BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn trưỜng đẠi học thủy lợI


Phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, bưu điện



tải về 1.32 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.32 Mb.
#1918
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

5.2. Phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, bưu điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


92

5.2.1 Y tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

92

5.2.2. Giáo dục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

92

5.2.3. Văn hóa – Thể thao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .



Trang 93


5.2.4. Bưu điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

94

5.3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí nông thôn mới . .

95

5.3.1. Giao thông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

95

5.3.2. Thủy lợi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

95

5.3.3. Nước sinh hoạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

95

5.3.4. Điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

95

5.3.5. Môi trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

95

5.4. Các giải pháp chủ yếu thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

96

5.4.1. Đất sản xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

96

5.4.2. Sản xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

96

5.4.3. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công . . . . . . . . . . . . . . . . .

97

5.4.4. Thương mại, du lịch, dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

100

5.4.5. Đào tạo nghề đối với nông thôn và đô thị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

102

5.4.6. Y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao, bưu điện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

103

5.4.7. Khoa học và công nghệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

107

5.4.8. Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng tái định cư theo tiêu chí nông thôn mới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

108

5.4.9. Cơ chế, chính sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

108

5.4.10. Hỗ trợ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng theo tiêu chí nông thôn mới . . .

110

5.5. Giải pháp vốn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

112

Chương 6: Nhu cầu vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội của đề án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

114

6.1. Căn cứ tính toán nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

114

6.2. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

114

6.3. Phân kỳ đầu tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

116

6.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

116

KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

118

THUYẾT MINH ĐỀ ÁN ỔN ĐỊNH DÂN CƯ,

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ

THUỶ ĐIỆN SƠN LA - TỈNH LAI CHÂU



MỞ ĐẦU
Ngày 02/12/2005 công trình Thủy điện Sơn La chính thức được khởi công xây dựng và chặn dòng và hơn 5 năm sau, ngày 07/01/2011 tổ máy đầu tiên của Nhà máy thủy điện Sơn La đã chính thức phát điện, đến ngày 26/9/2012 tổ máy thứ 6 cũng là tổ máy cuối cùng phát điện hoà vào mạng lưới điện quốc gia.

Để có mặt bằng xây dựng Nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam cũng là lớn nhất Đông Nam Á, Nhà nước và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã đầu tư 26.457,122 tỷ đồng (đến 6/2014 đã giải ngân được 18.509,080 tỷ đồng) để bồi thường, di dân tái định cư cho 20.477 hộ dân với 92.301 nhân khẩu đến định cư tại 87 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) của 18 huyện, thị xã và thành phố (gọi chung là huyện) thuộc địa bàn các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

Trong những năm qua Chính phủ đã cùng với các cấp chính quyền địa phương có liên quan xây dựng và ban hành đồng bộ nhiều văn bản về cơ chế, chính sách đặc thù, đã nỗ lực thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La. Nhờ vậy mà Nhà máy thủy điện Sơn La đã hoàn thành xây dựng và khai thác vượt tiến độ 2 năm so với Nghị quyết số 13/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội, 100% hộ dân tái định cư đến nơi ở mới đều có nhà ở đẹp và khang trang hơn nơi ở cũ. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại hầu hết các khu, điểm tái định cư được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt, từng bước ổn định cuộc sống, sản xuất cho người dân tái định cư. Đến nay, các hộ dân tái định cư về cơ bản đã được giao đất sản xuất nông nghiệp và được hướng dẫn phát triển sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.

Tuy nhiên trên thực tế đời sống vật chất và tinh thần của người dân sau khi tái định cư dự án thủy điện Sơn La vẫn còn hết sức khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của các địa phương có điểm tái định cư. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người dân tái định cư còn nhiều bất cập, chưa có đủ điều kiện cần thiết để đảm bảo ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất bền vững lâu dài cho các hộ dân tái định cư.

Để ổn định và nâng cao đời sống của người dân sau tái định cư, khắc phục những tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đền bù, di dân để lấy mặt bằng xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, ngày 27/11/2013 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 62/2013/QH13 và ngày 18/02/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trong đó có nội dung năm 2014 phải hoàn thành ban hành chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện các phương án hỗ trợ đảm bảo ổn định cuộc sống và sản xuất bền vững, lâu dài cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

Vì lý do nêu trên, để đảm bảo ổn định cuộc sống và sản xuất bền vững lâu dài cho người dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La, đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước là “đảm bảo cuộc sống của người dân tái định cư phải tốt hơn hoặc ít nhất cũng phải bằng nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây bắc theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái”, việc xây dựng đề án “ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La” là rất cần thiết.



Phần 1

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA

Chương 1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA
1.1. DỰ ÁN DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA

1.1.1. Kết quả thực hiện dự án

Theo Báo cáo của các địa phương và kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La (Báo cáo được hoàn thiện theo Quyết định số 2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ), kết quả thực hiện dự án như sau:



1. Về thiệt hại:

a) Tổng diện tích đất bị ngập 25.101 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 9.077 ha; đất lâm nghiệp 9.822 ha; đất nuôi trồng thủy sản 48 ha; đất chuyên dùng 249 ha; đất ở 538 ha; đất chưa sử dụng 5.367 ha.

b) Tổng giá trị thiệt hại vật chất vùng lòng hồ là 5.570.826 triệu đồng, trong đó: Sơn La 3.692.648 triệu đồng; Điện Biên 1.375.741 triệu đồng; Lai Châu 502.437 triệu đồng, bao gồm:

- Giá trị thiệt hại về đất 2.564.018 triệu đồng.

- Giá trị thiệt hại về tài sản gắn liền với đất 3.006.808 triệu đồng, trong đó thiệt hại về kết cấu hạ tầng 1.578.481 triệu đồng; thiệt hại của hộ gia đình 1.428.327 triệu đồng.

2. Số dân di chuyển:

Tổng số dân đã di chuyển là 20.477 hộ với 92.301 nhân khẩu, trong đó:

- Thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La: 20.340 hộ.

- Thuộc dự án tránh ngập đường Mường Lay - Nậm Nhùn giai đoạn 1: 137 hộ.

Số hộ và số dân đã được di chuyển chia theo từng tỉnh như sau:

- Tỉnh Sơn La 12.584 hộ với 58.337 khẩu.

- Tỉnh Điện Biên 4.329 hộ với 17.010 khẩu.

- Tỉnh Lai Châu 3.564 hộ với 16.954 khẩu.



3. Phương án bố trí tái định cư:

Đã xây dựng được 324 điểm tái định cư (TĐC) gồm 22 điểm TĐC đô thị, 263 điểm TĐC nông thôn và 38 điểm TĐC xen ghép nằm trên địa bàn của 87 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thuộc 18 huyện, thị xã và thành phố của các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Các điểm TĐC này đã tiếp nhận tái định cư cho 20.477 hộ dân với 92.301 nhân khẩu trong đó có 4.571 hộ TĐC đô thị, 14.448 hộ TĐC nông thôn, 500 hộ TĐC xen ghép và 918 hộ TĐC tự nguyện.



Bảng 1 - Tổng hợp kết quả di dân, tái định cư

Hình thức tái định cư (TĐC)

Sơn La

Điện Biên

Lai Châu

Tổng cộng

1. TĐC đô thị













- Số vùng TĐC (xã, phường)

2

6

2

10

- Số điểm TĐC

13

6

3

22

- Số hộ

1.497

2.539

535

4.571

- Số dân

5.010

9.217

2.545

16.772

2. TĐC nông thôn













- Số vùng TĐC (xã, phường)

60

5

12

77

- Số điểm TĐC

224

5

34

263

- Số hộ

9.862

1.658

2.968

14.488

- Số dân

48.187

7.222

14.119

69.528

3. TĐC xen ghép













- Số vùng TĐC (xã, phường)

16

0

1

17

- Số điểm TĐC

37

0

1

38

- Số hộ

488

0

12

500

- Số dân

2.341




57

2.398

4. TĐC tự nguyện













- Số hộ

737

132

49

918

- Số dân

2.799

571

233

3.603

Tổng cộng













- Số vùng TĐC (cả xen ghép)

62

12

14

87

- Số điểm TĐC

274

12

38

323

- Số hộ

12.584

4.329

3.564

20.477

- Số dân

58.337

17.010

16.954

92.301

4. Về bồi thường, hỗ trợ tái định cư:

Các tỉnh đã lập, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân tái định cư và dân sở tại, các cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng với tổng kinh phí là 8.733.978 triệu đồng, trong đó:

- Tỉnh Sơn La : 6.247.623 triệu đồng

- Tỉnh Điện Biên : 1.455.649 triệu đồng

- Tỉnh Lai Châu: 1.030.706 triệu đồng..

5. Về đầu tư xây dựng cơ bản:

Các tỉnh đã và đang và triển khai thực hiện 2.962 dự án thành phần (bao gồm 29 dự án khu đô thị Noong Bua – TP Điện Biên Phủ) với tổng kinh phí đầu tư là 16.661.751 triệu đồng (không kể các loại chi phí khác và chi phí dự phòng), trong đó:

- Tỉnh Sơn La: 2.244 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 9.326.736 triệu đồng.

- Tỉnh Điện Biên: 295 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 5.037.204 triệu đồng.

- Tỉnh Lai Châu: 423 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 2.297.811 triệu đồng.

Trong đó:

1) Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2.093 dự án với tổng kinh phí đã đầu tư là 8.015.938 triệu đồng (Kinh phí này đã bao gồm 300 tỷ đồng xây dựng trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã, đường giao thông liên xã thuộc tỉnh Sơn La và 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ thuộc tỉnh Sơn La được Chính phủ cho phép):

- Tỉnh Sơn La: 1.609 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 5.365.580 triệu đồng.

- Tỉnh Điện Biên: 135 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 1.276.498 triệu đồng.

- Tỉnh Lai Châu: 349 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 1.373.860 triệu đồng.

2) Đang triển khai thực hiện 869 dự án với tổng kinh phí là 8.645.813 triệu đồng:

- Tỉnh Sơn La: 635 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 3.961.156 triệu đồng.

- Tỉnh Điện Biên: 160 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 3.760.706 triệu đồng.

- Tỉnh Lai Châu: 74 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 923.951 triệu đồng.



1.1.2. Đánh giá kết quả thực hiện dự án

a) Những mặt đạt được

1) Cơ chế chính sách của Nhà nước về bồi thường, di dân tái định cư luôn được điều chỉnh kịp thời và cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương. Đa số các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án thủy điện Sơn La đều đồng tình với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Nhờ vậy đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình.

2) Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được các địa phương thực hiện theo đúng các quy định hiện hành, theo đúng kế hoạch và phương án quy hoạch tổng thể di dân tái định cư đã được phê duyệt. Các nội dung thực hiện được tiến hành công khai minh bạch. Hầu hết các ý kiến thắc mắc của nhân dân hoặc những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đều được các cơ quan chức năng của địa phương giải đáp, xử lý kịp thời, đúng quy định.

3) Việc sắp xếp, bố trí tái định cư cho các hộ dân về cơ bản đã được thực hiện kịp thời, đồng bộ góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống của nhân dân. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đại đa số người dân vùng TĐC đều có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Nhiều gia đình đã biết cách sử dụng nguồn tiền được đền bù hợp lý, đúng mục đích, có hiệu quả nên đời sống và kinh tế của họ tương đối ổn định. Có khá nhiều khu, điểm TĐC do nằm ở vị trí địa lý và có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nơi ở cũ (như gần các đường giao thông, gần khu trung tâm của vùng, gần lòng hồ...) nên người dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản suất, chuyển đổi nghề nghiệp, có thêm nhiều công ăn việc làm, giao thương hàng hoá được cải thiện..., nhờ đó đời sống của họ ở những khu, điểm TĐC này đều được cải thiện hơn trước.

4) Đầu tư xây dựng công trình tại các khu điểm TĐC được thực hiện tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, theo đúng quy hoạch được duyệt, không chỉ phù hợp với nguyện vọng của người dân đến TĐC mà còn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có điểm TĐC. Các khu, điểm TĐC đều có các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, nhà văn hoá cộng đồng, cơ sở dịch vụ y tế, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, cung cấp điện, cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.... Hầu hết các hộ dân tái định cư chuyển đến nơi ở mới đều có nhà ở đẹp và khang trang hơn nơi ở cũ, môi trường sống được cải thiện, phát huy, công tác chính quyền và đoàn thể được kiện toàn từ thôn, bản đến xã, phường đi vào hoạt động có hiệu quả.

5) Nhờ có chính sách đầu tư xây dựng các khu điểm TĐC theo hướng tốt hơn nơi ở cũ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nhờ công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách này một cách quyết liệt, nghiêm túc và đồng bộ không những góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, duy trì được phong tục tập quán và bản sắc của đồng bào các dân tộc ít người mà còn góp phần rất quan trọng làm thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn vùng núi Tây bắc nước ta.



b) Một số tồn tại

1) Sau khi hoàn thành công tác di dân dự án thuỷ điện Sơn La đến nay, do tăng dân số tự nhiên tại các điểm TĐC đã làm tăng thêm số hộ, số nhân khẩu. Mặt khác, do địa hình vùng dự án bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, phần lớn đất canh tác bị bạc mầu do mưa lũ rửa trôi… nên vùng dự án vẫn còn nhiều tiềm ẩn về áp lực thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất nông nghiệp để đảm bảo sinh kế bền vững lâu dài. Theo số liệu điều tra năm 2014, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 275 điểm tái định cư của 57 xã với khoảng 2.059 hộ phát sinh cần phải sắp xếp điều chuyển đến nơi ở mới, điều chuyển sắp xếp trong nội bộ xã hoặc điều chuyển ra ngoài phạm vi xã.

2) Đời sống của người dân tại nhiều điểm TĐC còn rất khó khăn, số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Chỉ tính riêng trên địa bàn vùng TĐC thuộc tỉnh Sơn La vẫn còn 4.035 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 23,45% và 10,23% số hộ cận nghèo. Có nhiều hộ gia đình mặc dù đã được thoát nghèo nhưng do nguồn thu nhập của họ chưa thật sự ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro cùng nhiều nguyên nhân khác nên nguy cơ tái nghèo của họ rất cao. Nhìn chung thu nhập và mức sống của người dân nhiều điểm TĐC chưa ổn định, còn thấp so với bình quân chung của từng tỉnh.

3) Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp bước đầu đã được hình thành nhưng phát triển chậm, một số vùng sản xuất hàng hoá cây nguyên liệu giấy sợi, cây ăn quả, tinh dầu... gắn với công nghiệp chế biến chưa thực hiện được như mục tiêu dự án đặt ra. Lâm nghiệp và thuỷ sản chưa thực sự trở thành nguồn thu nhập đáng kể trong cơ cấu kinh tế vùng hồ. Đặc biệt sản xuất lâm nghiệp ở hầu hết các điểm TĐC nhìn chung còn manh múm, nhỏ lẻ, chậm phát triển và chưa chắc chắn, điều kiện sản xuất còn hạn chế, chưa đảm bảo sinh kế lâu dài cho người để gắn với rừng. Độ che phủ của rừng chưa đáp ứng yêu cầu về mặt phòng hộ. Chế biến và tiêu thụ nông lâm thủy sản còn yếu, chưa khuyến khích và chưa tạo được tiền đề để sản xuất theo hướng hàng hoá. Mô hình sản xuất nương định canh, trồng cây quả kết hợp trồng cỏ tạo băng cây xanh chống sói mòn trên nương định canh gắn với chăn nuôi bò ở chuồng là cách làm tiến bộ nhưng chưa được người dân thực hiện tốt.

4) Cơ sở hạ tầng của một số điểm TĐC thiếu, chưa đồng bộ và chất lượng thấp do các dự án thành phần thuộc các khu, điểm trên hoặc thiếu, hoặc chưa hoàn thành hoặc chưa được triển khai xây dựng. Phần lớn các công trình thuộc về cơ sở hạ tầng đã được xây dựng hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được duy tu bảo dưỡng nên đã xuống cấp và hư hỏng, hiệu quả sử dụng thấp. Các công trình giao thông chưa đảm bảo khai thác được vào mùa mưa, do chỉ mới cân đối được nguồn vốn đầu tư hoàn thành phần nền đường còn các công trình vĩnh cửu trên tuyến và phần mặt đường chưa thực hiện được. Các tuyến đường liên bản, nội bộ bản, đường vào khu sản xuất chưa được đầu tư xây dựng. Một số dự án hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt

Phần lớn các công trình thủy lợi, cung cấp nước sinh hoạt đều đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều do mưa lũ, cùng với việc phá rừng bừa bãi để làm nương rẫy của nhân dân trong vùng đã ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng nguồn nước, không đảm bảo cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống. Có khá nhiều trạm cung cấp nước sạch ở nhiều điểm TĐC mới đưa vào sử dụng nhưng chỉ sau một vài sự cố không được sửa chữa kịp thời đã bị bỏ mặc, không vận hành được, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân đã đến tái định cư.

Mặc dù dự án đã đầu tư đảm bảo cung cấp điện cho 100% các xã trong vùng dự án, nhưng về đến các hộ dân mới chỉ cung cấp điện sinh hoạt được cho khoảng 84,83%, còn lại khoảng 15,17% số hộ dân xa trung tâm xã chưa có điện.

Một số các công trình kiến trúc như trụ sở xã, nhà văn hóa xã, chưa được đầu tư xây dựng và đa số các trạm y tế xã đang là nhà tạm với quy mô chưa đáp ứng được với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các công trình trường lớp học tại các trung tâm xã, cụm xã còn thiếu nhiều phòng học, nhà đa năng phục vụ cho học tập của các em học sinh và đặc biệt ở các phân trường tại các bản, lớp cắm bản đa số vẫn đang là nhà tạm không đảm bảo phục vụ cho việc học tập vào mùa mưa và mùa đông.

5) Việc thu hồi đất, giao đất sản xuất thực hiện ở một số khu, điểm TĐC còn chậm và chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất cho các hộ tái định cư, dẫn đến việc lập, thẩm định, triển khai các phương án sản xuất còn chậm; đặc biệt là việc tính toán giá trị bù chênh về đất cho các hộ tái định cư và hộ sở tại bị thu hồi đất đến nay còn rất chậm.

7) Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng và triển khai các phương án sản xuất tại một số khu, điểm TĐC còn nhiều hạn chế, nhiều người học xong các khoá đào tạo nhưng vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. Hầu hết các huyện có điểm TĐC vẫn chưa xây dựng được các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có quy mô đủ để thu hút lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp để góp phần tăng thu nhập cũng như cải thiện cơ cấu lao động xã hội.



1.1.3. Nguyên nhân tồn tại

a) Nguyên nhân khách quan

1) Dự án thủy điện Sơn La có số dân phải di chuyển ra khỏi vùng ngập lòng hồ lớn nhất từ trước đến nay, khối lượng thực hiện công tác di dân, tái định cư là rất lớn. Giai đoạn 2003 - 2007 khi lập dự án chưa thấy hết được thực trạng về điều kiện sản xuất và phân bố dân cư; chưa tính toán lường định được nhu cầu cần đầu tư và những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, các địa phương có dân tái định cư vừa phải tổ chức di chuyển dân, vừa phải triển khai quy hoạch chi tiết, xây dựng các khu, điểm tái định cư, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu để đón dân, dẫn đến chất lượng một số quy hoạch chi tiết của một số điểm TĐC chưa đáp ứng được yêu cầu.

2) Dự án di dân tái định cư được thực hiện trong thời gian tương đối dài dài. Trong thời gian thực hiện, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ TĐC thay đổi nhiều. Tại một số khu điểm TĐC, người được bồi thường nhận thấy có sự khác biệt về chính sách bồi thường và hỗ trợ bồi thường trong cùng một dự án, trong cùng một khu vực dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại nhiều gây khó khăn cho công tác di dân, giải phóng mặt bằng.

3) Đa phần người dân TĐC là những người đang sống ở vùng đất thấp, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nay phải di chuyển đến nơi ở mới có địa hình cao hơn, độ dốc lớn hơn và chất lượng đất xấu hơn, không thuận lợi cho phương thức canh tác truyền thống so với nơi ở cũ.

4) Hầu hết các công trình thuộc về cơ sở hạ tầng ở khu điểm tái định cư khi đưa vào sử dụng trong thời gian không dài đều bị xuống cấp do chưa có nguồn lực và quy chế sử dụng, quản lý, bảo vệ và tu bổ phù hợp. Nhiều công trình đã xây dựng xong nhưng không phát huy được hiệu quả phục vụ do việc đầu tư xây dựng chưa phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt cũng như nguyện vọng của người dân đến tái định cư cũng như cho người dân sở tại nhượng đất để xây dựng các khu, điểm tái định cư.

5) Chính sách hỗ trợ để khôi phục thu nhập, ổn định đời sống cho người dân nhất là giải quyết việc làm mới chỉ ở mức độ ngắn hạn, chưa đủ để đảm bảo ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân sau tái định cư. Sau khi hết thời hạn hỗ trợ của dự án, người dân vùng tái định cư không được hưởng các khoản hỗ trợ nào khác để tiếp tục phục hồi sinh kế, phát triển sản xuất và ổn định đời sống nên đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Nhiều nơi tỷ lệ hộ nghèo ở khu tái định cư cao hơn nhiều so với dân sở tại.



b) Nguyên nhân chủ quan:

1) Chất lượng đồ án thiết kế quy hoạch chi tiết của nhiều điểm TĐC còn thấp chưa đáp ứng kỳ vọng của Nhà nước cũng như nguyện vọng của người dân tái định cư. Trong nhiều trường hợp xây dựng khu điểm TĐC chưa xem xét kỹ yếu tố văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào TĐC.

Phần lớn hộ dân tái định cư là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi một dân tộc đều có bản sắc văn hoá, tập quán sinh hoạt và phương thức canh tác riêng. Có khá nhiều khu điểm tái định cư tuy được xây dựng hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng nhưng lại chưa chú ý nhiều đến đặc điểm nêu trên nên hiệu quả đầu tư chưa cao. Bởi vậy có không ít trường hợp một số hộ dân sau khi chuyển đến nơi ở mới thấy không phù hợp với tập quán sinh hoạt, khó hoà nhập với điều kiện thực tế của nơi đến nên đã quay về nơi ở cũ hoặc tự ý tìm địa điểm định cư mới nằm ngoài quy hoạch.

2) Xây dựng và triển khai phương án sản xuất, công tác khai hoang, cải tạo đồng ruộng, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư..., hướng dẫn chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân phi nông nghiệp ở nhiều khu, điểm TĐC còn chậm hoặc chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến điều kiện sản xuất cũng như nguồn tạo thu nhập cho người dân còn thấp, chưa đủ điều kiện để đảm bảo cuộc sống ổn định bền vững lâu dài trên quê hương mới.

3) Một số điểm TĐC nông thôn có quỹ đất dành cho sản xuất ít, không đủ cấp cho các hộ dân đến TĐC theo quy định của Nhà nước trong khi đó chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng vẫn đang rất lúng túng trong việc tìm hướng giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho người dân tại các điểm TĐC này.

4) Các công trình thuộc về cơ sở hạ tầng mau chóng bị xuống cấp, hư hỏng thậm chí có công trình chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào khai thác (như trạm cung cấp nước sạch) không sử dụng được, ngoài nguyên nhân về chất lượng xây dựng thấp, thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng, thiếu tổ chức bộ máy quản lý và khai thác phù hợp còn có nguyên nhânc khác cũng quan trọng không kém. Đó là tâm lý của các cấp chính quyền địa phương và người dân thường ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, trông chờ vào trách nhiệm của Chủ đầu tư.

5) Tổ chức bộ máy quản lý dự án và năng lực cán bộ quản lý dự án di dân TĐC của nhiều địa phương (từ cấp tỉnh đến cấp xã), trong nhiều trường hợp còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư.

1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA

1.2.1. Các tài liệu chính được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá

Các Chương trình dự án khác trên địa bàn vùng tái định cư thủy điện Sơn La được nghiên cứu đánh giá, phục vụ xây dựng đề án này gồm có: i) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135); ii) Chương trình Mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Chương trình 30a; và iii) Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Để đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình nêu trên, Cơ quan tư vấn đã dựa vào các tài liệu chính sau đây:

1) Kết quả điều tra của dự án do Trường Đại học Thủy lợi tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2014 và khảo sát bổ sung trong tháng 8 năm 2014.

2) Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương trình 135-II, do Ủy ban Dân tộc và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp thực hiện. Hà Nội, 12-2008.

3) Tác động của Chương trình 135 giai đoạn II qua lăng kính hai cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ - Hà Nội, 12-2012. Báo cáo do Công ty nghiên cứu và tư vấn Đông dương phối hợp với các chuyên gia của các Trường Đại học: Georgetown (Hoà Kỳ) và Adelađe (Úc) thực hiện, Chính phủ Phần lan hỗ trợ kinh phí, UNDP và Ủy ban Dân tộc hỗ trợ về chuyên môn thực hiện.

4) Báo cáo: Việt Nam – Đánh giá về quá trình thực hiện văn bản chiến lược xoá đói giảm nghèo (PRSP) và các thoả thuận trong chương trình tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (PRGF), do Văn phòng đánh giá độc lập của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thực hiện và phát hành năm 2003.

5) Báo cáo: Đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và Chương trình 135, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp thực hiện và phát hành tháng 10 năm 2004.

6) Giảm nghèo ở Việt Nam – Thành tựu và thách thức. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Nhà Xuất bản Thế giới, Hà Nội 3-2011.

7) Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015. Nhà tài trợ: Ngân hàng thế giới. Dự án đã được UBND tỉnh Điện biên phê duyệt tại Quyết định số 562/QĐ-UNND ngày 12/5/2010.

8) Văn bản số 1377/BC-BNN-TCTL ngày 28/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013.

9) Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999-2005 và đề xuất kế hoạch giai đoạn 2006-2010.

1.2.2. Kết quả thực hiện các Chương trình, dự án

1.2.2.1. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135)

Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Chương trình này chia thành 3 giai đoạn chính với thời gian thực hiện của từng giai đoạn như sau: Giai đoạn I từ năm 1999 đến 2005, Giai đoạn II từ năm 2006 đến 2010 và Giai đoạn III từ 2011 đến 2016.

Trong tổng số 87 xã có các điểm tái định cư thủy điện Sơn La có 31 xã nằm trong Chương trình 135 giai đoạn I (theo Quyết định số 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới thuộc phạm vi chương trình 135) trong đó: tỉnh Sơn La có 20 xã/62 xã, tỉnh Điện Biên có 4 xã/11 xã và tỉnh Lai Châu có 7 xã/14 xã (xem bảng 2).

Ngày 11/7/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I và Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II. Tiếp đó ngày 20/7/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I và bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Theo các Quyết định nói trên (xem bảng 2) cho thấy:

- Trong tổng số 31 xã vùng tái định cư thủy điện Sơn La mới có 15 xã hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135 trong đó: tỉnh Sơn La có 14 xã và tỉnh Lai Châu có 01 xã, tỉnh Điện Biên chưa có xã nào hoàn thành.

- 16 xã chưa hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn I được tiếp tục đầu tư vào giai đoạn II, trong đó tỉnh Sơn La còn 6 xã, tỉnh Điện Biên vẫn còn 4 xã và tỉnh Lai Châu còn 6 xã.

- Bổ sung thêm 6 xã thuộc vùng tái định cư thủy điện Sơn La vào danh sách đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II trong đó: tỉnh Sơn La có thêm 4 xã, tỉnh Lai Châu thêm 2 xã (tỉnh Điện Biên không thêm xã nào), đưa tổng số các xã được tiếp tục đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn II lên 22 xã.

Ngày 10/12/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2405/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và 2015 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn III). Ngày 08/4/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp Quyết định số 495/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013. Theo các Quyết định nêu trên, vùng dự án có 25 xã được tiếp tục đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn III, trong đó tỉnh Sơn La có 17 xã, tỉnh Điện Biên có 1 xã và tỉnh Lai Châu có 7 xã (xem bảng 2). Đáng chú ý là trong tổng số 25 xã nói trên cho thấy:

- Có tới 8 xã (các xã này đều thuộc tỉnh Sơn La) đã hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn I (theo Quyết định 163/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006), nay lại được (phải) tiếp tục đầu tư vào giai đoạn III.

- Có 12 xã chưa hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II được tiếp tục đầu tư vào giai đoạn III, trong đó tỉnh Sơn La có 6 xã và tỉnh Lai Châu có 6 xã (tỉnh Điện Biên không có xã nào).

- Có 5 xã lần đầu tiên được đầu tư vào giai đoạn III trong đó tỉnh Sơn La có 3 xã, tỉnh Điện Biên có 1 xã và tỉnh Lai Châu có 1 xã.

Cũng theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, toàn vùng có 17 xã hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II (không được tiếp tục đầu tư ở giai đoạn III), trong đó tỉnh Sơn La có 10 xã, tỉnh Điện Biên có 4 xã và tỉnh Lai Châu có 3 xã.



Tính chung cho cả 3 giai đoạn của Chương trình 135, trong tổng số 87 xã có điểm TĐC thủy điện Sơn La, có tới 42 xã nằm trong danh sách các xã thuộc Chương trình 135, trong đó tỉnh Sơn La có 27 xã (trong tổng số 62 xã), tỉnh Điện Biên có 5 xã (trong tổng số 11 xã) và tỉnh Lai Châu có 10 xã (trong tổng số 11 xã).

Bảng 2 – Liệt kê tên các xã có điểm tái định cư thủy điện Sơn La, tên xã được đầu tư theo Chương trình 135 và tên huyện nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ

TT

Xã có điểm TĐC

Số điểm TĐC

Được đầu tư theo CT 135

Theo CT 30a

GĐ I

GĐ II

GĐ III

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Huyện Nậm Nhùn

8










x




1. Nậm Hàng

5

-

x

x

x




2. Lê Lợi

3










x

2

Huyện Sìn Hồ

25










x




1. Ma Quai

2

x

x

x

x




2. Căn Co

3

x

x

x

x




3. Nậm Cha

3

x

x

x

x




4. Nậm Hăn

3

x

x

x

x




5. Tủa Sín Chải

1

x

x

x

x




6. Nậm Tăm

3

x

x

-

x




7. Nậm Mạ

3

x

Hoàn thành

-

x




8. Chăn Nưa

4

-

x

-

x




9. Pa Khoá

3

-

-

x

x

3

Huyện Tam Đường

1
















1. TT. Tam Đường

1













4

Huyện Phong Thổ

3










x




1. TT. Phong Thổ

3










x

5

TP. Lai Châu

1
















1. TĐC TP Lai Châu

1













Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại toàn vùng mới chỉ có 17 xã hoàn thành được mục tiêu của Chương trình 135, còn lại 25 xã còn phải tiếp tục đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn III. Đáng chú ý là trong số 25 xã nói trên có tới 9 xã được đầu tư liên tục từ giai đoạn I, giai đoạn II và cho đến nay vẫn còn phải tiếp tục đầu tư vào giai đoạn III , trong đó tỉnh Lai Châu có 5 xã (xem bảng 2).

1.2.2.2. Chương trình Mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Chương trình 30a

Xóa đói giảm nghèo chính thức được thiết lập như là một Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 1998 thông qua việc kiện toàn và hợp nhất một số lớn các chương trình quốc gia thành một số ít hơn nhưng tập trung hơn. Ngày 23/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998-2000, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong tổng số hộ của cả nước xuống còn 10% vào năm 2000. Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Gọi tắt là Chương trình 135). Chương trình được chia thành ba giai đoạn, kéo dài đến hết năm 2015. Nội dung và kết quả thực hiện Chương trình 135 đã nêu ở phần trên.

Sau một thời gian chuẩn bị, bản "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 2685/VPCP-QHQT ngày 21/5/2002. Bản Chiến lược này đã trình lên Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới ngày 2/7/2002 như một Văn bản Chiến lược Giảm nghèo của Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh PRSP. Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết và phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố với mục tiêu cơ bản là đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành và tỷ lệ nghèo ở các huyện nghèo còn dưới 30%. Tiếp đó, ngày 20/9/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 825/QĐ-TTg về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, chương trình tăng trưởng và giảm nghèo và chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo.

Ngày 27/12/2008 Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (gọi tắt là chương trình 30a của Chính phủ), với mục tiêu chung là tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Ngày 19/5/2011 Chính phủ ban hành tiếp Nghị Quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 đến 2020. Để thực hiện Nghị quyết nêu trên, ngày 08/10/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015, phấn đấu đến năm 2015 có 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Theo các văn bản pháp luật nêu trên, hiện nay cả nước có 64 huyện thuộc 20 tỉnh được xếp vào danh sách các huyện nghèo được đầu tư bằng Chương trình 30a của Chính phủ, trong đó vùng TĐC thủy điện Sơn La có 7 huyện (xem bảng 2), cụ thể như sau:

- Tỉnh Sơn La có 2 huyện là Mường La và Quỳnh Nhai.

- Tỉnh Điện Biên có 2 huyện là Mường Nhé và Tủa Chùa.

- Tỉnh Lai Châu có 3 huyện là Nậm Nhùn, Phong Thổ và Sìn Hồ.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá dựa trên các tài liệu đã nêu ở phần trên cho thấy Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những kết quả nổi bật. Điều kiện sống của người nghèo ở 64 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ nói chung và 7 huyện nghèo thuộc vùng TĐC thủy điện Sơn La nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Sau gần 4 năm thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58,33% năm 2010 xuống còn 43,89% năm 2012. Tuy nhiên, Chương trình xoá đói, giảm nghèo vẫn còn một số hạn chế như tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững; tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại, nguy cơ tái nghèo cao khi có những biến động về kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp cũng như những rủi ro về dịch bệnh, ốm đau, thiên tai khốc liệt và bất thường do biến đổi khí hậu; khoảng cách giàu-nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, có nơi còn trên 50% hộ nghèo, cá biệt có nơi còn tới 60 - 70% hộ nghèo, trong đó phần lớn hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân cả nước.

Như đã nêu ở phần trước, kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của cơ quan tư vấn cho thấy hầu hết các điểm TĐC đã được hưởng theo chính sách đầu tư hỗ trợ của dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La nên các Chương trình 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, Chương trình 30a của Chính phủ rất ít lồng ghép đầu tư, hỗ trợ vào các điểm tái định cư mà chỉ tập trung đầu tư, hỗ trợ vào các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và biên giới. .



1.2.2.3. Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Ngày 24/12/1996 Thủ tướng Chính phủ ban hành công văn số 6610/QHQT giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban chỉ đạo Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, tổ chức nghiên cứu xây dựng Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

Ngày 3/12/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Hai năm sau, ngày 25/8/2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, với mục tiêu cần đạt được như sau:

- Mục tiêu đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

- Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60lít/người/ngày, 70% gia đình và cư dân nông thôn có số hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

- Tập trung cố gắng để chậm nhất đến năm 2005, tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ quan giáo dục khác, các bệnh viện, trạm xá công sở, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ sinh.

- Kiểm soát việc chăn nuôi tại gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất của làng nghề để giữ sạch môi trường làng, xã.

- Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt tại hồ, ao, sông, suối…

Ngày 31/3/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.

- Đến cuối năm 2015, đạt được những mục tiêu chủ yếu sau:i) Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch; ii) Về vệ sinh môi trường: 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh.

Bảng 3 – Kết quả thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013 trên địa bàn tỉnh có các điểm tái định cư thủy điện Sơn La

(Theo Báo cáo số 1377/BC-BNN-TCTL ngày 28/4/2014 của Bộ Nông Nghiệp &PTNT)



TT

Tỉnh

Dân số nông thôn

Số hộ gia đình

Tỷ lệ % sử dụng nước hợp vệ sinh

Tỷ lệ % nhà tiêu hợp vệ sinh

Tỷ lệ % có nước nhà tiêu hợp vệ sinh

Trường học

Trạm xá

1

Sơn La

1.011.173

202.238

80

38

90

92

2

Điện Biên

447.629

89.526

75

27

48

88

3

Lai Châu

341.218

115.520

71

22

72

80




Tổng cộng:

1.800.020

407.284

76

31

76

89

Đến cuối năm 2013 khu vực nông thôn trên địa bàn 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có 407.284 hộ gia đình với 1.800.020 nhân khẩu. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính trung bình cho toàn khu vực, số hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt tỷ lệ 76%, có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 31%, nhà tiêu hợp vệ sinh ở các trường học mới đạt 76% và ở trạm xá đạt 89% (xem bảng 3).

Theo số liệu điều tra của Trường Đại học Thủy lợi, hiện nay tỷ lệ số hộ dân trong vùng dự án được dùng nước sạch mới đạt 15,81%, được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 34,95%, chưa được dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh 29,68%, số hộ dân có nhà vệ sinh tự hoại đạt tiêu chí nông thôn mới chiếm tỷ lệ dưới 20%, số hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh (hầm bioga xử lý chất thải) chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới 3%), hệ thống thoát và tập trung nước thải chưa được đầu tư nhiều, ở các xã có điểm tái định cư nông thôn hầu hết bãi chứa rác thải chưa có nên rác thải vẫn chưa được thu gom và xử lý, cùng với việc tàn phá rừng bừa bãi, đốt nương rẫy của dân chưa có cơ sở xử lý chất thải. Đây là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và có nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong cộng đồng dân cư.



Каталог: UserFiles -> File
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
File -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
File -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
File -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
File -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương