BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn tổng cục thủy sảN


(11). Đề án nâng cao năng lực quản lý ngành có hiệu lực và hiệu quả



tải về 1.37 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.37 Mb.
#20549
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

(11). Đề án nâng cao năng lực quản lý ngành có hiệu lực và hiệu quả


* Mục tiêu:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, tạo hành lang pháp lý cho phát triển thủy sản trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

- Tổ chức bộ máy quản lý ngành ổn định, thống nhất và phù hợp với phạm vi quản lý ngành mới; đảm bảo hiệu quả hoạt động trong quản lý điều hành thông suốt toàn ngành.

- Tạo thế chủ động cho cở sở triển khai thực hiện kế hoạch thông qua khung chi tiêu trung hạn, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đảm bảo thực hiện kế hoạch hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu.

- Hiện đại hóa quản lý ngành phù hợp với công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

* Nội dung:

- Cải cách thể chế: Rà soát lại các văn bản pháp luật và các loại văn bản quản lý ngành, loại bỏ các loại văn bản không còn phù hợp, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, hệ thống chính sách đã có. Xây dựng mới các văn bản pháp luật, triển khai các Văn bản Luật, pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Cải cách bộ máy quản lý ngành: Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước toàn ngành thống nhất từ Bộ xuống địa ph­ương đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhậy, thông suốt, chủ động và hiệu quả.

- Cải cách tài chính công và thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

+ Tập trung hướng dẫn các đơn vị chuyển sang xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn 3 năm thay cho kế hoạch hàng năm; Thực hiện mục tiêu đổi mới quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu; Thực hiện triệt để việc phân cấp cho các Cục, các đơn vị cơ sở, tạo điều kiện để đơn vị chủ động trong hoạt động, tự chịu trách nhiệm. Thực hiện xã hội hoá huy động nguồn lực tài chính trong các hoạt động đầu tư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và các hoạt động khác.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo và cấp uỷ, nhất là người đứng đầu cơ quan đơn vị; nghiêm túc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung của Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của luật pháp. Chấn chỉnh và tăng cường hệ thống Thanh tra chuyên ngành kể cả về cán bộ và thể chế để thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra một cách chủ động. Trước hết các đơn vị phải thực hiện nghiêm việc công khai hoá, đơn giản hoá các thủ tục đối với các lĩnh vực trên theo đúng quy định của Tổng cục.

- Hiện đại hóa, tin học hóa quản lý ngành: Thực hiện các hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, bao gồm quản lý hành chính, quản lý sản xuất, quản lý chiến lược - kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý nhân sự và tài nguyên. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành có khả năng kết nối từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường có hiệu quả để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và hoạch định chính sách.

* Thời gian thực hiện: 2011-2020

* Kinh phí thực hiện: 2011-2015: 10tỷ đồng; 2016-2020: 12tỷ đồng.

(12). Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

* Mục tiêu: Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo nhu cầu sản xuất ở các vùng nuôi tập trung nhằm phát triển bền vững.

* Nội dung:

- Lập các dự án đầu tư ở các vùng nuôi tập trung.

- Đầu tư vào các hạng mục công trình chung như: điện, đường, thủy lợi, cầu cống, xử lý nước thải, chất thải; các căn cứ trên bờ phục vụ phát triển nuôi biển.

* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 2011-2015: 1.500tỷ đồng.

(13). Nhóm dự án đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản

* Mục tiêu: phát triển hệ thống giống để cung cấp đủ giống đảm bảo chất lượng các đối tượng nuôi chủ lực.

* Nội dung:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung.

- Đầu tư nghiên cứu, chuyên giao quy trình sản xuất giống mới, tiên tiến.

- Lưu giữ đàn cá bố mẹ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, lao động nghiên cứu và sản xuất giống.

* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 6.000tỷ đồng.

(14) Nhóm dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một số đối tượng: tôm nước lợ, nhuyễn thể, rong biển và nuôi thủy sản biển, hồ chứa.

* Mục tiêu: Khai thác tiềm năng mặt nước biển, hồ chứa để phát triển nuôi trồng thủy sản, đồng thời đầu tư phát triển các đối tượng bản địa, có giá trị kinh tế cao để cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

* Nội dung:

- Đầu tư nghiên cứu, sản xuất các đối tượng chủ lực bao gồm: đầu tư nghiên cứu sản xuất giống, hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm.

- Nghiên cứu, đầu tư phát triển nuôi biển và hồ chứa bao gồm: địa điểm nuôi, đối tượng nuôi, quy trình công nghệ,… phù hợp với từng vùng.

- Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản để định hướng sản xuất cho phù hợp bao gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu (dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng,…)



* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 1.000tỷ đồng.

(15) Nhóm dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, phòng trị dịch bệnh và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

* Mục tiêu: Chủ động phòng ngừa, kiểm soát và trị bệnh trên các đối tượng nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu rủi ro và tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng.

* Nội dung:

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất từ con giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, xử lý môi trường, dịch bệnh,… các đối tượng chủ lực.

- Nghiên cứu sinh sản nhân tạo các đối tượng đặc hữu, có giá trị kinh tế,… để phục vụ nuôi trồng và bảo tồn.

* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 1.000tỷ đồng.

(16) Dự án xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản

* Mục tiêu: Xây dựng được hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phù hợp với quy hoạch, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, nhằm cảnh báo kịp thời dịch bệnh và môi trường để giảm thiếu rủi ro, tác động tiêu cực từ môi trường và dịch bệnh đến nuôi trồng thủy sản.

* Nội dung:

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh bá môi trường dịch bệnh phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng theo phương châm tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ công tác quan trắc, cảnh báo.

- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh cáo, quan trắc và cơ chế chia sẻ thông tin để đảm bảo thông tin cảnh báo, quan trắc được cung cấp kịp thời.

* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 1.500tỷ đồng.

(17) Dự án thông tin, thống kê phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản

* Mục tiêu: Xây dựng được hệ thống thông tin, thống kê trong nuôi trồng thủy sản để cung cấp kịp thời cho công tác quản lý chỉ đạo sản xuất của các cơ quan chức năng.

* Nội dung:

- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bao gồm: thông tin về khoa học công nghệ, thông tin về thị trường, giá cả; thông tin về dịch bệnh, môi trường,…

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu thống kê diện tích, sản xuất giống, đối tượng nuôi,…

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, đầu tư máy móc thiết bị và đào tạo nguồn nhận lực phục vụ cho xây dựng thông tin, thông kê



* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 500tỷ đồng.

(18) Đề án phát triển nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (QĐ 2033/QĐ-TTg)

* Mục tiêu: Phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh cao, phát triển nuôi cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp, phấn đấu trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước; đồng thời tạo việc làm, cải thiện đời sống nông, ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn mới.

* Nội dung:

1. Tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Hình thành các vùng nuôi tập trung, sản lượng lớn, gắn với cơ sở chế biến theo quy hoạch phát triển của địa phương;

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể, kinh tế trang trại theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Hình thành hệ thống thu gom, chế biến, tiêu thụ sản phẩm bảo đảm gắn kết chặt chẽ với vùng sản xuất nguyên liệu.

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ cho các vùng nuôi tập trung theo quy định của các địa phương;

- Xây dựng hệ thống sản xuất giống từ trung ương đến địa phương và cơ sở bảo đảm chất lượng, sạch bệnh, giá cả hợp lý, đủ cung cấp cho người nuôi;

- Xây dựng và hình thành hệ thống trạm quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh tại các địa phương có vùng nuôi lớn;

- Xây dựng các trung tâm kiểm nghiệm, khảo nghiệm con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn, xử lý môi trường nuôi,... để nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Xây dựng hệ thống thống kê, dự báo thị trường và nâng cao năng lực cho hoạt động xúc tiến thương mại.

* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 800tỷ đồng.

(19) Quy hoạch bảo tồn biển (QĐ 742)

* Mục tiêu: Xây dựng hệ thống khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển.

* Nội dung:

- Xây dựng quy hoạch chi tiết, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập và đưa vào hoạt động 11 khu bảo tồn biển.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 05 khu bảo tồn biển hiện có: Vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Núi Chúa.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam.

- Nghiên cứu, bổ sung các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý các khu bảo tồn biển.

- Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác bảo tồn biển từ Trung ương xuống địa phương; tập huấn cho cán bộ và cộng đồng dân cư tại các địa phương có khu bảo tồn về kiến thức cơ bản có liên quan.



* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 300tỷ đồng.

(20) Quy hoạch bảo tồn nội địa (QĐ 1479)

* Mục tiêu: Từng bước hình thành hệ thống các khu bảo tồn nhằm bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh tại các vùng nước nội địa; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi, bảo đảm cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học các vùng nước nội địa ở mức độ cao.

* Nội dung:

- Hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập thêm 25 khu bảo tồn vùng nước nội địa.

- Tiếp tục cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu về hiện trạng hệ sinh thái các thủy vực, các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng tại các khu bảo tồn vùng nước nội địa trong cả nước.

- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn có năng lực quản lý, chuyên môn sâu từ Trung ương đến địa phương; tập huấn cho cán bộ và cộng đồng dân cư tại các địa phương có khu bảo tồn về những kiến thức cơ bản liên quan.



* Thời gian thực hiện: 2011-2015

* Kinh phí thực hiện: 50tỷ đồng.

III. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011 - 2015

Thực hiện tinh thần Nghị quyết 26/TƯ của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về xây dựng nông thôn mới, theo đó ưu tiên nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn 5 năm sau cao gấp đôi 5 năm trước. Với nguồn vốn ưu tiên của Chính phủ, ngành nông nghiệp tiếp tục đầu tư thúc đẩy phát triển sản xuất các ngành, tăng cường đầu tư thực hiện Chương trình nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo; tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực thủy sản qua Bộ và Tổng cục Thủy sản giai đoạn 2011-2015 là 29.235 tỷ đồng, chia theo các dự án, đề án như sau:

Bảng 19: Tổng hợp kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển thủy sản 2011-2015



TT

Tên Chương trình dự án

Kinh phí

1

Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

4

2

Đề án phát triển nuôi biển đến năm 2020

3.000

3

Đề án phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020.

1.200

4

Đề án phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu cá đến năm 2020.

1.500

5

Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản đến năm 2020

2.000

6

Chương trình bố trí lại dân cư và xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

13.150

7

Đề án xây dựng lực lượng kiểm ngư đến năm 2020

671

8

Đề án phát triển quản lý nghề cá cộng đồng

4.500

9

Đề án phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật ngành thủy sản giai đoạn 2010-2020

1.700

10

Đề án đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá đến năm 2020.

1.500

11

Đề án nâng cao năng lực quản lý ngành có hiệu lực và hiệu quả

10

12

Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

15.000

13

Nhóm dự án đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản

6.000

14

Nhóm dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, phòng trị dịch bệnh và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

1.000

15

Nhóm dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một số đối tượng: tôm nước lợ, nhuyễn thể, rong biển và nuôi thủy sản biển, hồ chứa.

1.000

16

Dự án xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản

1.500

17

Dự án thông tin, thống kê phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.

500

18


Đề án phát triển nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (QĐ 2033/QĐ-TTg)

800

19

Quy hoạch bảo tồn biển (QĐ 742)

300

20

Quy hoạch bảo tồn nội địa (QĐ 1479)

50




Tổng cộng

55.385


tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương