BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn trưỜng đẠi học thủy lợI


TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA



tải về 1.32 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.32 Mb.
#1918
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.9. TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA

3.9.1. Những mặt được


1) Về cơ chế, chính sách: So với nhiều dự án thủy điện, di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Lai Châu có cơ chế chính sách tương đối toàn diện, đã tập trung giải quyết tốt những vấn đề về đời sống, sản xuất cho đồng bào.

Việc Chính phủ cho phép thực hiện chính sách di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên cả ba tỉnh nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng theo quy chế đặc thù đã tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc, đáp ứng phần nào yêu cầu của người dân. Từ đó hỗ trợ đầu tư phát triển toàn diện, bền vững cho các xã có điểm tái định cư và các hộ tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La.

Qua quá trình khảo sát thực địa chúng tôi nhận thấy : nhiều điểm tái định cư bà con đã nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất ở, đất sản xuất, đất rừng..). Điều này giúp bà con an tâm duy trì sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Ngoài ra việc hỗ trợ đời sống trên nơi ở mới gồm rất nhiều mục như: lương thực, chất đốt, y tế, giáo dục..vv.. đã giúp bà con yên tâm sinh sống và sản xuất trên vùng đất mới.

Từ những chủ trương chính sách mà chính phủ đã đề ra, tỉnh Lai Châu đã áp dụng một cách linh hoạt và có những thay đổi để phù hợp với đặc thù cho từng vùng tái định cư của thuỷ điện Sơn La. Tỉnh Lai Châu đã được đầu tư và có các phương hướng phát triển tốt, đúng đắn giúp nhân dân nơi đây đang từng bước ổn định cuộc sống.

Ngoài việc đầu tư những công trình thiết yếu phục vụ cộng đồng dân cư, tỉnh còn hỗ trợ hộ dân san nền nhà, tạo điều kiện cho người dân tự dựng nhà. Ở các điểm tái định cư nông thôn đã tập trung quy hoạch đất sản xuất, phương án sản xuất, lắng nghe giải quyết những vấn đề về không gian môi trường sống, phong tục tập quán, văn hóa, v.v.

Những công trình từ cá nhân đến tập thể hay xã hội đã đang và sẽ tiếp tục được đầu tư, từ những chính sách đã có và những chính sách được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với địa phương hay thời cuộc mới dẫn thể hiện được tính hiệu quả của nó đem lại bộ mặt khởi sắc cho những vùng đất này.



2) Tổ chức thực hiện các Dự án trên địa bàn: Theo mục I.3 điều 1 của Quyết định số 801/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La. Yêu cầu: Công tác di dân, tái định cư phải được các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng phối hợp chặt chẽ để tổ chức và thực hiện theo phương châm: Trung ương quy định và hướng dẫn cơ chế, chính sách chung; các tỉnh cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện. Đến nay tỉnh Lai Châu đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao. Mặc dù còn có rất nhiều khó khăn vướng mắc và với khối lượng công việc rất lớn, đặc biệt là công tác thu hồi, giao đất, bù chênh lệch giá trị đất cho các hộ tái định cư. Song với sự cố gắng, lỗ lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành cùng với sự quyết tâm cao của các huyện, thành phố, công tác di dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỉnh đã tháo gỡ được nhiều tồn tại vướng mắc để thực hiện hoàn thành công tác thu hồi, giao đất sản xuất nông nghiệp, bù chênh giá trị đất cho các hộ tái định cư, góp phần ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân tại các điểm tái định cư trên địa bàn tỉnh.

Tiến độ triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và tiến độ quyết toán vốn bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được đẩy nhanh, đã hoàn thành 77% số dự án phải triển khai thực hiện.

Công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến huyện đã có những đổi mới tích cực, Ban Chỉ đạo tái định cư tỉnh tổ chức họp giao ban Thường trực định kỳ mỗi tháng một lần giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành nên các vướng mắc tại cơ sở đã được chỉ đạo tháo gỡ kịp thời. Ban Chỉ đạo tái định cư các huyện, thành phố đã họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các tổ thực hiện công tác thu hồi, giao đất, bù chênh giá trị đất.

Thường trực Ban Chỉ đạo và Thường trực UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc trong công tác di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; vai trò quản lý Nhà nước đối với dự án của các sở đã được quan tâm thường xuyên, đã giúp các Chủ đầu tư tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Điểm mấu chốt khi triển khai thực hiện dự án lần này là Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ di dân TĐC một cách chặt chẽ.

3) Kinh tế - xã hội: Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước giao : di dân, tái định cư phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Đến nay nhiệm vụ về phát triển kinh tế cho vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La tỉnh Lai Châu đã cho được kết quả khá tốt. Ổn định chỗ ở và cấp đất sản xuất cho bà con: Đất thổ cư mỗi hộ sẽ nhận được khoảng 400 m2, đất sản xuất là hơn 1 ha ngoài ra bà con còn được khoán nuôi trồng hoặc chăm sóc rừng.

Nhiều điểm tái định cư bà con đã nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những điểm chưa nhận được vẫn có thể yên tâm sinh sống và sản xuất mà mình đang sinh hoạt từ khi di dân đến.Vì tất cả đã có quyết định bằng văn bản pháp quy của Nhà nước cho từng hộ đến người dân.

Từ đó vùng tái định cư đang dần hình thành các tổ chức sản xuất có quy mô như: hợp tác xã, trang trại. Dù số lượng còn rất hạn chế nhưng nó cũng cho thấy được sự quyết tâm vươn lên và mong muốn được ổn định cuộc sống nơi ở mới. Từng bước tự nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân mình.

Giờ đây khái niệm về vùng tái định cư đã gần như không còn, bà con đang hoà nhập trong cuộc sống nơi ở mới với nhưng người dân sở tại nhanh chóng rất tích cực. Đã có những gia đình mới từ chính sự kết hợp giữa người dân sở tại và tái định cư này. Tỷ lệ tăng dân số của vùng tái định cư là 2,39% đạt được mục tiêu kế hoạch của tỉnh đề ra.

Cơ cấu lao động chính hiện nay trên địa bàn chủ yếu lao động trong các ngành nông lâm, ngư nghiệp. Đang có một bộ phận dần chuyển sang các hình thức công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Với xu hướng chuyển đổi ngành nghề dần thoát khỏi nông nghiệp đang cho thấy bộ mặt tích cực nơi vùng đất mới này.

Trong những năm qua trên vùng đất mới tình hình sản xuất của bà con dù đang gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã có bước thay đổi tích cực rõ rệt. Biết được thế mạnh của từng cây trồng của các vùng đất khác nhau và được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ khuyến nông bà con đã trồng từng loại cây thích hợp cho vùng đất này. Các giống cây trồng thế mạnh trên các vùng khác nhau trên địa bàn gồm có: Cây ngô, sắn, mía. Những giống cây trồng tốt trên các vùng đất thích hợp đã mang lại sản lượng cao giúp cho bà con yên tâm và tin tưởng tiếp tục cuộc sống nơi đây.

Mặt khác tận dụng lòng hồ thuỷ điện Sơn La để phát triển ngư nghiệp đến nay rất nhiều xã có diện tích lòng hồ đang triển khai các mô hình nuôi cá, vịt trên lòng hồ hay để cho bà còn tự tận dụng đánh bắt cá tự nhiên. Đã mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ góp phần tăng thu thập cho bà con.

Về mặt cơ sở hạ tầng thực sự đã khởi sắc rõ rệt. Các hạng mục tối thiểu cần phải có cho bà con nơi ở mới tốt hơn là đường giao thông, san nền nhà cho bà con, điện, nước sinh hoạt đều đã được ban ngành các cấp tỉnh Lai Châu quyết liệt thực hiện và hoàn thành rất tốt. Đến nay 55% đường vào bản, trục chính hay nội thôn đã đạt tiêu chí nông thôn mới, 100% các hộ theo quyết định có nền nhà ổn định và chỉ có khoảng 10% các hộ hiện nay đang là nhà tạm. Tỷ lệ các hộ có điện lưới quốc gia sinh hoạt hàng ngày 98,91%. Công trình nước sinh hoạt được đầu tư 99,09%, trong đó chỉ có 3,16% số người dân trên toàn địa bàn được sử dụng nước sạch từ các công trình này.

Những hạng mục cũng không thể thiếu được là: Nhà văn hoá, các điểm trường học, thuỷ lợi, trạm y tế, bưu điện, sân thể thao cũng đã được xây dựng gần như đầy đủ. Nhà văn hoá thôn: 38 bản đã có nhà văn hoá cho bà con hoạt động cộng đồng. Trường học: 38 điểm trường Mầm non (Mẫu giáo), 24 điểm trường tiểu học đã có tại các bản đảm bảo điều kiện cho các con em đến trường mỗi ngày.

4) Môi trường sinh thái: Trong mục tiêu của Đảng và Nhà nước nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái đứng ngay sau nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái. Triển khai thực hiện nhiệm vụ này này, đến nay tỉnh Lai Châu đang dần từng bước giao đất rừng cho bà con nhân dân trên địa bàn nơi ở mới, để chính những người dân sinh sống nơi đây có thể tự bảo vệ được môi trường sống của mình được tốt hơn, trong sạch hơn. Trong Quyết định số 2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La. Tỉnh Lai Châu có: 7.015,4 ha đất lâm nghiệp cho toàn khu vực tái định cư thuỷ điện Sơn La. Đến nay Tỉnh đã giao được 6.198,6 ha, hoàn thành được 88,4% số diện tích cần giao, đưa bà con vào việc cùng Nhà nước bảo vệ môi trường sinh thái giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.

5) Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân vùng tái định cư: Bắt đầu từ năm 2003 công tác di dân ra khỏi lòng hồ thuỷ điện Sơn La được tiến hành. Trong năm 2010 về cơ bản công tác di dân, đưa bà con đến nơi ở mới của Tỉnh Lai Châu cơ bản đã hoàn thành. Ngay lập tức từ thời điểm di dân và cho đến tận thời điểm hiện tại nhiệm vụ ổn định đời sống cho bà con nơi ở mới luôn được tỉnh Lai Châu quan tâm và thực hiện quyết liệt. Nhằm đảm bảo cho bà con không những có nơi ăn chốn ở và công ăn việc làm ổn định, mà còn giúp cho bà con có được một đời sống tinh thần lành mạnh đầy đủ. Vùng tái định cư đã được đầu tư rất nhiều cơ sở hạ tầng như: Nhà văn hoá, sân thể thao, bưu điện, hạ tầng internet...để giúp cho bà con có những lễ hội giao lưu văn hoá ý nghĩa, nâng cao tinh thần dân tộc đoàn kết anh em. Những buổi sinh hoạt cộng đồng tại các thôn bản thường xuyên được tổ chức. Các thông tin, tình hình thời sự thường xuyên được cập nhật nhờ sự đầu tư xây dựng hạ tầng bưu điện, ineternet đang dần đầy đủ. Nhờ đó đời sống văn hoá tinh thần ngày càng tốt hơn và phong tục tập quán của các dân tộc được duy trì và phát huy mang lại niềm tin cho bà con về nơi ở mới tốt hơn như yêu cầu của Nhà nước đã đề ra.

Về đời sống vật chất của nhân dân vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La tỉnh Lai Châu theo điều tra khảo sát, chúng tôi nhận thấy: hiện nay hầu hết các hộ dân trên địa bàn đều có các phương tiện và các thiết bị tiện nghi cơ bản của cuộc sống hiện đại như: xe máy, ti vi, tủ lạnh, điện thoại cá nhân.... nhiều hộ dân có điều kiện còn có thể đầu tư để mua ô tô để mở rộng kinh doanh. Bình quân thu nhập đầu người trong 1 năm khoảng gần 6 triệu đồng.


3.9.2. Những tồn tại và nguyên nhân


Bên cạnh những mặt đã đạt được, những niềm vui lớn nhỏ đã và đang được mang đến cho người dân TĐC như đã nêu ở phần trên, kết quả điều tra khảo sát thực tế đã cho thấy công tác di dân và TĐC thủy điện Sơn La trong những năm qua vẫn còn khá nhiều nhược điểm và tồn tại cần khắc phục, người dân nơi đây vẫn còn nhiều băn khoăn lo lắng. Có thể khái quát những khó khăn và tồn tại ở vùng TĐC thủy điện Sơn La thành các nhóm sau đây cùng một số ví dụ điển hình:

1) Về cơ chế, chính sách:

a) Thiếu đất để sản xuất, kinh doanh: Nhiều nơi được giao đất sản xuất nhưng là đất bạc màu, đất xấu nên việc sản xuất nông nghiệp cho năng suất thấp hoặc không canh tác được. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nội dung quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình, các khu vực mà quỹ đất canh tác đã cạn kiệt.

b) Giá đền bù đất tại nhiều điểm TĐC chưa hợp lý và chưa phù hợp với giá cả thị trường: Giá đất thị trường lên tới hàng trăm triệu, nhưng dự án thanh toán bù chênh đất chỉ là 48 triệu đồng/ha. Điều đó cho thấy chính sách bồi thường, hỗ trợ di dân thủy điện Sơn La đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa theo kịp thực tiễn cuộc sống.

c) Chính sách đền bù và TĐC chưa xét đến lợi thế về vị trí của nơi ở: Chính sách đền bù, di dân và TĐC mới chỉ dừng ở việc đền bù thiệt hại về diện tích đất đang sử dụng và các tài sản trên đất bị thiệt hại trực tiếp. Các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác tại nơi ở cũ và nơi ở mới như nguồn thu nhập ổn định, lợi thế từ vị trí sản xuất kinh doanh, đánh bắt cá, khai thác các từ sản phẩm rừng, giá trị văn hoá truyền thống… chưa được xét đến trong các kế hoạch tái định cư. Và đy lại là điểm rất quan trọng đối với đời sống người dân và đồng bào dân tộc.

Việc khôi phục, ổn định lại và nâng cao đời sống, sinh kế của những hộ dân bị ảnh hưởng đòi hỏi thời gian lâu dài. Như vậy chính sách và cơ chế tài chính để hỗ trợ, giải quyết việc làm sau khi tái định cư (bao gồm cả hộ phải di chuyển, TĐC và hộ sở tại bị mất đất) cần phải điều chỉnh cho phù hợp, trong đó cần tính đến khoảng thời gian thực hiện chính sách này để đáp ứng yêu cầu nêu trên.



d) Một số quy định của cơ quan quản lý liên quan đến công tác di dân, TĐC chưa phù hợp hoặc còn chồng chéo nhau: Về nguyên tắc công tác di dân TĐC các dự án thủy lợi, thủy điện trước hết phải đảm bảo ổn định đời sống người dân TĐC nhanh chóng và bền vững cả về sinh kế lẫn môi trường. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy phía cơ quan quản lý Nhà nước ở các cấp địa phương đã có một số quy định không chỉ chồng chéo nhau mà còn thay đổi liên tục, không căn cứ vào các quy định pháp luật khiến cho đời sống của người dân bị xáo trộn. Các địa phương thường không chủ động trong việc chuẩn bị trước quỹ đất tái định cư. Ngay cả khi đã có chủ trương chuẩn bị trước về quỹ đất cho TĐC thì việc triển khai các thủ tục phê duyệt dự án, xây dựng công trình, cấp phát vốn cũng kéo dài khiến chủ trương này không phát huy được tác dụng.

2) Tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn:

Theo Ban quản lý Dự án di dân tái định cư công trình Thuỷ điện Sơn La tỉnh Lai Châu, sau hơn 8 năm triển khai thực hiện công tác dân tái định cư, đến nay toàn Tỉnh đã hoàn thành khoảng 88,4% khối lượng công việc.

Nguyên nhân chính là do trong quá trình triển khai thực hiện, một số nhà thầu không đủ năng lực hoàn thành công trình, hoặc lợi dụng ứng vốn trước, nhưng chậm triển khai thi công. Còn một số công trình chờ Chính phủ phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư.

Các dự án tái định cư trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc mà trước tiên là về tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Có thể nói, tiến độ lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu (điểm) tái định cư diễn ra rất chậm, dẫn đến việc triển khai thực hiện các dự án chi tiết và cấp phát vốn gặp rất nhiều khó khăn.

Trên thực tế, một số quy định về thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết khu (điểm) tái định cư do cấp tỉnh ban hành đã yêu cầu phải có chữ ký của từng hộ dân phải di dời, đồng ý đến nơi dự kiến quy hoạch tái định cư. Điều này cũng làm cho công tác di dân tái định cư càng gặp nhiều khó khăn hơn. Tiến độ thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu tái định cư thường rất chậm. Nhiều quy hoạch chi tiết đã lập nhưng chưa được hội đồng thẩm định xem xét. Tuy huyện là chủ đầu tư song không ít các huyện còn lúng túng với vấn đề mới mẻ này. Đây cũng là vấn đề chính sách cần được xem xét, khắc phục. Đó là chưa kể đến năng lực thực hiện di dân, tái định cư của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn còn nhiều yếu kém, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực tái định cư khiến cho tiến độ lập quy hoạch và thẩm định các dự án bị ảnh hưởng. Nhiều đơn vị tư vấn được UBND tỉnh lựa chọn chỉ là những đơn vị chuyên về xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc…) lại am hiểu rất ít về lĩnh vực quy hoạch dân cư, di dân và tái định cư vốn mang đậm tính xã hội. Do đó, các đơn vị này rất lúng túng trong việc lập quy hoạch chi tiết, làm chậm trễ, gây thiệt hại cho người dân khi xây dựng quy hoạch khu tái định cư.

Một số vấn đề tồn tại khác nữa là : Trong khi triển khai ở một số khu, điểm tái định cư tình trạng chưa hoàn chỉnh ở một số công trình, một số dự án phát sinh do thay đổi số dân, nhu cầu điều kiện đời sống mới. Việc thanh quyết toán các dự án hoàn thành còn chậm. Do đó, vẫn còn nhiều khu (điểm) đang trong tình trạng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn.



3) Kinh tế - xã hội:

Sau hơn 10 năm (bắt đầu từ năm 2003) công tác di dân ra khỏi lòng hồ thuỷ điện Sơn La được tiến hành. Đến nay, hầu hết các khu tái định cư thuỷ điện Sơn La tỉnh Lai Châu được đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng, như điện, đường, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; các hộ dân được bố trí đủ đất sản xuất...Nhìn chung đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân tại các khu, điểm tái định cư từng bước ổn định.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong công tác triển khai và giúp người dân có được cuộc sống tốt đẹp khi đến vùng đất mới ở một số khu, điểm tái định cư như:

Ở một số nơi, việc thu hồi, giao đất sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất thực hiện chậm.

Nhiều bà con vẫn còn quen với tập tục sản xuất xưa cũ lạc hậu, không thích ứng kịp với nơi ở mới nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Hiện nay, rất nhiều dự án xây dựng hạ tầng sau một thời gian đưa vào sử dụng cũng đang xuống cấp, nhất là giao thông, các công trình nước sinh hoạt. Có 30,38% điểm tái định cư đang thiếu nước, mất nước nên người dân phải dùng nước không hợp vệ sinh. Một số điểm tái định cư khi quy hoạch thì có nước, nay nguồn nước đều khô cạn.

Thậm chí, có nơi người dân phá rừng, môi trường bị tác động dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Đây thật sự là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của bà con không chỉ cho vùng di dân vùng tái định cư mà cả những bản sở tại nhượng đất gây một số hiềm khích ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa những hộ di dân và sở tại. Nguyên nhân là nhiều bà con vẫn còn quen với tập tục sản xuất xưa cũ lạc hậu, không thích ứng kịp với nơi ở mới nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Nhiều khu điểm tái định cư lại cho thấy thiếu sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp. Nhiều khu điểm tái định cư thiếu nước phục vụ sản xuất, chưa tìm được cây, con giống thích hợp, bà con thiếu hiểu biết về kỹ thuật sản xuất. Do những thiếu thốn hiện tại nên ở một số nơi lác đác có hộ trở về mảnh đất cũ làm ăn do tiếc mảnh đất còn tốt.

Đây thực sự là những vấn đề đáng quan tâm, là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất sự phát triển kinh tế - xã hội của bà con vùng di dân tái định cư.

4) Môi trường sinh thái:

Bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước phủ xanh đồi núi trọc cho vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đặt ra cho dự án tái định cư thuỷ điện Sơn La. Những thành công trong nhiệm vụ này rất đáng khích lệ nhưng không phải không có những mặt tồn tại, những mặt chưa được :

Tồn tại thứ nhất từ chính trong nhận thức của người dân: Nhiều nơi bà con vẫn phá rừng, môi trường bị tác động dẫn đến cạn kiệt nguồn nước, lũ về nhanh hơn sau mưa bão. Nguyên nhân là nhiều bà con vẫn còn quen với tập tục sản xuất xưa cũ lạc hậu, phát nương làm rẫy chứ không canh tác trên một mảnh đất.

Ngoài nguyên nhân tập tục lạc hậu, còn một nguyên khác là: Ở nơi ở cũ bình quân mỗi hộ có từ 3-5 ha đất, nay đến nơi mới mỗi khẩu chỉ được giao 2.000 m2 , mỗi hộ chỉ được hơn 1 ha. Việc giảm diện tích đất canh tác đã ảnh hưởng đến kinh tế gia đình của các hộ tái định cư, cuộc sống không bằng nơi ở cũ. Từ đó nhiều hộ dân đã mở rộng diện tích canh tác của mình bằng cách tự ý khai hoang và các vùng đất không được phép dẫn đến môi trường tự nhiên thay đổi xấu đi.



- Phá rừng gây mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt nguồn nước. Như đã nêu ở phần trước, do cuộc sống của nhiều hộ dân TĐC nhất các hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, nên họ đã tuỳ tiện lên núi phá rừng đầu nguồn để làm rẫy và khai thác lâm sản, tự ý chuyển đổi đất lầm nghiệp thành đất nông nghiệp..Phá rừng đã đưa đến hậu quả là làm cạn kiệt nguồn nước trong mùa khô còn mùa lũ thì nước từ trên núi tràn xuống nhanh hơn với cường độ mạnh hơn đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân TĐC, làm ảnh hưởng đến quan hệ cộng đồng dân cư nằm trong và ngoài các khu, điểm TĐC.

5) Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân vùng tái định cư:

Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La của tỉnh Lai Châu cơ bản đã hoàn thành, các hộ dân đã được đến nơi ở mới, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, cuộc sống, văn hóa xã hội, tập quán canh tác bị xáo trộn. Không ít người dân vẫn chưa thể ổn định cuộc sống, nhiều người đang có chiều hướng quay về nơi ở cũ, dù đã ngập nhưng họ vẫn tiếp tục sống ven theo lòng hồ.

Mặt tồn tại của việc di dân, thay đổi môi trường sống của người dân là : không phải người nào cũng có thể hoà nhập được với nơi ở mới, nhiều người đã có những tranh chấp, mâu thuẫn với dân bản địa gây ra xung đột ảnh hưởng đến an ninh xã hội, từ đó cuộc sống chưa thể ổn định ngay được. Nguyên nhân chủ yếu của vần đề này là: Phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, bản sắc văn hóa và tập quán canh tác khác nhau, đa phần người dân phải di chuyển đến vùng có điều kiện canh tác, sản xuất khác biệt, việc hướng dẫn chuyển đổi nghề nghiệp còn chậm hay không có hiệu quả do trình độ hận thức người dan còn kém dẫn đến nhiều hộ dân chưa có cuộc sống ổn định, bền vững trên quê hương mới.


3.9.3. Kết luận và kiến nghị


Каталог: UserFiles -> File
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
File -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
File -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
File -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
File -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương