BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn tổng cục thủy sảN


- Suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới được dự báo sẽ diễn ra thường xuyên và tần suất cao hơn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, trong đó có ngành Thủy sản



tải về 1.37 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.37 Mb.
#20549
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

- Suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới được dự báo sẽ diễn ra thường xuyên và tần suất cao hơn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, trong đó có ngành Thủy sản.

4. Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản

4.1. Dự báo cung

(1). Dự báo cung trên thế giới

Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO, 2004), xu hướng chung phát triển nghề cá thế giới đến năm 2030 là:


- Sản lượng thực phẩm thủy sản từ khai thác chỉ tăng 1,2% mỗi năm kể từ đầu năm 1970, trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân trên 6%/năm. Dự báo đến năm 2020 tỷ trọng sản lượng giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản là 50/50.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản sẽ tăng năng suất, sản lượng và thu nhập, do giá sản phẩm thủy sản luôn có xu hướng tăng.

- Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, như: những vấn đề ô nhiễm môi trường, các rủi ro dịch bệnh và phản ứng của xã hội đối với các tác động xấu từ nuôi trồng thủy sản, khiến khu vực này phát triển không như mong muốn và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người nghèo và đến an ninh lương thực.


  • Vấn đề suy giảm nguồn lợi, chất lượng môi trường giảm và nhiều hệ sinh thái thủy sinh bị xâm hại sẽ tác động không chỉ đến khai thác mà còn ảnh hưởng đến cả hoạt động nuôi trồng thủy sản. Vấn đề trên đang trở thành một trở ngại lớn đối với các hoạt động phát triển nghề cá, do đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề trong nội bộ ngành. Chuyển dần khai thác vùng biển ven bờ ra xa bờ; phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó đặc biệt quan tâm đến nuôi biển; thực hiện các chính sách, quản lý nghiêm ngặt, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của các loài thủy sinh.

  • Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới, thị trường thủy sản sẽ không ngừng mở rộng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề về bệnh dịch phát sinh trong khu vực các sản phẩm từ gia súc, gia cầm thì cơ hội cho các sản phẩm thủy sản sẽ tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Đặc biệt các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ biển và những vùng biển sâu.

- Các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á, sẽ chiếm ưu thế nổi trội trong việc cung cấp sản lượng thủy sản làm thực phẩm cho toàn thế giới, do đó hoạt động khai thác và nuôi trồng sẽ không ngừng được đẩy mạnh, nhiều giống loài sẽ bị khai thác nặng nề hơn.

- Công nghệ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản sẽ giải quyết các thách thức mới ở cả các nước phát triển và đang phát triển: giảm nhu cầu dầu cá và bột cá trong nuôi trồng; giảm thiểu các tác động môi trường của nuôi thâm canh; việc tìm kiếm các giải pháp thay thế để đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm đòi hỏi phải đầu tư tập trung và cách tiếp cận thận trọng; và áp dụng công nghệ thông tin để tăng cường quản lý nghề cá.


(2). Dự báo cung ở Việt Nam


Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển thủy sản mạnh mẽ theo các xu hướng sau:

- Sản lượng thủy sản sẽ tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên sẽ chậm hơn so với giai đoạn trước. Tăng sản lượng thủy sản chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản không tăng về sản lượng nhưng sẽ chuyển dịch trong cơ cấu sản lượng để tăng giá trị.

- Khai thác hải sản xa bờ được đẩy mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng sản lượng khai thác.

- Khai thác gần bờ được chọn lọc các nghề thân thiện với môi trường và một số nghề chuyển đổi sang nghề khác có thu nhập cao hơn và bảo vệ được môi trường sinh thái.

- Xu thế phát triển nuôi biển ngày càng được đẩy mạnh trong việc gắn đa dạng hóa đối tượng nuôi ven bờ với nhóm nhuyễn thể và thực vật biển và phát triển nuôi cá biển khơi.

- Tiếp tục phát triển nuôi theo các vùng sinh thái để sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước. Chủ động quản lý các hoạt động sản xuất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Phát triển sản xuất ở quy mô hàng hóa, thương mại. Đối với nuôi biển đảo, phát triển nuôi ở những nơi có điều kiện thuận lợi; áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để khai thác được tiềm năng, giảm rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

- Tiếp tục đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt là các loài có giá trị cao để tận dụng tiềm năng các hệ sinh thái. Đa dạng các đối tượng nuôi còn có ý nghĩa tránh rủi ro về thị trường, môi trường và dịch bệnh.

- Các biện pháp quản lý tiên tiến như BAP, GAP,…, sẽ được áp dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.


4.2. Dự báo cầu

(1). Dự báo cầu trên thế giới


Về nhu cầu thực phẩm thủy sản và mức tiêu thụ trên đầu người, theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2010 nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 156,7 triệu tấn, trong đó nhu cầu thủy sản thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thủy sản phi thực phẩm chiếm 18,2%. Mức tiêu thụ của các nước như sau: Các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực châu Á, năm 2010 sẽ chiếm 58% mức tiêu thụ thủy sản toàn thế giới, kế tiếp sẽ là khu vực châu Âu và Nga chiếm 13%, Caribê và Nam Mỹ sẽ chiếm 12% và các châu lục khác sẽ chiếm tỷ trọng dưới 10%. Đến năm 2020, nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 183,4 triệu tấn, trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và 79% tổng sản lượng thủy sản thế giới.

Dự báo nhu cầu các sản phẩm thủy sản trung bình đầu người năm 2010 trên toàn thế giới là 18,4kg/người/năm và năm 2015 là 19,1kg/người/năm. Như vậy, mức tăng về nhu cầu sẽ là 18% trong vòng 15 năm so với mức tăng 40% trong 20 năm trước. Các nước đang phát triển sẽ đứng đầu về tốc độ tăng cầu theo đầu người, trong khi ở các nước phát triển nhìn chung sẽ có xu hướng giảm xuống. Trong tổng mức tăng về nhu cầu sản phẩm thủy sản thì khoảng 46% mức tăng là do sự gia tăng dân số, số còn lại 54% là do sự phát triển kinh tế.

Nhu cầu về thức ăn cho động vật và gia cầm làm từ thủy sản và dầu cá sẽ tăng 1,1%/(năm 2008-2010) và 0,5% (năm 2010-2015). Lượng thủy sản cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn cho động vật và cho các mục đích phi thực phẩm khác trên toàn thế giới khoảng 45,4 triệu tấn vào năm 2015.

Theo FAO, tiêu thụ thủy sản trong tương lai theo 3 xu hướng khác nhau: (1) tiêu thụ thủy sản chế biến bảo quản và thủy sản ướp lạnh hầu như ổn định; (2) tiêu thụ giáp xác, nhuyễn thể, philê cá và các sản phẩm đã chế biến sẽ tăng và (3) tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm. Với xu hướng này Việt Nam có lợi thế cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới.

Trong số các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cá da trơn, cá hồi, cá ngừ và cá biển vẫn đóng vai trò chính và được dự báo sẽ tăng ở mức 3,8%. Tôm cũng sẽ tăng nhưng chỉ ở mức 2,5% trong giai đoạn 2006-2010 và thấp hơn nữa ở giai đoạn sau. Cá rô phi sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường nhờ các lợi thế như giá thành nuôi thấp, sản lượng tăng do nuôi bền vững về mặt sinh thái, trong khi các loài cá hồi và tôm đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao, môi trường nuôi tốt. Về mặt thị trường, nhu cầu tiêu thụ cá rô phi đang ngày càng cao và giá bán ổn định. Cá rô phi có hương vị nhẹ, có thể chế biến theo nhiều khẩu vị khác nhau và được đại đa số người tiêu dùng chấp nhận.

Đối với cá biển, nhiều loài cá đáy và cá thịt trắng (như cá song, vược, măng biển, giò) là những đối tượng có đầu ra và giá cả tốt, ổn định ở mức cao trên thị trường quốc tế, cần được phát triển nuôi trồng. Nếu Việt Nam nuôi biển sẽ có nhiều triển vọng để phát triển cả về quy mô, đối tượng.

Tôm vẫn được coi là mặt hàng chiến lược, do giá trị mặt hàng này đạt xấp xỉ 19% tổng giá trị thương mại thủy sản quốc tế năm 2004. Hơn 20 năm qua, nguồn cung cấp tôm cũng được giữ vững theo xu hướng tăng trưởng, tập trung ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng đóng góp khoảng 82% tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm cá của thị trường thế giới.

Các loài giáp xác khác như cua, ghẹ, các loài nhuyễn thể như nghêu, vẹm xanh và hàu là những sản phẩm cũng rất được ưa chuộng và giá cao trên thị trường thế giới. Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển nuôi cua, vẹm xanh và hàu nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra đang được các nước nhập khẩu quan tâm và được xem là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển bởi giá cá tương đối thấp, chất lượng cao, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại châu Âu rất cần nguyên liệu cá tra và basa Việt Nam để chế biến và cung cấp cho các thị trường. Mặt khác, một số thị trường thủy sản trên thế giới đang ngày được mở rộng như: Ba Lan, Nga, các nước Nam Mỹ, khu vực châu Á…. Nên sản lượng tiêu thụ cá tra, cá basa sẽ còn tăng mạnh từ nay cho đến năm 2020.

Giá các sản phẩm thủy sản dự báo sẽ tăng khoảng 15% trong vài thập niên tới đối với các mặt hàng thủy sản có giá trị cao như cá biển và các loài giáp xác. Với các loài có giá trị như nhuyễn thể và một số loài cá sẽ tăng tương ứng khoảng 4 và 6%. Như vậy, thủy sản được dự báo sẽ trở thành mặt hàng thực phẩm đắt hơn 20% so với các mặt hàng từ thịt.



(2). Dự báo cầu ở Việt Nam

Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trường trong nước cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là những mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn. Dự báo từ năm 2011 - 2015, nếu mức tiêu thụ thủy sản tăng lên 22 kg/người/năm thì lượng tiêu thụ thủy sản trong nước sẽ lên tới 1,95 triệu tấn vào năm 2010, 2,18 triệu tấn vào năm 2015. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam nhu cầu tiêu dùng thủy sản tỷ lệ thuận với mức thu nhập của người tiêu dùng, người có thu nhập càng cao thì nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản càng tăng, đặc biệt đối với các mặt hàng thủy sản cao cấp.

Trong giai đoạn 2011-2015, nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cũng sẽ tăng về sản lượng do tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cần nguyên liệu để chế biến tái xuất phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu. Dự báo nhập khẩu thủy sản của Việt Nam phần lớn từ các nước châu Á sẽ tăng từ 8-10% mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015. Tổng giá trị nhập khẩu sẽ vào khoảng 190 triệu USD vào năm 2015.

4.3. Dự báo một số thị trường xuất khẩu chính


(1) Thị trường EU: Dự đoán trong thời gian tới, EU sẽ tiếp tục mức tăng trưởng nhập khẩu thủy sản cao bởi sản lượng đánh bắt của toàn EU bị cắt giảm, nhất là loài cá thịt trắng chuyên phục vụ cho chế biến thành philê. EU sẽ tiếp tục thâm hụt lớn trong thương mại thủy sản. Nhập khẩu thủy sản trong năm 2006 tăng 10,7% so với năm 2005, năm 2007 sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng này.

Với tổng dân số khoảng 500 triệu, mức tiêu thụ thủy sản trung bình là 22kg/người/năm, tiêu thụ hết khoảng 11 triệu tấn thủy sản/năm, thu nhập bình quân đầu người cao, hằng năm xuất khẩu thủy sản mang dấu âm (thị trường nhập khẩu thủy sản thuần túy) là thị trường rất tiềm năng, có nhiều cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là thị trường đòi hỏi khá nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là vấn đề dư lượng các chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản.

Các sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm: cá tra, tôm, mực & bạch tuộc, cá ngừ, cá khác đông lạnh và hàng khô.

Trong thời gian tới, tiêu thụ của thị trường EU sẽ tăng mạnh, tập trung chủ yếu vào đối tượng tôm sú và tôm chân trắng, cá biển đông lạnh các loại, cá nước ngọt (trong đó có cá tra của Việt Nam). Đây là thị trường nhập khẩu thủy sản được dự báo là ổn định và tiếp tục tăng trưởng.

Nhìn chung, EU tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị 1,096 tỷ USD, giảm 4,2% so với năm 2008, chiếm 25,8% tổng thị phần.

(2). Thị trường Nhật Bản


Từ năm 2009 đến 2020, nhà nhập khẩu và người tiêu dùng yêu cầu cao hơn về khả năng cung cấp đều đặn và chất lượng ổn định. Đáp ứng được yêu cầu trên, chỉ có 2 sản phẩm chủ yếu: tôm sú cỡ từ lớn đến 25 và tôm chân trắng cỡ từ 26 đến nhỏ. Nguồn cung cấp chủ yếu là từ các nước Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại, các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng khó có thể tăng thêm thị phần vì khối lượng cung cấp đã quá ngưỡng. Sản phẩm tempura và chiên sẵn vẫn có tiềm năng để mở rộng thị trường.

Dưới tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đa số người dân Nhật Bản đã chuyển sang tiêu dùng các loại thực phẩm thủy sản rẻ hơn. Theo số liệu thống kê về mức chi tiêu cho sản phẩm thủy sản tại các hộ gia đình trong giai đoạn 2008-2009 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 34 năm qua. Tuy nhiên, do mô hình tiêu dùng thực phẩm thủy sản tương đối ổn định, nên trong năm 2009, bên cạnh tăng nhập khẩu cá ngừ và các loại cá biển từ Việt Nam, Nhật Bản vẫn đứng đầu về nhập khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam.

Năm 2009, mặc dù theo dự đoán của các chuyên gia, biểu hiện đi xuống của hoạt động tiêu dùng vào giữa năm 2009 trong khung cảnh kinh tế Nhật Bản chuyển dần từ lạm phát sang giảm phát, nhưng hiệu lực của hàng loạt các Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản như: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)… sẽ tạo cơ hội thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này.

Trong những năm tới, thị trường Nhật Bản vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn trong tỷ trọng tổng sản phẩm xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Nhật Bản là tôm sú, mực, nhuyễn thể, cá ngư.


(3). Thị trường Mỹ


Đến năm 2015, nhu cầu sẽ tăng thêm 4,4 tỉ pao (hai triệu tấn) so với mức hiện tại và đến năm 2020, dự tính 50% nguồn cung cấp cho thị trường Mỹ sẽ xuất phát từ nuôi trồng. Hiện tại, 70% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn nhập khẩu, trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng. Đến năm 2020, tôm, cá hồi, cá rôphi và cá nheo sẽ là bốn mặt hàng thủy sản được tiêu thụ hàng đầu trên thị trường Mỹ.

Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của sự tác động khủng hoảng tài chính đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam tại thị trường này là vị trí nhập khẩu thủy sản Việt Nam từ vị trí thứ 2 xuống thứ 3 (sau EU và Nhật Bản). Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 19,1% (720 triệu USD) năm 2007, xuống 16,7% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt nam năm 2009.

Một xu thế đáng quan tâm ở thị trường này là sản lượng giảm xuống nhưng giá trị lại tăng lên. Giá trung bình của sản phẩm thủy sản đạt cao nhất vào năm 2000 là 7,52 USD/kg và giảm dần đến cực tiểu năm 2003 là 6,34 USD/kg và tăng trở lại cho đến năm 2007 là 7,22 USD/kg và giảm còn 5,76 USD/kg năm 2009.

Cho đến nay, Mỹ tiếp tục vẫn là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều nhà xuất khẩu thủy sản thế giới bởi sức tiêu thụ khá mạnh, khối lượng và giá trị thương mại rất lớn, đơn giá hầu như đạt mức cao nhất so với các thị trường lớn khác như Nhật Bản và EU..... Sức hấp dẫn đó càng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu thủy sản thế giới. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh và nâng cao tỷ trọng giá trị nhập khẩu thủy sản của thị trường Mỹ để phục hồi vị trí nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của thị trường Mỹ trong tương lai.


(4). Thị trường Hàn Quốc


Năm 2008, Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 (chỉ sau EU, Nhật Bản và Mỹ) trong tốp các thị trường nhập khẩu Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập thủy sản hàng khô từ Việt Nam.

Hàn Quốc trong tương lai vẫn tiếp tục là thị trường lớn của xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam, năm 2009 mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này là 2,3% so với năm 2008. Các đối tượng, mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường Hàn Quốc là tôm, mực, bạch tuộc, cá tra, cá ngừ, cá biển khác đông lạnh và hàng thủy sản khô.


(5). Thị trường Nga - Ucraina


Năm 2009 giá trị xuất khẩu sang thị trường Nga là 64 triệu USD giảm 48% so với năm 2008, trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Nga năm 2008 tăng trưởng 112% về lượng và 78% về kim ngạch (đạt 120 triệu USD) so với năm 2007 (đạt 193,31 triệu USD và 108.945 tấn); Nga là thị trường đứng đầu nhập khẩu cá Tra và đứng thứ 4 về nhập khẩu hàng thủy sản khô từ Việt Nam.. Trong năm 2008, Ucraina đã tăng khối lượng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam gấp 2,5 lần so với năm trước (sau Nga), riêng hàng thủy sản khô, Ucraina tăng 120,7% về giá trị so với năm trước, nhưng giảm xuống năm 2009.

Thị trường Nga và các nước Liên Xô cũ với dân số đông, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, nhiều nước hàng năm xuất khẩu thủy sản mang dấu âm (thị trường nhập khẩu thủy sản thuần túy) do đó khu vực này được xác định là thị trường tiềm năng, có nhiều cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thủy sản. Trong tương lai vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này các đối tượng, sản phẩm chủ lực như cá tra và các mặt hàng chế biến khô.


(6). Thị trường ASEAN, Ôxtrâylia, Trung Quốc + Hồng Kông


Các thị trường Trung Quốc (kể cả Hồng Kông), Đài Loan và ASEAN (chủ yếu là Thái Lan và Singapore) với số dân đông nhất thế giới, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng gia tăng, lại nằm sát Việt Nam nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường này không những không tăng mà còn bị giảm sút trong những năm gần đây. Trong số các nhóm sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, chỉ có sản phẩm cá tra và cá ngừ là còn duy trì được sự tăng trưởng về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ngoài sản phẩm tôm, giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản xuất sang thị trường này đều thấp đáng kể so với giá xuất bình quân của các thị trường khác.

Thị trường Trung Quốc tiêu thụ khá nhiều các sản phẩm thủy sản tươi sống của Việt Nam nhưng các mặt hàng này được xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Do đó, không có số liệu thống kê để làm cơ sở phân tích, đánh giá.

Mặc dù mức tiêu thụ và diễn biến nhập khẩu sản phẩm thủy sản trong giai đoạn vừa qua của thị trường này không lớn và chưa thực sự ổn định, tuy nhiên đây là khu vực dân số đông nhất thế giới, do đó thị trường này được xác định là tiềm năng, cần phải xây dựng chiến lược phát triển hợp lý để tăng tỷ trọng cũng như giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản trong thời gian tới. Các đối tượng xuất khẩu chính vào thị trường này là cá tra, tôm, nhuyễn thể và các loại thủy đặc sản dưới dạng tươi sống.

(7). Thị trường khác


Ngoài các thị trường kể trên, thị trường Đông Âu đã trở thành thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam cần tiếp tục duy trì và mở rộng nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu. Mặc dù xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường Úc, Canada, Đài Loan có xu thế giảm nhẹ trong những năm gần đây nhưng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các thị trường này.

Xét đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản giữa các vùng trên thế giới cho thấy, thị trường tiềm năng mà Việt Nam cần khai phá là thị trường châu Phi với tổng nhu cầu trên 8,7 triệu tấn, mức tiêu thụ 8kg/người/năm và thị trường Nam Mỹ với tổng nhu cầu 19,2 triệu tấn, mức tiêu thụ 10,6 kg/người/năm. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển thị trường Trung Đông. Đối tượng xuất khẩu chính là các mặt hàng cá da trơn, cá rô phi, cá hồi, cá ngừ, cá biển và tôm.



II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN 5 NĂM 2011 - 2015

1. Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015

1.1. Mục tiêu tổng thể

Phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc trong nền kinh tế thế giới. Đồng thời góp phần nâng cao thu nhập và điều kiện sống của cộng đồng ngư dân.

Để đạt mục tiêu tổng thể trong giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch hướng tới 5 mục tiêu cụ thể:


Các mục tiêu cụ thể của kế hoạch 5 năm (2011-2015)

Mục tiêu 1: Phát triển NTTS theo hướng bền vững, nâng cao sản lượng thông qua tăng năng suất. Ổn định diện tích nuôi nội địa phát triển nuôi trên biển và hải đảo. Phát triển nuôi đối tượng chủ lực theo hướng công nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

Mục tiêu 2: Nâng cao hiệu quả khai thác hải sản gắn với việc bảo vệ môi trường, nguồn lợi và quốc phòng an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc.

Mục tiêu 3: Nâng cao cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của ngành thủy sản.

Mục tiêu 4: Phát triển hệ thống cơ khí và cơ sở hạ tầng dịch vụ phục vụ sản xuất thủy sản.

Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực quản lý ngành có hiệu lực và hiệu quả.



1. Mục tiêu Tăng trưởng kinh tế ngành


1.2. Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế ngành Thủy sản đến năm 2015

1.2.1. Một số chỉ tiêu tăng trưởng đến năm 2015

- Sản lượng thủy sản tăng với tốc độ bình quân 2,66%/năm.

- Giá trị sản xuất thủy sản tăng trung bình 8-10%/năm.

- GDP ngành thủy sản tăng 7-8%/năm.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ bình quân 5,39%/năm.

- Lao động nghề cá tăng bình quân 0,3%/năm.

- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 5,7 triệu tấn.

Trong đó:

- Sản lượng nuôi trồng đạt 3,5 triệu tấn.

- Sản lượng khai thác hải sản đạt 2,0 triệu tấn.

- Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 6,5 tỷ USD.

- Số lao động nghề cá năm 2015 đạt 4,8 triệu người.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nêu trên, mục tiêu phát triển cũng như chỉ tiêu tăng trưởng từng tiểu ngành như sau:

1.2.2. Kế hoạch phát triển ngành thủy sản

a. Một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản

Bảng 13: Một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2011-2015



Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Thực hiện năm 2010

Kế hoạch 2011-2015

KH 2015/

2010 (%)

1. Một số chỉ số kết quả













Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản

%

10

8 - 10




Tốc độ tăng trưởng GDP ngành thủy sản

%

8

7 - 8




GDP thủy sản trong Nông nghiệp

%

25

27 - 35




Tỷ trọng GTSX thủy sản/Tổng GTSX NLTS

%

25

35




Tỷ trọng GTSX thủy sản nuôi trồng/Tổng GTSX thủy sản

%

60

62-75




Tỷ trọng GTSX thủy sản khai thác/tổng GTSX thủy sản

%

40

25-38




Tỷ lệ giá trị gia tăng thủy sản so với GTSX thủy sản

%

52

52




2. Một số chỉ số đầu ra













2.1. Tổng diện tích NTTS

ha

1.096,7

1.050

95,7

2.2. Tổng sản lượng TS

Ngàn tấn

5.208,6

5.700

109,4

- Sản lượng khai thác

Ngàn tấn

2.380

2.200

92,4

- Sản lượng nuôi trồng

Ngàn tấn

2.828,6

3.500

123,7

2.3. Kim ngạch XKTS

Triệu USD

4.940

6.500

131,6

b. Các chỉ tiêu, chỉ số theo các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phát triển NTTS theo hướng bền vững, nâng cao sản lượng thông qua tăng năng suất. Ổn định diện tích nuôi nội địa phát triển nuôi trên biển và hải đảo. Phát triển nuôi đối tượng chủ lực theo hướng công nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu

Bảng 14: Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011-2015

TT

Danh mục

ĐV

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tốc độ tăng trưởng giá trị NTTS (giá CĐ 1994)

%

13

13

13

12

12

12

2

Tỷ lệ giá trị NTTS trong GTSX thủy sản (giá HH)

%

60

62

65

68

71

75

3

Tỷ lệ sản lượng NTTS trong tổng sản lượng thủy sản

%

55

57

60

63

66

70

4

Sản lượng tôm nuôi mặn lợ

tấn

469.893

493.400

518.000

544.000

571.000

600.000

5

Sản lượng cá tra

1.000 tấn

1.140

1.230

1.325

1.425

1.535

1.650

6

Sản lượng nhuyễn thể

tấn

286.610

303.000

320.000

338.000

358.000

380.000

7

Tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh, công nghiệp

%

12

13

14

15

16

18

8

Tỷ lệ diện tích vùng nuôi được kiểm soát, đánh số theo quy định

%

10

15

20

25

30

35

9

Diện tích NTTS trên biển và ven đảo

ha

20

30

35

40

45

50

10

Năng suất trung bình NTTS

tấn/ha

2,7

2,8

2,9

3,0

3,1

3,2

11

Chủ động cung cấp giống các đối tượng chủ lực phục vụ nuôi thương phẩm

%

55

60

65

60

75

80

Mục tiêu 2: Nâng cao hiệu quả khai thác hải sản gắn với việc bảo vệ môi trường, nguồn lợi và quốc phòng an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc

Bảng 15: Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011-2015



TT

Danh mục

ĐV

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tốc độ tăng trưởng GTSX KTTS (giá CĐ 1994)

%

2

2

2

2

2

2

2

Tỷ lệ GTSX KTTS trong ngành thủy sản (giá HH)

%

40

38

35

32

29

25

3

Tỷ lệ tàu thuyền KTHS ven bờ

%

84

80

75

70

65

60

4

Sản lượng KTHS trong tổng sản lượng thủy sản

%

45

43

40

37

34

30

5

Năng suất trung bình KTTS

tấn/Cv

0,35

0,38

0,4

0,42

0,44

0,46

6

Năng suất trung bình KTTS

tấn/Cv

0,35

0,38

0,4

0,42

0,44

0,46

Mục tiêu 3: Nâng cao cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của ngành thủy sản

Bảng 16: Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011-2015



TT

Danh mục

ĐV

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Cơ cấu KNXK thủy sản trong tổng KNXK ngành nông nghiệp

%

32,9

34,8

35,6

36,4

37,1

37,0

2

Tốc độ tăng trưởng KNXK thủy sản

%

17,6

9,31

5,56

5,26

5,00

3,17

3

Tỷ lệ KNXK thủy sản so với GTSX thủy sản

%

20

25

30

35

40

45

4

Khối lượng sản phẩm
TS xuất khẩu

tấn

1.200

1.300

1.400

1.500

1.600

1.700

5

Giá xuất khẩu trung bình/kg sản phẩm

USD

4,3

4,1

3,9

3,7

3,5

3,4


Mục tiêu 4: Phát triển hệ thống cơ khí và cơ sở hạ tầng dịch vụ phục vụ sản xuất thủy sản

Bảng 17: Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011-2015



TT

Danh mục

ĐV

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tỷ lệ diện tích NTTS có hệ thống cấp thoát đảm bảo

%

15

18

21

24

28

35

2

Tỷ lệ diện tích NTTS có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo

%

10

12

14

16

18

20

3

Tỷ lệ Trại sản xuất giống có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo

%

30

35

40

45

50

55

4

Tỷ lệ diện tích vùng nuôi có hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất

%

20

25

30

35

40

45

5

Tỷ lệ tàu thuyền được trang bị hệ thống thông tin và an toàn tàu cá

%

50

55

60

65

70

75

6

Tỷ lệ coposite hóa tàu cá

%

5

7

9

11

13

15

7

Ngành cơ khí và công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất thủy sản có tỷ lệ sản xuất trong nước

%

10

15

20

25

30

35

Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực quản lý ngành có hiệu lực và hiệu quả

Bảng 18: Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2011-2015



TT

Danh mục

ĐV

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tỷ lệ đơn vị triển khai thực hiện đúng các văn bản pháp quy ban hành

%

80

90

100

100

100

100

2

Tỷ lệ số văn bản xử lý của đơn vị đúng theo quy định

%

80

90

100

100

100

100

3

Tỷ lệ các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực thủy sản được triển khai theo đúng tiến độ

%

80

90

100

100

100

100

1.3. Các nhiệm vụ chủ yếu


tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương