BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn trưỜng đẠi học thủy lợI



tải về 1.32 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.32 Mb.
#1918
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Sau hơn 10 năm triển khai (từ năm 2003 đến nay) công tác tái định cư cho các hộ dân phải di dời để lấy mặt bằng xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La đã hoàn thành. Hầu hết các khu, điểm TĐC thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ các công trình hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; hầu hết các hộ dân được bố trí đủ đất sản xuất theo quy định. Nhờ vậy mà đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân tại các khu, điểm TĐC đã từng bước được ổn định. Hầu hết các hộ dân đều có nơi ở mới khang trang hơn, nhiều hộ đã có cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều so với nơi ở cũ.


Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội tại tất cả các điểm TĐC thủy điện Sơn La cho thấy vùng này vẫn còn không ít tồn tại liên quan đến cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện các dự án, đến ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đến môi trường sinh thái. Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy một bộ phận không nhỏ các hộ dân TĐC có đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần rất thấp, tỷ lệ hộ đói và nghèo vẫn còn ở mức rất cao.

Do còn những tồn tại của công tác di dân TĐC thủy điện Sơn La trong những năm qua như đã nêu và phân tích tại mục 3.9.2 nên tại nhiều điểm TĐC đang tiềm ẩn nguy cơ làm mất ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Nhà nước cần nhanh chóng đầu tư thêm nhiều công trình mới thuộc về cơ sở hạ tầng (kể cả sửa chữa nâng cấp các công trình đã có nhưng bị hư hỏng). Người dân vùng TĐC thủy điện Sơn La đang mong chờ Nhà nước ban hành thêm một số chủ trương chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế của vùng TĐC, giúp họ nhanh chóng ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhanh chóng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.



Phần 2

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

CHƯƠNG 4

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

4.1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Sau hơn 10 năm triển khai (từ năm 2003 đến nay) công tác tái định cư cho các hộ dân phải di dời để lấy mặt bằng xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La đã hoàn thành. Hầu hết các khu, điểm tái định cư thủy điện Sơn La đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ các công trình hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; hầu hết các hộ dân được bố trí đủ đất sản xuất theo quy định. Nhờ vậy mà đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân tại các khu, điểm tái định cư đã từng bước ổn định. Hầu hết các hộ dân đều có nơi ở mới khang trang hơn, nhiều hộ đã có cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều so với nơi ở cũ.


Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội tại tất cả các điểm tái định cư thủy điện Sơn La cho thấy vùng này vẫn còn không ít tồn tại liên quan đến cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện dự án, đến ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đến môi trường sinh thái. Một bộ phận không nhỏ các hộ dân TĐC đang có đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần rất thấp, tỷ lệ hộ đói và nghèo vẫn còn ở mức rất cao. Kết quả điều tra khảo sát thực tế cũng cho thấy nguyện vọng của người dân TĐC và của các cấp chính quyền đều mong muốn Nhà nước nhanh chóng đầu tư thêm nhiều công trình mới thuộc về cơ sở hạ tầng (kể cả sửa chữa nâng cấp các công trình đã có nhưng bị hư hỏng). Họ cũng đang mong chờ Nhà nước ban hành thêm một số chủ trương chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế của vùng tái định cư, giúp họ nhanh chóng ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhanh chóng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Do còn những tồn tại của công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La trong những năm qua như đã nêu và phân tích ở các phần trên nên tại nhiều điểm tái định cư đang tiềm ẩn nguy cơ làm mất ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên, ngày 27/11/2013 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 62/2013/QH13 và ngày 18/02/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trong đó có nội dung năm 2014 phải hoàn thành ban hành chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện các phương án hỗ trợ đảm bảo ổn định cuộc sống và sản xuất bền vững, lâu dài cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

Vì những lý do nêu trên, để đảm bảo ổn định cuộc sống và sản xuất bền vững lâu dài cho người dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La, đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước là “đảm bảo cuộc sống của người dân tái định cư phải tốt hơn hoặc ít nhất cũng phải bằng nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây bắc theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái”, việc xây dựng đề án “ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La” là rất cần thiết.

4.2. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

-  Nghị quyết số 775/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 20/4/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện di dân, tái định cư công trình thuỷ điện Sơn La;

- Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La (thay thế các Quyết định số: 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004, 1251/QĐ-TTg ngày 23/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ); các Quyết định số: 141/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007, 31/2008/QĐ-TTg ngày 25/02/2008, 72/2009/QĐ-TTg ngày 04/5/2009, 43/2011/QĐ-TTg ngày 10/8/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 29/02/2008 về cơ chế đặc thù về thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 11/01/2010 về sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 29/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La;

- Quyết định số 2107/QĐ-TTg ngày 18/11/2010 về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La (thay thế các Quyết định số: 207/2004/QĐ-TTg ngày 11/12/2004, 11/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007, 136/2008/QĐ-TTg ngày 09/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ);

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

- Thông báo số 253/TB-VPCP ngày 17/7/2012 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể và chính sách đặc thù tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển toàn diện, bền vững sau tái định cư Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La;

- Thông báo số 350/TB-VPCP ngày 11/10/2012 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thuỷ điện Sơn La - Lai Châu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo ngày 08/10/2012;

- Thông báo số 155/TB-VPCP ngày 05/4/2013 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về Đề cương Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La”;

- Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

4.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

4.3.1. Mục tiêu chung


- Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững cho các xã có điểm tái định cư và các hộ tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La sau tái định cư, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng vùng Tây bắc theo tinh thần Nghị quyết số 775/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 20/4/2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng tái định cư thủy điện Sơn La gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của từng địa phương.


4.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020 có ít nhất 50% số xã trong vùng tái định cư thủy điện Sơn La đạt chuẩn Quốc gia về nông thôn mới; .

- Đến năm 2025 có ít nhất 80% số xã trong vùng tái định cư thủy điện Sơn La đạt chuẩn Quốc gia về nông thôn mới.

4.4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN ÁP DỤNG ĐỀ ÁN

4.4.1. Phạm vi áp dụng


Áp dụng cho 16 xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có điểm tái định cư tập trung, xen ghép Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Lai Châu. Cụ thể như sau:

a) Vùng tái định cư đô thị

Gồm 01 phường, 01 thị trấn có tiếp nhận các hộ dân thuộc vùng ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La đến tái định cư tập trung hoặc xen ghép:

- Thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ).

- Phường Đông Phong (thành phố Lai Châu).

b) Vùng tái định cư nông thôn

b.1) Vùng tái định cư nông thôn ven hồ

Gồm 10 xã thuộc 02 huyện có một phần diện tích bị ngập trong lòng hồ thuỷ điện Sơn La và có các hộ dân phải di chuyển tái định cư khỏi vùng ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La:

+ Nậm Hăn, Nậm Tăm, Chăn Nưa, Nậm Cha, Pa Khóa, Căn Co, Nậm Mạ, Lùng Thàng và Tủa Sín Chải - huyện Sìn Hồ;

+ Lê Lợi, Nậm Hàng, Nậm Manh, Thị trấn Nậm Nhùn - huyện Nậm Nhùn;

b.2) Vùng tái định cư nông thôn di chuyển ra khỏi xã, huyện

Gồm 03 xã thuộc 03 huyện có tiếp nhận các hộ dân thuộc vùng ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La đến tái định cư tập trung hoặc xen ghép,cụ thể như sau:

+ Thị trấn Tam Đường - huyện Tam Đường;

+ Thị trấn Phong Thổ - huyện Phong Thổ;

+ Phường Đông Phong–Thành phố Lai Châu.

4.4.2. Đối tượng áp dụng


Các tổ chức, cá nhân, hộ tái định cư và hộ sở tại đang sinh sống, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

2.4.3. Thời gian áp dụng

Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện Sơn La được thực hiện trong 10 năm, dự kiến bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2015.




Chương 5


NỘI DUNG ĐỀ ÁN

5.1. Phát triển sản xuất

5.1.1. Nông nghiệp


a) Đất sản xuất

- Khai hoang ruộng nước 313 ha ruộng 2 vụ tại các xã Lùng Thàng, Nậm Tăm, Pa Khóa, Chăn Nưa thuộc huyện Sìn Hồ và xã Lê Lợi, Nậm Hàng, Nậm Manh thuộc huyện Nậm Nhùn.

- Cải tạo diện tích đất sản xuất nông nghiệp bạc màu : 80 ha/251 ha, của 231 hộ thuộc xã Nậm Tăm huyện Sìn Hồ, trong đó cải tạo và chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ trồng lúa, ngô sang trồng khoai và trồng lạc) cho 30 ha đất cát;

b) Trồng trọt

- Cây lương thực

+ Tăng 1 vụ lên 2 vụ trên ruộng nước 465 ha của 2.890 hộ; dự kiến giá trị sản xuất do tăng vụ đạt 232, 5 triệu đồng/ha/năm;

+ Tăng 2 vụ lên 3 vụ trên ruộng nước 62,9 ha của 1.074 hộ; dự kiến giá trị sản xuất do tăng vụ đạt 31,45 triệu đồng/ha/năm;

- Cây công nghiệp và cây ăn quả

+ Trồng mới hoặc thâm canh cây ăn quả theo qui hoạch và dự án được duyệt 17 ha.

c) Chăn nuôi (gia súc, gia cầm)



- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc đến năm 2025: trâu 18.426 con, cho 3.281 hộ; bò 13.145 con, cho 3.581 hộ; dê 4.680 con, cho 3.581 hộ; lợn 23.880 con, cho 3.581 hộ;

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi đến năm 2025 : 76.092 con, cho 3.909 hộ.

5.1.2. Lâm nghiệp


- Rà soát qui hoạch, cắm mốc ranh giới 3 loại rừng : diện tích đất rừng 6.198,6 ha, trong đó:

+ Rừng phòng hộ: 5.993,4 ha đất có rừng;

+ Rừng sản xuất: có rừng 205,2 ha.

- Trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ 5.993,4 ha.




5.1.3. Thủy sản


- Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 142,2 ha, sản lượng 107,2 tấn/năm, số lao động tham gia 154 người, trong đó:

+ Diện tích lòng hồ thuỷ điện Sơn La 126,3 ha, sản lượng 107,2 tấn/năm, số hộ tham gia 154 người / 75 hộ;

+ Diện tích ao, hồ khác 15,9ha, sản lượng 7,25 tấn/năm, số hộ tham gia 83 người/ 41 hộ;

- Bổ sung nguồn lợi thuỷ sản lòng hồ thuỷ điện Sơn La: 1,7 triệu con/năm.


5.1.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp


- Hỗ trợ đầu tư các hợp tác xã và tổ hợp tác tham gia sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống: 3 hợp tác xã; 1 tổ hợp tác.

5.1.5. Các hình thức tổ chức sản xuất

- Hỗ trợ phát triển trang trại: hỗ trợ lãi suất 01 lần (50% lãi suất tiền vay) với mức vay tối đa 500 triệu đồng/trang trại để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ kinh phí tham gia các chương trình đào tạo nghề tại địa phương. Ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh do các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh tổ chức.

- Hỗ trợ phát triển tổ hợp tác: Tư vấn, hướng dẫn các hoạt động nhằm tăng cường mối liên kết cộng đồng giữa các tổ hợp tác có chung các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có chung mục tiêu hoạt động như: tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin giữa các tổ, từ đó xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, tạo nên sức mạnh bền vững trong cộng đồng. Hỗ trợ vay vốn dài hạn lãi suất thấp giúp cho tổ hợp tác yên tâm ổn định và phát triển.

- Hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các xã viên. Hỗ trợ kinh phí đi lại cho các xã viên tham quan các mô hình kiểu mẫu. UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương xem xét, quyết định việc giao đất không thu tiền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hợp tác xã. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh của xã viên theo quy định của pháp luật về thuế. Ưu đãi về vốn cho mọi hoạt động của hợp tác xã có điều kiện phát triển.

- Hỗ trợ 50% lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển.


5.2. Phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, bưu điện

5.2.1. Y tế

a) Củng cố, phát triển hệ thống y tế xã, bản, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong vùng Đề án

- Đào tạo con em và cán bộ đang công tác tại các xã trong vùng: 125 người;

- Nâng cao chất lượng y tế, thường xuyên tổ chức các đợt tiêm phòng, phòng dịch trong cộng đồng;

- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức cơ bản về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để người dân thay đổi nhận thức về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ;

- Tuyên truyền và vận động người dân trong vùng tham gia các loại hình bảo hiểm y tế;

- Tuyên truyền giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đến 2025 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 0%.

b) Thực hiện tiêu chí quốc gia về y tế xã

- Sửa chữa, nâng cấp 3 trạm y tế xã, diện tích xây dựng 833 m2;

- Đầu tư xây dựng mới 1 trạm y tế xã, diện tích xây dựng 250 m2;

- Cung cấp trang thiết bị cơ bản theo danh mục tiêu chí quốc gia cho 16 trạm y tế xã.

- Phấn đấu đến năm 2025 có 16 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 100% để triển khai các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong vùng.



5.2.2. Giáo dục

a) Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp, các cơ sở giáo dục thuộc các xã vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La

- Giáo dục mầm non:

+ Củng cố 18 lớp mầm non công lập hiện có tại 18 thôn, bản.

+ Thành lập mới 7 lớp mầm non công lập chưa có tại 7 thôn, bản.

- Giáo dục phổ thông:

+ Củng cố 19 trường hiện có tại các xã, thôn, bản (trong đó: 13 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở).

+ Thành lập mới 03 trường tiểu học tại các xã, thôn, bản chưa có trường.

b) Thực hiện chuẩn quốc gia về giáo dục

- Sửa chữa, nâng cấp 37 trường, diện tích xây dựng 17138 m2, trong đó:

+ Trường mẫu giáo: 21 trường, diện tích xây dựng 7380 m2;

+ Trường tiểu học: 13 trường, diện tích xây dựng 5228 m2;

+ Trường trung học cơ sở: 03 trường, diện tích xây dựng 4530 m2;

+ Nhà công vụ cho giáo viên 3 nhà, diện tích xây dựng 396 m2;

- Xây dựng mới 11 trường, diện tích xây dựng 3737 m2, trong đó:

+ Trường mẫu giáo: 8 trường, diện tích xây dựng 2037 m2;

+ Trường tiểu học: 2 trường, diện tích xây dựng 1300 m2;

+ Nhà bán trú cho học sinh 1 nhà, diện tích xây dựng 400 m2.



5.2.3. Văn hóa - thể thao

a) Xây dựng đời sống văn hoá - thể thao

- Xây dựng gia đình văn hoá, phấn đấu đến năm 2025 có 4.293 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, đạt 100%;

- Xây dựng bản hoặc tổ dân phố văn hóa, phấn đấu đến năm 2025 có 63 bản hoặc tổ dân phố, đạt 100%;

- Hỗ trợ xây dựng đội văn nghệ - thể thao thôn bản, phấn đấu đến năm 2025 có 37 đội văn nghệ - thể thao;

- Tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác văn hoá cơ sở, phấn đấu đến năm 2025 mở được khoảng 28 lớp tập huấn cho 50 lượt cán bộ;

- Tuyên truyền, vận động người dân các dân tộc vùng tái định cư thay đổi tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, mê tín dị đoan, ăn ở hợp vệ sinh.

b) Bảo tồn, khai thác, phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc trong vùng

- Sưu tầm các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của các dân tộc;

- Bảo tồn, trùng tu, phục dựng một số di sản văn hoá tiêu biểu có giá trị phục vụ phát triển du lịch văn hoá;

- Xây dựng một số thiết chế vừa bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc vừa đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu của khách du lịch.

c) Thực hiện chuẩn quốc gia về văn hoá - thể thao

- Sửa chữa, nâng cấp 20 nhà văn hoá; diện tích xây dựng 3553 m2, trong đó:

+ Nhà văn hoá thôn, bản 19 nhà; diện tích xây dựng 3353 m2;

+ Nhà văn hoá xã 01 nhà; diện tích xây dựng 200 m2.

- Đầu tư xây dựng mới 35 nhà văn hoá; diện tích xây dựng 17885 m2, trong đó:

+ Nhà văn hoá thôn, bản 30 nhà; diện tích xây dựng 4585 m2;

+ Nhà văn hoá xã 5 nhà; diện tích xây dựng 1200 m2.

- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp: 8 công trình thể thao (nhà thi đấu, sân thể thao, …), diện tích xây dựng 12100 m2.

5.2.4. Bưu điện

a) Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông

b) Có Internet đến thôn, bản

- Đầu tư xây dựng mới 2 bưu điện trung tâm xã diện tích xây dựng 410 m2 ( trong đó 60 m2 bưu điện xã Nậm Cha – huyện Sìn Hồ và 350 m2 bưu điện xã Tủa Sín Chải – huyện Sìn Hồ)



Каталог: UserFiles -> File
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
File -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
File -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
File -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
File -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương