BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn tổng cục thủy sảN


Công nghệ và đối tượng nuôi trồng thủy sản



tải về 1.37 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.37 Mb.
#20549
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.2.2. Công nghệ và đối tượng nuôi trồng thủy sản

Hoạt động nghiên cứu đã tập trung vào đa dạng sinh học, đa dạng các giống loài, hình thức, mô hình nuôi; nâng cao chất lượng giống, phòng trị bệnh và bảo vệ môi trường, sản xuất thức ăn thủy sản, tái tạo nguồn lợi hồ chứa, xây dựng các loại tiêu chuẩn, quy chế quản lý phục vụ phát triển NTTS bền vững, từng bước thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế.

Công nghệ NTTS ngày càng được cải tiến, phổ biến là các hình thức nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý môi trường với nhiều mô hình nuôi tiên tiến: nuôi trong hệ thống tuần hoàn khép kín, nuôi ít thay nước, nuôi luân canh, xen canh trong ao đầm. Các công nghệ nuôi cá trong lồng trong eo vụng và biển mở; nuôi tôm nước lợ quảng canh sinh thái là mô hình nuôi tương đối đặc thù ở các tỉnh ven biển Nam bộ đang dần được cải tiến. Hình thức nuôi quảng canh cải tiến đang từng bước được thay thế bằng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh: tôm sú 5 - 10 tấn/ha/vụ, tôm chân trắng 10 - 20 tấn/ ha/vụ, rô phi 15 - 20 tấn/ha/vụ, năng suất cá tra trung bình cũng đạt được 150 - 200 tấn/ha, cao nhất có thể đạt tới 600 tấn/ha/vụ, nuôi rô đồng đạt năng suất 10 - 20 tấn/ha/vụ, nuôi cua trong rừng ngập mặn cho năng suất 1,0 tấn/ha/năm, nuôi lồng bè trên biển, nuôi các loài nhuyễn thể và trồng rong biển…..

Theo số liệu điều tra tháng 12/2007, nuôi quảng canh, xen canh chiếm 35% (khoảng 377nghìn héc ta), nuôi bán thâm canh chiếm 58% (khoảng 625 nghìn héc ta) và nuôi công nghiệp chiếm 7% (khoảng 75 nghìn héc ta). Đến thời điểm hiện nay, diện tích nuôi thủy sản từ bán thâm canh trở lên đã đạt trên 12% trong tổng diện tích NTTS của cả nước.

Đối tượng nuôi khá đa dạng và cơ cấu loài nuôi luôn có sự thay đổi do được bổ sung liên tục qua các năm. Mặc dù vậy, đối tượng nuôi chính trong giai đoạn vừa qua là tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, tôm hùm, tôm càng xanh, nghêu, sò huyết, ốc hương, cua biển, rong biển và nhóm cá nước ngọt truyền thống. Trong đó, cá tra và tôm sú chiếm 60% - 65% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng hàng năm của cả nước.

Tôm sú được xác định là đối tượng nuôi quan trọng ở vùng nước lợ ven biển, kế hoạch đặt ra đến 2010 đạt 360.000 tấn, tuy nhiên đến năm 2008, sản lượng đã là 391.700tấn, đạt 108,81% chỉ tiêu đề ra; tiếp đến là cá tra, năm 2008 sản lượng cá tra nuôi đạt trên 1,3 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng NTTS của cả nước. Trong 11 năm (1998-2008) diện tích nuôi cá tra tăng lên khoảng 6,5 lần (hiện có 7.000 ha); sản lượng tăng gấp trên 47 lần, sản lượng sản phẩm xuất khẩu tăng 92 lần (từ 7.000tấn lên 644.064 tấn); giá trị xuất khẩu tăng 74,11 lần (từ 19,7 triệu USD lên 1.460 triệu USD); có khoảng 145 nước và vùng lãnh thổ ở tất cả các lục địa biết và sử dụng cá tra của Việt Nam làm thực phẩm.



1.2.3. Lao động nuôi trồng thủy sản

Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho hàng triệu người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với các địa phương khu vực ven biển, hải đảo. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, từ năm 2001 đến năm 2006, số hộ thủy sản trong cả nước tăng từ 512.342 lên 692.197 hộ; số lao động thủy sản năm 2006 là gần 1,4 triệu người, chiếm 4,56% tổng số lao động nông lâm ngư nghiệp, tăng 1,11% so với năm 2001, trong khi lao động nông nghiệp giảm 10,39 %. Năm 2010, tổng lao động phục vụ nuôi trồng, dịch vụ thủy sản (bao gồm cả lao động thời vụ) là 3,5 triệu người.



1.2.4. Về phát triển giống thủy sản

Hệ thống giống quốc gia đã được quy hoạch lại và được đầu tư xây dựng để tăng cường năng lực nghiên cứu, tạo giống mới và sản xuất, bao gồm: 6 Trung tâm giống quốc gia ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam, 16 Trung tâm giống cấp I và 64 trung tâm giống thủy sản của các tỉnh và các khu sản xuất giống thủy sản tập trung. Hiện nay cả nước có khoảng 4.208 cơ sở sản xuất giống, trong đó cơ sở sản xuất giống nước mặn, lợ là 3.048 cơ sở; nước ngọt là 1.160 cơ sở. Năng lực sản xuất năm 2010: tôm giống 45 tỷ con, cá biển 60 triệu con, cá rô phi 400 triệu con, cá tra 2,3 triệu con,.. . Các đối tượng sản xuất chính như tôm sú, chân trắng, cá biển, cá chép, cá mè trắng, trắm cỏ, Mè vinh, cá trôi Ấn Độ, cá tra, cá rô phi và các loài khác. Hầu hết các cơ sở ương giống nằm ở các tỉnh vùng trũng đặc biết là vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Những tiến bộ về khoa học công nghệ trong sản xuất giống thủy sản là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất giống phát triển, cung cấp sản lượng giống lớn cho nuôi thương phẩm. Đến nay, phần lớn các đối tượng nuôi chủ lực của nước ta (tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá tra, basa, cá rô phi và một số loài cá biển: cá song chấm nâu, cá mú, cá chẽm, cá giò) đã chủ động sản xuất được con giống.

1.2.5. Mô hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản

Tổng số HTX nuôi trồng thủy sản cả nước có 236 HTX, trong đó thành lập mới 180 HTX và chuyển đổi 56 HTX. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản do HTX quản lý hơn 45 nghìn héc ta, bình quân mỗi HTX quản lý 192ha. Trong đó, dưới 10 xã viên có 23 HTX, từ 10 đến 50 xã viên có 151 HTX, từ 51-100 xã viên có 18 HTX và trên 100 xã viên có 44 HTX.

Kinh tế trang trại NTTS toàn quốc có 33.711 trang trại; trong đó có 4.725 trang trại nuôi cá (chiếm 14,02%) và 27.807 trang trại nuôi tôm (chiếm 82,49%); trang trại nuôi các đối tượng khác 1.179, chiếm 3,49%. Diện tích đất NTTS trang trại là 102 nghìn héc ta. Quy mô trang trại dưới 1 ha có 5.874 trang trại; từ 1-3 ha có 13.828 trang trại; từ 3-5 ha có 9.695 trang trại; từ 5-10ha có 3.365 trang trại và trên 10ha có 949 trang trại.

Nhìn chung hoạt động NTTS chủ yếu vẫn quy mô hộ gia đình, cá thể; việc hình thành các HTX tập trung chủ yếu để khai thác nguồn lợi tự nhiên và hỗ trợ trong công tác quản lý, bảo vệ.



1.2.6. Về sản xuất và cung ứng thức ăn

Thức ăn cho nuôi trồng thủy sản được cung cấp bởi 2 nguồn chính là các sản xuất trong nước và nhập ngoại. Các loại thức ăn phục vụ nuôi cá nước ngọt, tôm, cá tra, cá rô phi hiện sẵn có trong nước, trong khi đó thức ăn công nghiệp cho cá biển phần lớn được nhập khẩu, chủ yếu dùng cho các mục đích thí nghiệm. Thức ăn tự chế từ tận dụng các loại phế phụ phẩm trong nông nghiệp cũng được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi cá da trơn và cá lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay cả nước có khoảng 89 nhà máy sản xuất thức ăn. Tuy nhiên, các nhà máy này phần lớn quy mô nhỏ nên cung cấp chưa đủ cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Tổng sản lượng thức ăn sản xuất trong nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản đạt gần 1,4 triệu tấn. Nhưng thực tế chỉ có 70% số này là thức ăn công nghiệp, còn lại là thức ăn tự chế biến. Lượng thức ăn này mới đáp ứng được 60% nhu cầu thức ăn phục vụ NTTS cả nước (nếu tính hệ số thức ăn dùng trong nuôi tôm không quá 1,5 và dùng trong nuôi cá tra không quá 2,0). Số lượng công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng đáng kể trong vòng 5 năm qua, trong đó có một số tập đoàn lớn CP Group (Thái Lan), Uni-President của Đài Loan, Proconco, Cargill, Cataco and Tomboy của Pháp. Tuy nhiên, khối lượng thức ăn thủy sản phải nhập khẩu hàng năm rất lớn: 140.000-150.000 tấn thức ăn từ Thái Lan, Hông Kông và Đài Loan. Bên cạnh cung cấp thức ăn, các công ty còn tích cực tham gia các hoạt động khuyến ngư, mở các lớp đào tạo và cung cấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi,…. cho người dân.

Tuy nhiên, đây vẫn là một khâu còn yếu nhất của phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta. Phần lớn lượng thức ăn công nghiệp cho nuôi thủy sản do các nhà đầu tư nước ngoài khống chế hoặc nhập ngoại. Chưa kiểm soát được giá thành, chất lượng, nguồn gốc của thức ăn cũng như khả năng và các phương thức cung cấp, đây là một trong những yếu tố có nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của ngành NTTS nước ta.

1.2.7. Về kiểm soát môi trường - bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Hệ thống 3 Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cho thủy sản nuôi đã được xây dựng ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam và đang từng bước hình thành các Trạm và các Ban quan trắc cảnh báo môi trường - phòng ngừa dịch bệnh ở các vùng, các tỉnh nhằm góp phần làm giảm các vấn đề về dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm của các đối tượng thủy sản nuôi trồng trong.

Công nghệ sinh học đã dần dần được đưa vào ứng dụng để nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh ở các giống loài thủy sản nuôi như bệnh đốm trắng, đầu vàng ở tôm. Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh thủy sản đã được triển khai như nghiên cứu bệnh cá song, cá giò, cá rô phi, ốc hương, cua ghẹ,….

Những năm gần đây chế phẩm vi sinh và hóa sinh đang được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng trong việc xử lý cải tạo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và thay thế các loại kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng.

Hệ thống dịch vụ con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường đã hình thành và hoạt động có hiệu quả. Hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh, kiểm tra chất lượng con giống, điều kiện cơ sở sản xuất giống, cơ sở vùng nuôi cùng đã bước đầu được thiết lập đưa vào hoạt động.

1.2.8. Khuyến ngư và thông tin tuyên truyền

Hoạt động khuyến ngư được các tổ chức khuyến ngư từ TƯ xuống các địa phương, các tổ chức khuyến ngư tự nguyện, các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, trung cấp, các hội và tổ chức xã hội (Các hội, đoàn thể quần chúng như phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nghề cá, hội nông dân) đã tác động tích cực và có hiệu quả vào công tác khuyến ngư. Các hiệp hội nghề nghiệp, dự án quốc tế cùng với các doanh nghiệp và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác, các nhà khoa học, các tổ chức phi Chính phủ, các hộ nông ngư dân tích cực tham gia, góp phần cung cấp kiến thức, trao đổi những thông tin về kỹ thuật, thị trường,… trong lĩnh vực NTTS cho nông ngư dân.



1.2.9. Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản

Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS bao gồm hệ thống đường, điện, kênh mương, đê bao và cầu cống nhìn chung đã được nhà nước và nhân dân quan tâm đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất trong thời gian vừa qua. Nhiều dự án đầu tư hạ tầng các vùng nuôi tập trung được xây dựng, tập trung vào hệ thống đường, điện, kênh mương cấp I, II và hệ thống đê cống cấp vùng (nguồn vốn Chương trình 224). Hệ thống kênh mương cấp thoát nước gắn với ao nuôi (kênh cấp III) và hệ thống ao chứa, lắng, xử lý (nguồn vốn của người dân) còn thiếu ở hầu hết các vùng nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc cung cấp cũng như kiểm soát nguồn nước phục vụ NTTS.



1.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Trong giai đoạn 2001-2010, XKTS Việt Nam tăng nhanh cả về giá trị lẫn sản lượng, Năm 2001, Việt Nam đã xuất khẩu được 375,5 ngàn tấn đạt 1,78 tỷ USD thì đến năm 2010, sản lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu đạt khoảng 1,34 triệu tấn và 4,94 tỷ USD, đạt tốc độ tăng bình quân năm là 15,85%/năm về sản lượng và 12,01%/năm về giá trị. Tuy nhiên, giá XKTS trung bình của Việt Nam lại giảm từ 4,73 USD/kg năm 2001 xuống còn 3,68 USD/kg năm 2009, với tốc độ giảm bình quân 3,7%/năm. Năm 2010, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó, EU, Mỹ với Nhật Bản vẫn đang là 3 thị trường nhập khẩu chính hàng thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã bước đầu quan tâm đến thị trường trong nước có trên 86 triệu người. Xét về giá trị tuyệt đối, XKTS Việt Nam sang các thị trường vẫn tăng hàng năm cả về khối lượng và giá trị. Tuy nhiên, xét theo tỷ trọng thị trường, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường có nhiều biến động lúc tăng, lúc giảm tùy thuộc vào từng thị trường.



1.3.1. Năng lực chế biến thủy sản

Công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đã phát triển mạnh trong giai đoạn vừa qua; từ 170 doanh nghiệp năm 1995, tăng lên 278 doanh nghiệp năm 2002, đến năm 2007 là 338 doanh nghiệp và đến năm 2009 tăng lên 387 doanh nghiệp với hơn 500 cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp. Như vậy, trong 3 năm (2007 - 2009) số lượng doanh nghiệp tăng 14%. Hình thức sở hữu đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ sở hữu Nhà nước sang công ty cổ phần để doanh nghiệp năng động hơn (phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước); đồng thời có sự đầu tư mạnh mẽ của các thành phần kinh tế tư nhân (các công ty TNHH) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, 2007 doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước chiếm 12,8%; doanh nghiệp tư nhân (TNHH) chiếm 49,2%; doanh nghiệp cổ phần chiếm 30,4%; doanh nghiệp liên doanh - đầu tư nước ngoài là 7,7%.



Bảng 8: Năng lực chế biến thủy sản

TT

Danh mục

Năm

TĐTBQ
(%/năm)

2002

2007

2009

I

CBTS ĐL

 

 

387 

 

1.1

Số DN CBTS

211

255

284

4,3

1.2

Tổng CS thiết bị cấp đông,tấn/ngày

3.150

6.170

7.070

12,2




CS cấp đông TB, tấn/ngày

14,9

24,2

24,9

7,6

1.3

Số thiết bị cấp đông, chiếc

836

1.318

1.378

7,4




Tủ đông tiếp xúc, chiếc

517

681

694

4,3

Tỷ lệ so với 1,3 (%)

61,8

51,7

50,0

 

Tủ đông gió, chiếc

193

355

376

10,0

Tỷ lệ so với 1,3 (%)

23,1

26,9

27,1

 

Tủ đông IQF, chiếc

126

282

317

14,1

Tỷ lệ so với 1,3 (%)

15,1

21,4

22,8

 

1.4


Số cơ sở đạt QCVN 02

60

82

199

18,7

Tỷ lệ so với 1,1 (%)

28,4

32,2

70,1

 

Số cơ sở có code EU

62

235

284

24,3

II

Chế biến đồ hộp thủy sản

 

 

 

 

2.1

Số doanh nghiệp

5

13

14

14

2.2

Tổng CS thiết bị (tấn/năm)

6.000

53.000

60.000

60.000

2.3

Số DN đạt QCVN02

-

11

14

14

III


CBTS khô

 

 

 

 

3.1


Số cơ sở

62

70

89

5,3

3.2


Số cơ sở đạt QCVN 02

7

39

54

33,9

3.3


Số cơ sở có code EU

2

3

5

14,0


tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương