BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn trưỜng đẠi học thủy lợI



tải về 1.32 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.32 Mb.
#1918
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

3.5. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT

3.5.1. Trồng trọt


a) Cây lương thực: Tổng diện tích 1.939,46 ha, trong đó diện tích trồng lúa 947,02 ha, năng suất bình quân 25,58 tạ/ha, sản lượng 2.422,25 tấn. Diện tích trồng ngô 633,04 ha, năng suất bình quân 46,85 tạ/ha, sản lượng 2.966.01 tấn. Diện tích trồng sắn 357,90 ha, năng suất bình quân 54,54 tạ/ha, sản lượng 1.952,15 tấn. Ngoài ra diện tích cây lương thực khác 1,5 ha là đỗ tương.

b) Cây ăn quả: Tổng diện tích 17 ha, trong đó diện tích trồng xoài 14,3 ha, năng suất bình quân 72,87 tạ/ha, sản lượng 104,21 tấn. Diện tích trồng nhãn 0,1 ha, năng suất bình quân 30 tạ/ha, sản lượng 0,3 tấn. Diện tích trồng cây ăn quả khác 2,6 ha.

c) Cây công nghiệp : Tổng diện tích 1.082,02 ha, trong đó diện tích trồng cà phê 0,4 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha, sản lượng 2,4 tấn. Diện tích trồng mía 2,27 ha, năng suất bình quân 130,81 tạ/ha, sản lượng đạt 29,72 tấn. Diện tích trồng cao su 1.069 ha chưa đến thời kỳ thu hoạch. Diện tích trông cây công nghiệp khác 10.35 ha, năng suất bình quân 18,03 tạ/ha, sản lượng 17,40 tấn.

Năm 2013 sản lượng lương thực có hạt của vùng tái định cư trên địa bàn tỉnh 5.388,26 tấn. So với cả nước, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng tái định cư tỉnh chưa cao. Do đất trồng cây lương thực trên sườn đồi núi dốc, cần có giải pháp định canh, nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất, tăng năng suất chất lượng cây trồng.

+ Vùng cây ăn quả chưa được trồng tập trung chưa có mô hình phát triển, chủ yếu là trồng rải rác ở các hộ gia đình. Năm 2013 tổng diện tích cây ăn quả vùng tái định cư đạt 17 ha, sản lượng quả đạt hơn 100 tấn.

+ Đã và đang hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung và gắn với cây công nghiệp chế biến.

- Vùng mía nguyên liệu tập trung phát triển tại huyện Sìn Hồ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy mía đường. Năm 2013 diện tích mía của vùng tái định cư là 2,27 ha, sản lượng 29,72 tấn.

- Vùng trồng cây cao su đang được hình thành và phát triển với diện tích lớn tại các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, tạo công ăn việc làm cho vùng dân tái định cư. Tuy nhiên hiện tại những diện tích đã trồng chưa có thu hoạch nên còn trong thời gian thử nghiệm.


3.5.2. Chăn nuôi


Giá trị sản xuất chăn nuôi của các hộ đã tăng đáng kể, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chủ yếu do chăn nuôi gia súc quyết định chủ yếu ở 4 loài vật nuôi (trâu, bò, lợn, dê) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành chăn nuôi.

Đàn trâu có 6.142 con, đàn bò có 1.115 con, đàn dê có 1.765 con, đàn lợn có 11.940 con. Số lượng đàn gia súc không ngừng tăng theo các năm là kinh tế mũi nhọn giúp bà con vùng di dân tái định cư phát triển thoát đói nghèo, dựa trên điều kiện nơi mình sinh sống. Bên cạnh đó đàn gia cầm (gà, vịt ngan) cũng không ngừng tăng lên theo hàng năm, theo số liệu điều tra năm 2013 số con gia cầm 46.191. Nhiều hộ đã áp dụng được khoa học vào chăn nuôi, xây dựng hầm khí bioga, tận dụng được chất thải của vật nuôi làm chất đốt mà tránh được ô nhiễm môi trường. Vấn đề khó khăn ở đây là bà con vùng tái định cư thiếu vốn, giống để chăn nuôi, một số nơi đã xảy ra dịch bệnh làm chết gia cầm thiệt hại đến kinh tế của bà con. Những năm tiếp theo chăn nuôi của tỉnh Lai Châu nói chung, của vùng tái định cư nói riêng phải chuyển mạnh theo hướng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hóa trong cơ cấu phát triển. Sự chuyển biến trong tích cực chăn nuôi thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu giống, một số giống mới phải đưa vào như bò lai Sind, dê bách thảo, lợn hướng nạc được đưa vào sản xuất, các giống gia cầm như gà Tam Hoàng, vịt siêu trứng, vịt siêu thịt, ngan Pháp… được nhân rộng, nhất là giống gà thả vườn.


3.5.3. Lâm nghiệp


Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được đặt ra ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 một cách chú trọng hơn những thời kỳ trước. Trong chỉ đạo, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt Luật bảo vệ và phát triển rừng theo các dự án 219, 327, 661. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ đã có chuyển biến rõ nét từ lâm nghiệp nhà nước với các nông lâm trường quốc doanh độc quyền quản lý kinh doanh rừng sang lâm trường xã hội, đã giao khoán đất rừng đến các hộ gia đình, xây dựng vốn rừng đầu vào và đầu ra cho các hộ gia đình. Hệ thống rừng trồng, vườn ươm được xây dựng, củng cố.

Tổng diện tích rừng trong địa bàn tái định cư cụ thể như sau: Diện tích trồng rừng và chăm sóc rừng 187 ha, diện tích khoanh nuôi bảo vệ rừng 5.510,11 ha. Từ điều trên ta thấy vùng tái định cư rất có tiềm năng về rừng cần phải có những chính sách phù hợp thì mới có thể phát huy được thế mạnh về rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn sông Đà duy trì nguồn nước cho hồ thủy điện Sơn La.


3.5.4. Nuôi trồng thủy sản


Với lợi thế từ hồ thủy điện Sơn La vùng dân tái định cư đã phát huy những ưu thế trong việc đánh bắt khai thác cá trong lòng hồ tạo công ăn việc làm và thu nhập thêm cho người dân. Hiện tại sản lượng đánh bắt cá tự nhiên 107,2 tấn với 154 người tham gia. Bên cạnh đó sản lượng nuôi và đánh bắt trong các ao hồ khác cũng chiếm một tỷ trọng lớn, sản lượng dự kiến 4,1 tấn, sản lượng đánh bắt cá trong năm 7,23 tấn với 83 người tham gia. Tuy nhiên do đầu tư còn hạn chế, chưa đưa được mô hình nuôi cá lồng vào cho người dân và tình hình dịch bệnh cá chưa được khống chế nên sản xuất cá lồng chưa được phát triển. Gần đây tỉnh đã chú trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn và hướng dẫn kỹ thuật đầu tư nuôi cá lồng nên dự kiến năng suất cá sẽ tăng thêm. Nếu đầu tư đảm bảo về vốn và kỹ thuật, hạn chế được dịch bệnh, mỗi lồng cá có thể đem lại thu nhập từ 3,5 đến 3,9 triệu đồng/năm.

Vùng tái định cư có ưu thế về mặt nước để phát triển thủy sản cả nuôi trồng và đánh bắt đó là một trong những ưu thế để vùng di dân tái định cư đưa ngành thủy sản thành một ngành quan trọng trong cơ cấu phát triển nông nghiệp nếu có được những giải pháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật cũng như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi đánh bắt thả cá. Đáp ứng những yêu cầu đó ngành thủy sản tỉnh Lai Châu nói chung, cũng như ngành thủy sản vùng tái định cư nói riêng sẽ khắc phục những khó khăn hiện tại để có những bước phát triển mạnh mẽ vững chắc trong thời kỳ năm 2013-2020.


3.5.5. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ


Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong vùng dự án chưa được đầu tư xây dựng, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được hình thành vẫn còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát của các hộ gia đình là chủ yếu như xay xát, công cụ cầm tay, đan lát, dệt thổ cẩm, về hợp tác xã có tổng số 3 hợp tác xã được hình thành với hình thức sản xuất chủ yếu các ngành nông, lâm, thuỷ sản với khoảng 58 lao động tham gia.

(Chi tiết có biểu số 04a, 04b, 04c, 04d kèm theo)

Каталог: UserFiles -> File
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
File -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
File -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
File -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
File -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương