

Vùng 5 đã kết hợp tốt việc đánh địch ngoài địa hình và đánh địch trong dân, nhân dân bạn ngày càng tin tưởng vào cách mạng Cam pu chia, đoàn kết với bộ đội tình nguyện Việt Nam.

Trên biển, trong điều kiện tàu thuyền ít, tình trạng máy móc kém, ngày càng xuống cấp, Vùng hết sức cố gắng khai thác khả năng phương tiện hiện có bảo đảm cho các hoạt động tuần tiễu, neo phục, chốt chặn trên các khu vực trọng điểm, thực hiện tốt việc kết hợp vận chuyển chi viện đảo với tuần tiễu bảo vệ vùng biển đã hạn chế được một phần tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vào vùng biển của ta và của bạn, ngăn chặn được hoạt động xâm nhập của địch bằng đường biển vào Công pông som.

Công tác giúp Bạn,chấp hành chỉ thị của trên, năm 1981, Vùng 5 cùng với Bạn và Đoàn Chuyên gia của Nhà nước hướng trọng tâmvào tiến hành một bước căn bản xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở và trung ương tập trung chỉ đạo tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các xã và 4 tiểu khu của thành phố Công pông xom. Trong đó, tổ chức tốt các đợt tuyên truyền trong nhân dân về các chủ trương, chính sách của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước, hiến pháp của Nhà nước Cam pu chia; các luật lệ bầu cử; tiêu chuẩn chọn người bầu vào chính quyền xã. Quí 1 năm 1981, ta giúp đỡ bạn tổ chức và bảo vệ an toàn cho các cử tri ở 2 xã Thmo riếp và Bất trăng bầu cử hội đồng nhân dân, với 91% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 10 ủy viên, có 5 người cũ và 5 người mới. Rút kinh nghiệm từ tổ chức bầu cử ở 2 xã trên, sang quí 2, ta tiếp tục tổ chức thành công bầu cử hội đồng nhân dân ở 6 xã và bầu cử Quốc hội mới với số cử tri đi bỏ phiếu đạt trên 90 phần trăm. Cho đến cuối tháng 8 năm 1981, ta giúp Bạn hoàn thành bầu cử hội đồng nhân dân xong ở 100 phần trăm xã và tiểu khu của thành phố Công pông xom (15 xã và 4 tiểu khu). Số cử tri đi bỏ phiếu đạt 91phần trăm, số ủy viên được bầu là 103 người, có 16 nữ, số uỷ viên cũ là 32 người, ủy viên mới 71.

Năm 1981, ta tiếp tục giúp Bạn từng bước xây dựng và ổn định các cơ sở chính trị trong dân, kiện toàn củng cố 520 tổ đoàn kết sản xuất nông nghiệp, 22 tổ đoàn kết đánh cá, 99 tổ dân phố, củng cố và phát triển 7 tổ nòng cốt ở các cơ quan và đơn vị, 16 đội công tác vũ trang với 152 đội viên.

Trong năm 1981, ta đẩy mạnh đánh địch cài cắm trong dân. Hầu hết các tháng trong năm, ta tổ chức các lớp học tập chính trị cho nhân dân, công nhân ở các xã, các tiểu khu, cơ quan nhà nước và cảng Công pông som với hàng vạn lượt người tham gia, đồng thời phát động quần chúng tố cáo tội ác của địch, tố giác, phát hiện địch hoạt động. Cả năm này, nhân dân phát hiện địch báo cho chính quyền 65 vụ; ta bắt 10 tên, phát hiện 14 tổ chức ngầm của địch; thông qua tổ chức học tập, tuyên truyền trong dân, có 331 người ra tự thú trước đây làm việc cho Pôn pốt và các đảng phái phản động.

Tháng 10, 11 năm 1981, theo yêu cầu của thành phố Công pông xom, Vùng 5 cử 16 cán bộ tham gia giúp Bạn làm công tác điều tra dân số, kết hợp nắm địch trong dân. Qua kiểm tra dân số, ta phát hiện được ở Tiểu khu 3 và phun Đánh cá tăng 207 hộ với 1432 nhân khẩu là dân cư trú bất hợp pháp, giúp bạn nắm và quản lý tốt hơn tình kình kinh tế, xã hội và an ninh, trật tự của thành phố.

Về xây dựng lực lượng vũ trang bạn, ta tập trung kiện toàn, củng cố số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ Thành đội, từng bước đưa cơ quan này vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ ( lúc này Thành đội có 53 cán bộ, nhân viên); đồng thờikhẩn trương giúp bạn tuyển 3 đợt tân binh với 301 người bổ sung vào biên chế của tiểu đoàn pháo binh 82 và Tiểu đoàn bộ binh 12; chỉ đạo triển khai các chương trình huấn luyện kỹ chiến thuật, học tập chính trị, học tập thêm văn hóa cho bộ đội.

Do những hạn chế, yếu kém trong chỉ huy, quản lý bộ đội của cán bộ, tháng 9 năm 1981, ở Tiểu đoàn 12 và Tiểu đoàn 82 của Bạn xảy ra hiện tượng hàng loạt quân nhân đảo ngũ,171 người trốn khỏi đơn vị.Thành đội Công pông xom đã nhanh chóng tổ chức về địa phương triệt đểthu quân, chấn chỉnh lại đội ngũ, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác tổ chức. Tình hình tư tưởng của bộ đội ở hai tiểu đoàn này dần đi vào ổn định. Những tháng cuối năm 1981, dưới sự giúp đỡ, kém cặp của Vùng 5, Tiểu đoàn 12 và Tiểu đoàn 82 đẩy mạnh huấn luyện kết hợp với tổ chức 3 đợt chiến đấu cấp trung đội tham gia truy quét địch ngoài thực địa cùng bộ đội Việt Nam. Qua thực tiễn chiến đấu, bạn có nhiều tiến bộ, có thể độc lập xây dựng và triển khai được các kế hoạch chiến đấu và hiệp đồng chiến đấu cấp tiểu đội, trung đội.

Để tăng cường công tác đánh địch trong dân và công tác địch vận, trên cơ sở tham mưu của Vùng 5 Hải quân, ngày 4 tháng 11 năm 1981, Bộ Tư lệnh 719 ra quyết định chuyển Tiểu đoàn 574 thuộc Lữ đoàn 101, Vùng 5 về Đoàn quân sự giúp bạn trực thuộc Thành đội Công pông xom làm nhiệm vụ địa bàn, đứng chân ở các xã, tiểu khu trọng điểm.

Cũng trong tháng 11 năm 1981, Vùng 5 chủ động đề nghị với Bạn và chuyên gia của Nhà nước tiến hành thành lập Ban chỉ huy thống gồm cán bộ chủ trì của các lực lượng vũ trang, an ninh, dân chính của bạn và ta ( Vùng 5 Hải quân và Quân khu 9) để tạo được sự hiệp đồng thống nhất cao trong các hoạt động phối của các lực lượng ta và bạn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Vùng giải quyết được nhiều khó khăn do địch gây ra.

Cùng với xây dựng, phát triển bộ đội địa phương, ta tiếp tục xây dựng củng cố 15 trung đội và 1 tiểu đội dân quân du kích ở 15 xã với 272 người, trang bị 272 súng các loại. Các trung đội dân quân du kích này thường xuyên cùng các đội công tác vũ trang và bộ đội tuần tra, canh gác bảo vệ an toàn phun, xã.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự, trong năm 1981, Vùng phối hợp với Bạn, tổ chức 3 lớp bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn, thời gian từ 6 ngày đến 23 ngày, gồm cán bộ cấp tiểu đội, trung đội, tiểu đoàn, xã đội trưởng và cán bộ là trợ lý của cơ quan Thành đội, với 187 người tham gia học tập.

Về sản xuất và chăm lo đời sống nhân dân bạn, 6 tháng đầu năm 1981, ta chỉ đạo Bạn hoàn thành tốt thu hoạch vụ mùa năm 1980 – 1981 và tổ chức thành công Hội nghị phát triển sản xuất và kế hoạch năm 1981của thành phố Công pông xom, nhân dân các phun, xã hăng hái tăng gia, lao động sản xuất. Đến hết quí 3 năm 1981, các xã gieo cấy được 12 402 ha lúa, vượt chỉ tiêu 1003 ha ; trồng 31 ha rau màu; đã thu hoạch được 115 ha lúa, năng xuất đạt 1,5 đến 3 tấn trên một ha.

Tuy đời sống của nhân dân bạn năm 1981 có bước ổn định hơn, song thời kỳ giáp hạt ở một số vùng trồng trọt khó khăn, nông dân vẫn bị thiếu ăn, Vùng 5 cùng với Bạn theo sát, nắm chắc tình hình, chủ động chỉ đạo việc cứu đói cho gần 7000 dân với số gạo là 43 tấn.

Công tác giáo dục và y tế của thành phố tiếp tục có bước ổn định và phát triển, năm 1981 đã có 32 trường phổ thông cấp 1 với 270 lớp với 11243 học sinh đi học; mở 25 lớp bổ túc văn hóa cho 364 học viên; làm thêm 1 trạm xá xã, tổ chức tiêm phòng cho 861 người, khám và điều trị, phát thuốc cho hơn 3 vạn lượt người.

Sau gần 3 năm thực hiện nhiệm vụ quốc tế, Vùng 5 cùng với chuyên gia của nhà nước nỗ lực giúp Bạn và đã đạt được những kết quả rất quan trọng trên các mặt công tác đánh địch; xây dựng củng cố chính quyền cách mạng; xây dựng lực lượng vũ trang; khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân Cam pu chia trên địa bàn thành phố Công pông xom, song vẫn còn vô vàn khó khăn, thử thách đặt ra từ phía Bạn. Tại Hội nghị Tổng kết năm 1981 vào đầu tháng 12, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 chỉ ra nhược điểm nổi bật của Bạn là chưa phân biệt sâu sắc được bạn và thù, chưa hiểu rõ đầy đủ nhiệm vụ của cách mạng Cam pu chia hiện nay, biểu hiện là chính quyền Bạn còn yếu, chưa phát huy được chức năng tổ chức xây dựng đời sống cho nhân dân, buông lỏng việc nắm và quản lý dân, chưa thật sự trong sạch, còn bị địch móc nối. Có một số cán bộ kém phẩm chất đạo đức, dễ bị tác động chiến tranh tâm lý, nên bị dân kêu ca và thiếu tin tưởng vào chính quyền. Nhất là chính quyền xã, tuy đã được củng cố nhưng chưa bảo đảm sự ổn định chắc chắn. Việc xác định đánh giá chính quyền xã chất lượng khá chưa thật tin cậy, thực tế xảy ra có xã nay là khá, mai thành xã kém... Đối với dân, nói chung là tốt, nhưng chưa thực sự có lòng tin tuyệt đối vào cách mạng, lo sợ Pôn pốt trở lại, sợ Việt Nam rút quân. Các tổ chức nòng cốt cách mạng để ta dựa vào còn mỏng manh. Nhiều người dân tốt nhưng còn bị địch khống chế, không dám tố giác, sợ bị bức hại, dân chưa làm chủ được xã hội, dẫn đến xảy ra nhiều hiện tượng mất trật tự trị an xã hội.Bộ đội và các đội công tác vũ trang của bạn tuy có sàng lọc về mặt tổ chức nhưng xây dựng bản chất cách mạng còn yếu, phân biệt bạn thù thì mơ hồ, quan hệ với chính quyền, với dân chưa tốt, còn dọa nạt dân, lấy của dân, có một số móc nối với địch; bảo đảm độ tin cậy về chính trị chưa chắc chắn, nạn đảo ngũ còn nhiều. Cán bộ Bạn quản lý bộ đội còn rất lỏng lẻo, một số sa ngã về đạo đức, dễ dẫn đến biến chất về chính trị. Các đội công tác vũ trang trình độ yếu, chưa phát huy được tác dụng, còn làm trở ngại đến chính quyền, có đến 27 cán bộ trên tổng số 32 cán bộ đội công tác có biểu hiện “hai mặt”… Những vấn đề nhược điểm tồn này, Vùng tiếp tục nghiên cứu đề xuất với trên và Bạn tìm các biện pháp để từng bước khắc phục, trong đó tập trung vào công tác giáo dục chính trị, đẩy mạnh đánh địch trong dân và địch vận, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp phun, xã, huyện; phát huy sức mạnh tổng hợp của Ban chỉ huy thống nhất…

Để nâng cao sức mạnh và khả năng tổ chức, chỉ huy chiến đấu và công tác phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, chấp hành chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, từ năm 1981, Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện chế độ một người chỉ huy từ cấp Vùng xuống đến đại đội theo tinh thần Nghị quyết 172/QUTW-TCCT ngày 29 tháng 5 năm 1979 của Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Chế độ một người chỉ huy qui định thủ trưởng là người đại diện cho cấp trên, cho tập thể của cấp mình, là người chỉ huy cao nhất trong đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước tập thể đơn vị về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật của đơn vị. 16Nó đòi hỏi cao trình độ, năng lực toàn diện của người chỉ huy cấp trưởng và trình độ, năng lực chuyên sâu của những người cấp phó giúp việc cho cấp trưởng. Song, trong thực tế xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của Vùng 5 phần lớn trưởng thành từ cơ sở qua thực tiễn công tác và chiến đấu, chưa được đào tạo cơ bản, nên còn gặp nhiều lúng túng trong quan hệ công tác giữa cấp trưởng và cấp phó. Chỉ huy trưởng, phó các cấp đơn vị trong Vùng có nhiều mặt còn hạn chế, còn yếu. Nhận rõ những mâu thuẫn đó, trong năm 1981, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng tiến hành nhiều biện pháp bố trí cán bộ, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, củng cố đội ngũ cán bộ, trọng tâm là cán bộ cấp tiểu đoàn, đại đội và trung đội để phát huy hiệu quả chế độ một người chỉ huy trong công tác và chiến đấu của Vùng.

Chấp hành chỉ đạo của Đảng ủy Quân chủng Hải quân, từ ngày 18 đến 21 tháng 12 năm 1981, Đảng bộ Vùng 5 Hải quân tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng lần thứ 3. Đại hội đã tiến hành quán triệt, thảo luận tham gia ý kiến bổ sung vào dự thảo Báo cáo Chính trị, Báo cáo xây dựng Đảng, bổ sung Điều lệ Đảng sửa đổi của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và ra Nghị quyết về củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng năm 1980 – 1981, phương hướng, chỉ tiêu, biện pháp tiếp tục củng cố xây dựng tổ chức Đảng năm 1982- 1983.

Nghị quyết của đại hội nêu rõ, năm 1980, 1981, Đảng bộ Vùng 5 đã chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ đảng viên bảo đảm thường xuyên ổn định, giữ vững tỉ lệ lãnh đạo chung của toàn vùng là 17%, tăng từ 7% đến 8% so với năm 1978 – 1979; đã coi trọng cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt lãnh đạo của chi bộ, gắn xây dựng chi bộ với xây dựng đơn vị hoàn thành nhiệm vụ; đã thường xuyên kiện toàn củng cố nâng cao chất lượng đảng ủy các cấp phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ được giao.

Về phương hướng nhiệm kỳ năm 1982 – 1983, Nghị quyết nhấn mạnh, tập trung xây dựng đội ngũ đảng viên có số lượng thích hợp, chất lượng cao; củng cố xây dựng chi bộ vững mạnh trong sạch thực sự là hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết, pháo đài chiến đấu kiên cường của Đảng ở đơn vị; củng cố xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng ủy cơ sở, củng cố chế độ một người chỉ huy và các tổ chức quần chúng.

Kết quả Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 3 đã tạo lên sự đoàn kết nhất trí cao, niềm tin tưởng sâu sắc của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đối với đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng. Đảng bộ Vùng 5 xác định tiếp tục củng cố quyết tâm xây dựng Đảng bộ vững mạnh, vượt qua mọi khó khăn lãnh đạo Vùng hoàn thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và quân đội, Quân chủng giao cho.

Sang năm 1982, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh 719, của Quân chủng và tình hình của chiến trường, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của vùng là giúp Bạn và cùng Bạn vận động quần chúng nắm dân, phát động dân thực hiện thực hiện 3 phong trào cách mạng, đó là phong trào đánh địch và địch vận; phong trào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng và phong trào đẩy mạnh sản xuất, phá các tổ chức phản động và các lực lượng địch cài ém trong dân, trong chính quyền cơ sở, củng cố và xây dựng thực lực cách mạng ở huyện và xã ngày càng vững mạnh. Chặn đứng các đường hành lang của địch từ biên giới vào nội địa và từ nội địa ra biên giới một cách kiên trì và hiệu quả, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, triệt phá và thu nguồn tiếp tế vũ khí, lương thực của địch, tạo điều kiện cho nhiệm vụ vận động quần chúng nắm dân trong nội địa…

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 xác định, công tác vận động quần chúng gắn với thực hiện 3 phong trào cách mạng là vấn đề chiến lược, lâu dài quyết định sự lớn mạnh và thắng lợi của cách mạng Cam pu chia.

Nắm chắc nhiệm vụ quân sự trọng tâm, những tháng đầu năm 1982, Vùng chỉ đạo công tác giáo dục quán triệt tình hình nhiệm vụ, làm cho cán bộ, chiến sĩ các cơ quan và đơn vị nhận rõ ý nghĩa nhiệm vụ giúp Bạn, đặc biệt là công tác vận động quần chúng nắm dân đánh địch. Vùng phối hợp với chuyên gia Nhà nước và chính quyền thành phố Công pông xom tổ chức các hoạt động nắm và điều tra tình hình nhân dân ở các phun, xã, tiểu khu, trên cơ sở đó phân loại đối tượng để quản lý; tổ chức tốt các lớp học tập chính trị cho 132 cán bộ các ngành của thành phố, huyện và 92 cán bộ cơ sở ở phun, xã. Nội dung học tập gồm, Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng nhân dân Cam pu chia, công tác địch vận và bài nói chuyện của đồng chí Hênh som rin, Chủ tịch đảng Cam pu chia tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cam pu chia. Đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố tổ nòng cốt trong các xã và cơ quan và lực lượng vũ trang.

Ta cùng với bạn tăng cường tổ chức các đợt học tập chính trị trong nhân dân, hết sức chú trọng việc tranh thủ vận động tầng lớp tăng ni tham gia học tập chính trị và các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho dân về các thủ đoạn âm mưu phản động của địch. Qua đó, ta phát động phong trào phát hiện, tố cáo địch, phong trào tự thú của các phần tử phản động tiếp tế cho địch, hoặc trước đây là lính Pôn pốt, tham gia các đảng phái phản động hoặc có người nhà có con em đi theo địch; phát động phong trào tổ chức xây dựng phun, xã chiến đấu.

Tiểu đoàn 574 thuộc Thành đội đứng chân tại các xã trọng điểm triển khai các hoạt động bảo vệ địa bàn, thâm nhập nắm dân, quản lý dân, các kế hoạch đánh địch và địch vận.

Kết quả 5 tháng đầu năm 1982, ta cùng với bạn tổ chức học tập chính trị cho 7648 lượt người; vận động được 221 người của địch ra trình diện, tự thú, nộp 8 súng; phát hiện được 3 tổ chức phản động của địch là các tổ chức Sê rây ka, Sư tử 4 mặt và tổ chức Voi trắng, bắt 22 tên. Xây dựng xã chiến đấu, có 6 xã khá, tiểu khu đạt khá 17; 7 xã đạt trung bình và 6 xã, tiểu khu yếu kém 18. Vận động nhân dân bạn với bộ đội Việt Nam phát quang hai bên đường sắt, đường số 4 và đường 45 đi Rêan được 12 ki lô mét vuông.

Về xây dựng lực lượng vũ trang Bạn, ta tiếp tục tập trung công tác củng cố tư tưởng, tổ chức và trang bị mọi mặt cho cơ quan Thành đội Công pông xom, tiểu đoàn 12, Tiểu đoàn 82 và các đội vũ trang.

Theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu Bạn, ngày 13 tháng 3 năm 1982, ta tổ chức đưa Tiểu đoàn 12 đi chiến đấu ở Cô công (tuyến 1) với quân số 152 quân nhân. Đội ngũ cán bộ có 3 cán bộ tiểu đoàn, 11cán bộ đại đội, 15 cán bộ trung đội và 3 trợ lý tiểu đoàn. Sau khi bàn giao tiểu đoàn này đi Cô công chiến đấu, ta tiếp tục cùng với bạn xây dựng Tiểu đoàn 12 B làm nhiệm vụ huấn luyện để bổ sung quân cho Thành đội và huyện Prâynúp. Ban chỉ huy thống nhất sau khi được thành lập bước đầu phát huy được sức mạnh tổng hợp, tạo cho bạn nắm và giải quyết tốt hơn công việc của bạn. 19

Phối hợp chặt chẽ với công tác vận động quần chúng, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1982, Vùng 5 tích cực chủ động tiến hành đợt 2 kế hoạch hoạt động mùa khô 1981- 1982, tổ chức 4 đợt truy quét địch. Trong đợt 2 này, ta chú trọng phương thức hoạt động giữ bí mật, tăng cường trinh sát phát hiện địch, tập trung truy quét các khu vực trọng điểm của Công pông xom; sử dụng lực lượng nhỏ cấp đại đội, trung đội, phân đội phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 18, Sư 8, Quân khu 9 tổ chức hoạt động liên tục, dài ngày làm cho địch không có điều kiện móc nối, hoạt động tiếp tế, lấy tin tức và phá hành lang tiếp tế của địch. Trong truy quét, ta thường xuyên rút kinh nghiệm từng đợt để chỉ đạo đợt tiếp theo.

Kết quả cả mùa khô 1981 -1982, ta diệt 4 tên, bắt 13 tên, bị thương 5 tên, thu 4 súng,( 2 khẩu M79, 2 AR15), gỡ 6 quả mìn. Ta hy sinh 7 đồng chí, bị thương 6 đồng chí, chủ yếu do vấp mìn của địch gài.

Trên biển, 5 tháng đầu năm 1982, ta duy trì thường xuyên tổ chức tàu thuyền neo phục, chốt chặn, trọng điểm là vịnh Công pông som, tuyến bờ biển từ nam đảo Kô rông xuống cảng Rean và định kỳ tổ chức tuần tiễu kết hợp vận chuyển tiếp tế cho các đảo. Kết quả, ta đã sử dụng 166 lần chiếc tàu đi 508 hải lý xua đuổi 35 lần chiếc tàu của nước ngoài xâm nhập trái phép, bắt giữ giao cho bạn 6 tàu và 7 thuyền gỗ và xuồng nhựa.

Để ngăn chặn, xua đuổi hiệu quả tàu nước ngoài xâm nhập vùng biển biển Tây Nam, đặc biệt là khu vực Hòn Chuối, thực hiện lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1982, Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường phân đội tàu 201M, HQ 272, HQ 276 thuộc Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân phối thuộc với Vùng 5 trực tại đảo Nam Du và một bộ phân sở chỉ huy Vùng 5 bên cạnh Quân khu 9 để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đánh địch xâm nhập khu vực Hòn Chuối theo kế hoạch hiệp đồng với Quân khu 9 cuối năm 1981.

Về công tác bảo đảm vật chất đời sống, sinh hoạt cho bộ đội, thời gian này Vùng 5 luôn tập trung cố gắng cao nhất bảo đảm theo yêu cầu hoạt động chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị, bảo đảm lượng dự trữ chiến đấu cho các đảo và bộ đội hoạt động trên chiến trường Cam pu chia. Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí đóng quân và hoạt động chiến đấu, công tác của các lực lượng Vùng 5 bố trí trên vùng biển đảo, đất liền rộng lớn, phức tạp, xa hậu phương; điều kiện tăng gia sản xuất chưa đạt yêu cầu mức cần thiết; khả năng cung cấp của trên và địa phương còn nhiều mặt hạn chế, nên công tác bảo đảm gặp nhiều khó khăn. Lúc này hầu hết các vật phẩm dự trữ đều thiếu, nếu tính cả lượng bảo đảm thường xuyên thì càng thiếu nhiều. Các đơn vị ở Công pông xom và Phú quốc thường xuyên thiếu gạo và dầu; Ở Phú Quốc, Vùng chỉ bảo đảm ăn thường xuyên, không có dự trữ, chất lượng gạo rất xấu. Nên đời sống sinh hoạt của bộ đội thấp, chất lượng bữa ăn kém, mặc rách; đời sống tinh thần thiếu sách báo, đài hư hỏng nhiều, thiếu pin, thiếu phim ảnh… Do điều kiện sống kham khổ, hoạt động căng thẳng, liện tục làm cho sức khỏe của bộ đội giảm sút, tỉ lệ bộ đội ốm ở đơn vị chiếm tới 32%.

Ngày 5 tháng 6 năm 1982, Đảng ủy Vùng họp xác định phương kế hoạch hoạt động mùa mưa và 6 tháng cuối năm 1982. Về đánh giá, nhận định tình hình về địch, Đảng ủy nhấn mạnh, trên toàn chiến trường Cam pu chia, địch tuy bị thất bại lớn về quân sự trong mùa khô nhưng vẫn tiếp tục ý định đẩy mạnh hoạt động trong mùa mưa để phục vụ cho ý đồ quân sự, chính trị, ngoại giao của chúng. Trên bán đảo Công pông som, dựa vào một số lực lượng của chúng đã qua lại, bám trụ ngoài rừng và một số cơ sở lực lượng “ngầm” trong dân, trong công nhân cảng và có thể trong một số bộ phận cơ quan, lực lượng vũ trang của thành phố mà chúng đã móc nối được, xây dựng được, thời gian tới địch sẽ duy trì đẩy mạnh hoạt động gây rối, phá họai trên nhiều mặt, tập trung vào một số khu vực yếu như đông bắc Sở Dầu, dẫy núi cao điểm 119, xã Bat tho trăng, khu vực cao điểm 84 đến thượng nguồn sông Sáp và khu vực đông Rean ven sông Sáp về phía tây; các đảo phía tây Công pong som, phía tây Rean và đảo Hòn Nước, Phú Dự. Đồng thời, kết hợp với việc giành dân quyết liệt với ta và tiếp tục móc nối tổ chức “đội quân ngầm” để hỗ trợ cho việc mở rộng đánh du kích ở ngoài rừng .

Về ta, các đơn vị trong Vùng 5 hoạt động ở Cam pu chia, sau nhiều năm chiến đấu và công tác liên tục, chưa hoạt động xong mùa này lại đã phải khẩn trương chuẩn bị bước vào hoạt động mùa, nhiều nhược điểm, khuyết điểm bộc lộ trong chiến đấu và trong công tác chưa có điều kiện củng cố và chưa được chỉ đạo giải quyết kịp thời. Các đơn vị vũ trang Bạn và chuyên gia của ta trong điều kiện chiến đấu khác trước cũng bộc lộ nhiều thiếu sót cần phải sớm khắc phục.

Đảng ủy Vùng nhấn mạnh chủ trương, khẩn trương nâng cao chất lượng toàn diện của các đơn vị đang chiến đấu và công tác ở chiến trường. Coi đây là nhiệm vụ trung tâm để tạo lên khí thế mới, năng lực mới, chuyển biến mới để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mùa mưa và những nhiệm vụ tiếp theo. Phải tích cực, chủ động tiến công địch bằng phương thức và lực lượng thích hợp, không để địch gượng dậy, không để địch làm tổn thất ta, tạo điều kiện nâng cao chất lượng bộ đội ta và các đơn vị bạn.

Đảng ủy nêu rõ một số biện pháp, đó là phải quán triệt sâu rộng từ trên xuống dưới các nghị quyết, chỉ thị của Ban Cán sự và Bộ Tư lệnh 719 về hoạt động mùa mưa năm 1982 và 6 tháng cuối năm 1982; tăng cường giáo dục quản lý bộ đội, làm chuyển biến mạnh mẽ vế ý chí, trách nhiệm và kỷ luật, phong cách và lối sống; chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực toàn diện của cán bộ các cấp cả quân sự, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội; củng cố tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ; nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng. Phải nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của bộ đội; nâng cao sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ.Đẩy mạnh công tác giúp Bạn vận động quần chúng, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng thực lực cách mạng ở cơ sở, củng cố nâng cao chất lượng toàn diện các lực lượng vũ trang Bạn.

Thực hiện kế hoạch hoạt động chiến đấu trong mùa mưa và 6 tháng cuối năm, từ tháng 7 đến hết tháng 9 năm 1982, Vùng tổ chức 5 đợt truy quét tập trung dài ngày bằng lực lượng thích hợp phân đội nhỏ (cỡ tiểu đội tăng cường đến trung đội thiếu) tại các khu vực trọng điểm đã được xác định ở bán đảo Công pông som và ở các đảo Kô rông, đảo Phú Dự. Kết quả, ta không gặp địch, phát hiện và tháo 2 qua mìn.

Cùng với truy quét xa, Vùng sử dụng 10% đến 15 % quân số của lữ đoàn 101, tiểu đoàn 574 và tiểu đoàn cảnh vệ truy quét gần xung quanh các doanh trại đóng quân từ 2 đến 3 ki lô mét; chốt phục ở nơi trọng yếu bảo vệ an toàn đường sắt, đường số 4, cầu cảng Công pông som.

Để bảo đảm cho việc tổ chức chỉ huy chiến đấu và tiến hành quản lý bờ biển vùng biển và các đảo của Cam pu chia chặt chẽ, sau khi thỏa thuận với Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam, ngày 24 tháng 8 năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cam pu chia Chăn xi ký quyết định số 164/QP về việc thành lập Ban chỉ huy thống nhất bảo vệ bờ biển và đảo của nước Công hòa nhân dân Cam pu chia

Quyết định nêu rõ, trước mắt giao quyền cho Ban chỉ huy Vùng 5 là lực lượng Hải quân Việt Nam thống nhất chỉ huy các lực trang vũ trang, lực lượng công an Cam pu chia thuộc các tỉnh Kô công, Kông pông xom, Căm pốt để hoạt động; Ở vùng biển thành phố Công pông xom tổ chức thành lập Ban chỉ huy thống nhất vùng biển Công pông som gồm các thành phần: Đồng chí Tuấn, Tư lệnh Hải quân Vùng 5 làm Trưởng ban; đồng chí Đót, Thành đội trưởng Công pông xom làm Chỉ huy phó và các đồng chí giám đốc công an thành phố Công pông xom, giám đốc cảng Công pông som làm Ủy viên Ban chỉ huy.

Ban chỉ huy thống nhất vùng biển Công pông som chịu chỉ đạo của Ban chỉ huy thống nhất thành phố Công pông xom, có nhiệm vụ thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang, lực lượng công an và lực lượng dân quân du kích đóng quân trong vùng sông, vùng biển và đảo Công pông som, hoạt động đánh địch bảo vệ kho tàng, cầu cảng và các tài sản trong cảng; quản lý chặt chẽ vùng biển và đảo để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội trong toàn vùng.

Đến tháng 8 năm 1982, sau hơn 3 năm Quân tình nguyên Việt Nam giúp Đảng nhân dân và dân tộc Cam pu chia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn pốt, hồi sinh xây dựng chế độ mới, lực lượng cách mạng và quân đội Cam pu chia từng bước trưởng thành, đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước. Thực hiện thỏa thuận của Chính phủ hai nước Cam pu chia và Việt Nam, Việt Nam sẽ rút dần các lực lượng quân tình nguyện về nước theo với sự lớn mạnh của quân đội Cam pu chia.20Cuối quí 3 năm 1982, một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia được rút về nước. Đây là đợt rút quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên ở Cam pu chia về nước, đánh dấu một sự phát triển thắng lợi của cách mạng Cam pu chia.

Trong thời gian này,Ủy ban nhân dân thành phố Công Pông xom tổ chức nhiều cuộc mít tinh của các tầng lớp nhân dân địa phương hưởng ứng thắng lợi của quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trương Cam pu chia sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang rút về nước. Cùng với Bạn, Vùng 5 tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn các buổi mít tinh của nhân dân.

Trong tháng tháng 8 và tháng 9 năm 1982, Vùng có bước điều chỉnh lực lượng hỏa lực, bộ binh để phù hợp với yêu cầu chiến đấu bảo vệ các mục tiêu khu vực trọng điểm. Ta bố trí 2 khẩu 37 ly 2 nòng của Đại đội 7, Tiểu đoàn 22, Lữ 101 ra đập chắn sóng cảng Cá tăng cường cho hải đội hỗn hợp của lữ đoàn 127 làm nhiệm vụ hiệp đồng với pháo tàu bảo vệ cảng và cửa Âu tàu, không để địch bịt cửa khi tàu ta cơ động ra ngoài; đưa dàn H12 ở đảo Kô rông sang đảo Kô ma nô và tổ chức bắn đạn thật kiểm nghiệm trong phòng thủ đảo. Chuyển Đại đội 2, Tiểu đoàn 574 từ xã Thmo riếp về Ô ta re làm nhiệm vụ địa bàn ở xã mới và đánh địch ở đông nam thành phố Công pông xom; đồng thời triển khai xong đài quan sát ở mũi Gềnh Dầu, đảo Phú Quốc để tăng cường quan sát, quản lý vùng biển ở bắc Phú Quốc.

Căn cứ vào tình hình chiến trường Cam pu chia, ngày 4 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định Vùng 5 Hải quân chuyển nhiệm vụ và bàn giao địa bàn Công pông xom cho Quân khu 9. Đây là bước điều chỉnh căn bản để nhằm thống nhất chiến trường, hợp lý hóa tổ chức lực lượng, phát huy sức mạnh chiến đấu của từng khu vực, của từng đơn vị, tạo điều kiện cho Vùng 5 Hải quân tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, hải đảo và nhiệm vụ giúp Bạn trong phạm vi phụ trách.

Chấp hành mệnh lệnh của trên, ngày 9 tháng 11 năm 1982, Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân họp quyết nghị như sau: Khẩn trương tổ chức bàn giao địa bàn Công pông xom cho Đoàn quân sự 950, Bộ Tư lệnh 979, Quân khu 9 về nhiệm vụ chiến đấu, địa bàn hoạt động ở từng khu vực, kế hoạch tác chiến, phương án bố trí lực lượng đã được xác định và nhiệm vụ giúp Bạn ở địa bàn Công pông xom. Bàn giao một số lực lượng về Đoàn quân sự 950 gồm: Tiểu đoàn 574, cơ quan chuyên gia quân sự Thành đội Công pông xom, lực lượng phái viên công tác giúp bạn và Đại đội 3, thuộc tiểu đoàn cảnh vệ. Tổ chức di chuyển lực lượng Lữ đoàn 101 về đảo Phú Quốc cùng Trung đoàn 953 để củng cố tổ chức; giữ nguyên 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy Lữ 101 làm nhiệm vụ giúp Bạn chiến đấu bảo vệ khu vực cảng Rean; giữ nguyên tiểu đoàn phòng thủ đảo khu vực vịnh Công pông som thuộc lực lượng Lữ đoàn 101. Sở chỉ huy của Vùng vẫn tiếp tục ở Công pông xom được tổ chức lại cho phù hợp, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

Ngày 25 tháng 11 năm 1982, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Bộ Tư lệnh 979 tổ chức xong Hội nghị bàn giao các nội dung theo mệnh lệnh của trên. Hai bên xác định từ không giờ ngày 1 tháng 12 năm 1982, Bộ Tư lệnh 979 giúp Bạn bảo vệ toàn bộ phần địa bàn, nhiệm vụ, các mục tiêu quan trọng của Vùng 5 đã bàn giao lại. Vùng 5 Hải quân không chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ đó nữa.

Lúc này, năm 1982, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Cam pu chia được phân công phụ trách quản lý, bảo vệ các địa bàn như sau: Bộ Tư lệnh 479 trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý 2 tỉnh Xiêm Riệp và Bát tam bang; Bộ Tư lệnh 579 trực thuộc Quân khu 5 quản lý 4 tỉnh Môn đôn kiri, Rátnakiri, Stung treng, Prêt vi hia; Bộ Tư lệnh 779 trực thuộc Quân khu 7 quản lý 5 tỉnh Công pông thom, Công pông chàm, Svâyriêng, Ka rachie (ở phía đông nam Campu chia) ; Bộ Tư lệnh 979 trực thuộc Quân khu 9 quản lý 8 tỉnh Công pông Spư, Kông pông chnăng, Puốc Xát, Kang đan, Cam pốt, Kông pông xom, Kô công (phía nam, tây nam Campu chia); Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, thuộc Quân chủng Hải quân quản toàn bộ ven biển, vùng biển, các đảo gần bờ, xa bờ và khu vực cảng Rean của Campu chia. Quân đoàn 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương