BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn tổng cục thủy sảN


Bảng 10: Tỷ trọng các loại sản phẩm đông lạnh năm 2009



tải về 1.37 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.37 Mb.
#20549
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Bảng 10: Tỷ trọng các loại sản phẩm đông lạnh năm 2009


TT

Khu vực

Loại sản phẩm

Sơ chế

Làm sẵn

Ăn liền

Tổng

1

ĐB Bắc bộ

SL, tấn

6.837

6.172

2.817

15.827

Tỷ lệ %

43,2

39

17,8

100

2

BTB&DHMT

SL, tấn

36.380

14.816

22.151

73.347

Tỷ lệ %

49,6

20,2

30,2

100

3

Đông Nam bộ

SL, tấn

83.807

57.798

18.945

160.550

Tỷ lệ %

52,2

36

11,8

100

4

ĐBSCL

SL, tấn

298.950

206.172

67.579

572.701

Tỷ lệ %

52,2

36,0

11,8

100,0

Tổng

SL, tấn

425.974

284.959

111.492

822.425

Tỷ lệ %

51,6

34,5

13,9




Nguồn: Số liệu điều tra của Trung tâm TV&QHTS, năm 2009

1.3.3. Hiện trạng chế biến tiêu thụ nội địa


CBTS tiêu thụ nội địa không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2009 cả về sản lượng và giá trị. Các sản phẩm thủy sản chế biến có thể chia thành các nhóm: thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, đồ hộp, nước mắm và bột cá. Các cơ sở CBNĐ được phân bố chủ yếu ở các tỉnh, thành phố ven biển và ở các thành phố lớn. Trong số các cơ sở CBXK cũng có nhiều cơ sở tham gia cả CBNĐ.

a. Năng lực chế biến nội địa

Bảng 11: Số lượng cơ sở CBNĐ toàn quốc năm 2008


STT

Loại hình cơ sở

Số lượng

Tỷ lệ (%)

I

Doanh nghiệp chế biến

140

100,0

1

Nước mắm

59

42,1

2

Mắm các loại

4

2,9

3

Thủy sản khô

3

2,1

4

Bột cá

9

6,4

5

Đồ hộp

15

10,7

6

TS đông lạnh

33

23,6

7

Thu mua, sơ chế

17

12,1

II

Cơ sở CBTS quy mô hộ gia đình

3.838

100,0

1

Nước mắm

1.481

38,6

2

Mắm các loại

441

11,5

 3

Thủy sản khô

838

21,8

 4

Bột cá

41

1,1

 5

TS đông lạnh

70

1,8

 6

Thu mua, sơ chế

967

25,2

Nguồn: Báo cáo của 36 Sở NN&PTNT, 2009

b. Cơ cấu sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa

Trong giai đoạn 2001-2008, sản lượng các sản phẩm thủy sản CBNĐ không ngừng tăng lên từ 277.390 tấn năm 2001 đến 604.270 tấn vào năm 2008, đạt TĐTTBQ 11,8%/năm. Về giá trị, CBNĐ tăng từ 2.420 tỷ đồng năm 2001 lên đến 10.180 tỷ đồng vào năm 2008, đạt TĐTBQ 22,8%/năm. Sự gia tăng nhanh về giá trị là do các sản phẩm thủy sản CBNĐ ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày một được nâng cao, đồng thời còn do giá các mặt hàng thủy sản cũng không ngừng tăng cao trong những năm qua.



1.3.4. Trình độ công nghệ chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Việt Nam

Sau năm 1975, cả nước chỉ có một số ít cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh với công nghệ lạc hậu không đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, phần lớn là các cơ sở chế biến sản phẩm truyền thống như mắm tôm, cá khô... sản xuất ra phục vụ nội địa; đến năm 2007, toàn Ngành có trên 500 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, đa số các cơ sở chế biến thủy sản đạt trình độ công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và tiếp cận trình độ công nghệ của thế giới. Đến tháng 5 năm 2008, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU là 265, vào thị trường Mỹ là trên 300 doanh nghiệp, bên cạnh đó có 409 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vào thị trường Trung Quốc, 407 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc và 38 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào Nga ...

Sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng đa dạng và phong phú, hiện nay các doanh nghiệp có thể chế biến được gần 1.000 chủng loại sản phẩm khác nhau, nhiều mặt hàng mới xuất hiện thích ứng thị trường; chủ lực vẫn là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, mực ống, mực mai...; tỷ trọng các sản phẩm cá tăng nhanh, đến nay chiếm khoảng 30%; các mặt hàng khô cũng đã tăng mạnh về giá trị và sản lượng.

1.3.5. Thương mại thủy sản

a.Thị trường xuất khẩu

Trong giai đoạn 2006-2010, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ, với các sản phẩm chủ lực là tôm, cá tra và một số nhóm đối tượng/sản phẩm quan trọng khác như: mực và bạch tuộc, cá biển và nghêu đông lạnh và hàng khô.

Cơ cấu của thị trường hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã có sự thay đổi lớn trong thời gian qua và dần đi vào ổn định đã khẳng định vị thế của hàng thủy sản Việt Nam trên thế giới, cụ thể:

- XKTS vẫn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang 3 thị trường chính EU, Mỹ và Nhật Bản, đồng thời tìm biện pháp thâm nhập vào thị trường Trung Quốc trên 1 tỷ dân, cũng như phát triển thị trường nội địa có trên 86 triệu dân.

- Tỷ trọng giá trị XKTS Việt Nam sang Nhật Bản giảm dần trong giai đoạn 2001-2009, từ 19,8% năm 2001 xuống còn 10,2% vào năm 2009, sự giảm tỷ trọng nêu trên chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế đã làm giảm tiêu thụ thủy sản của người dân Nhật, đồng thời do các đối thủ XKTS khác của Việt Nam như Thái lan, Inđônêxia và Ấn Độ trên thị trường này. Cũng chính vì vậy, các DN Việt Nam đã nhanh chóng chuyển hướng gia tăng XKTS sang các thị trường Mỹ, EU và các nước khác.

- EU là thị trường đòi hỏi khá nghiêm ngặt về VSATTP, đặc biệt là vấn đề kiểm soát dư lượng các chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, truy xuất nguồn gốc kèm theo chứng nhận thủy sản khai thác (IUU fishing). XKTS Việt Nam sang thị trường EU chiếm tới 25,7% giá trị KNXK, đẩy Nhật Bản và Mỹ xuống hàng thứ hai và ba.

- XKTS sang thị trường Mỹ vào năm 2001 chiếm tỷ trọng khá về giá trị (chiếm 27,5% với giá trị 489,03 triệu USD), nhưng đã bị giảm xuống chỉ còn 16,8% vào năm 2009, do tăng trưởng nóng trong xuất khẩu tôm và cá tra.

- Hàn Quốc đã và đang trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này tăng dần qua các năm từ 5,7% (100,79 triệu USD) vào năm 2001, đã chiếm tới 7,2% (307,8triệu USD) vào năm 2009.



b. Thị trường tiêu thụ nội địa

Cùng với sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo đầu người của Việt Nam tăng, mức tiêu thụ năm 2007 là 22 kg/người/năm (tăng 65% so với năm 2000), năm 2010 mức tiêu thụ khoảng 24kg/người/năm. Do đa số người dân có mức thu nhập thấp nên nhu cầu hạn chế ở các loại sản phẩm chất lượng trung bình và thấp; hơn nữa, do thói quen tiêu thụ các sản phẩm thủy sản truyền thống, các sản phẩm chế biến xuất khẩu không được người dân ưa chuộng nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản chủ yếu tập chung vào sản phẩm tươi sống và đông lạnh có chất lượng trung bình.

Tuy nhiên, trong thời gian tới khi người dân có mức thu nhập cao hơn, dân số ở nông thôn thay đổi, số người thành thị và có thu nhập cao tăng lên nên sản phẩm thủy sản tiêu thụ sẽ càng ngày đòi hỏi có chất lượng và giá trị cao hơn. Dự báo mức tiêu thụ thủy sản tại thị trường trong nước cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Dự kiến mức tiêu dùng thủy sản bình quân trên đầu người Việt Nam năm 2020 có khả năng gia tăng khoảng 35%-40% so với mức năm 2010.

1.3.6. Hoạt động xúc tiến thương mại

Từ năm 2005 Bộ Thủy sản (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với một số Đại Sứ quán, Thương vụ, các Hiệp hội ngành hàng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam mang tính chiều sâu như tổ chức các sự kiện về thủy sản Việt Nam, bao gồm các hội thảo, các tiệc ẩm thực thủy sản Việt Nam để giới thiệu và quảng bá hình ảnh về thủy sản Việt Nam tại các thị trường: EU, Dubai, Nga, Belarut, Trung Quốc, Ucraina, Hồng Kông, Hàn Quốc. Các hoạt động này đã thu được kết quả khả quan, tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu, phân phối và các nhà quản lý các nước hiểu biết hơn về thủy sản Việt Nam và tạo cầu nối để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hoạt động mua bán hàng thủy sản Việt Nam. Qua thực tế những năm gần đây cho thấy xuất khẩu vào các thị trường này tăng lên mạnh mẽ, trong khi có những khó khăn đầu ra sản phẩm hàng nông lâm thủy sản: UAE tăng 108%, Nga tăng 196%, Bỉ tăng 53%, Pháp tăng 55%, Hà Lan tăng 82%...

Nhờ những hoạt động nêu trên, ta đã hình thành thế chủ động và cân đối về thị trường, giảm hẳn tỷ trọng các thị trường trung gian và đã giành được vị trí quan trọng trên các thị trường lớn có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh như Mỹ, EU; có khả năng chủ động điều chỉnh được cơ cấu thị trường, khi thị trường truyền thống có biến đổi bất lợi. Việc mở rộng và điều chỉnh thị trường xuất khẩu các sản phẩm cá tra, ba sa và xuất khẩu tôm trước khó khăn của thị trường Mỹ là ví dụ điển hình.

Bên cạnh phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã khai thác thị trường nước ngoài tạo nguồn nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu. Tuy còn nhiều hạn chế về số lượng và kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đã có quan hệ nhập khẩu nguyên liệu thủy sản với 235 doanh nghiệp thuộc 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường nhập khẩu lớn là Indonesia, Ấn Độ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc...



1.3.7. Giải quyết các rào cản kỹ thuật và tranh chấp thương mại thủy sản

Việc vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU, Mỹ... cho chúng ta những kinh nghiêm quý báu về tính chủ động trong việc kết hợp giữa nâng cao năng lực xử lý các vấn đề công nghệ, kỹ thuật kết hợp với làm tốt quan hệ đối ngoại đồng thời đấu tranh có lý lẽ ở những diễn đàn thích hợp.

Bộ Thủy sản (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các Bộ Công Thương, Ngoại giao... tăng cường thông tin thị trường, đặc biệt là các hoạt động để giải quyết các tranh chấp nảy sinh. Qua hai vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và tôm vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý của Bộ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các tranh chấp thương mại.

Vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá giá tôm cho thấy khi tham gia vào thị trường thế giới với sản lượng lớn, với ưu thế cạnh tranh, chắc chắn sẽ nảy sinh tranh chấp thương mại. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải hiểu biết về luật pháp của các nước nhập khẩu, hiểu biết về các lực lượng kinh tế và các thế lực khác tác động đến thị trường các nước nhập khẩu, và quan trọng hơn cả là phải biết liên kết cùng nhau trong quá trình xử lý tranh chấp, tổ chức lại các lực lượng sản xuất trong nước, chủ động điều tiết được thị trường xuất khẩu mới có thể giải quyết có hiệu quả các tranh chấp thương mại.



1.4. Công tác quản lý, cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực

1.4.1. Hệ thống văn bản quản lý ngành

a. Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành, quy phạm kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng về thủy sản:

Trong quá trình chuyển đổi phương thức quản lý, việc xây dựng quy chế, quy phạm, tiêu chuẩn có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ pháp lý cho việc kiểm soát. Hệ thống các quy định này vừa phải dựa trên điều kiện thực tế của Việt Nam đồng thời phải tương đồng với yêu cầu quốc tế và các thị trường chính EU, Mỹ…

Tính đến năm 2010, trên cơ sở các văn bản pháp lý cấp Nhà nước, Bộ Thủy sản (nay là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cấp Ngành về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và thú y thủy sản. Bao gồm :

+ Quy chế kiểm tra và công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản (Quyết định 649).

+ Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng hàng hóa thủy sản.

+ Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi.

+ Quy chế kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

+ Hệ thống gần 100 các tiêu chuẩn ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm, về chỉ tiêu kiểm tra điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh và phương pháp thử. Gần 20 tiêu chuẩn về chất lượng thủy sản bố mẹ, thủy sản giống và kỹ thuật nuôi.

+ Quy chế kiểm tra chứng nhận chất lượng con giống, thức ăn nuôi trồng thủy sản.

+ Quy chế kiểm tra xuất nhập khẩu thủy sản chuyên ngành.

+ Quy chế khảo nghiệm, thử nghiệm thuốc thú y, giống thủy sản.

- Xây dựng TCVN và tham gia hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, khu vực về thủy sản

+ Trong lĩnh vực thủy sản, hiện nay còn khoảng 80 TCVN đang còn có hiệu lực. Các năm trở lại đây, đã có sự phối hợp với Ban Tiêu chuẩn - Tổng cục TCĐLCL - Bộ KHCN nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn cấp Quốc gia phục vụ cho quản lý của ngành.

+ Bên cạnh công tác xây dựng TCVN, TCN; Ngành Thủy sản cũng đặc biệt quan tâm đến những hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc tế trong tiến trình hội nhập quốc tế của ngành, giúp cho công tác quản lý của Nhà nước đúng hướng, sát với tình hình và có biện pháp hữu hiệu để hàng hóa thủy sản Việt Nam nâng cao uy tín trong thị trường nội địa và quốc tế.

- Xây dựng mới, chuyển đổi TCN thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Để thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực từ 01/01/2007, Ngành thủy sản đã triển khai sớm hoạt động nhằm kịp thời cho yêu cầu quản lý và sản xuất cũng như hội nhập quốc tế. Hiện nay đang xây dựng mới và chuyển đổi 19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thủy sản sẽ được ban hành và áp dụng trong năm 2009. Ngoài ra còn có kế hoạch xây dựng và chuyển đổi 104 TCN thành TCVN trong các năm 2009 - 2010.

+ Có thể đánh giá công tác xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn của ngành Thủy sản đã bám sát được yêu cầu quản lý và phục vụ kịp thời cho những định hướng phát triển của ngành theo từng giai đoạn. Bên cạnh những giải pháp khác về KHCN, việc xây dựng và ban hành các TCN làm công cụ quản lý đã giúp Ngành bước đầu triển khai hiệu quả ba chương trình kinh tế lớn (Chế biến và xuất khẩu thủy sản, Đánh bắt hải sản xa bờ và Phát triển nuôi trồng thủy sản); hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của ngành về đảm bảo chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản cho sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.



b. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản và chính sách phát triển ngành

Trong 5 năm qua đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản, như:

- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương tŕnh hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết về Chiến lược biển.

- Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

- Nghị định 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

- Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế … và các văn bản của Bộ Thủy sản (cũ),… tạo hành lang pháp lý quan trọng, công cụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Nghị định 14/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

- Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

- Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 của Chính phủ về quy định quản lý hoạt động tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.

- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

- Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17/5/2010 của Chính phủ về quy định nhập khẩu tàu cá.

- Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

- Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định 15/2006/QĐ-BTS ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

- Quyết định 1674/QĐ-BNN-KH ngày 04/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết lần thứ 4 của Ban chấp hành TW Đảng khóa X và Nghị quyết số 27/2007/NQQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về Chương trình hành động vê Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

- Trước việc giá dầu thế giới tăng, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 289/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho ngư dân. Việc Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong bối cảnh giá dầu tăng cao (khoảng 17.000 đ/lít) hơn 14.000 tàu phải nằm bờ vì khai thác hải sản bị thua lỗ đã kịp thời giúp ngư dân tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đã tạo diều kiện an sinh cho cộng đồng ngư dân ven biển, ngư dân tiếp tục có cơ hội được tái sản xuất và tham gia hoạt động khai thác hải sản.



c. Xây dựng và triển khai các chương trình dự án

- Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ 131/2004/QĐ-TTg);

- Thành lập Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam (QĐ 29/2007/QĐ-TTg);

- Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 (485/QĐ-TTg, ngày 02/5/2008);

- Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 (QĐ 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008).

- Quy hoạch hệ thống bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 (QĐ 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010).

- Đề án tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ).

- Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế (Nghị định 57/2008/NĐ-CP ngày 02/8/2008 của Chính phủ).

- Kế hoạch quốc gia về bảo tồn rùa biển…

d. Về quản lý tàu cá và tổ chức lại sản xuất

- Về nâng cao năng suất khai thác:

+ Chủ động xây dựng các mô hình khai thác hải sản qua đó nâng cao sản lượng khai thác hải cho từng khu vực.

+ Tổ chức chuyển giao công nghệ khai thác hải sản mới, có hiệu quả cao từ các nước trong khu vực để tuyên truyền phổ biến cho ngư dân áp dụng.

- Đã xây dựng các mô hình khai thác theo tổ đội, hợp tác xã nhằm phát triển đội tàu khai thác hải sản chất lượng cao, có khả năng khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ của Việt Nam, vùng biển chung (viễn dương) và vùng biển của các nước trong khuôn khổ hợp tác khai thác hải sản, lắp máy có công suất từ 500 cv trở lên làm các nghề: lưới vây; rê; lồng, bẫy và câu. Sử dụng vật liệu thép, hợp kim hoặc composit thay thế cho vật liệu gỗ.

- Củng cố lại các đội tàu của các Tổng công ty như Tổng công ty Hải sản Biển Đông và các doanh nghiệp tư nhân chuyên khai thác hải sản qua đó đã các đội tàu khai thác ở một số nước như Malaysia, Brunei, .. đã mang lại kết quả khả quan.

- Tổ chức lại công tác dự báo ngư trường, cung cấp cho ngư dân bản tin dự báo ngư trường theo chủng loài hải sản khai thác chính, theo vùng và theo từng tháng.

- Lập bản đồ ngư trường khai thác hải sản xa bờ và tổ chức thông tin trên Đài tiến nói Việt Nam và phát miễn phí cho ngư dân;

- Định kỳ tổ chức điều tra về nguồn lợi hải sản xa bờ, các loài hải sản di cư đại dương, chủng loài, trữ lượng, những biến động, hàng năm công bố trữ lượng và dự báo cho từng mùa vụ khai thác hải sản

- Về giá và đầu ra cho sản phẩm.

+ Theo dõi sát giá hải sản trên thị trường nhằm đảm bảo sản phẩm khai thác của ngư dân không bị tư thương ép giá đồng thời kiến nghị Chính phủ điều chỉnh giá cả cho phù hợp khi thị trường biến động lớn.

+ Phối hợp với các Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để quảng bá cho sản phẩm khai thác hải sản trong nước nhằm tạo đầu ra cho sản phẩm bên cạch đó trong giai đoạn 2006-2010 thì Nhà nước đầu tư các Chợ cá, Cảng cá qua đó kích thích tiêu thụ trong nước.

- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: Trong giai đoạn 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu Chính phủ và ban hành các Quyết định như: tham mưu cho Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, đặc biệt là tàu cá xa bờ hoạt động khai thác vùng biển xa; Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khi hoạt động trên biển. Ban hành Quyết định số 10/QĐ-BNN, Quyết định số 96/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định công tác Đăng ký tàu cá, Đăng kiểm tàu cá;

- Trong thời gian qua công tác quản lý tàu cá đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; từ năm 2006, cả nước có khoảng 84.530 tàu cá, trong đó có khoảng 45.000 tàu cá thuộc diện Đăng ký đăng kiểm; tuy nhiên ước đến 2010 toàn ngành có khoảng 125.241 chiếc, đăng kiểm là 63.917 chiếc. Việc quản lý tàu cá đã được các địa phương quản lý chặt chẽ thông qua cấp chứng nhận đăng ký tàu cá; kiểm soát được việc đóng mới tàu cá, cải hoán qua đó tường bước đưua công tác quản lý tàu cá vào lề nếp, qua đó công tác cập nhật số liệu tàu cá từ Trung ương xuống địa phương đã từng bước được hệ thống hóa, hàng tuần các địa phương báo cáo số liệu về cơ quan quản lý để nắm bắt và có chỉ đạo kịp thời trong việc quản lý tàu cá.

- Một số giải pháp chủ yếu đã được triển khai trong giai đoan này, cụ thể:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân và các chủ tàu cá hiểu rõ lợi ích tầm quan trong trong việc đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khi hoạt động thủy sản, kiến thực và nghiệp vụ đi biển; trang bị đẩy đủ các thiết bị an toàn và mua bảo hiểm thuyền viên.

+ Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương và các lực lượng có liên quan kiểm tra chặt chẽ số lượng tàu cá của từng xã và đưa vào quản lý toàn bộ số lượng tàu cá ở mỗi địa phương.

+ Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết hài hòa giữa việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật với khả năng kinh tế của ngư dân để khắc phục trạng yếu kém về trang bị tàu cá.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng đặc biết là với Bộ tư Lệnh bộ đội biên phòng nhằm kiểm soát chặt chẽ số tàu cá không đăng ký, đăng kiểm hạn chế tàu cá không đảm bảo an toàn tham gia hoạt động khai thác trên biển.

+ Thường xuyên bổ sung trang thiết cho hệ thống đăng kiểm tàu cá đồng thời tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương nhằm đáp ứng được yêu cầu.



e. Về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Triển khai các Chương trình, đề án, dự án:

+ Tổ chức đánh giá Tổng kết 5 năm triển khai Quyết định số 131/2006/QĐ-TTg về Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2006-2010, qua đó đánh giá để đề xuất với Chính phủ chương trình giai đoạn 2011-2015;

+ Tiếp tục triển khai thực hiện dự án truyền thông về Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2) phát các phóng sự về bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

+ Phối hợp với các nhà khoa học, chuyên gia hoàn thành cuốn Atlat các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.

- Triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ Hướng dẫn các Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản, các Chi cục Thủy sản nội đồng thống kê các loài sinh vật ngoại lai xuất hiện và di nhập vào địa phương;

+ Giải quyết một số vụ việc nhập khẩu sinh vật ngoại lai xâm hại vào Việt Nam, trong đó Tổng cục đã chủ động hướng dẫn, phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, cách ly, tiêu hủy, tránh phát tán ra môi trường. Riêng đối với việc nhập 40 tấn rùa tai đỏ vào Vĩnh Long, Tổng cục đã tham mưu và chỉ đạo triển khai quyết liệt các vấn đề liên quan; trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành chỉ thị số 19/CT-BNNPTNT để giải quyết dứt điểm vụ rùa tai đỏ và hiện nay tiếp tục phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan để tiến hành giám sát, hướng dẫn xử lý tiếp các phát sinh.

+ Tổ chức đợt kiểm tra liên tịch về triển khai Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc khai thác thủy sản tại vùng biển Nam bộ với sự tham gia của các Chi cục từ Tp. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang;

+ Chỉ đạo Chi cục KT&BVNL thủy sản Vịnh Bắc Bộ phối hợp với các Chi cục từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa (tính đến hết tháng 11/2010) tổ chức 13 đợt kiểm tra liên tịch về kiểm tra, giám sát các hoạt động nghề cá, với thời gian 277 ngày bám biển, 378 lượt cán bộ Thanh tra viên thuỷ sản, thuyền viên tàu Kiểm ngư tham gia; Kết quả đạt được là quan sát được 2.549 lượt tàu cá Việt Nam và 92 lượt tàu cá Trung Quốc và kiểm tra 368 tàu cá Việt Nam, 41 tàu cá Trung Quốc, phát hiện 196 tàu cá Việt Nam và 22 tàu cá Trung Quốc vi phạm các qui định khai thác thủy sản Việt Nam.



d. Về Quản lý cơ sở hậu cần nghề cá

Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá. Tổng cục kịp thời tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi chính sách đầu tư cho Cảng cá loại II; đồng thời xây dựng Đề án Đầu tư cơ sở đóng sửa tàu cá trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2011.



f. Về công tác phòng chống lụt bão và phối hợp tìm kiếm cứu nạn:

- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chỉ thị số 819/CT-BNN-TCTS về công tác quản lý tàu cá, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thủy sản năm 2010, Tổng cục đã chỉ đạo các địa phương tập trung xây dựng Kế hoạch Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn năm 2010, phối hợp với Bộ Tham mưu Bộ đội biên phòng hướng dẫn các Chi cục và Biên phòng các tỉnh ký thỏa thuận về phối hợp phòng chống lụt bão năm 2010.

- Tổ chức các đoàn công tác xuống các địa phương kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 819/CT-BNN-TCTS; khảo sát để một số khu neo đậu, tránh trú bão để lập kế hoạch, phương án phục vụ cho công tác chỉ đạo của Tổng cục khi có các hiện tượng thời tiết bất thường (bão, áp thấp nhiệt đới....) xẩy ra.

- Về tai nạn tàu cá trên biển trong năm 2010: Tính đến 30/11/2010 có 274 tàu thuyền bị tai nạn/1.165 lao động trên các tàu, giảm 376 tàu so với năm 2009 (650 tàu/1244 lao động), tuy nhiên mức so về từng trường hợp cụ thể thì năm 2010 tỷ lệ tai nạn do nguyên nhân chủ quan lại ở mức độ cao hơn và thiệt hại về người thì lại tăng lên so với năm 2009 (9 người chết, 21 người mất tích, bị thương 4 người);

- Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các địa phương thống kê tình hình thiệt hại do lũ lụt tại các tỉnh miền Trung, từ đó có những đề xuất các giải pháp khắc phục. Tổng hợp tình hình thiệt hại như sau:

- Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: thiệt hại 25.870 ha về diện tích nuôi và sản lượng là 6.676 tấn, số tiền thiệt hại ước tính khoảng: 741,466 tỷ đồng;

- Tổng thiệt hại về người và tàu cá: 8 người chết, 21 người bị mất tích, 81 tàu thuyền bị chìm và mất tích, 628 tàu thuyền bị hư hỏng.

2. Tình hình thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm

2.1. Chương trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Trong hơn 4 năm qua, thực hiện chủ trương khai thác hợp lý vùng biển ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, ngư dân tiếp tục đầu tư mua sắm tàu có công suất lớn. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ (công suất 45cv trở lên) đã tăng từ 21.763 chiếc năm 2006 lên khoảng 30.220 chiếc năm 2010, tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ năm 2010 khoảng 3,9 triệu Cv.

- Cùng với việc trang bị tàu có công suất lớn, đã chủ động xây dựng các mô hình khai thác hải sản, qua đó nâng cao sản lượng khai thác hải sản cho từng khu vực; Tổ chức chuyển giao công nghệ khai thác hải sản mới có hiệu quả cao từ các nước trong khu vực cho ngư dân; Xây dựng mô hình khai thác theo tổ đội, HTX nhằm phát triển các đội tàu khai thác hải sản chất lượng cao, có khả năng khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ, vùng biển công và vùng biển các nước trong khuôn khổ hợp tác khai thác hải sản, lắp các máy có công suất từ 500 CV trở lên làm các nghề lưới vây, rê, lồng, bẫy và câu…

- Hệ thống các khu vực cấm khai thác có thời hạn (20 khu), khu bảo tồn biển có tầm quan trọng, quốc gia quốc tế (15 khu); khu bảo tồn vùng nước nội địa có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế (10 khu) đã và đang tiến hành thành lập. Ngoài ra, một số khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa ở cấp địa phương, cấp cộng đồng cũng đã và đang được hình thành, như: Rạn Trào- Vạn Ninh, Khánh Hòa; Phù Long Cát Bà- Hải Phòng và Dự án tăng cường năng lực quản lý khai thác thủy sản (SCAFI) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ cũng đang hỗ trợ phát triển các hoạt động khai thác quy mô cấp cộng đồng ở 9 tỉnh điểm: Quảng Ninh, Sơn La, Nghệ An, Bình Định, Đắc Lắc, Bên Tre, Cà Mau, An Giang và Thừa Thiên Huế.

- Phục hồi một số hệ sinh thái trong đó trồng san hô ở Vịnh Quy Nhơn-Bình Định, Hòn Mun- Khánh Hòa; dự án phục hồi cỏ biển ở Phú Quốc do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ và phục hồi rừng ngập mặn, nguồn lợi thủy sản khu vực Chàm đầm Thị Nại, Bình Định…

2.2. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản

- Hoạt động nuôi trồng thủy sản bắt đầu đi vào chiều sâu, thâm canh trong gần 5 năm qua. Diện tích nuôi trồng thủy sản không đạt chỉ tiêu 1,2 triệu ha đề ra, nhưng có chiều hướng tích cực, chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh để tăng năng suất, sản lượng.

- Hiện nay, các địa phương đã tập trung phát triển nuôi trồng theo chiều sâu, xác định đối tượng, phương thức nuôi, quản lý môi trường nuôi, áp dụng công nghệ nuôi bền vững. Hệ thống nghiên cứu, nhân gây và cung ứng giống cho sản xuất được sắp xếp lại, qua công tác khuyến ngư đã hướng dẫn nông dân và các tổ chức, cá nhân phát triển nuôi trồng theo quy hoạch. Đã đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao (cá lăng, rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá mú, cá chẽm, cua biển,...) với công nghệ nuôi hiệu quả cao.

- Nhờ vậy, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh từ 1,69 triệu tấn năm 2006 lên trên 2,8 triệu tấn năm 2010; Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản thay đổi theo hướng tích cực: tỷ trọng giá trị nuôi trồng tăng nhanh, từ 44,4% ở năm 2000 tăng lên 63,1% ở năm 2010. Tỷ trọng giá trị thủy sản khai thác lại có xu hướng ngược lại giảm từ 55,6% trong tổng giá trị ở năm 2000 xuống còn 36,9% ở năm 2010.

- Được sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó với sự nhạy bén, năng động của các thành phần kinh tế, do đó nghề nuôi trồng thủy sản đã thực hiện thành công phần lớn các mục tiêu của Chương trình 224 đến năm 2010. Đến nay, hầu hết các chỉ tiêu đề ra cho Chương trình 224 đều thực hiện vượt mức. Mặc dù còn nhiều hạng mục đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của Chương trình và có nhiều biến động về thị trường tiêu thụ hàng thủy sản trong nước cũng như trên thế giới, nhưng diện tích NTTS đã đạt trên 1triệu ha (tăng cao hơn 9,7% so với mục tiêu đặt ra ở năm 2010 trong Chương trình 224), sản lượng NTTS đã đạt 2,8 triệu tấn (tăng 41,4% so với kế hoạch đặt ra ở năm 2010 trong Chương trình 224), trong đó tôm nuôi nước lợ đạt 469.893 tấn (tăng 30,5% so với năm 2010 trong Chương trình 224), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm NTTS đạt 3,5 tỷ USD (tăng 40% so với mục tiêu ở năm 2010 trong Chương trình 224).

Bảng 12: Các chỉ tiêu cơ bản đạt được của Chương trình nuôi đến năm 2010



Nội dung các chỉ tiêu

ĐV

KH 2010

TH 2010

TH so với KH (%)

1. Diện tích nuôi, trồng

ha

1.000.000

1.096.722

109,7

2. Sản lượng nuôi trồng, trong đó

tấn

2.000.000

2.828.622

141,4

- Tôm nước lợ

tấn

360.000

469.893

130,5

- Cá biển

tấn

200.000

22.000

11,0

- Nhuyễn thể

tấn

380.000

286.610

75,4

- Rong biển

tấn

50.000(*)

26.000

52,0

- Tôm càng xanh

tấn

60.000

28.000

46,7

- Thủy sản nước ngọt

tấn

870.000

1.996.119

203,7

- Thủy sản khác

tấn

110.000

3. Giá trị kim ngạch XK

1.000 USD

2.500.000

3.500.000

140,0

4. Lao động

người

2.000.000

3.500.000

175,0

Ghi chú: (*) Sản lượng khô, tỷ lệ tươi/khô=11***

Nguồn: tính toán dựa trên số liệu thống kê của Bộ NN & PTNT.

- Sau khi Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản được Chính phủ phê duyệt (QĐ 224), Ngân sách TƯ đã hỗ trợ thực hiện Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng NTTS (bao gồm cả hạ tầng các khu vực nuôi tập trung và hạ tầng cho sản xuất giống), khoa học công nghệ và hoạt động khuyến ngư.

- Nhiều vùng nuôi thủy sản tập trung mang tính công nghiệp đã được các thành phần kinh tế đầu tư trong cả nước. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản đã thu hút được các nguồn lực đầu tư nước ngoài qua các dự án ODA như Dự án hợp phần Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản nước ngọt (SUFA), Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ (SUMA), Hợp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA) của Đan Mạch; Dự án hỗ trợ nuôi cá hồi vân của Phần Lan; Dự án hỗ trợ nuôi cá tầm của Liên bang Nga; Dự án nuôi tôm, cá tra-basa sạch bệnh của Đức,…

- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng được một tiềm lực đáng kể để phát triển sản xuất giống, cung cấp thức ăn, hoạt động dịch vụ, góp phần đổi mới bộ mặt của ngành nuôi trồng thủy sản, tăng năng suất, sản lượng và giá trị các sản phẩm xuất khẩu đồng thời đã thu hút, khơi nguồn đầu tư lớn của xã hội cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Việc đầu tư xây dựng các công trình cơ bản thông qua Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, tạo ra được nhiều việc làm và tăng thu nhập và thay đổi cách làm ăn của nông dân.

2.3. Chương trình nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao

- Về nguồn lợi và khai thác thủy sản: Các kết quả điều tra, nghiên cứu nguồn lợi biển đã cung cấp cơ sở khoa học, phục vụ công tác dự báo ngư trường, quy hoạch cho hệ thống khu bảo tồn biển, và nâng cao hiệu quả đánh bắt của các tàu khai thác hải sản xa bờ.

Phát triển một số công nghệ khai thác thủy sản có hiệu quả như: Cải tiến công nghệ câu cá ngừ đại dương, công nghệ khai thác ghẹ bằng lồng, khai thác mực bằng lưới chụp mực bốn tăng gông, khai thác cá nổi kết hợp ánh sáng, sử dụng thiết bị phao vô tuyến cho nghề câu vàng.



- Về nuôi trồng thủy sản: chủ động công nghệ sản xuất giống trong điều kiện nhân tạo với các đối tượng nuôi biển, đối tượng nuôi nước ngọt quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

Nhiều công trình nghiên cứu phát triển giống thủy sản đã đạt được những thành tựu bước đầu như sản xuất giống tôm sú sạch bệnh, chọn giống nâng cao sinh trưởng cá rô phi nuôi ở vùng nước lợ mặn ven biển, sản xuất giống cá song hổ, cá chiên, mực…

- Về chế biến, bảo quản sau thu hoạch thủy sản: xây dựng quy trình công nghệ xử lý, bảo quản hải sản trên tàu khai thác xa bờ, xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu và các sản phẩm từ mực xà; quy trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi thủy sản; cải tiến và áp dụng hệ thống cách nhiệt hầm bảo quản, hệ thống bảo quản sản phẩm thủy sản bằng nước biển lạnh trên tàu cá.

2.4. Về phát triển hạ tầng thủy sản

Việc đầu tư phát triển hạ tầng thủy sản trong kỳ kế hoạch 2006 - 2010 tập trung vào 3 chương trình lớn:

- Chương trình đầu tư khu neo đậu tránh trú bão.

- Chương trình đầu tư bến cá, cảng cá.

- Chương trình đầu tư giống và hạ tầng vùng nuôi.

Kết quả thực hiện các chương trình như sau:



2.4.1. Chương trình đầu tư khu neo đậu tránh trú bão

Theo Quyết định 288/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đầu tư và quản lý 13 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng và các địa phương quản lý đầu tư 75 khu (giai đoạn 2005- 2015).

Qua 4 năm triển khai và ước hiện hết năm 2010 Bộ Nông nghiệp và PTNT hoàn thành 7 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng gồm: Khu neo đậu tránh trũ bão Cát Bà - Hải Phòng, Thọ Quang - Đà Nẵng, Tam Quan - Bình Định, Hòn La - Quảng Bình, Hòn Rớ - Khánh Hòa, Ninh Trữ - Ninh Thuận, Rạch Gốc - Cà Mau.

Về phần địa phương, trong giai đoạn từ 2006-2010, nhiều khu neo đậu đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng khá hiệu quả như: khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Kênh Ba, Phú Hải, Cửa Tùng, Cửa việt, Cửa Nhượng…

Sau khi đi vào hoạt động, các khu neo đậu tránh trú bão đã đảm bảo an toàn cho tàu trú trách khi gặp gió bão. Nhiều nơi còn kết hợp là khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo tiện ích cho ngư dân.

2.4.2. Chương trình đầu tư bến cá, cảng cá

Trong kỳ kế hoạch 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng với các địa phương đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 13 cảng cá, bến cá trong cả nước. Việc hình thành hệ thống cảng cá, bến cá dọc 28 tỉnh ven biển đã phát huy được đầu mối hậu cần nghề cá, đặc biệt là các cảng cá khu vực đã thu hút được nhiều lượt tàu cá ra, vào cập cảng để bán hàng và tiếp nhiên liệu.

Các cảng cá được đầu tư hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả cao như Cảng cá Nhật Lệ - Quảng Bình, Thuận An - Thừa Thiên Huế, Thọ Quang - Đà Nẵng, Cát Bà - Hải Phòng, Quy Nhơn - Bình Định, Phan Thiết - Bình Thuận, Mỹ Tho - Tiền Giang, Cát Lở - Bà Rịa Vùng Tàu, Tắc Cậu - Kiên Giang….

2.4.3. Chương trình đầu tư giống và hạ tầng vùng nuôi

Trong thời kỳ 2000-2010 tổng mức Ngân sách đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản là 3.764.200 triệu đồng. Trong đó, khối các cơ quan trung ương là 685.400 triệu đồng, chiếm 18,35% tổng mức hỗ trợ, khối các địa phương là 3.078.800 triệu đồng, chiếm 81,65% tổng mức đầu tư. Cơ cấu hỗ trợ theo vùng như sau:



  • Vùng 1: Miền núi Trung du Bắc bộ: Tổng mức hỗ trợ từ Ngân sách là 236.500 triệu đồng, chiếm 6,28%;

  • Vùng 2: Đồng bằng sông Hồng: Tổng mức hỗ trợ từ Ngân sách là 614.950 triệu đồng, chiếm 16,33%;

  • Vùng 3: Duyên hải Bắc Trung Bộ: Tổng mức hỗ trợ từ Ngân sách 668.100 triệu đồng chiếm 17,75% tổng mức đầu tư từ Ngân sách cho chương trình;

  • Vùng 4: Duyên hải Nam Trung bộ: Tổng mức hỗ trợ từ Ngân sách 494.600 triệu đồng chiếm 13,14% tổng mức đầu tư từ Ngân sách cho chương trình;

  • Vùng 5: Đông Nam bộ: Tổng mức hỗ trợ từ Ngân sách là 28.000 triệu đồng, chiếm 0,74%;

  • Vùng 6: Tây Nguyên: Tổng mức hỗ trợ từ Ngân sách là 31.000 triệu đồng, chiếm 0,82%; tổng mức Ngân sách đầu tư cho chương trình;

  • Vùng 7: Đồng bằng sông Cửu Long 1.001.150 triệu đồng, chiếm 26,59% tổng mức Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Chương trình.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tổng số dự án đang triển khai gồm 66 dự án với quy mô 701 ha. Tổng mức đầu tư của các dự án được duyệt là 1.112.071 triệu đồng. Trong đó, vốn Ngân sách 1.060.137 triệu đồng, vốn vay 1.103 triệu đồng, vốn huy động khác gồm 50.831 triệu đồng. Thực hiện đến 31 tháng 12 năm 2010 ước đạt 516.087 triệu đồng. Trong đó Ngân sách Nhà nước 514.137 triệu đồng và vốn khác là 1.950 triệu đồng.

Tổng số dự án phát triển nuôi trồng thủy sản đã được triển khai trong kỳ 2000-2010 là 535 dự án với tổng quy mô các dự án 365.000 ha. Số dự án đang thực hiện hạ tầng nuôi trồng thủy sản gồm 265 dự án với quy mô 123.085 ha. Tổng mức đầu tư của 265 dự án hạ tầng nuôi trồng thủy sản được duyệt là 7.412.687 triệu đồng. Trong đó vốn Ngân sách 2.786.173 triệu đồng, vốn vay 580.230 triệu đồng, vốn huy động 4.043.694 triệu đồng. Thực hiện đến 31 tháng 12 năm 2010 ước đạt 909.665 triệu đồng. Trong đó Ngân sách Nhà nước 579.273 triệu đồngg và vốn khác là 330.392 triệu đồng.

Về cơ cấu đầu tư theo nguồn: Đối với các dự án đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản, Ngân sách chiếm khoảng 37,58% tổng mức đầu tư, dự án giống thủy sản vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tỷ trọng 95,33% tổng mức đầu tư. Như vậy đối với các dự án giống thủy sản vốn ngân sách là xây dựng cơ sở các Trung tâm giống thủy sản phục vụ cho hoạt động công ích về nuôi trồng thủy sản.

Về cơ cấu vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản và giống thủy sản, vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản cơ bản là vốn trong nước và dao động khoảng dưới 90%. Vốn nước ngoài chiếm khoảng 10% chủa yếu đầu tư khu vực miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Lĩnh vực các doanh nghiệp FDI đầu tư chủ yếu là nuôi tôm công nghiệp, sản xuất tôm giống, cá giống, chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.



2.5. Các đề tài khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

Kết quả hoạt động khoa học công nghệ đã và đang được chuyển giao ứng dụng vào sản xuất thông qua hoạt động khuyến ngư như: Cải tiến kỹ thuật ngư cụ khai thác hải sản, công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, nhuyễn thể, giáp xác, cá măng, cá vược... đã góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất trong các lĩnh vực của Ngành.

Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (224) không những được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành và các địa phương, được sự hưởng ứng của nhân dân cà nước, nhất là nông, ngư dân, mà còn được rất nhiều các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trợ giúp trong các hoạt động như nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, tổ chức hội thảo, hội nghị, v.v…. Nhiều dự án trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng đã được triển khai như các dự án của WB, ADB, Ban Thư ký sông Mê Kông, NORAD, ICLARM-WorldFish Center, DFID, GAMBAS, ACIAR, AuSAID, AIT. Đặc biệt là có sự hỗ trợ to lớn của Chính phủ Đan Mạch trong chương trình Hỗ trợ phát triển ngành thủy sản (FSPS).

Trong Chương trình hỗ trợ phát triển ngành thủy sản FSPS giai đoạn I (2000-2005), hợp phần hỗ trợ phát triển cá nước ngọt (SUFA) đã trợ giúp xây dựng 3 Trung tâm giống thủy sản nước ngọt Quốc gia, nâng cao năng lực kỹ thuật cho các trại sinh sản nhân tạo với việc tổ chức tập huấn cho hàng ngàn cán bộ kỹ thuật trong cả nước. Đã hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng giống, đề xuất các chương trình đánh giá và quản lý giống thủy sản nước ngọt. Đã hỗ trợ xây dựng các khu sinh sản nhân tạo tại một số tỉnh, tập huấn cho hàng ngàn nông dân kỹ thuật ương giống và xây dựng hàng trăm (600) nhóm nông dân nuôi trồng thủy sản, tập huấn kỹ thuật nuôi cho hàng vạn người. Cung cấp tín dụng nhỏ ưu đãi cho hàng ngàn gia đình vay với quỹ lên tới 3 tỷ đồng. SUFA cũng đã hỗ trợ cho các viện nghiên cứu và trường đại học, trung học triển khai hàng chục đề tài nghiên cứu về các công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, dinh dưỡng thức ăn, phòng trị bệnh thủy sản.

Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản mặn, lợ (SUMA) đã hỗ trợ thiết lập khung pháp lý và các mô hình quản lý, công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở cho một số vùng nuôi, triển khai hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học về các đối tượng giống và nuôi trồng thương phẩm thủy sản mặn lợ. Hỗ trợ xây dựng quy chế và thực hiện nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tiếp tục các hoạt động của giai đoạn 2000-2005, giai đoạn 2006-2010, FSPS II đã tổ chức hợp phần và tiếp tục hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực ngành nuôi trong lĩnh vực quản lý và xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển cũng như xây dựng mạng lưới quản lý và năng lực quản lý ngành nuôi trồng thủy sản ở 9 tỉnh trọng điểm.

Trong lộ trình hội nhập với thuỷ sản khu vực và thế giới, toàn Ngành tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng hợp tác quốc tế cả song phương và đa phương nhằm thu hút vốn hỗ trợ đầu tư phát triển, tranh thủ các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Năm 2010, ngành đã tích cực chuẩn bị xây dựng dự án “Nguồn lợi ven bờ vì sự phát triển bền vững” sử dụng vốn vay của WB. Hiện nay Bản ý tưởng dự án đã được Ngân hàng Thế giới thông qua với nguồn vốn vay ODA của phía Ngân hàng Thế giới là 100 triệu USD và 20 triệu USD của Quỹ Môi trường quốc tế (GEF). Bên cạnh đó Bộ đã tổ chức đàm phán, đi đến ký thỏa thuận Hợp tác cấp Chính phủ trong lĩnh vực thủy sản giữa Việt Nam với Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a. Tổ chức đoàn sang làm việc tại My-an-ma triển khai thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Chăn nuôi và Thủy sản My-an-ma về hợp tác về lĩnh vực thủy sản và chăn nuôi. Tổ chức đoàn sang làm việc tại Cam-pu-chia thúc đẩy ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thủy sản, đồng thời tích cực triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ của NORAD.

Tại Hội nghị thường niên lần thứ VII của Uỷ Ban nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC7), Việt Nam tiếp tục được WCPFC đồng ý cấp cơ chế không phải là thành viên nhưng có hợp tác (CNM) trong năm 2011 với điều kiện không có tàu ra khai thác tại vùng biển quốc tế thuộc Vùng công ước do WCPFC quản lý. Việt Nam hoàn toàn có quyền đàm phán ký kết hợp tác đưa tàu cá sang khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực. Tuy nhiên Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống thống kê nghề cá, đặc biệt là đối với sản phẩm cá ngừ đại dương theo quy định.

Trong năm 2010, các hoạt động hợp tác với Trung tâm phát triển nghề Cá Đông Nam Châu Á (SEAFDEC) tập trung chủ yếu vào các hoạt động tăng cường năng lực và hội nhập nghề cá với các nước thành viên. Có 4 khóa đào tạo được tổ chức tại Việt Nam cho khoảng 70 cán bộ địa phương và ngư dân về các lĩnh vực công nghệ bảo quản sau thu hoạch cho các tàu khai thác, công nghệ khai thác có trách nhiệm, triển khai mỗi làng một sản phẩm thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, phát triển nghề cá nội địa và đồng quản lý.

2.6. Công tác quy hoạch, điều tra cơ bản

Trong giai đoạn 2006-2010 đã tổ chức thực hiện nhiều dự án điều tra cơ bản và quy hoạch thủy sản, góp phần tích cực cho công tác nghiên cứu và quản lý ngành.

Nổi bật nhất là Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Thủy sản đến năm 2020.

Một số quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là căn cứ để triển khai đầu tư hạ tầng ngành thủy sản bao gồm: Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2030; Quy hoạch Hệ thống các khu bảo tồn biển. Quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn đã được nghiệm thu, hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự án Điều tra nguồn lợi tổng thể hợp phần quy hoạch đã triển khai được 9 tiểu dự án, hợp phần điều tra mặc dù kinh phí bố trí chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng đã triển khai được 3 tiểu dự án.

Ngoài ra tổ chức quy hoạch theo vùng (quy hoạch NTTS vùng ĐBSCL, quy hoạch NTTS vùng ĐBSH, quy hoạch 3 vùng Kinh tế trọng điểm), quy hoạch theo hệ sinh thái (quy hoạch hồ chứa, quy hoạch đầm phá), quy hoạch theo đối tượng (quy hoạch nhuyễn thể, quy hoạch tôm nước lợ, quy hoạch cá biển, quy hoạch rong biển, quy hoach cá tra vùng ĐBSCL). Xây dựng đề án phát triển NTTS đến năm 2020, Đề án phát triển nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,…

Điều tra cơ bản tập trung vào đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi trong NTTS thủy sản, nghiên cứu mô hình HTX, hương ước,…



3. Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được

3.1. Những thành tựu



tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương