BỘ TƯ LỆnh vùng 5 HẢi quân lịch sử VÙng 5 HẢi quâN (1975 – 2015)


Chương bốn:XÂY DỰNG VÙNG 5 HẢI QUÂN CÁCH MẠNG, CHÍNH QUI, TINH NHUỆ, HIỆN ĐẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, THỀM LỤC ĐỊA TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC ( 2001- 2015)



tải về 1.28 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.28 Mb.
#24070
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Chương bốn:XÂY DỰNG VÙNG 5 HẢI QUÂN CÁCH MẠNG, CHÍNH QUI, TINH NHUỆ, HIỆN ĐẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, THỀM LỤC ĐỊA TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC ( 2001- 2015)

  1. Đẩy mạnh xây dựng nền nếp chính qui, chấp hành kỷ luật, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tăng cường hiệp đồng với các lực lượng quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, an toàn vùng biển, đảo Tây Nam


Sau 15 năm (1986 – 2000) tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng, giữ vững được ổn định chính trị; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh được củng cố, đối ngoại được mở rộng, tạo ra thế và lực mới đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2001, năm đầu tiên của thế kỷ XXI, tình hình đất nước ta, bên cạnh có nhiều mặt thuận lợi, vẫn còn không ít khó khăn. Tình hình trên các vùng biển Cửa Vịnh Bắc Bộ, Trường Sa và DK1 và tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng gay gắt, quyết liệt hơn.Tình hình vùng biển Tây Nam, Thái Lan thường xuyên duy trì biên đội tàu chiến và máy bay hoạt động ở khu vực chồng lấn bảo vệ cho tàu cá Thái Lan ban đêm xâm phạm vùng biển của ta để đánh bắt trộm hải sản; khu vực bắc đảo Phú Quốc, lực lượng quản lý biển Cam pu chia thường xuyên sử dụng tàu tuần tiễu ở giáp biên xua đuổi, vây bắt tàu thuyền dân ta xâm phạm vùng biển Cam pu chia phạt tiền, thu lưới, ngư cụ rồi thả. Các doanh nghiệp Cam pu chia và Thái Lan mua bán hải sản với tỉnh Kiên Giang hoạt động không đúng tuyến, hàng hóa xuất nhập khẩu không đúng chủng loại theo hợp đồng. Các tàu buôn bán hải sản của Cam pu chia qua khu vực bắc đảo Phú Quốc ngày càng tăng, các lực lượng quản lý của ta chưa kiểm soát hết được tình hình.

Quán triệt tình hình và nhiệm vụ công tác quân sự, năm 2001,Vùng 5 duy trì hoạt động thường xuyên các trạm ra đa kết hợp quan sát mắt quản lý chặt chẽ vùng biển; thực hiện nghiêm kế hoạch trực chiến, trinh sát tại các khu vực Thổ Chu, bắc Phú Quốc; tổ chức các đợt tuần tiễu, trinh sát, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất trên các tuyến trọng điểm và khu vực trọng điểmđể nắm tình hình mặt biển và xua đuổi tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta.

Căn cứ vào kết quả tuần tra chung giữa lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan các năm 1999, 2000 và tình hình phương tiện, trình độ năng lực của Vùng 5 Hải quân, ngày 9 tháng 2 năm 2001, Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho Vùng 5 Hải quân sử dụng 2 tàu HQ 251, HQ 253 phối hợp tuần tra chung lần thứ 4 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng biển giáp ranh hai nước. Chuyến tuần tra chung lần thứ 4 do Bộ Tham mưu chỉ đạo, Vùng 5 Hải quântrực tiếp chỉ huy hai tàu tuần tra chung của vùng.Đây là lần đầu tiên Vùng 5 thực hiện nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 quán triệt chỉ thị và xác định rõ nhiệm vụ tuần tra chung nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tây Nam, duy trì trật tự an ninh vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan; thúc đẩy quan hệ ngày càng hiểu biết tin cậy hơn giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan; nâng cao khả năng phối hợp huấn luyện tín hiệu cờ tay, tín hiệu ánh đèn cho lực lượng tuần tra. Để thực hiên tốt nhiệm vụ, Vùng rà soát điều chỉnh đủ 100 phần trăm quân số cho 2 tàu, bảo đảm chất lượng chính trị, chuyên môn, chọn lọc cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ thực sự có đủ năng lực để tăng cường tham gia tuần tiễu; đồng thời chỉ đạo huấn luyện các nội dung sát với thực tế và yêu cầu hoạt động phói hợp tuần tra…

Thực hiện kế hoạch đã được Quân chủng phê chuẩn, từ 15 giờ 30 phút ngày 20 tháng 11 năm 2001 đến 9 giờ 30 phút ngày 22 tháng 11 năm 2001, liên tục trong 42 giờ, hai tàu HQ 251, HQ253phối hợp với 2 tàu của Hải quân Hoàng gia Thái Lantiến hành tuần tra trên 4 tuyến trong khu vực tuần tra phối hợp đã qui định, có 2 tuyến đồng hành tuần tra, cách đường ranh giới hai nước(KC) 0,25 hải lý và 2 tuyến độc lập tuần tra, cách đường KC 15 hải lý. Lần đầu tiên tham gia, biên đội tàu HQ 251, HQ253 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung lần thứ 4 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng biển giáp ranh Việt Nam - Thái Lan, được thủ trưởng Bộ Tư lệnh biểu dương.

Công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, năm 2001, Vùng tập trung triển khai các cuộc diễn tập theo kế hoạch của Quân chủng.Ngày 12 tháng 3 năm 2001, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị tổ chức tham gia diễn tập PT 01, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu cơ động lực lượng theo phương án A1, A2; kiểm tra sơ tán phòng tránh đánh trả địch tiến công bằng hỏa lực; bồi dưỡng nâng cao trình độ chỉ huy,tham mưu; trình độ tổ chức hiệp đồng tác chiến cho cơ quan các cấp trong tổ chức và thực hành chiến đấu trên địa bàn Quân khu 9 và vùng biển Tây Nam.

Thực hiện chỉ thị của Quân chủng, để chuẩn bị diễn tập PT 01 và chuẩn bị xây dựng Quyết tâm A; A4; Quyết tâm phòng thủ căn cứ An Thới của Quân chủng và của Vùng 5, Chỉ huy Vùng 5 tổ chức Đoàn khảo sát chiến trường do đồng chí Chỉ huy phó, Tham mưu trưởng Vùng làm trưởng đoàn cùng với Đoàn cán bộ của Quân chủng tiến hành khảo sát từ 6 đến 17 tháng 4 năm 2001,tại các khu vực quần đảo Bà Lụa, Nam Du, sông Ông Đốc, hòn Chuối, hòn Khoai; Thổ Chu; hòn Thơm; Phú Quốc; khu vực Kiên Giang, Cần Thơ, sông Cái Lớn,sông Vị Thanh, kênh Cái Sắn. Đoàn đã hoàn thành tốt các nội dung của kế hoạch khảo sát chiến trường. Cuối tháng 4 năm 2001, Vùng 5 tổ chức diễn tập HD - 21hiệp đồng tác chiến phòng không bảo vệ căn cứ, các đơn vị diễn tập bắn đạn thật đều đạt giỏi. Đầu mùa khô tháng 10 năm 2001, Vùng 5 triển khai tổ chức tham gia diễn tập PT – 01, các nội dung thực binh đổ bộ đường biển; đổ bộ chiếm lại đảo; thực binh bắn mục tiêu trên không…Vùng đều đạt mục đích yêu cầu đề ra. Kết thúc diễn tập PT - 01, Vùng 5 được cấp trên đánh giá, đơn vị đạt loại giỏi, đảm bảo an toàn về người, trang bị và vũ khí; công tác tổ chức diễn tập được tiến hành chặt chẽ thống nhất. Thông qua cáccuộc diễn tập, trình độ các mặt của cán bộ các cấp và chiến sĩ được nâng lên một bước; đồng thời là cơ sở để Vùng 5 tiếp tục điều chỉnh kế hoạch tác chiến của các đơn vị sát với thực tế chiến trường Tây Nam.

Cuối năm 2001, chấp hành chỉ đạo của Quân chủng, Vùng 5 tham gia diễn tập hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn trên biển với cụm cảng Hàng không Miền Nam tổ chức tại Phú Quốc, đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt.

Để tăng cường khả năng chống tập kích đường không, bảo vệ an toàn Căn cứ An Thới, ngày 22 tháng 5 năm 2001, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 3847/QĐ- QH thành lập Tiểu đoàn 553 pháo phòng không 37/2 mi li mét trực thuộc chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân. Thực hiện quyết định của Tư lệnh, ngày 29 tháng 6 năm 2001, Chỉ huy trường Vùng 5 ra quyết định triển khai thành lập Tiểu đoàn 553 pháo phòng không 37/2 mili mét làm nhiệm vụ đánh máy bay địch tập kích đường không bảo vệ Sở chỉ huy, Căn cứ và các mục tiêu được phân công; biên chế lực lượng gồm hai Đại đội 83, 84 pháo phòng không 37/2 mi li mét.

Trong năm này, thực hiện qui định của quân chủng về tổ chức phòng không, Vùng triển khai 12 tổ bắn máy bay tầm thấp; 26 trạm quan sát mắt và lực lượng tàu, pháo phòng không và tổ chức

Để tăng cường quan sát quản lý vùng biển phía bắc đảo Phú Quốc, ngày 28 tháng 5 năm 2001, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra quyết định thành lập Trạm ra đa 620 đặt tại Gềnh Dầu thuộc Tiểu đoàn 551. Đến thời điểm này hệ thống quan sát quản lý mặt biển của Vùng 5 phát triển lên 6 trạm ra đa và 11 trạm quan sát mắt của các đơnvị Đại đội 82, Tiểu đoàn 563, 565, 557, cảng 2, cảng 3, trạm ra đa 605, Kho 700. Cũng trong tháng 5 năm 2005, thực hiện quyết định tổ chức biên chế của quân chủng, Vùng 5 thành lập ban Ra đa, ban Binh chủng trực thuộc phòng Tham mưu; ban Khí tài điện tử thuộc phòng Kỹ thuật.

Về công tác đảng, công tác chính trị, Vùng 5 tiến hành các hoạt động tuyên truyền về thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng; về thành tựu của 15 năm đổi mới của đất nước. Tháng 9 năm 2001, Đảng ủy Vùng 5 tổ chức học tập quán triệt và ra chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ VII, Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ IX và Đại hội Đảng bộ Vùng 5 lần thứ VIII, đã tạo sự đoàn kết, nhất trí cao và niềm tin tưởng sâu sắc trong toàn Đảng bộ và Vùng đối với sự lãnh đạo của Đảng theo đường lối, chủ trương của Đại hội Đảng IX đề ra.

Trong đầu quí 3 năm 2001, Vùng chỉ đạo Đại hội Hội phụ nữ cơ sở Vùng 5 Hải quân đạt kết quả tốt.Đại hội khảng định,phong trào phụ nữ và công tác giáo dục mầm non của vùng đã có bước phát triển; chị em đã gắn bó với đơn vị, với Hội, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, biết nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Năm 2002, trên vùng biển Tây Nam, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển của ta giảm nhiều,tình hình cơ bản ổn định. Vùng 5 duy trì chặt chẽ các chế độ trực sàng chiến đấu, tổ chức quan sát, nắm chắc tình hình mặt biển; sử dụng lực lượng tàu thuyền hợp lý tổ chức hoạt động tuần tiễu, trinh sát nắm tình hình trên các khu vực trọng điểm. Cuối tháng 4 năm 2002, Vùng chỉ huy 2 tàu, HQ 251, HQ 253 hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung chuyến thứ 5 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng biển giáp ranh theo kế hoạch. Đầu tháng 10 năm 2002, Quân chủng giao cho Vùng 5 thực hiện nhiệm vụ đột xuất, tiếp tục sử dụng biên tàu TP – 01(HQ 251; HQ 253) phối hợp tuần tra chung chuyến thứ 6 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 đã khẩn trương lãnh đạo, chỉ huy Lữ đoàn 127 làm tốt công tác chuẩn bị và tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung chuyến thứ 6 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trong tháng 11 năm 2002, góp phần giữ vững sự ổn định tình hình trên biển.

Trong năm, Vùng tiếp tục bổ sung hoàn thiện 9 kế hoạch tác chiến, trong đó có Kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu theo hướng dẫn mới và Kế hoạch hiệp đồng với Sư đoàn Không quân 370 đảm bảo tính khả thi cao hơn; tổ chức thành công hội nghị sơ kết5 năm thực hiện các chỉ thị của Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Hải quân về công tác sẵn sàng chiến đấu phòng không. Cuối tháng 10 năm 2002, Vùng 5 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập HĐ -02 một bên, hai cấp có một phần thực binh bắn đạn thật pháo phòng không. Nội dung diễn tập, Vùng 5 hiệp đồng với Sư đoàn không quân 370, Sư đoàn Phòng không 367 đánh địch tiến công đường không, đổ bộ đường không bảo vệ đảo Phú Quốc và Thổ Chu.

Năm 2002, Quân chủng kiểm tra toàn diện công tác quân sự, Vùng 5 đạt đơn vị giỏi.

Sau 4 năm thành lập, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có bước phát triển, kiện toàn cơ bản về mọi mặt, từ hệ thống tổ chức chỉ huy đến cơ sở hạ tầng bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, lực lượng, phương tiện, trang bị kỹ thuật và có bước trưởng thành, đủ sức độc lập lãnh đạo, chỉ huy các hoạt động cánh sát biển trên biển. Ngày 30 tháng 3 năm 2002, Tư lệnh Hải quân ra quyết định điều chuyển nguyên canh Vùng Cảnh sát biển 5 và Hải đội 501 Cảnh sát biển gồm các tàu CSB 5011, 5012, 5013 thuộc Vùng 5 Hải quân về trực thuộc Cục Cảnh sát biển Việt Nam từ ngày 15 tháng 4 năm 2002. Chấp hành quyết định của Tư lệnh Hải quân, ngày 14 tháng 4 năm 2002, Vùng 5 Hải quân tiến hành bàn giao toàn diện Vùng Cảnh sát biển 5 và Hải đội 501 về trực thuộc Cục Cảnh sát biển Việt Nam theo đúng yêu cầu của trên.

Năm 2002, Vùng 5 đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành hậu cần Hải quân làm theo lời Bác Hồ dạy”, tập trung bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu cho các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Vùng; ưu tiên bảo đảm cho lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực đảo Thổ Chu, bắc đảo Phú Quốc và các đài trạm ra đa; các lực lượng hoạt động tuần tiễu trên biển; nâng cao chất lượng bảo đảm đời sống bộ đội. Trong công tác bảo đảm thường xuyên, tiến hành việc phân cấp tạo nguồn lương thực, thực phẩm, tiếp tục củng cố các bếp ăn tập trung; chỉ đạo công tác nuôi dưỡng, thực hiện đúng chế độ ăn thêm khu vực đảo và ăn thêm các nghiệp vụ, mức ăn của bộ đội ổn định và được cải thiện tốt hơn. Tiêu biểu trong công tác nuôi dưỡng có các đơn vị, Tiểu đoàn xe tăng 557, Tiểu đoàn bộ binh cơ động 563, cơ quan Vùng, Cụm 2, Cụm 3, đảo Thổ Chu; Hải đội 511, Hải đội 51, Lữ đoàn 127. Vùng đẩy mạnh tăng gia sản xuất quanh nhà, quanh bếp; thực hiện tốt trồng rừng trên đất quốc phòng do Vùng quản lý 140 ha; triển khai dự án chăn nuôi bò, chăm sóc 14 ha rừng trồng cũ ở khu vực đơn vị; xây dựng các đơn vị điểm về tăng gia sản xuất như đảo Thổ Chu, Tiểu bộ binh cơ động 563, Tiểu đoàn xe tăng 557, các đơn vị này luôn đạt tiêu chuẩn đơn vị tăng gia giỏi. Kết quả tăng gia sản xuất năm 2002, đào 8000 mét vuông ao thả cá; thu hoạch 106 tấn ra xanh các loại, 16 tấn thịt; 5,7 tấn cá, thu chênh lệch hơn 389 triệu đồng đưa vào bữa ăn bộ đội 638 đồng một người, một ngày; kết hợp làm kinh tế thu hơn 307 triệu đồng, đạt 80 phần trăm kế hoạch năm; chế biến 21 000 lít nước mắm, nuôi 75 con bò, chăm sóc 178, 9 héc ta rừng tràm.

Sang năm 2003, tình hình vùng biển Tây Nam tiếp tục ổn định, nhưng do tính chất phức tạp, nhạy cảm về quan hệ làm ăn truyền thống, nên vẫn có tàu thuyền nước ngoài xâm nhập đánh bắt trộm hải sản, làm ăn phi pháp ở các khu vực biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan. Đặc biệt là có một số lượng lớn tàu thuyền ngư dân ta xâm nhập sang vùng biển Cam pu chia đánh bắt hải sản, buôn bán, vận chuyển hàng hóa đi qua vùng nội thủy của Cam pu chia, nhiều tàu thuyền bị các lực lượng quản lý biển Campu chia bắt phạt tiền, có thời điểm gây nên tình hình phúc tạp và dư luận không lành mạnh.

Năm 2003, Vùng 5 tăng cường các hoạt động trinh sát, kiểm tra nắm tính hình, quản lý chặt chẽ vùng biển, tập trung vào khu vực tây tây bắc Thổ Chu ( khu vực 1) và bắc Phú Quốc (khu vực 5). Ba tháng đầu năm, Vůng tổ chức 9 lần chiếc tàu, đi 3369 hải lý hoạt động tuần tiễu trinh sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất khu vực trọng điểm Thổ Chu, bãi cạn Cà Mau, xua đuổi 9 lần chiếc tàu cá Thái Lan.

Từ ngày 19 đến ngày 21 năm 2003, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tham mưu, Vùng 5 chỉ huy hai tàu, HQ 251, HQ 253 hoàn thành chuyến phối hợp tuần tra chung thứ 7 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan trên vùng giáp ranh; giữ vững thông tin liên lạc với Vùng 1, Vùng 2 Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Để làm tốt quản lý trật tự an ninh trên vùng biển Tây Nam, chấp hành chỉ thị của Tư lệnh Hải quân, từ 15 tháng 6 đến 15 tháng 7 năm 2003, Vùng 5 Hải quân phối hợp hiệp đồngvới Vùng Cánh sát biển 5, tiến hành đợt hoạt động tuần tiễu, kiểm trakhu vực bắc Phú Quốc và khu vực tây nam Thổ Chu; cùng với sử dụng tăng cường trung đội Trinh sát kỹ thuậtphối hợp với Trung tâm 67 hoạt động nắm tình hình ở khu vực bắc đảo Phú Quốc. Lực lượng làm nhiệm vụ gồm: Vùng Cảnh sát biển 5 có 2 tàu CSB 2002, 2001, biên đội tàu Vùng 5 Hải quân có tàu HQ742, HQ 759 và 2 xuồng cao tốc được bố trí ở các khu vực tuần tiễu, kiểm tra theo kế hoạch. Sở chỉ huy tiền phương đặt ở Hòn Đốc do đồng chí Phó tham mưu trưởng Vùng 5 phụ trách tác chiến chỉ huy và triển khai thêm 2 tổ trinh sát kỹ thuật ở Hòn Đốc và ở tàu HQ632; 2 tổ quân báo nhân dân xuống các địa bàn trọng điểm nắm tình hình( Hà Tiên, Hòn Đốc, Bãi Thơm, Gềnh Dầu); tổ chức 2 tàu, HQ 253 và CSB 5011 trực tại cảng sẵn sàng cơ động ứng cứu khi có yêu cầu. Trên mỗi tàu hoat động ở các khu vực được tăng cường 2 đồng chí nghiệp vụ cảng sát biển.

Sau một tháng hoạt động đi 5077 hải lý tuần tra, kiểm tra, các tàu của ta phát hiện 6319 lần chiếc cá Việt Nam vi phạm đánh bắt ở vùng biển Cam pu chia, bình quân trong 1 ngày có 210 lần chiếc tàu vi phạm, tập trung ở Mũi Hanh, bắc Phú Quốc, đông bắc Mũi Chao; tây tây bắc Hòn Đốc. Lưc lượng của vùng đã lập văn bản 159 tàu vi phạm; tuyên truyền giáo dục cho 507 lần chiếc tàu khác không được vùng biển Cam pu chia đánh bắt hải sản.43

Từ kết quả tuần tra, kiểm tra của nhiều lực lượng trên khu vực bắc đảo Phú Quốc, Vùng 5 đánh giá, hoạt động của ngư dân ta do điều kiện kinh tế hạn hẹp, trình độ đánh bắt cá xa bờ thấp, cho nên chủ yếu sử dụng tàu thuyền cỡ nhỏ, ngư cụ đánh bắt thô sơ, hoạt động ở ngư trường nước nông, gần bờ, gần đảo là chủ yếu. Vùng biển ở Việt Nam là những nơi gần bờ, gần đảo, hải sản đã bị khai thác cạn kiệt. Trong khi đó, bên Cam pu chia nhiều sinh vật biển, có độ sâu phù hợp với kinh nghiệm, trình độ đánh bắt của ngư dân ta. Để mưu sinh cuộc sống, từ lâu, thường xuyên hàng ngày ngư dân ta sang vùng biển Cam pu chia khai thác, đánh bắt hải sảnvà trở thành ngư trường quen thuộc của họ.

Sau ngày 15 tháng 7 năm 2003, Vùng 5 tiếp tục duy trìđợt hoạt động tuần tiễu, kiểm tra trên vùng nước lịch sử Việt Nam – Cam pu chia đến 15 tháng 8 năm 2003. Sau hai tháng tăng cường các hoạt động quản lý, kiểm soát, ta đã lập biên bản cảnh cáo, nhắc nhở 372 lần chiếc tàu cá của Việt Nam vi phạm đánh bắt hải sản trên biển Cam pu chia; Đồng thời cũng đã ngăn chặn được số lượng lớn tàu thuyền đánh cá Việt Nam vi phạm vùng biển Cam pu chía.

9 tháng năm 2003, Vùng 5 tổ chức 31 lần chiếc tàu đi 22 065 hải lý hoạt động tuần tiễu, trinh sát, xua đuổi 35 lần chiếc tàu cá Thái Lan ra khỏi vùng biển của ta.

Tháng 10 năm 2003, Vùng tổ chức diễn tập CH- TM, 1 bên, 2 cấp kết hợp với HĐ – 03 của Cụm chiến đấu 5 đạt kết quả tốt, (8,1 điểm) và được Quân chủng tặng bằng khen.

Năm 2003, Vùng tập trung sửa chữa hầm hào, công sự, hoàn thành bể ngâm xe tăng và kho vật tư của Tiểu xe tăng 557; xây dựng trận địa pháo phòng không và đường cơ động Đại đội 84, Tiểu đoàn pháo phòng không 553, hoàn thành sửa chữa đưa vào sử dụng cầu cảng 2.

Tháng 11 năm 2003, Vùng triển khai thành lập mới Trạm ra đa 625, Hòn Đốc, tăng cường cho hoạt động quán sát, quản lý vùng biển tiếp giáp Cam pu chia.

Nhằm tạo sự chuyển biến mới và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng nền nếp chính qui ở các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân chủng, ngày 20 tháng 3 năm 2003, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân ra nghị quyết 1438/NQ – ĐU về tăng cường rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính qui, đổi mới phong cách, tác phong công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Quán triệt nghị quyết 1438 của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, đầu tháng 7 năm 2003, Đảng ủy Vùng 5 ra nghị quyết chuyên đề về tăng cường rèn luyện kỷ luật, xây dựng nề nếp chính qui, trong đó tăng cường các biện pháp lãnh đạo giáo dục, đề cao trách nhiệm tổ chức quản lý của người chỉ huy các cấp, nhất là cấp cơ sở đại đội, trung đội, tạo sự chuyển biến căn bản về rèn luyện chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điều lệ quân đội, các qui định về xây dựng cơ quan, đơn vị nền nếp chính qui, quản lý con người trang bị, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các cùng biển đảo, ngày 2 tháng 6 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ra qui định số 107/QĐ- TTg về Ban hành qui chế phối hợp giữa Bộ Công an vàBộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hộitrong tình hình mới. Do tính chất phức tạp của vùng biển Tây Nam và yêu cầu triển khai thực hiện khẩn trương, ngày 4 tháng 6 năm 2003, Tư lệnh Hải quân có công điện 18/TGK gủi Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân về triển khai thực hiện Qui định 107/QĐ- TTg và tổ chức tốt kế hoạch hiệp đồng giữa các lực lượng của các địa phương ven biểnthực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên các vùng biển, đảo Tây Nam.

Căn cứ vào quyết định của Chính phủ và chấp hành chỉ đạo của Quân chủng, từ ngày 27 tháng 7 năm 2003 đến ngày 6 tháng 8 năm 2003, Vùng 5 đã khẩn trương xây dựng các nội dungkế hoạch phối hợp hiệp đồng quản lý bảo vệ các vùng biển, đảovà tổ chức ký kết với các thành phần lực lượng của các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Vùng Cảnh sát biển 5. Các thành phần lực lượng của các tỉnh hiệp đồng với Vùng 5 Hải quân gồm có Bộ chỉ huy Quân sự , Bộ chỉ huy Biên phòng, Sở Công an, Sở Thủy sản, Sở Giao thông Vận tải, Cục Hải quan.(Riênghai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng không có Cục Hải quan).

Nội dung phối hợp hiệp đồng quản lý vùng biển gồm:1, Trao đổi thông tin và phối hợp kiểm tra thông tin; 2, Phối hợp trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật khi tham gia hoạt động trên biển; 3, Phối hợp tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trên biển; 4, Phối hợp bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển, biên giới biển; 5, Phối hợp phòng chống tội phạm trên biển; 6, Phối hợp trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ và các công trình quốc phòng trên biển, đảo; 7,Phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chống biểu tình, bạo loạn lật đổ, bắt con tin, chống khủng bố trên biển, đảo, ven biển; 8, Tổ chức phối hợp huấn luyện và diễn tâp.

Các bên ký kết thống nhất 3 tháng họp một lần giữa các lực lượng hiệp đồng, do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì và quyết đinh thời gian.( Riêng tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Vùng 5 Hải quân và Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh luân phiên đảm nhiệm).

Việc tổ chức thực hiện qui chế 107/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, là điều kiện có tính pháp lý đểtăng cường và phát huy sức mạnh của các lực lượng chức năng nhà nước trong liên kết, hiệp đồng quản lý, bảo vệ các vùng biển đảo, đặc biệt là trên vùng biển, đảo Tây Nam nơi thường xuyên có diễn biến phức tạp về xâm phạmchủ quyền,mấttrật tựan ninh, an toàn trên biển.

Đầu năm 2004, trên vùng biển Tây Nam liên tiếp xẩy ra hai vụ cướp có vũ trang với tính chất hết sức nghiêm trọng ở vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan. Cụ thể là, ngày 15 tháng 1 năm 2004, hai tàu KG 9126 TS; KG 9125 TS đang gỡ lưới tại khu vực tây nam bãi cạn Cà Mauthì bị một tàu lạ dạng tàu cá Thái Lan đến gần bất ngờ dùng súng bắn chết một ngư phủ, cướp tàu cùng toàn bộ lưới, ngư cụ chạy về phía biển Thái Lan; số ngư phủ trên hai tàu bị bọn cướp đẩy xuống biển, bơi,gặp một tàu đánh cá Cà Mau vớt cứu sống. Đêm ngày 31 tháng 1, rạng sáng ngày 1 tháng 2 năm 2004, cũng tại khu vực tây bắc bãi cạn Cà Mau, lợi dụng đêm tối lúc hai tàu KG1583 TS; KG 0511 TSđang nghỉ, tàu bọn cướp bí mật cập mạn sử dụng súng tiểu liên, súng ngắn bắn khống chế, đẩy các ngư phủ xuống biển, cướp hai tàuchạy về hướng Thái Lan. Số ngư phủ này, được một tàu buôn Inđônêxia cứu hộ cho ăn uống,sau đó liên lạc bàn giao cho tàu cá Quân khu 9. Các hành động cướp biển gây tổn thất lớn về người và tài sản cho ngư dân ta, gây dư luận không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Trước tình hình trên, Quân chủng nhận định, thời gian tháng 3, tháng 4 tới, thời tiết tốt, số lượng lớn ngư dân của các tỉnh trong khu vực sẽ tậptrung đánh bắt hải sản ở các khu vực giáp ranh Việt Nam – Cam pu chia; Việt Nam – Thái Lan; Việt Nam – Ma lai xia. Do vậy, không loại trừ khả năng các hoạt động mang tính cướp biển sẽ còn tái diễn. Quân chủng xác định, chống cướp biển, bảo vệ ngư dân ta là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của Quân chủng và của Vùng 5 Hải quân trong giai đoạn này.

Ngày 27 tháng 2 năm 2004, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị số 912/CT- BTL về triển khai nhiệm vụ chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam. Chỉ thịnêu rõ, giao nhiệm vụ cho Vùng 5 Hải quân với lực lượng hiện có, được phối thuộc tàu TS12, Vùng 4 Hải quân, tàu HQ624, Lữ đoàn 171; tàu HQ681, HQ682, Hải đoàn 128; tàu CSB 5012, và 4 tổ công tác của Vùng Cảnh sát biển 5, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương, lực lượng Biên phòng và lực lượng Quân khu 9tiến hành theo dõi, nắm chắc và dự báo sớm tình hình trên biển, chủ động có biện pháp bảo vệ ngư dân an toàn, hiệu quả, đồng thời tiếp tục điều tra, xác minh vụ việc kết luận rõ về tình hình an ninh trật tự trên vùng biển Tây Nam; tổ chức chặt chẽ hoạt động tuần tiễu, kiểm soát, trọng tâm từ nay đến hết tháng 4 năm 2004, tạo sự răn đe với các đối tượng xấu, trấn áp ý đồ thực hiện hành vi cướp biển, bảo đảm an toàn cho ngư dân yên tâm sản xuất.

Ngày 15 tháng 3 năm 2004, Quân chủng thông quakế hoạch hoạt động chống cướp biển trên vùng biển Tây Nam do Vùng 5 xây dựng. Trong đó nêu rõ, về tư tưởng chỉ đạo và phương châm hoạt động là tích cực, chủ động, linh hoạt lấy răn đe là chính kết hợp mật phục bắt quả tang, không gây tình hình căng thẳng, nhưng kiên quyết trừng trị các hành vi cướp biển. Về tổ chức sử dụng và bố trí lực lượng chống cướp biển được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn cao điểmtừ 25 tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 2004; giai đọan 2 là giai đoạn thường xuyên, cụ thể là:

Giai đoạn 1, về lực lượng sử dụng gồm:

+ Lực lượng tuần tra,tuần tiễu: có tàu CSB 5012, Vùng Cảnh sát biển 5 và hai tàu HQ681, HQ 682, Hải đoàn 128thuộc Biên đội 1 và hai tàu HQ632, HQ 759, Lữ đoàn 127; tàu HQ 624, Lữ đoàn 171.

+ Lực lượng chi viên ứng cứu ở tại cảng An Thới: có các tàu HQ251, HQ253,HQ637,HQ792, Lữ đoàn 127; tàu CSB 5013, Vùng Cảnh sát biển 5.

+ Lực lượng trinh sát, quan sát: có 3 tổ trinh sát kỹ thuật, trong đó 1 tổ trinh sát VTĐ –SN tại Sở chỉ huy Phú Quốcvà 2 tổ trinh sát VTĐ- SCN đi trên tàu HQ 632 và HQ 624; 8 trạm ra đa ( 7 trạm ra đa của Vùng 5, 1 trạm DKI/ 10 của Lữ đoàn 171); 2 tổ quân báo ( 1 tổ ở Rạch Giá, 1 tổ ở sông Ông Đốc).

+ Lực lượng nghiệp vụ Cảnh sát biển: 4 tổ, mỗi tổ 2 đồng chí bố trí trên các tàu HQ 632, HQ 624, HQ 579 và CSB 5012.

+ Lực lương hiệp đồng: 2 máy bay MI-8, Sư đoàn Không quân 370; lực lượng Biên phòng có Hải đoàn 28, Hải đội 2 Cà Mau, Hải đội 2 Kiên Giang; lực lượng công an Kiên Giang, Cà Mau và các lực lượng Quân khu 9

Về bố trí lực lượng trên các khu vực tuần tiễu, kiểm tra: tàu HQ632 hoạt động ở khu vực 1; HQ 681 ở khu vực 2; HQ 682 ở khu vực 3; HQ759 ở khu vực 5c; HQ 624 ở khu vực 4; tàu CSB 5012 ở tây bắc Thổ Chu. Các tàu sẵn sàng cơ động thay đổi vị trí khi có lệnh.

Giai đoạn 2, lực lượng sử dụng gồm:

+ Lực lượng tuần tra,tuần tiễu: có tàu TS12,Vùng 4 Hải quân; hai tàu HQ681, HQ 682, Hải đoàn 128; tàu HQ 742, Lữ đoàn 127.

+ Lực lượng chi viên ứng cứu ở tại cảng An Thới: có các tàu HQ251, HQ253,HQ637,HQ792, Lữ đoàn 127; tàu CSB 5013, Vùng Cảnh sát biển 5.

+ Lực lượng ra đa quan sát:8 trạm ra đa (7 trạm ra đa của Vùng 5, 1 trạm DKI/ 10 của Lữ đoàn 171)



Về tổ chức chỉ huy:

  • Sở chỉ huy Quân chủng chỉ huy toàn bộ lực lượng.

- Sở Chỉ huy Vùng 5 chỉ huy các lực lượng trực thuộc Vùng 5 và lực lượng phối thuộc của vùng

- Sở chỉ huy phía trước Lữ đoàn 127 trên tàu HQ 632 do đồng chí Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 chỉ huy ( Sẵn sàng chỉ huy các lực lượng hoạt động trên biển khi có lệnh của Sở chỉ huy Vùng 5)

Thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, từ giữa tháng 3 đến 23 tháng 3năm 2004,Vùng 5 Hải quân chủ trì hiệp đồng với các đơn vị Vùng Cảnh sát biển 5, Vùng 4 Hải quân, Lữ đoàn 171, Hải đoàn 128thống nhất chuẩn bị kế hoạch hoạt động;hướng dẫn các nội dụng cần thiết trong quá trình làm nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia chống cướp biển; Tổ chứcsinh hoạt quán triệt nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm và thông qua kế hoạch hoạt động của các lực lượng; Triển khai công tác huấn luyện bổ sung các nội dung phục vụ cho nhiệm vụ, trong đó cótổ chức bắn kiểm tra súng đại liên K57, AK,(bắn trên bờ và bắn đối hải)cho các tàu HQ 632, HQ759; kíp xuồng HQ 681, HQ 682, CSB 5012ở Phú Quốc. Tiến hành công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuậtcho các tàu hoạt động đủ cơ số theo kế hoạch; sửa, sơn cải dạng và đánh số tàu HQ 681, HQ 682 phù hợp với yêu cầu nhiệm vụđược giao.

Ngày 25 tháng 3 năm 2004, các lực lượng bắt đầu triển khai hoạt động theo kế hoạch. Sau khi đến các khu vực được phân công, các tàu tổ chức thả neo, kết hợp thả trôi (ban đêm) tại vị trí tọa độ qui định và linh hoạt điều chỉnh vị trí trong khu vực được phân công, tiến hành quan sát bằng ra đa, quan sát mắt, kết hợp với trinh sát kỹ thuật, liên lạc tiếp xúc với tàu cá của ngư dân ta đang hoạt động trên biển để nắm tình hình trên không, trên biển báo cáo về Sở chỉ huy.

Nửa đêm về sáng ngày 3 tháng 4 năm 2004, phát hiện tàu lạ không có số hiệu, dạng đánh cá Thái Lanở tây nam đảo Thổ Chu, nghi vấn tàu cướp biển, tàu CSB 5012 cơ động đến kiểm tra nhưng tàu lạ không cho cập, cố tình chạy trốn. Tàu CSB 5012 bắn cảnh cáo, tàu lạ tiếp tục ngoan cố không dừng.Sở chỉ huy lệnh cho tàu HQ 624 đến chi viện cho tàu CSB 5012. Ta tiếp tục truy đuổi. 7 giờ ngày 3 tháng 4, hai tàu ta bắn cảnh cáo, tàu lạ vẫn cố tình chạy trốn ra đường biên KC. Sở chỉ huy lệnh cho các tàu ép tàu lạ chạy về phía đông đường KC, tìm cách tiếp cận, kiên quyết bắt giữ, đồng thời điều các tàu HQ 632, HQ 681, HQ 682 cơ động đến khu vực hai tàu 5012, 624 để hỗ trợ.

7 giờ 20 phút, nắm được thông tin tàu Hải quân Thái Lan sẽ đến khu vực ta đang tổ chức vây bắt tàu khả nghi cướp biển, Sở chỉ huy lệnh cho các tàu bình tĩnh xử lý đúng đối sách và chuẩn bị nội dung đàm thoại bằng tiếng Anh và tiếng Thái Lan: “ Lúc 00h10, chúng tôiphát hiện mục tiêu khả nghi cướp biển không có số hiệu ở tọa độ 08 độ 31 phút, không giâyđộ vĩ bắc; 103 độ,19 phút, không giây kinh độ đông, đang tổ chức truy đuổi bắt giữ, yêu cầu các ngài không can thiệp, nếu mục tiêu ở phía đông đường KC; nếu sang phía tây đường KC yêu cầu các ngài hỗ trợ vây bắt để xác minh điều tra làm rõ sự việc”.8 giờ, tàu lạ cố tình chạy vượt qua đường KC. Sở chỉ huy Quân chủng nhận định tàu mục tiêu khả năng là tàu cá Thái Lan và lệnh cho các lực lượng kết thúc vây bắt. 9 giờ cùng ngày, Sở chỉ huy Vùng 5 ra lệnh cho các lực lượng kết thúc vây bắt và các tàu khẩn trương rời khu vực vây bắt trở về vị trí cũ theo kế hoạch.

Kết quả giai đoạn 1, từ 25 tháng 3 đến 16 tháng 5 năm 2004, các tàu tham gia hoạt động chống cướp biển trên các khu vực quan sát, phát hiện 2 tàu chiến Thái Lan ở khu vực giáp ranh Việt Nam – Thái Lan dọc tuyến KC; 18 lần chiếc tàu cá Thái Lan hoạt động khu vực tây nam bãi cạn Cà Mau trong vùng biển của ta; 612 lần chiếc tàu buôn nước ngoài, 188 lần chiếc máy bay thương mại hoạt động theo qui luật và quan sát bảo vệ an toàn 4474 lần chiếc tàu cá ngư dân ta đánh bắt hải sản trong các khu vực.Các tổ trinh sát kỹ thuật tổ chức thu, nghe, nắm và thông báo kịp thời về Sở chỉ huy về hoạt động của Hải quân Thái Lan, của các lực lượng quản lý biển Cam pu chia, các thông tin về việc kiểm tra vây bắt tàu ngư dân ta của Hải quân Thái La và của lực lượng Cam pu chia.

Trong giai đoạn này,vùng biển Tây Nam, thời tiết thay đổi giữa hai mùa, thường xuyên có dông và gió lớn, các tàu của ta hoạt động dài ngày trên khu vực tuyến hàng hải quốc tế chịu đựng sóng gió to, nên bộ đội vất vả, mệt mỏi; việc biên chế quân số của các tàu vượt quá qui định nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt của toàn tàu hết sức khó khăn và kham khổ, thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thực phẩm tươi, anh em phải dùng nhiều mì ăn liền, sức khỏe suy giảm.

Cùng với tập trung vào nhiệm vụ chống cướp biển, cuối tháng 4 năm 2004, Vùng 5 sử dụng và chỉ huy hai tàu HQ 251, HQ 253 hoàn thànhhoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung lần thứ 9 với Hải quân Hoàng Gia Thái Lan trên vùng biển chồng lấn.

Đánh giá giai đoạn 1, Vùng5 kết luận, vấn đề cướp biển ta chưa phát hiện có dấu hiệu, song nổi lên là tàu hải quân Thái Lan hoạt động kiểm tra tàu cá ngư dân ta và đã có lúc vượt qua đường KC hoạt động trong vùng biển của ta và tàu cá Thái Lan trà trộn đánh bắt hải sản ở khu vực Bãi cạn Cà mau, không loại trừ khả năng các tàu đánh cá Thái Lan lợi dụng khai thác hải sản có thể tiến hành các hoạt động phi pháp khác và không loại trừ khả năng trấn cướp có thể xảy ra trên vùng biển của ta. Các tàu cá ngư dân ta tiếp tục vượt qua đường biên đánh bắt hải sản ở vùng biển Cam pu chia, Thái Lan, bị lực lượng Cam pu chia bắt phạt tiền và Hải quân Thái Lan kiểm tra.

Vùng 5 tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, là giai đoạn duy trì ổn định tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên vùng biển Tây Nam,tiến hành từ ngày 17 tháng 5 đến đầu tháng 9 năm 2004.

Giai đoạn 2, Vùng sử dụng tàu TS - 12 của Vùng 4 Hải quâncùng Sở chỉ huy nhẹ và 2 xuồng cao tốc, tổ trinh sát kỹ thuật ở trên tàu hoạt động ở các khu vực 2, 3, 4. Tàu HQ 681, HQ 682 lập thành biên đội cùng với tổ trinh sát kỹ thuật và bộ phận lực lượng của quân chủng hoạt động ở khu vực 2, 3, mỗi tàu cách nhau từ 5 đến 10 hải lý. Lực lượng chi viện ứng cứu trực tại cảng An Thới gồm các tàu HQ 251, HQ 253, HQ 637, HQ 792, CSB 5013, CSB 5012; Sử dụng tàu HQ 742, HQ 759 luân phiên thường xuyên hoạt động ở khu vực 5.

Rút kinh nghiệm giai đoạn 1, giai đoạn 2, các lực lượng tham gia tiếp tục được quán triệt lại tư tưởng chỉ đạo và phương châm hoạt động, nghiên cứu kỹ phương pháp hoạt động, các qui định tạm thời đối sách trên vùng biển Tây Nam, các qui định hướng dẫn về xử lý tình huống và phương pháp, nội dung thông báo tình hình, phương pháp sử dụng vũ khí. Các tàu thực hiện huấn luyện bổ sung phương pháp tiếp cận kiểm tra, vây bắt tàu lạ, huấn luyện cờ tay, ánh đèn để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tại các khu vực 2, 3, 4, tàuTS – 12 hoạt động ở các vị trí qui định thả neo(thả trôi về ban đêm), cách đường biên Việt Nam – Thái Lan từ 5 đến 25 hải lý, cách biên đội tàuHQ 681, HQ 682 từ 7 đến 12 hải lý, tiến hành tuần tiễu, tổ chức quan sát, trinh sát kỹ thuật thu nghe thông tin, nắm tình hình và sẵn sàng chi viện ứng cứu cho nhau khi có tình huống; thời gian ở mỗi vị trị từ 5 đến 10 ngày, sau đó chuyển vị trí mới; đi sâu vào khu vực có nhiều tàu cá ngư dân ta kết hợp nhiệm vụ tuyên truyền cho họ về tinh thần cảnh giác, ý thức chấp hành pháp luật và ranh giới biển với các nước khác; tổ chức các hoạt động huấn luyện trên biển mục đích răn đe các hoạt động cướp biển, tạo lòng tin cho ngư dân ta yên tâm làm ăn trên biển.

Biên đội tàu HQ 681, HQ 682 tiếp tục hoạt động theo phương châm bí mật, mật phục, cơ động bám theo sự di chuyển ngư trường của ngư dân sản xuất, xử lý tình huống xảy ra, bảo vệ ngư dân ta làm ăn trên biển.

Từ 25 tháng 7 đến 5 tháng 8 năm 2004, Vùng 5 chủ động hiệp đồng với Vùng Cảnh sát biển 5, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy Biên phòng, sở công an, sở thủy sản, sở giao thông vận tải, hải quan, cảng vụ hàng hải các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu về thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên vùng biển Tây Nam, thông báo về tổ chức đài canh dân sự. Ngoài ra, Vùng hiệp đồng với một số lực lượng của Quân khu 9 và Không quân trong nhiệm vụ chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn.

Kết quả gần 6 tháng hoạt động chống cướp biểntrên vùng biển Tây Nam, taphát hiện 8 lần chiến tàu chiến Thái Lan hoạt động tuần tiễu khu vực giáp ranh Việt Nam – Thái Lan, dọc đường KC và vượt qua phía đông đường KC vào vùng biển của ta từ 3 đến 7 hải lý sau đó về vùng biển Thái Lan; phát hiện 32 lần chiếc tàu cá Thái Lan hoạt động trong vùng biển của ta ở tây, tây nam Bãi cạn Cà Mau vàkhu vực Thổ Chu, tổ chức xua đuổi 8 lần chiếc; quan sát phát hiện 4534 lần chiếc tàu buôn nước ngoài, 253 lần chiếc máy bay thương mại hoạt động theo qui luật, 21 lần chiếc máy bay dịch vụ thăm dò dầu khí của ta hoạt động trên các khu vực; bảo vệ an toàn cho 7694 lần chiếc tàu cá ngư dân đánh bắt hải sản, làm ăn trên biển; tuyên truyền, nhắc nhở cho 66 lần chiếc tàu cá ngư dân ta vi phạm vùng biển Thái Lan.

Ngày 2 tháng 12 năm 2004, tại Phú Quốc, Vùng 5 Hải quân chủ trì tổ chức thành công Hội nghịsơ kết rút kinh nghiệm quản lý Nhà nước trên vùng biển, đảo Tây Nam lần thứ nhất. Tham dự Hội nghị có đại diện các đơn vị Vùng 5 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 5 và lực lượng hiệp đồng của các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Hội nghị thống nhất một số kinh nghiệm bước đầu, trong đó nhấn mạnh, phải có sự quan tâm và trách nhiệm cao của cấp ủy, chỉ huy, chính quyền địa phương và lãnh đạo của các ngành, các lực lượng trong công tác hiệp đồng quản lý Nhà nước trên vùng biển, đảo Tây Nam mà trước hết phải làm tốt việc quán triệt sâu sắc mục đích, yêu cầu, nội dung công tác hiệp đồng cho các lực lượng tham gia.

Sau các đợt hoạt động chống cướp biển kéo dài trong năm 2004,cùng với việcphối hợp hoạt động hiệp đồng quản lý Nhà nước của các lực lượng chức năng, tình hình vùng biển Tây Nam có phần ổn định, song tàu cá Thái Lan vẫn tiếp tiếp tục vi phạm sang vùng biển của ta để đánh bắt trộm hải sản, thường tập trung khu vực tây bắc - tây nam Thổ Chu từ 30 đến 80 hải lý và tây – tây nam DKI/10 từ 20 đến 30 hải lý. Để duy trì ổn định tình hình vùng biển Tây Nam, năm 2005, Quân chủng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quản lý, kiểm tra các khu vực vùng biển trọng điểmđi đôi với mở rộng hoạt động đối ngoại quân sự, tiến hành đàm phán và triển khai thực hiện thỏa thuận phối hợp tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Cam pu chia trên vùng nước lịch sử giữa hai nước Việt Nam – Cam pu chia đã được xác định theo hiệp định ký kết năm 1982.

Chấp hành điện của Tư lệnh Hải quân ngày 8 tháng 12 năm 2004, về tổ chức tuần tiễu quản lý vùng biển Tây Nam, từ ngày 20 tháng 12 năm 2004 đến ngày 2 tháng 1 năm 2005,Vùng 5 sử dụng Biên đội tàu TP 01, HQ 251, HQ253 tiến hành đợt tuần tiễu theo tuyến An Thới – bắc Phú Quốc – vùng biển giáp ranh Việt Nam, Cam phu chia – vùng biển giáp Việt Nam, Thái Lan– Bãi cạn Cà Mau – Hòn Khoai – Hòn Chuối – Nam Du – Phú Quốc. Kết quả, tàu ta quan sát phát hiện 56 lần chiếc tàu buôn nước ngoài; 18 lần chiếc tàu cá Cam pu chia sang Ghềnh Dầu khai thác hải sản; 467 lần chiếc tàu cá Việt Nam hoạt động trên các vùng biển, trong đó có gần 100 lần chiếc tàu hoạt động trên vùng giáp ranh Việt Nam - Cam pu chia; 3 tàu chiến nước ngoài hoạt động cách đường KC từ 5 đến 12 hải lý về phía biển Thái Lan.

Trong năm 2005, Vùng tổ chức 5 đợt tuần tiễu, kết hợp vận chuyển xa bờ với thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, phát hiện xua đuổi 12 lần chiếc tàu cá Thái Lan hoạt động trong vùng biển của ta, giảm 20 lần chiếc so với năm 2004. Hệ thống ra đa quan sát của Vùng phát hiện theo dõi 43.825 lần chiếc tàu cá của ngư dân ta vượt qua đường trung tuyến đánh bắt cá ở vùng biển Cam pu chia, giảm 3.034 lần chiếc so với năm 2004.

Từ ngày 20 đến 21 tháng 4 năm 2005, biên đội hai tàu HQ 521, HQ 253 của Vùng 5 thực hiệnnhiệm vụ phối hợp tuần tra chung lần thứ 11 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Trong quá trình tuần tra, hai bên đã phối hợp nhịp nhàng chuẩn xác theo đúng kế hoạch, thực hiện tốtcác nội dunghuấn luyện cờ tay, ánh đèn, thông tin liên lạc trên sóng vô tuyến; đồng thời từng lực lượng tổ chức quan sát phát hiện và kiểm tra các phương tiện hoạt động qua lại vùng biển tuần tra chung theo qui chế, giữ vững thông tin liên lạc, trao đổi những thông tin cần thiết và sẵn sàng phối hợp để xử lý các trường hợp phương tiện vi phạm theo nguyên tắc qui chế đã thỏa thuận.

Căn cứ vào thỏa thuận về Qui chế phối hợp tuần tra chung và lập kênh liên lạc giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia ký ngày 24 tháng 9 năm 2002; tại cuộc họp lần thứ nhất của nhóm công tác Việt Nam - Cam pu chia về Qui chếphối hợp tuần tra chung và lập kênh thông tin liên lạc,tổ chức tại thành phồ Hồ Chí Minh từ ngày 4 đến 7 tháng 7 năm 2005, hai bên thống nhất lập kênh thông tin liên lạc giữa Bộ Tư lệnh Hảiquân hai nước và Vùng 5 Hải quân với Căn cứ Ream Hải quân Hoàng gia Cam pu chia; mở Văn phòng Tuần tra chung đặt tại Bộ Tư lệnh Hải quân hai nước và Văn phòng Tuần tra chung đặt tại Vùng 5 và Căn cứ Ream. Mỗi năm tiến hành 4 chuyến tuần tra chung, kế hoạch tuần tra chung do Hải quân hai nước luân phiên đề xuất, bắt đầu từ cuối tháng 10 năm 2005; tham gia chuyến tuần tra chung Hải quân mỗi nước có 1 tàu.

Ngày 22 tháng 9 năm 2005, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị số 5963/CT-BTL- TC về tổ chức tuần tra chung lần thứ nhất giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia. Chấp hành chỉ thị của Quân chủng, ngày 9 tháng 10 năm 2005,Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân ra chỉ thị tổ chức thực hiện chuyến tuần tra chung lần thứ nhất giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia.

Chỉ thị của Chỉ huy trưởng nêu rõ việc tiến hành tuần tra chung nhằm ổn định tình hình trên vùng nước lịch sử, giữ gìn an ninh, trật tự trên vùng biển Tây Nam; tăng cường hợp tácđối ngoại quân sự, phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết gắn bó giữa quân đội và hải quân hai nước Việt Nam- Cam pu chia. Nhiệm vụ của tuần tra chung là ngăn cản các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực biển tuần tra chung; bảo vệ và giữ gìn môi trường; trao đổi thông tin liên lạc để kịp thời thông báo tình hình, ngăn chặn các hành động trái phép như buôn lậu, vận chuyển ma túy, nhập cư trái phép, các hành vi buôn bán vũ khí,chất nổ bất hợp pháp; ngăn chặn và trấn áp cướp biển; tiến hành tìm kiếm cứu nạn trên biển.Khu vực tuần tra là vùng nước lịch sử Việt Nam – Cam pu chia được xác định theo Hiệp định ký kết ngày 7 tháng 7 năm 1982.Tuần tra chung tiến hành theo 6 tuyến tuần tra đồng hành từ tuyến thứ nhất đến tuyến thứ 6. Vùng 5 chuẩn bị tốt 2 tàu HQ 251, HQ 253, trong đó, HQ253 dự bị; tổ chức học tập nghiên cứu Hiệp định về vùng nước lịch sử của Việt Nam vàCam pu chia ký ngày 7 tháng 7 năm 1982, học tập tiếng Khơ me, tiếng Anh, tìm hiểu phong tục, tập quán, đặc điểm văn hóa, lịch sử, xã hội của nước Bạn, để sẵn sàng đi làm nhiệm vụ tuần tra chung theo kế hoạch của Quân chủng.

Ngày 12 tháng 12 năm 2005, Vùng 5 thông báo cho các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về hoạt động tuần tra chung giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia trên vùng nước lịch sử, để thông báo đến các lực lượng tàu thuyền ngư dân được biết để không được vượt qua đường ranh giới biểnsang Cam pu chia đánh bắt, khai thác hải sản cũng như mọi hoạt động gây cản trở cho lực lượng hải quân hai nước trong thời gian làm nhiệm vụ.

Từ 10 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2005 đến 10 giờ 16 phút ngày 16 tháng 12 năm 2005, hai tàu HQ 251, HQ 253, Vùng 5 Hải quân, Hải quân nhân dân Việt Nam (tàu HQ 253 làm nhiệm vụ quay phim, chụp ảnh) phối hợp với tàu 1134 Căn cứ Ream,Hải quân Hoàng gia Cam pu chia hoàn thành tốt nhiệm vụ tuần tra chung đầu tiên trên vùng nước lịch sử Việt Nam - Cam pu chia.

Năm 2005, trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động quần chúng chấp hành pháp luật khi tham gia hoạt động trên biển, Vùng 5 phối hợp với chính quyền, công an, đoàn thể địa phương tổ chức 3 đợt tuyên truyền vận động nhân dân ở khu vực huyện Phú Quốc, thị xã Hà Tiên và huyện đảo Kiên Hải cho 298 chủ phương tiện, 2653 lượt người hiểu rõ vùng nước lịch sử, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trên biển, tôn trọng sự phân định chủ quyền biển đối với các nước có chung đường ranh giới biển.Trong công tác tìm kiếm cứu nạn, ngày 13 tháng 9 năm 2005, Vùng 5 sử dụng các lực lượng trực tại khu vực bắc đảo Phú Quốc phối hợp cùng lực lượng biên phòng đồn Ghềnh Dầu và chính quyền địa phương tổ chức cứu và đưa toàn bộ 20 khách trên tàu VR 93-0790 trên đường từ Hà Tiên ra Phú Quốc gặp nạn vào bờ an toàn.

Năm 2005, lực lượng tàu thuyền Vùng 5 tiếp tục được điều chỉnh bổ sung tàu phục vụ và tàu đánh cá vũ trang. Trong 6 tháng đầu năm, Vùng tiếp nhận tàu HQ 997 ở xưởng đóng tàu Sông Cấm, nhận bàn giao nguyên canh tàu C11, HQ 796 từ Công ty Hải sản Trường Sa và bàn giao nguyên canh 4 tàu vận tải đổ bộ LCM8 HQ 461, HQ 462, HQ 463, HQ465 ho trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân

Ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2005, Đảng bộ Vùng tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ IX, nhiệm kỳ 2005 – 2010.

Đánh giá chung về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trịnhiệm kỳ 2000 -2005, Nghị quyết đại hội nhấn mạnh, “Đảng bộ Vùng 5 đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp trên, đoàn kết nhất trí, chủ động khắc phục khó khăn, kịp thời có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, sát thực, xây dựng Vùng chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa Tây Nam Tổ quốc. Chất lượng huấn luyện và trình độ sẵn sàng chiến đấu được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.Có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng chính qui, quản lý rèn luyện kỷ luật. Công tác kỹ thuật, hậu cần, tài chính, tăng gia sản xuất kết hợp làm kinh tế đi vào nề nếp và có hiệu quả, đời sống vật chất tinh thần của bộ đội được cải thiện rõ rệt. Năm năm 2000, 2005, Vùng luôn đạt đơn vị vững mạnh toàn diện, đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Quân chủng. Năm 2004, Vùng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhì”.

Về phương hướng nhiệm vụ chung nhiệm kỳ 2005 2010, Nghị quyết nêu rõ “ Phát huy tinh thần tực lực tự cường, tập trung xây dựng Vùng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để không ngừng nâng cao nâng cao chất lượng tổng hợp, tập trung xây dựng Vùng theo hướng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện

đại, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, vững chắc về chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. nâng cao chất lượng quản lý vùng biển, giữ vững chủ quyền lợi ích quốc gia, hòa bình và ổn định. Tích cực đấu tranh “Diễn biến hòa bình” “ Bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn địa bàn đóng quân. Sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra”44

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2005 – 2010 gồm 13 đồng chí: đại tá Ngô Văn Phát,Phó chỉ huy Chính trị Vùng; đại tá Doãn Văn Sở, Chỉ huy trưởng Vùng; đại tá Phan Thanh Lý, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng; thượng tá Lê Nguyên Hội, Chủ nhiệm Chính trị Vùng; đại tá Vương Đình Tiệp, Phó chỉ huy trưởng Vùng; đại tá Trần Thái Bình, Phó chỉ huy trưởng binh chủng Vùng; thượng tá Lê Tài Thắng, Chủ nhiệm Hậu cần; thượng tá Nguyễn Huy Đoàn Chủ nhiệm Kỹ thuật; thượng tá Đoàn Xuân Tuyển, Lữ đoàn trưởng 127; thượng tá Nguyễn Hữu Đường, Phó chỉ huy Chính trị lữ đoàn 127; thượng tá Đào Phúc Lâm, Chỉ huy trưởng đảo Thổ Chu; thượngtá Đặng Phú Sánh, Phó chỉ huy Chính trị đảo Thổ Chu; thượng tá Đặng Văn Bình, Phó Tham mưu trưởng tác chiến Vùng.

Đồng chí Ngô Văn Phát được Đảng ủy bầu làm bí Đảng ủy, đồng chí Doãn Văn Sở, làm Phó bí thư.

Đầu tháng 12 năm 2005, Vùng 5 Hải quân chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước vùng biển đảo Tây Nam lần thứ 2. Hội nghị thống nhất đánh giá, năm 2005, cấp ủy chính quyền các địa phương và các cơ quan, đơn vị, lực lượng phối hợp hiệp đồng với Vùng 5 có nhiều cố gắng vượt bậc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội vùng biển đảo Tây Nam, các hiện tượng cướp biển không xảy ra, tạo thuận lợi cho nhân dân yên tâm làm ăn trên biển. Về phương hướng nhiệm vụ, biện pháp quản lí Nhà nước vùng biển đảo năm 2006, Hội nghị nhấn mạnh, nâng cao hiệu quả phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng; tăng cường biện pháp nắm tình hình an ninh, chính trịtrên biển, đảo và khả năng xử lý thông tin thu thập được; làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên biển; các cơ quan chức năng tăng cường những biện pháp quản lý đăng ký, đăng kiểm, đăng ký quản lý ghe thuyền rời bến, và về bến…

Sang năm 2006, Vùng 5 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ vùng lần thứ IX, tập trung nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu; hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo, thềm lục địa Tây Nam. Cùng với duy trì phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với Quân khu 9 và các tinh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Lięu thực hiện nhiệm vụ quản lư Nhà nước vùng biển đảo Tây Nam và tìm kiếm cứu nan trên biển, Vùng 5 hướng trọng tâm vào nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung với Hải quân Thái Lan trên vùng biển chồng lấn và tuần tra chung với Hải quân Cam pu chia trên vùng nước lịch sử.

Chấp hành Điện số 37/TGK ngày 7 tháng 3 năm 2006 của Tư lệnh Hải quân về tổ chức tuần tra giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia lần thứ 2 trên vùng biển lịch sử đã được xác định, từ 9 giờ 35 phút, ngày 21 tháng 3 đến 9 giờ ngày 22 tháng 3 năm 2006, tàu HQ251, Vùng 5 Hải quân Việt Nam và tàu 1134, Căn cứ Ream, Hải quân Hoàng gia Cam pu chia lập thành biên đội đồng hành tuần tra trên 8 tuyến. Quá trình tuần tra, Biên đội tàu Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia đã tổ chức phối hợp hiệp đồng, chỉ huy chặt chẽ thực hiện nghiêm kế hoạch tuần tra chung. Tàu HQ 251 tổ chức huấn luyện cờ tay và luyện tập thực hành chống cháy, lai kéo tàu 1134 kịp thời, sát với tình huống,bảo đảm an toàn về người, tàu thuyền, vũ khí trang bị. Quá trình tuần tra quan sát, phát hiện 3 tàu buôn, 127 lần chiếc tàu cá Việt Nam và Cam pu chia hoạt động trong khu vực vùng nước lịch sử của hai nước Việt Nam – Cam pu chia; tổng thời gian tuần tra chung là 27 giờ, đi 282 hải lý, tiêu thụ hết 25,345 lít dầu.

Thực hiện thỏa thuận qui chế tuần tra chung, từ ngày 4 đến 8 tháng 4 năm 2006,tại Căn cứ Ream Cam pu chiaVùng 5 Hải quân và Căn cứ Ream hải quân Hoàng gia Cam pu chia phối hợp tổ chức Hội nghị rút nghiệm tuần tra chung của hải quân hai nước. Trong thời gian hội nghị, hai bên đã tiến hành các hoạt động giao lưu thể dục thể thao và văn hóa văn nghệ; Đoàn công tác Vùng 5 Hải quân Viêt Nam đến chào xã giao Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Cam pu chia, tham quan thành phố Xiêm Riệp, Nông pênh và Công pong xom. Chấp hành chỉ đạo của Tư lệnh Quân chủng, Đoàn công tácVùng 5 bàn giao cho Căn cứ Ream 10.000 lítdầu và 400 lít nhớt; theo đề nghị của Bạn, tổ sửa chữa đi theo đoàn công tácđã tiến hành khảo sát, sửa chữa thay thế 12 hạng mục của 2 tàu 1123, 1124, trị giá 17 000 000VNĐ tặng Hải quân Cam pu chia.

Cũng trong tháng 4, thực hiện kế hoạch của Quân chủng, Vùng 5 khẩn trương triển khai nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Thái Lan lần thứ 13trên vùng biển chồng lấn Việt Nam – Thái Lan. Từ 14 giờ 30 phút ngày 20 tháng 4 năm 2006 đến 17 giờ 10 phút ngày 21 tháng 4 năm 2006, Biên đội tàu HQ 251 HQ 253 phối hợp với biên đội tàu của Hải quân Hoàng gia Thái Lan hoàn thành chuyến tuần tra chung theo kế hoạch. Quá trình tuần tra quan sát, phát hiện 4 tàu buôn nước ngoài trên tuyến hàng hải quốc tế; 5 giàn khoan và 3 tàu kéo của Thái Lan cách đường KC về phía biển Thái Lan 6,3 hải lý và 35 lần chiếc tàu cá Việt Nam hoạt động đánh bắt hải sản trong vùng biển của ta; tổng thời giantuần tra chung là 50 giờ, 40 phút, tiêu thụ 92 000 lít dầu.

Chuyến tuần tra chung lần thứ 3 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia, từ ngày 19 đến 20 tháng 6năm 2006, Quân chủng sử dụng tàu cảnh sát biển CSB 2002, Vùng Cảnh sát biển 5 phối thuộc với Vùng 5 Hải quân tham gia tuần tra chung cùng với tàu của Căn cứ Ream, Hải quân Hoàng gia Cam pu chia. Vùng 5 đã chỉ đạo tàu CSB 2002 chuẩn bị tốt về mọi mặt, hiệp đồng chặt chẽ, xây dựng kế hoạch tỉ mỉ và tổ chức quán triệt giao nhiệm vụ chu đáo. Tàu CSB 2002 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyến tuần tra chung lần thứ 3.

Chuyến tuần tra chung lần thứ 4 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia, tiến hành vào ngày 27 tháng 9 năm 2006, Quân chủng sử dụng tàu quyét thủy lôi 1265E, HQ 864 thuộc Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân phối thuộc với Vùng 5 Hải quân tham gia tuần tra chung cùngtàu 1134 của Căn cứ Ream, Hải quân Hoàng gia Cam pu chia. Tàu HQ 864 đã thực hiện 4 tuyến tuần tra trên vùng nước lịch sử của Việt Nam – Cam pu chia; tổng thời gian tuần tiễu là 18 giờ, 45 phút, đi 160 hải lý, quan sát phát hiện 1 tàu buôn, 63 lần chiếc tàu cá các loại của Việt Nam và Cam pu chia hoạt động trong vùng nước lịch sử, giữ vững thông tin liên lạc, khắc phục khó khăn về thời tiết khí hậu, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Căn cứ vào thỏa thuận tại Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ nhất về luân phiên đăng cai tổ chức hội nghị,Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 2 giữa Vùng 5 Hải quân Việt Nam và Căn cứ Ream Hải quân Hoàng gia Cam pu chia được tổ chức tại căn cứ Phú Quốctừ ngày 6 đến 9 tháng 11 năm 2006. Tham dự hội nghị, hai đoàn công tác đã thẳng thắn trao đổi về kết quả tuần tra chung lần thứ 3, thứ 4; kết quả duy trì Văn phòng thường trực tuần tra chung, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng nước lịch sử, vùng biển giáp ranh, thống nhất một số giải pháp tới, đi đến thống nhất ký biên bản ghi nhớ. Vùng 5 Hải quân đã tổ chức đón tiếp Đoàn công tác bạn hết sức chu đáo, trọng thị, cởi mở trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa Nhà nước, quân đội và hải quân hai nước Việt Nam – Cam pu chia.

Thực hiện kế hoạch của Quân chủng, trong tháng 11 năm 2006, Vùng 5 tiếp tục chỉ đạo Biên đội 2 tàu HQ 863, HQ 864, thuộc Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân phối thuộc Vùng 5 Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra chung giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan lần thứ 14 trên vùng biển chồng lấn.

Tiếp theo, trong tháng 12 năm 2006, tàuHQ 253, Vùng 5 Hải quân hoàn thành nhiệm vụ tuần tra chung lần thứ 5 giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam pu chia trên vùng nước lịch sử.

Như vậy, trong năm 2006, Vùng 5 trực tiếp chỉ huy, chỉ đạotàu của Vùng vàtàu của đơn vị phối thuộc thực hiện thành công 4 lần phối hợp cùngvới tàu của Căn cứ Ream Hải quân Hoàng gia Cam pu chia tuần tra chung trên vùng nước lịch sử và 2 lầnphối hợp cùng tàu Hải quân Hoàng gia Thái Lantuần tra chung trên vùng biển chồng lấn, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, phương tiện và trang bị vũ khí. Sự thành công của hoạt động tuần tra chung đã góp phần quan trọng làm cho tình hình an ninh trật tự vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan và vùng nước lịch sử của Việt Nam – Cam pu chia tiếp tục được cải thiện theo hướngtích cực và ổn định hơn.

Năm 2006, cùng với tập trung cho nhiệm vụ tuần tra chung, Vùng 5 duy trì chặt chẽ hệ thống ra đa quan sát quản lý vùng biển, 100 phần trăm các trạm ra đa hoạt động, đã quan sát phát hiện 225 938 lần chiếc tàu thuyền các loại, trong đó có 54 lần chiếc quân sự; 5456 lần chiếc tàu buôn nước ngoài; 30 904 lần chiếc tàu cá của ngư dân ta sang Cam pu chia đánh bắt hải sản, 5349 lần chiếc tàu cá Cam pu chia sang Việt Nam bán hải sản theo truyền thống làm ăn, buôn bán trên vùng biển này và 1356 lần chiếc tàu của Vùng 5, Quân chủng, Cảnh sát biển và Biên phòng hoạt động. Vùng tổ chức 23 lần chiếc tàu hoạt động tuần tiễuđi 8275 hải lý, xua đuổi 26lần chiếc tàu cá nước ngoài ra khỏi vùng biển của ta và sử dụng 2 lần chiếc tàu làm nhiệm vụ dịch vụ dầu khí, đi 16.150 hải lý, lần đầu tiên tàu của Vùng 5 đi làm nhiệm vụ này.

Về xây dựng, phát triển lực lượng, ngày 11 tháng 9 năm 2006, Tư lệnh Hải quân ra quyết định điều động 2 tàu đánh cá HQ 861, HQ 862 từ Công ty 128 về trực thuộc Vùng 5 Hải quân. Đây là tàu gỗ, trọng tải 75 tấn.

Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Vùng 5, thuận lợi trong hiệp đồng tác chiến phòng thủ Quân khu và bảo vệ khu vực dầu khí trong tương lai cũng như trong việc tuần tra, quản lý vùng trời, vùng biển, cứu hộ cứu nạn trên vùng biển Tây Nam, đầu năm 2006, Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Hải quân ra các mệnh lệnh giao cho Vùng 5 Hải quân nghiên cứu điều chỉnh một phần lực lượngđứng chân trên tỉnh Cà Mau. Chấp hành mệnh lệnh của trên, tháng 3 năm 2006, Chỉ huy Vùng tiến hành làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, cơ quan quân sự tỉnh và tổ chức khảo sát thực địa chọn vị trí xây dựng căn cứ Hải quân trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Vị trí được chọn xây dựng khu doanh trại, cầu cảng neo đậu, kho tàng của căn cứ hải quân và khu vực xây dựng cầu cảng neo đậu và doanh trại của hải đội tàu là khu vực thuộc địa bàn thị trấn Năm Căn và xã Tam Giang, huyện Năm Căn, diện tích khoảng 11 héc ta. Sau khi tiếp nhận tờ trình đề nghị của Vùng 5 Hải quân, ngày 11 tháng 12 năm 2006, Hội đồng nhân dân huyệnNăm Căn thông qua ủng hộ đề nghị xin cấp đất làm nhiệm vụ quốc phòng của Quân chủng Hải quân.

Năm 2006, Vùng 5 đẩy mạnh xây dựng chính qui, quản lý kỷ luật, tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị 37 của Đảng ủy Quân sự Trung ương; Nghị quyết 1438 của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, chỉ thị 733 của Ban chỉ đạo Quân chủng và Nghị quyết 307 của Đảng ủy Vùng 5 về tăng cường rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính qui. Trong đó, Vùng tập trung nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy, quản lý đơn vị; trình độ chính qui trong tiến hành các mặt công tác chính trị, công tác huấn luyện, hậu cần, kỹ thuật; duy trì nghiêm các chế độ, qui định, thực hiện đúng lẽ tiết tác phong quân nhân; đột phá vào khâu bảo đảm an toàn trong tham gia giao thông, huấn luyện, hàng hải, trong khai thác sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, an toàn kho, an toàn trong lao động sản xuất…Trong năm này, Vùng chỉ đạo tổng kết 3 năm (2003 – 2006) thực hiện nghị quyết 1438 từ cơ sở đến vùng, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật; về kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền giáo dục với rèn luyện kỷ luật, xây dựng ý thức trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng; về phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong toàn vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng nền nếp chính qui; về kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện chiến đấu – giáo dục chính trị với rèn luyện kỷ luật xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện…

Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Quân chủng, từ cuối tháng 4 sang đầu tháng 5 năm 2006, Đảng bộ Vùng và Vùng triển khai học tập quán triệt Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội và Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng về lãng đạo thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị trong Quân chủng Hải quân.

Qua học tập quán triệt Nghị quyết 51, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Vùng và Vùng nhận thức được sự cần thiết thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội, nhằm tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân; nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 51, trong tháng 5 và tháng 6 năm 2006, Vùng 5 hoàn thành việc bổ nhiệm chính ủy, chính trị viên các cấp trong toàn Vùng.


  1. Каталог: sites -> default -> files
    files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
    files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
    files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
    files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
    files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

    tải về 1.28 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương