BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn trưỜng đẠi học thủy lợI


Bảng 7 – Tổng hợp nhu cầu đầu tư và tổng vốn đầu tư



tải về 1.32 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.32 Mb.
#1918
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Bảng 7 – Tổng hợp nhu cầu đầu tư và tổng vốn đầu tư


Đơn vị tính: nghìn đồng

TT

Lĩnh vực đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư

Ngân sách Nhà nước

Doanh nghiệp, tổ chức

Nhân dân đóng góp

Vốn hợp pháp khác

 

TỔNG SỐ

1.293.954.117

1.142.141.822

151.812.295

 

 

I

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

207.051.828

159.627.828

47.424.000

 

 

1

Phát triển sản xuất nông nghiệp

145.177.080

134.552.080

10.625.000

 

 

2

Phát triển sản xuất lâm nghiệp

2.577.348

2.397.348

180.000

 

 

3

Phát triển thuỷ sản

25.400.000

16.700.000

8.700.000

 

 

4

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

0

 

0

 

 

5

Hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

1.000.000

 

1.000.000

 

 

6

Hỗ trợ đào tạo nghề

20.379.000

 

20.379.000

 

 

7

Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật

6.540.000

 

6.540.000

 

 

8

Hỗ trợ các hộ nghèo

5.978.400

5.978.400

 

 

 

II

PHÁT TRIỂN Y TẾ, GIÁO DỤC, VĂN HÓA, BƯU ĐIỆN

100.088.295

 

100.088.295

 

 

1

Y tế

6.393.195

 

6.393.195

 

 

2

Giáo dục

46.197.000

 

46.197.000

 

 

3

Văn hóa - thể thao

41.077.500

 

41.077.500

 

 

4

Bưu điện

6.420.600

 

6.420.600

 

 

III

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

986.813.994

982.513.994

4.300.000

 

 

1

Giao thông

901.395.234

901.395.234

 

 

 

2

Thủy lợi

23.348.760

23.348.760

 

 

 

3

Nước sinh hoạt

56.770.000

56.770.000

 

 

 

4

Điện

1.000.000

1.000.000

 

 

 

5

Môi trường

4.300.000

 

4.300.000

 

 

    1. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

  • Giai đoạn từ năm 2015 – 2020: 776,4 triệu đồng.

  • Giai đoạn từ năm 2021 – 2025: 517,6 triệu đồng.




    1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

      1. Về kinh tế

Đề án giúp các cấp chính quyền và người dân vùng TĐC định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăn tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng – dịch vụ. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn và đặc biệt là kinh tế hộ gia đình được định hướng sản xuất là nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

Đề án giúp người dân vùng TĐC nhanh chóng thay đổi từ tập quán canh tác với phương thức sản xuất cũ và lạc hậu để tiếp cận được phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Họ sẽ chủ động hơn trong lựa chọn phương án sản xuất phù hợp với khả năng của mình và đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

Quá trình triển khai thực hiện đề án có thể sẽ xuất hiện thêm nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trình độ sản xuất của người dân trong vùng. Các mô hình sản xuất ngày một đa dạng hơn, phù hợp với sức mua và thị hiếu tiêu dùng. An ninh lương thực được đảm bảo, giao lưu hàng hóa được tăng cường. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật – chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất được ứng dụng. Sản xuất phát triển, thị trường tiêu thụ mở rộng sẽ kích thích thêm nhiều ngành nghề mới phát triển liên quan đến sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ du lịch...

Cùng với cơ chế chính sách thông thoáng phù hợp với đặc thù của vùng TĐC sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, nguồn lực xã hội được huy động tốt và có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội vùng tái đinh cư.

Nếu các nội dung của đề án đã nêu ở phần trên được thực hiện như kế hoạch, dự báo đến năm 2020 cơ cấu kinh tế vùng dự án như sau:


  • Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản có tỷ trọng khoảng 37%.

  • Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 25%.

  • Giá trị các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 38%.

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của toàn vùng khoảng 8,5%.

  • Thu nhập bình quân đầu người khoảng 36 triệu đồng.

  • Tỷ lệ hộ nghèo còn từ 5,0% đến dưới 10% theo chuẩn nghèo hiện tại.

  • Thu ngân sách từ các ngành kinh tế trong vùng ước đạt 200 tỷ đồng.

Đề án đã đề xuất xây dựng mới các công trình thuộc về hạ tầng kinh tế - xã hội (công trình) còn thiếu, cải tạo nâng cấp và hoàn thiện các công trình đã có tại tất cả các điểm TĐC đảm bảo phù hợp với tiêu chí nông thôn mới. Danh mục và quy mô các công trình trong đề án đã nêu ở phần trên. Các công trình đề xuất trong đề án được thực hiện theo kế hoạch sẽ góp phần rất quan trọng (mang tính quyết định) để ổn định phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có điểm tái đinh cư và cho chính các điểm tái định cư.

      1. Về văn hóa – xã hội

Với việc bố trí, sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết không chỉ giúp một bộ phận không nhỏ người dân TĐC có đủ đất ở, đất sản xuất ổn định lâu dài mà còn góp phần giải quyết hoặc ngăn ngừa những bất ổn nảy sinh trong cộng đồng dân cư do thiếu đất sản xuất, đất ở; thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ đới sống và sản xuất.

Cùng với việc xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của người dân như đã nêu, các cơ sở hạ tầng văn hóa – xã hội và phúc lợi công cộng được xây dựng hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu của tiêu chí nông thôn mới, phù hợp với phong tục tập quán và bản sắc văn hóa của từng nhóm đồng bào dân tộc góp phần quan trọng nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người dân và quan trọng hơn nữa là góp phần ổn định xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo.



      1. Về văn hóa – xã hội

Thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm phù hợp với trình độ và năng lực của người lao động, lao động dư thừa, trình độ dân trí thấp, đói nghèo... là những nguyên nhân trong số rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt thải tràn nan ra môi trường, là nguyên nhân của tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác theo kiểu tận thu và hủy diệt tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản, là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ trong đó có các công trình liên quan đến môi trường, liên quan đến đào tạo nâng cao trình độ dân trí, nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ..., bố trí sắp xếp ổn định đời sống phát triển sản xuất mở mang nghành nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm..., nâng cao đời sống của nhân dân đều là yếu tố rất cơ bản giúp cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống tại các điểm TĐC.



Chương 7

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận


Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế -xã hội vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La” xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của cộng đồng dân cư vùng dự án về việc giải quyết các vấn đề tồn tại, khó khăn mà địa phương không đủ điều kiện khả năng thực hiện nhằm sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn, chậm phát triển. Các đề xuất trong nội dung đề án vừa là sự mong mỏi của nhân dân các dân tộc vùng dự án đồng thời cũng vừa là thực hiện cụ thể hoá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng phát triển trên cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La nói riêng.

Nội dung đề án được xây dựng trên cơ sở những kết quả điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dự án thuộc 5 huyện là : Tam Đường, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Sìn Hồ và thành phố Lai Châu tính đến thời điểm năm 2014. Trong đó đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án, thực trạng về cơ sở hạ tầng; thực trạng về dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống của nhân dân. Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án; đánh giá hiệu quả các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án. Trong đó đi sâu phân tích đánh giá chương trình dự án “ Di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La”; Chương trình, dự án 134,135, 30a và các chương trình dự án khác.

Trên cơ sở thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dự án xác định các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp thực hiện trong thời gian sớm nhất ổn đinh đời sống và phát triển vững chắc kinh tế - xã hội vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, rút ngắn và xoá đi khoảng cách chênh lệch về mức sống của nhân dân trong vùng so với các vùng khác trong tỉnh qua đó củng cố thêm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Qua việc thực hiện các nội dung trong đề án tổng thể vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La sẽ đem lại hiệu quả rõ nét về mọi mặt trong đó giải quyết được các mục tiêu cơ bản như: ổn định địa bàn dân cư vùng dự án; sản xuất phát triển theo hướng đa dạng ngành nghề và sản phẩm hàng hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp, TTCN, XD - dịch vụ; ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hoá và bền vững; hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố và tăng cường thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhanh chóng được nâng lên xóa đi khoảng cách chênh lệch về mức sống của nhân dân vùng dự án so với các vùng khác trong tỉnh. Môi trường sinh thái được bảo vệ giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường sống. Tài nguyên rừng được tăng cường bảo vệ và phát triển góp phần tích cực cải thiện điều kiện khí hậu và phòng hộ đầu nguồn công trình hồ thuỷ điện Sơn La.


2. Kiến nghị


Để sớm thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La” thuộc tỉnh Lai Châu; UBND tỉnh Lai Châu kính đề nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương xem xét thẩm định và phê duyệt đề án để tạo điều kiện cho UBND tỉnh được tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và tiếp tục nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

1 Xã Hua Trai huyện Mường La có 04 điểm TĐC thủy điện Sơn La là Nà Ngòi, Nà Lời, Nà Liềng và Nà Sản.

2 Quyết định về việc thí điểm cho hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để hợp tác đầu tư thực hiện dự án phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La.


Каталог: UserFiles -> File
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
File -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
File -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
File -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
File -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương