BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC


II. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY



tải về 1.63 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.63 Mb.
#2069
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

II. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY


Ngay từ đầu của thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thòi thay đổi tư duy và cách làm giáo dục, đề ra những chủ trương kịp thời và thích hợp trong giai đoạn chuyển đổi.

Chủ trương lớn, bao trùm, chi phối toàn bộ quá trình đổi mới giáo dục-đào tạo trong hơn 10 năm qua là chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc dân từ mục tiêu phục vụ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Trong xã hội có nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, ngoài việc được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện, mỗi cá nhân phải tự chuẩn bị cho mình những giá trị nhân cách để có khả năng đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với việc tạo động lực mới cho sự phát triển sản xuất và tiêu dùng, cơ chế thị trường cũng tạo động cơ mới cho việc học tập. Trong điều kiện đó. Nhà nước chịu trách nhiệm về việc tố chức, quản lý nền giáo dục quốc dân và đảm bảo điều kiện cho những hoạt động giáo dục phục vụ bảo vệ đất nước, phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài của xã hội và một phần phúc lợi của nhân dân. Còn người học, ngoài việc được thụ hưởng phần giáo dục do nhà nước đảm bảo nói trên phải trang trải một phần kinh phí để nhận được những giá trị do giáo dục-đào tạo mang lại, có khả năng làm tăng giá trị sức lao động trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta quá trình chuyển đổi đang tiếp diễn. Chế độ bao cấp đã được xoá bỏ nhiều nhưng cơ chế thị trường chưa hoàn thiện. Giá trị thu được qua giáo dục-đào tạo chưa được xã hội sử dụng và đánh giá thích đáng, do đó chưa tạo được động cơ mạnh mẽ cho người học cũng như người sử dụng nhân lực. Mức độ bao cấp của nhà nước cho giáo dục-đào tạo đã thu hẹp lại, nhưng sức đóng góp của nhân dân còn hạn chế. Về phương diện vĩ mô, cách xây dựng kế hoạch một cách cứng nhắc về đào tạo nhân lực không còn hiệu lực, nhưng định hướng cho người học bằng thông tin, bằng chính sách chưa đủ rõ và đủ mạnh để tạo điều kiện cho cung và cầu gặp nhau, làm cho cơ cấu đào tạo phù hợp với cơ cấu lao động.

Kinh tế thị trường và chính sách mở cửa tạo ra môi trường mới đối vời giáo dục-đào tạo. Một khi trong hoạt động kinh tế, hiệu quả được đề cao, và đồng tiền trở thành thước đo công khai, phổ biến thì trong quan hệ xã hội có sự đánh giá lại và định hướng lại giá trị. Điều đó tác động đến động cơ học tập, việc lựa chọn ngành nghề của học sinh, sinh viên, đến quan hệ thầy trò, quan hệ nhà trường với gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong tập thể. Thông tin ồ ạt từ nước ngoài vào nước ta qua nhiều kênh khác nhau cũng góp phần thay đổi cách đánh giá và định hướng giá trị ở trong nước. Những yếu tố đó tác động theo 2 chiều tích cực và tiêu cực. Nhưng mặt tiêu cực thường tác động nhanh và dễ nhận thấy trong khi mặt tích cực phải có thời gian, phải được chuẩn bị và phải được giáo dục mới phát huy hiệu quả được. Đó cũng là một thử thách đối với sự nghiệp giáo dục-đào tạo.

Vận dụng đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của Đảng, phù hợp với đặc điểm của giáo dục-đào tạo chúng ta đã tiến hành đổi mới mục tiêu đào tạo về mặt xã hội cũng như về mặt nhân cách, đổi mới cấu trúc hệ thống và cơ chế vận hành sao cho vừa thích hợp với điều kiện trước mắt, vừa chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Điều đó được thể hiện qua các chủ trương cụ thể sau:


1. Cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân


Hệ thống giáo dục quốc dân đã được cấu trúc lại: Hợp nhất nhà trẻ, mẫu giáo thành bậc giáo dục mầm non, xây dựng bậc tiểu học hoàn chỉnh, tách trường cấp I ra khỏi trường phổ thông cơ sở; xây dựng bậc trung học mới; thí điểm xây dựng trung học chuyên ban xây dựng trường trọng điểm - các trung tâm chất lượng cao; xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên; xây dựng các trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp lao động hướng nghiệp và dạy nghề ở các quận huyện chia quá trình đào tạo đại học thành 2 giai đoạn; xây dựng cấp đào tạo sau đại học gồm: đào tạo thạc sỹ và đào tạo tiến sĩ; cải tiến quy trình đào tạo nghiên cứu sinh để đạt học vị tiến sĩ; đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo. Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/CP (24-11-1993) để thể chế hoá những thay đổi đó. Nhìn một cách tổng thể, một mô hình mới của cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân bước đầu được xác lập. Việc cấu trúc lại hệ thống giáo dục tạo thuận lợi cho người học thích nghi với những biến đổi trong phát triển kinh tế - xã hội và dần dần làm cho nền giáo dục Việt Nam tương đồng với các nền giáo dục tiên tiến ở khu vực và trên thế giới. Quá trình triển khai thực hiện cũng cho thấy một số chủ trương cụ thể thuộc về cơ cấu hệ thống giáo dục chưa thích hợp và đang được được điều chỉnh như xây dựng lại phương án và tiến độ phân ban trong phổ thông trung học, bỏ qui định cứng về đào tạo hai giai đoạn và bỏ kỳ thi chuyển giai đoạn như là một kỳ thi quốc gia. Cần tiếp tục khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng hơn từng mặt, từng bộ phận cụ thể của hệ thống giáo dục -đào tạo để rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh thích hợp, nhất là đối với những mô tình mới, những việc đang làm thí điểm. Cũng cần nghiên cứu xác định mối tương quan hợp lý giữa các bộ phận trong hệ thống như tương quan giữa giáo dục phổ thông với đại học, giữa đại học với giáo dục chuyên nghiệp và có biện pháp thích hợp để điều khiển các tương quan đó cho phù hợp với nhu cầu khách quan.

2. Sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục - đào tạo

Trong những năm vừa qua việc xây dựng mạng lưới trường học đã được đẩy mạnh. Hiện nay mạng lưới các trường phổ thông, các trường mầm non gắn với các địa bàn dân cư và được bố trí hợp lý ở các địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, Tổng cục liên quan sắp xếp lại các trường THCN trung ương, kết hợp với các tỉnh sắp xếp lại các trường THCN địa phương. Mạng lưới các trường dạy nghề có nhiều biến động do sắp xếp lại các cơ quan quản lý trực tiếp nay cần được tiếp tục xem xét giải quyết. Số lượng trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề phát triển mạnh góp phần phát triển mặt giáo dục kỹ năng thực hành, công nghệ cho học sinh phổ thông.

Ở bậc đại học, Chính phủ ban hành các Nghị định về thành lập 5 đại học đa lĩnh vực, (2 đại học quốc gia, 3 đại học khu vực), 16 trường đại học và cao đẳng dân lập, 2 đại học mở. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung việc sắp xếp lại mạng lưới trường đại học và chuyên nghiệp được triển khai chậm chạp, thiếu chỉ đạo sát sao, chưa đáp ứng được các yêu cầu đạt hiệu quả cao về khai thác và sử dụng nguồn lực, đa năng về hoạt động, đa dạng về chu thể và phương thức quản lý. Việc thành lập các đại học quốc gia và khu vực cùng các trường thành viên làm nảy sinh một số vấn đề về tổ chức quản lý trường và quản lý quá trình đào tạo, cần được tiếp tục xem xét và xử lý. Ngày 1/9/1998 Chính phủ đã ký Nghị định bãi bỏ qui định về tổ chức các trường đại học đại cương trong các đại học quốc gia và khu vực. Đặc biệt cần quan tâm xây dựng các trường đa ngành mạnh về công nghệ ở bậc đại học. Việc thu hẹp hệ thống các trường dạy nghề chính qui đang gây ra những khó khăn to lớn cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hoạt động của một số trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên ở địa phương còn trùng lặp, phân tán.



3. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo

Chủ trương đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo đã được triển khai ngay từ những năm đầu của quá rình đổi mới. Các cơ sở giáo dục - đào tạo ngày càng được đa lạng hoá theo loại hình (dài hạn và ngắn hạn, tập trung và tại chức, chính quy và không chính quy, đào tạo và bồi dưỡng, giáo dục - đào tạo từ xa), theo chủ sở hữu (công 1ập, bán công, dân lập, tư thục), theo phạm vi đào tạo (đa lĩnh vực, đa ngành, chuyên ngành), theo cấp, bậc học (trường nhiều bậc),... Nhờ đó chu cầu học tập của xã hội cũng như của từng cá nhân được đáp ứng thuận lợi, đóng góp của nhân dân cho giáo dục tăng lên, ngăn chặn sự giảm sút và dần dần tăng quy mô giáo dục - đào tạo. Người học đã được tạo điều kiện để tự lựa chọn cho mình con đường học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân. Tuy đa dạng hoá được đẩy mạnh nhưng việc xây dựng các văn bản pháp qui để quản lý các loại tính giáo dục - đào tạo mới chưa kịp thời, kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ và thường xuyên. Vì vậy chất lượng của một số loại hình giáo dục - đào tạo, như đào tạo ngắn hạn, giáo dục từ xa, đào tạo tại chức chưa được đảm bảo, việc sử dụng các nguồn tài chính thu được chưa thật hiệu quả.


4. Xã hội hoá giáo dục


Mục tiêu căn bản của xã hội hoá giáo dục là huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp cũng như hưởng thụ giáo dục - đào tạo ngày càng cao.

Với quan niệm như vậy, chính quyền và công đoàn đã tiến hành đại hội giáo dục các cấp nhằm huy động sự tham gia của nhân dân và các tổ chức xã hội vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đại hội đã mang lại những chuyển biến quan trọng đối với tình hình giáo dục - đào tạo ở các địa phương.

Cũng theo tinh thần xã hội hoá giáo dục, Chính phủ đã cho phép thu học phí ở các bậc học, trừ bậc tiểu học, đồng thời cho phép tổ chức các trường, lớp tư thục ở các ngành học mầm non và dạy nghề; các trường, lớp bán công, dân lập ở các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học để vừa mở rộng qui mô giáo dục, vừa thu hút sự đóng góp về tài chính của nhân dân.

Đối với đào tạo đại học và chuyên nghiệp nhà nước còn chủ trương đa dạng hoá nguồn kinh phí, huy động sự đóng góp của người học thông qua học phí và tự tác chỗ ăn ở, giành ngân sách nhà nước để xây dựng và bảo dưỡng trường sở, cơ sở hạ tầng, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giúp đỡ học sinh, sinh viên nghèo, diện chính sách. Đang soạn thảo các quy định về chuẩn mực chất lượng, điều lệ tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục - đào tạo không công lập và các chính sách hỗ trợ để phát triển các cơ sở đó và đảm bảo quyền lợi cho người học, đảm bảo sự tin cậy của xã hội.

Ngày 21/8/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Ngành giáo dục - đào tạo đang triển khai các đề án cụ thể để đẩy mạnh xã hội hoá trong ngành.

5. Dân chủ hoá giáo dục


Quán triệt các quan điểm đổi mới quản lý kinh tế - xã hội của Đảng, ngành giáo dục - đào tạo đã thực hiện quá trình dân chủ hóa, phân quyền nhiều hơn cho cơ sở. Qua hơn 10 năm đổi mới, chủ trương dân chủ hóa giáo dục đã được triển khai và thực hiện trên các mặt sau đây:

- Dân chủ hóa công tác tuyển sinh

Bắt đầu từ năm học 1988-1989 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân cấp cho các trường đại học phụ trách cả 4 khâu chính trong tuyển sinh: ra đề thi, tổ chức kỳ thi, chấm thi và xét tuyển.



- Dân chủ hóa công tác kế hoạch

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho trường để nhà trường chủ động khai thác triệt để các nguồn lực hiện có đồng thời tạo điều kiện cho nhà trường thâm nhập, tìm hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, làm tăng vị trí của các trường trong kế hoạch phát triển của ngành giáo dục - đào tạo.



- Dân chủ hoá công tác quản lý ngành giáo dục - đào tạo

Dân chủ hoá công tác quản lý ngành được thể hiện ở sự tham gia có hiệu quả của Công đoàn, Đoàn thanh niên các cấp vào việc quản lý giáo dục - đào tạo.



- Dân chủ hoá giáo dục cũng được thực hiện trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, chủ nhiệm bộ môn các trường đại học, cao đẳng theo ba hình thức:: Bầu cử, bổ nhiệm qua thăm dò và chỉ định trực tiếp. Hiệu trưởng chỉ được giao quyền nhiều hơn trong việc tuyển dụng giáo viên cán bộ, bổ nhiệm và nâng bậc lương, cấp văn bằng và chứng chỉ, xây dựng chương trình đào tạo, ký kết hợp đồng đào tạo, nghiên cứu với các cơ quan trong và ngoài nước,…

6. Thực hiện chính sách mở cửa trong giáo dục - đào tạo


Chủ trương mở cửa được thực hiện theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế, với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế. Chủ trương mở cửa trong thời kỳ đổi mới thể hiện trên các mặt sau đây:

- Duy trì hợp tác với các nước thuộc Liên xô (cũ) và Đông Âu trong thực hiện các điều khoản đã ký trong những năm 1986-1990, đồng thời tích cực thiết lập và mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam Á, Australia, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. v.v...

- Cho phép nước ngoài và các tổ chức quốc tế mở hoặc liên kết với Việt Nam xây dựng các trung tâm đào tạo từ dạy nghề cho đến cao đẳng, đại học, sau đại học tại Việt Nam.

- Tiếp cận và khai thác viện trợ ODA cho giáo dục - đào tạo từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế.

- Giao quyền chủ động cho các trường trong giao lưu và hợp tác quốc tế.

Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, trong hơn 10 năm qua, các hoạt động quốc tế về giáo dục - đào tạo ngày càng tăng cường, đem lại hiệu quả thiết thực.


7. Gắn đào tạo với nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và lao động sản xuất


Chính phủ đã qui định các trường đại học tiến hành hoạt động nghiên cứu triển khai ở tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, triển khai, thử nghiệm và áp dụng các kết quả đạt được vào sản xuất, đẩy mạnh công tác giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề ở các trường phổ thông; tăng cường hoạt động thực nghiệm khoa học, lao động sản xuất theo ngành nghề ở các trường chuyên nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho các trường thành lập những trung tâm nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất. Các trung tâm này có tư cách pháp nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khuyến khích sự liên kết giữa các trường phổ thông với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất - dịch vụ.

Mặc dù có định hướng đúng đắn, nhưng cho đến nay, Nhà nước vẫn chưa có chính sách tạo cơ chế cho phép các trường tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mà chỉ được sản xuất thử nghiệm, thời gian miễn thuế không quá 6 tháng… Bởi vậy tiềm lực khoa học của các trường mặc dù rất to lớn nhưng chưa được phát huy đầy đủ. Mối quan hệ giữa các loại hình trường trong hệ thống giáo dục - đào tạo, giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất dịch vụ... chưa được thể chê hoá.



Với những chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo trên đây, chúng ta đang hướng tới xây dựng một nên giáo dục quốc dân có tính nhân dân, dân tộc và hiện đại.

Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương