BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn tổng cục thủy sảN


(4). Công tác khuyến ngư chưa chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, hạn chế về năng lực, kinh nghiệm, nhất là ở tuyến cơ sở



tải về 1.37 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.37 Mb.
#20549
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

(4). Công tác khuyến ngư chưa chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, hạn chế về năng lực, kinh nghiệm, nhất là ở tuyến cơ sở


- Phương pháp hoạt động khuyến ngư mang nặng tính hành chính, phân phối, phân phát, chưa dựa vào nhu cầu phát triển đối với các lĩnh vực sản xuất của ngành, như phát triển các dịch vụ hậu cần, khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các hệ thống và mạng lưới thông tin liên lạc.…và nhu cầu của nông, ngư dân trên các vùng, miền khác nhau.

- Công tác khuyến ngư vẫn còn là một điểm yếu trong chuỗi thông tin đến người nông dân. Thiếu nhân lực phục vụ công tác khuyến ngư ở các cấp là một khó khăn đã kéo dài trong nhiều năm. Hoạt động truyền thông còn nhiều hạn chế, chưa làm được cầu nối, thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước; các thông tin khoa học, công nghệ, thị trường, mô hình tiến tiến trong sản xuất , kinh doanh, mô hình hợp tác xã, mô hình nông thôn mới.


(5). Hệ thống tổ chức quản lý ngành còn chưa đồng bộ; cơ chế chính sách hiện hành chư­a phát huy được hiệu lực, chư­a đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư­ dân.


- Hệ thống tổ chức bộ máy chưa ngành thủy sản chưa ổn định, chưa thể hiện tính thống nhất trong tổ chức bộ máy ngành thủy sản của các tỉnh, nên công tác thông tin thống kê nghề cá chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất.

- Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên sâu, đặc biệt cán bộ về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thủy sản còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, đặc biệt ở các cấp huyện, xã.


- Chưa thực sự có sự phối hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.

- Hệ thống văn bản quản lý chưa đồng bộ và nhiều văn bản đã lạc hậu chưa được rà soát chỉnh sửa cho phù hợp.

- Hệ thống thanh tra thủy sản chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả; lực lượng làm công tác kiểm dịch của các địa phương còn mỏng, thiếu trang thiết bị, vẫn còn tình trạng thiếu tính thống nhất trong hệ thống kiểm dịch động vật thủy sản ở các địa phương; nhiều lô hàng nhập không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận có tính chất đối phó.

- Hệ thống thú y thủy sản trước khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản gần như tê liệt, hiệu quả hoạt động thấp.


- Cơ chế chính sách hiện hành chư­a phát huy được hiệu lực, chư­a đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư­ dân. Đối với những người nông dân nghèo muốn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản thì việc tiếp cận vay vốn là một khó khăn do không có tài sản thế chấp,….

Thu nhập trung bình của lao động thủy sản còn chưa cao so với các ngành nghề khác ở nông thôn; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng ngư dân còn thiếu thốn, chưa có nhưng chính sách thỏa đáng cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cộng đồng ngư dân, đặc biệt là các vùng biển đảo xa.


(6). Điểm xuất phát của ngành thủy sản thấp

- Nghề cá nư­ớc ta mang đặc thù của một nghề cá nhân dân, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, quản lý theo ngư­ hộ, đầu tư­ ít cho công nghệ và môi trư­ờng, tính tuân thủ pháp luật và quy hoạch “lỏng lẻo”.


- Các cộng đồng ngư dân làm nghề thủy sản nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

- Số lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn rất nhiều hạn chế, do đó rất khó khăn trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cơ chế thị trư­ờng đòi hỏi hàng hóa thủy sản phải có tính cạnh tranh cao không chỉ trên các thị trường thế giới và ngay cả thị trường nội địa. Chênh lệch giữa trình độ chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa còn quá lớn. Vì vậy, phát triển ngành Thủy sản của Việt Nam còn mang đầy những yếu tố bất cập, rủi ro cao và không bền vững.

PHẦN THỨ HAI

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN 5 NĂM 2011 - 2015

I. DỰ BÁO BỐI CẢNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2011-2015

1. Tình hình quốc tế


Theo dự báo của các tổ chức quốc tế (WB, IMF,..), từ sau năm 2010 kinh tế thế giới sẽ thoát hẳn khỏi khủng hoảng, phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình trong cả giai đoạn 2011-2015 ở mức 3 - 3,5%. Thương mại hàng hóa nói chung, hàng nông, lâm, thủy sản nói riêng sẽ tăng; nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản từ các nước phát triển (Mỹ, EU, Nhật) sẽ lấy lại nhịp độ và ổn định trở lại và từ các thị trường khác (Nam Phi, Trung Đông,…) tăng.

Toàn cầu hóa vẫn là xu thế tất yếu với mức độ ngày càng sâu rộng hơn. Tuy nhiên, vòng đàm phán Doha về thương mại hàng nông sản chưa đạt được thoả thuận cuối cùng và do khủng hoảng kinh tế nên nhiều nước, nhất là những nước phát triển đang có xu hướng tăng bảo hộ sản xuất nông nghiệp đã đặt ra những rào cản kỹ thuật ngày càng cao và tinh vi hơn. Trợ cấp và bảo hộ sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển là trở ngại lớn đối với các nước đang phát triển dựa vào nông nghiệp và xuất khẩu nông sản, trong đó có Việt Nam.

Xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế hướng tới nền kinh tế tri thức ngày càng dựa vào việc ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ thông tin; đồng thời với việc giá nhiên liệu và nguyên liệu thị trường thế giới biến động mạnh sẽ tiếp tục gây tác động cho sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vốn rủi ro cao, lợi nhuận thấp, khi giá đầu vào tăng cao làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm xuống rất thấp. Để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đặt ra yêu cầu phải áp dụng công nghệ mới tiên tiến.

2. Bối cảnh trong nước


2.1. Thuận lợi và cơ hội

Cơ chế thị trường định hướng XHCN và mở cửa, hội nhập với kinh tế thế giới tiếp tục gắn kết nước ta với khu vực và thế giới tạo cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng sự năng động tích cực trong việc tiếp cận khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến, cơ hội mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế thế giới hồi phục, thương mại hàng nông sản tăng trưởng sẽ đem lại cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam.

Nền kinh tế đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng khá nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển đổi rõ rệt theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong giai đoạn tới.

Trong giai đoạn 5 năm 2011-2015 tiếp tục giai đoạn đầu triển khai Nghị quyết “Về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” sau hai năm chuẩn bị và nghiên cứu các chính sách, đề án nên nhiều cơ chế, chính sách và ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, xây dựng nông thôn mới sẽ phát huy hiệu quả.



2.2. Khó khăn, thách thức

Với chính sách mở cửa và hội nhập, kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động mạnh hơn từ những diễn biến bên ngoài. Bất cứ bất ổn nhỏ nào trong thị trường tài chính, lao động, thương mại thế giới cũng có tính lan truyền, ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế. Thời gian trước mắt, kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh sẽ dẫn đến tính cạnh tranh càng quyết liệt. Các cam kết hội nhập kinh tế giữa Việt Nam với các tổ chức kinh tế, các quốc gia trong khu vực và thế giới tiếp tục được thực hiện.Việc cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp hầu hết sẽ phải hoàn tất vào giai đoạn 2011- 2015 đưa đến nhiều thách thức, thách thức lớn nhất là cạnh tranh ngay tại “sân nhà”.

Sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường với tầm ảnh hưởng rộng và mức gây hại lớn hơn. Hiện nay, nhiều địa phương đang phải gánh chịu hậu quả của các hiện tượng thời tiết bất thường. Vì vậy, đòi hỏi Chính phủ, Bộ ngành và các địa phương phải có những giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả trong thời gian tới để hạn chế thiệt hại.

Năng suất, hiệu quả của nông nghiệp Việt Nam nói chung, thủy sản nói riêng vẫn còn thấp, trong khi quỹ đất nông nghiệp bị hạn chế và đang giảm dần trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, quy mô đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp thuộc loại thấp nhất thế giới. Sự hạn chế này đang là trở ngại cơ bản cho hiện đại hoá sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong tương lai.

Nông sản Việt Nam nói chung có sức cạnh tranh thấp cả về giá cả, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nên khả năng mở rộng thị trường bị hạn chế. Những hạn chế này xuất phát chủ yếu từ trình độ sản xuất thấp, công nghệ lạc hậu, năng lực tiếp thị, xúc tiến thương mại chưa cao.

Tỷ lệ nghèo nông thôn đã giảm với tốc độ khá nhanh trong thời gian qua, nhưng việc giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao và khoảng cách chênh lệch nghèo đói giữa các vùng đang có xu hướng doãng rộng. Kết quả của quá trình tăng trưởng tác động đến giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa còn hạn chế.

3. Thuận lợi, khó khăn phát triển thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011-2015

3.1. Thời cơ và những thuận lợi

- Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền trong mọi hoạt động phát triển kinh tế thủy sản.


- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nguồn lợi thủy sản đa dạng phong phú là cơ sở cho phát triển các lĩnh vực thủy sản.

- Do dân số gia tăng, kinh tế phát triển nên thị trường thủy sản trong nước và thế giới tiếp tục mở rộng, sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Mặc dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhưng thực phẩm thủy sản vẫn được ưa chuộng, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển; giá cả thủy sản luôn ổn định ở mức cao.

- Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho việc áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và sản xuất thủy sản.

- Sản phẩm thủy sản của nước ta nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản.

- Với đặc thù nghề cá nhân dân, phát triển thủy sản được triển khai rộng khắp từ những vùng biên cương đến các hải đảo xa xôi và bao quát cả vùng biển đặc quyền kinh tế trên biển, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự an ninh và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Việt Nam đã ra nhập WTO, đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu cùng các mặt hàng thủy sản.

3.2. Khó khăn và thách thức


- Cơ cấu ngành nghề thủy sản chưa hợp lý; một số nghề khai thác thủy sản xâm hại đến nguồn lợi nghiêm trọng như nghề lưới kéo, lưới rê, te, xiệp điện.., số lượng tàu thuyền vẫn tập trung quá nhiều vùng biển ven bờ; khai thác xa bờ mới phát triển một phần ở vùng biển quốc gia, chưa chuẩn bị điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế.

- Đến nay, tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả, thiếu bền vững do khai thác tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, thậm chí trong một khu vực địa lý nhỏ (một vịnh biển, một vùng cửa sông, một khu bờ biển); còn ưu tiên khai thác tài nguyên ở dạng vật chất, các giá trị chức năng phi vật chất ít được chú trọng.



- Môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu: Ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,… Các hệ sinh thái biển quan trọng (rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) bị suy thoái, bị mất habitat và bị thu hẹp diện tích (rừng ngập mặn mất khoảng 15ha/năm). Khoảng 80% rạn san hô trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển. Điều đó dẫn đến môi trường sống của các loài thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại, chất lượng có xu hướng ngày càng suy giảm.

- Ngoài ra, nước ta là một trong năm nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhưng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa có giải pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển.

- Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút: Năng suất nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 1ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được 800 kg thủy sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước. Đã có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 75 loại đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nước ngọt bị khai thác quá giới hạn cho phép do tăng nhanh số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ, hiệu suất khai thác thủy sản giảm 0,92 tấn (1990) xuống 0,34 tấn/Cv/năm (2005). Nguồn lợi thủy sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt. Ngoài ra, nguồn giống hải sản tự nhiên cũng giảm sút nghiêm trọng so với trước đây.

- Diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mức giới hạn; xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi nước lợ; rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và thiên tai.

- Tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, phân tán đang còn phổ biến; ý thức tôn trọng kỷ cương, pháp luật của những người tham gia vào hoạt động phát triển thủy sản chưa cao.

- Tình trạng nguyên liệu, năng lượng ngày càng khan hiếm dẫn tới cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt. Sự cạnh tranh trong xuất nhập khẩu thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng khốc liệt, đặc biệt về yêu cầu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thương hiệu sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao và chặt chẽ hơn.

- Trình độ công nghệ, kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thủy sản của một số nước trong khu vực đã đạt được ở mức cao, do đó chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc cạnh tranh về giá và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

- Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất thủy sản đang có xu hướng gia tăng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho phát triển thủy sản bền vững.

- Khi mặt bằng đời sống xã hội được nâng cao, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho lao động nông thôn thì việc thu hút lao động tham gia phát triển thủy sản, đặc biệt là nghề KTTS sẽ gặp nhiều khó khăn, vì đây là nghề có thu nhập thấp, nặng nhọc, nguy hiểm và rủi ro cao.

- Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên, phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp và thủy sản, đặc biệt là ở các vùng ven biển ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp và khó giải quyết.

- Người dân hoạt động trong ngành thủy sản có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là khu vực ven biển và ngư dân tham gia nghề KTTS. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Hệ thống luật pháp, chính sách về biển, đảo còn thiếu đồng bộ, không ít điểm chồng chéo, hiệu lực thi hành yếu, tổ chức triển khai thiếu phối hợp liên ngành, công tác tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người dân địa phương còn ít được chú ý và lúng túng…Sự hạn chế về năng lực quản lý nhà nước của ngành từ trung ương xuống địa phương đang là thách thức lớn đối với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực bền vững. Tính thống nhất trong quản lý nhà nước và yêu cầu thực hiện chủ trương phân cấp đang còn nhiều lúng túng. Lựa chọn các phương thức tổ chức quản lý nghề cá hiện nay đang là một thách thức.

- Thiếu hệ thống thông tin tổ chức sản xuất gắn liền với thông báo về thiên tai và tổ chức phòng tránh cứu nạn, các công trình trú bão.

- Đời sống của dân cư nghề cá vẫn còn nghèo, còn gặp không ít khó khăn và chịu nhiều rủi ro, mức độ an sinh thấp. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nước biển cho người dân.

- Việc quản lý tài nguyên, nguồn lợi thủy sản vẫn còn theo tiếp cận chuyên ngành mà chưa hoàn toàn theo tiếp cận hệ thống, tổng hợp, liên ngành, quản lý dựa vào hệ sinh thái và đồng quản lý.

- Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn.




tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương