BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC


III. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY



tải về 1.63 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

III. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

1. Phát triển về qui mô


Từ năm 1986 đến nay sự phát triển về qui mô giáo dục - đào tạo trải qua hai thời kỳ rõ rệt.

Trong thời kỳ 1986-1991, qui mô giáo dục - đào tạo ở hầu hết các cấp bậc học đều suy giảm do chịu tác động nhiều mặt của tình trạng khủng khoảng kinh tế và còn do trong những ngày đầu của thời kỳ đổi mới, nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo theo cơ chế bao cấp bị cắt giảm trong khi các biện pháp đổi mới chưa kịp phát huy tác dụng.

Bắt đầu từ năm 1992 cùng với những chuyển biến về kinh tế - xã hội và thực hiện các chủ trương đổi mới về giáo dục - đào tạo, số lượng học sinh ở các cấp bậc học tăng lên nhanh chóng. Có thể thấy rõ điều đó qua số liệu thống kê về số lượng học sinh ở các cấp bậc học.

1.1. Đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ đến lớp của học sinh mẫu giáo, nhà trẻ giảm trong những năm 1986-1992 và tăng trong những năm 1992-1998. Đặc biệt là số lượng học sinh mẫu giáo tăng mạnh trông các năm 1992-1994 (xem bảng 1 và 2)

Bảng 1: Tình hình phát triển qui mô giáo dục mầm non

(1990-1998)




1990 - 1991

1993 - 1994

1997 - 1998

Tổng số trẻ đến lớp

Tỷ lệ tăng (lần)



2.228.000

1,00


2.553.000

1,15


2.689.684

1,21


Bảng 2: Tỷ lệ đến lớp của học sinh nhà trẻ và mẫu giáo trong độ tuổi (1986-1998)




1986 – 1987

1991 – 1992

1997 – 1998

1. Nhà trẻ

- Tỷ lệ đến lớp (%)


21,80

10,00

9,8


2. Mẫu giáo

- Tỷ lệ đến lớp (%)


31,80

32,00

40,5


Nguồn: Báo cáo tổng kết và đánh giá đổi mới giáo dục – đào tạo và chiến lược phát triển giáo dục mầm non của Vụ Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Xóa mù chữ: Hiện nay, hàng năm đã huy động được khoảng 250.000 người học xoá mù chữ và trên 100.000 người học sau xóa mù chữ. Tính đến tháng 12/1997 đã có 36/61 tỉnh, thành phố (59%) đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Trong đó có 405/599 quận, huyện (67,9%), 8515/10.266 xã, phường (82,9%) được công nhận đạt chuẩn quốc gia về chống nạn mù chữ. Đưa đất nước ta từ một nước có 90% dân số bị mù chữ trước Cách mạng tháng 8/1945 thành một nước có trên 91% dân số biết chữ vào năm 1997. Nâng chuẩn trình độ biết chữ từ lớp 1 lên trình độ tương đương lớp 3. Phát triển giáo dục sau xoá mù chữ và giáo dục bổ túc tiểu học để tiếp tục duy trì kết quả xóa mù chữ chống tái mù chữ trở lại.

1.3. Giáo dục tiểu học: Đã mở rộng ở khắp các địa bàn. Hầu như ở mỗi xã đều có 1 trường tiểu học. Nhìn chung trong cả nước học sinh tiểu học tăng không nhanh, song tăng đều và ổn định. Chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học được tiến hành tích cực. Việc huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp đạt tỷ lệ cao.

Bảng 3: Kết quả xóa mù chữ qua các năm

Năm

Số trẻ em thất học ra lớp

Số người học xóa mù chữ

Số người được công nhân biết chữ

1990

52.244

230.000

63.158

1991

250.000

282.889

67.639

1992

302.128

225.873

119.986

1993

354.506

243.394

119.136

1994

425.471

217.990

117.450

1995

400.000

260.000

155.000

1997




279.079




Tuy vậy, về số lượng giáo dục tiểu học phát triển không đồng đều trên các địa bàn. Ở một số địa phương, hiện tượng lưu ban, bỏ học ở tiểu học còn cao và là trở ngại cho việc phổ cập tiểu học. Hiện nay còn 8 tỉnh đang phải hết sức nỗ lực mới có thể đạt mục tiêu phổ cập tiểu học vào năm 2000.

1.4. Giáo dục trung học cơ sở và phổ thông trung học sau giai đoạn suy giảm về quy mô trong các năm từ 1986 - 1992, từ năm 1993 quy mô tăng nhanh.

Nguyên nhân suy giảm mạnh của qui mô trong những năm 1986 - 1992 là do tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban rất cao. Từ năm 1992 đến nay tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm đáng kể và quy mô giáo dục phổ thông phát triển vượt hơn hẳn những năm 1986 – 1990 (xem bảng 4).



Bảng 4: Số lượng học sinh phổ thông các cấp

Năm học

Tiểu học

Trung học cơ sở

Phổ thông trung học

1986 – 1987

1991 – 1992

1995 – 1996

1997 – 1998



8.448.685

9.105.904

10.218.169

10.431.337



3.264.520

2.633.268

4.312.674

5.252.144



917.593

522.735


1.019.480

1.390.206



Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sự suy giảm quy mô bổ túc văn hoá trung học trong những năm 1989 - 1992 được ngăn chặn từng bước, được phục hồi và phát triển trong những năm gần đây (xem bảng 5).



Bảng 5: Số lượng học sinh bổ túc văn hóa trung học

Năm

Tổng số học viên

Hệ tập trung

Hệ tại chức

Số học sinh tốt nghiêp trung học

1987

1992


1995

1997


444.601

42.550


135.000

227.510


54.780

9.450



389.221

33.130


84.750

26.000


60.613

Nguồn: Báo cáo tổng kết và đánh giá đổi mới giáo dục – đào tạo của Vụ Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Giáo dục chuyên nghiệp: Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, số lượng các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có xu hướng giảm, quy mô đào tạo bị thu hẹp. Từ năm 1992 đến nay mặc dù số trường vẫn tiếp tục giảm xuống song quy mô đào tạo bắt đầu tăng lên. Năm 1997-1998 có 161.348 học sinh THCN, 90.234 học sinh học nghề chính qui.

Trong lúc đó đào tạo nghề ngắn hạn tăng nhanh nhờ thích ứng với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng của từng địa phương, từng cơ sở sản xuất. Nếu như năm 1991-1992 số học sinh được đào tạo theo các hệ ngắn hạn khoảng 150.000 thì đến năm 1994-1995 số này tăng lên khoảng 300.000 và trong năm học 1995-1996 có khoảng 400.000 người.



Bảng 6: Số lượng học sinh chuyên nghiệp (hệ chính qui)

Năm học

THCN

Dạy nghề

1986 – 1987

1991 – 1992

1995 – 1996

1997 - 1998



137.618

122.106


144.425

161.348


119.783

77.395


79.480

90.234


Điều đáng quan tâm là phân bố đàm tạo nghề không hợp lý theo các ngành nghề, theo các vùng kinh tế, và theo các thành phần kinh tế,… Cơ cấu ngành nghề đào tạo không cân đối giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt mối tương quan giữa giáo dục chuyên nghiệp với giáo dục đại học, cao đẳng; giữa đào tạo đại trà với đào tạo mũi nhọn,… còn chưa hợp lý.

1.6. Đào tạo đại học: Trong những năm gần đây qui mô đào tạo tăng mạnh, (xem bảng 7).

Ở bậc đại học, đào tạo tại chức được mở rộng, phương thức linh hoạt, thu hút một số lượng lớn người lao động và thanh niên thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài phương thức đào tạo tại chức trước đây, còn có thêm phương thức đào tạo mở, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Trong năm học 1997 - 1998, quy mô đào tạo tại chức ở đại học và cao đẳng là 209.053.



Bảng 7: Quy mô phát triển đào tạo đại học giai đoạn 1985 - 1998

Năm học

Số lượng

sinh viên


1985 - 1986

1989 - 1990

1990 - 1991

1993 - 1994

1994 - 1995

1997 - 1998

Sinh viên tuyển mới

33006

35998

34251

75119

79564

187.096

Sinh viên đang học

126195

126025

153341

225284

367486

671.120

Nguồn: Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bên cạnh việc đào tạo có cấp bằng, các trường đại học và các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố còn mở nhiều lớp đào tạo lại, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng chuyên đề ngắn hạn, cập nhật kiến thức, chuyển giao công nghệ cho hàng vạn người có nhu cầu nâng cao trình độ học vấn, bổ sung kiến thức, phục vụ thiết thực công việc đang làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó số cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và chủ doanh nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao. Hiện có trên 30.000 người theo học các lớp bồi dưỡng chuyên đề ngắn hạn, 300.000 người học ngoại ngữ ở các trình độ A, B, C (trong đó 90% theo học tiếng Anh), và khoảng 20.000 người bồi dưỡng tin học ứng dụng.



1.7. Đào tạo sau đại học: Trong tình hình mới, chúng ta đã khẳng định phải đẩy mạnh đào tạo sau đại học trong nước để tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Hơn 10 năm qua chúng ta đã đào tạo được mọt số lượng đáng kể phó tiến sĩ (PTS) và tiến sĩ (TS) mà trước đây hầu như phải dựa vào nước ngoài. So với năm 1986, năm 1995 số nghiên cứu sinh tuyển mới tăng gấp 4 lần, số nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án PTS gấp 9,4 lần. Điều đó một mặt thể hiện nhu cầu đào tạo ngày càng lớn, mặt khác khẳng định sự cố gắng của các trường đại học và viện nghiên cứu nước ta để bù đắp số lượng trước đây hàng năm gửi đi đào tạo ở Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu.

Quyết định số 55-HĐBT ngày 09/03/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc mở hệ đào tạo cao học trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được các cơ sở đào tạo trong cả nước nhiệt tình hưởng ứng, số lượng các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sỹ và số lượng học vrên ngày càng tăng. Năm 1992 tuyển mới 2143 học viên cao học, năm 1994 - 3261 học viên, năm 1995 - 3615 học viên, năm 1997 - 5294 học viên.

Hiện nay trong toàn quốc có 95 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh, 78 cơ sở đào tạo cao học (trong đó nhiều trường đại học đào tạo cả 2 cấp).


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương