22  leâ LÖÏu tieåu thuyeát  23



tải về 2.23 Mb.
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích2.23 Mb.
#32030
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22

2
Tuy đặt máy điện thoại, bước ra cửa. Anh cười rộng rãi với đám chiến sĩ xúm xít dưới gốc cây trước nhà ban chỉ huy:

- Gì đấy! Chắc các chú mày định hỏi chuyện anh Trường hả?

Một chiến sĩ của tiểu đội Vũ ngồi ở phiến đá đầu nhà, nhìn ra rừng nói:

- Chúng tôi biết anh Trường bây giờ chả ở nhà đâu. Có phải chính trị phó vừa nói chuyện với chính uỷ về anh Trường không?

- Đấy... ấy... ấ... y... Các bạn có thấy khổ tôi không? Chính uỷ thúc bản kiểm điểm mà ông ấy ngày nào cũng bỏ ra trọng điểm. Chính uỷ gắt lên: "Có phải anh ấy không còn thiết gì, mặc cấp trên làm sao thì làm không? Bảo anh ấy gặp tôi". Tôi phải vội vàng báo cáo: "Dạ, vâng, thưa thủ trưởng, anh ấy cũng nghĩ rất căng, căng lắm ạ. Dạ, thủ trưởng thông cảm cho tính anh ấy thích hành động hơn là lý luận ạ. Vâng, anh em chúng tôi xin trao đổi để làm tốt ạ!". Đấy, các cậu tính tôi phải đứng ra nhận với thủ trưởng để anh em bàn bạc với nhau. Anh em thấy đấy: anh ấy cứ như thế, làm gì cấp trên chả bực. Là người biết nghĩ ra thì cấp trên bảo làm kiểm điểm, vâng, tôi xin viết. Trên muốn viết dài thì tôi có dài, muốn viết ngắn, tôi cho ngắn, xong rồi nằm khểnh chờ lệnh. Tội quái gì cứ lao vào chỗ chết để rồi lại bị khiển trách. Anh ấy được cái chân thật, thẳng nhưng vụng về nhiều mặt lắm cơ. Các chú mày thấy không: nếu tôi không giơ đầu tôi ra trong việc này, người ta đã xử lý khác với anh ấy rồi chứ. Căn bản anh em sống với nhau phải có nghĩa tình, biết thương yêu, che chở nhau những lúc lâm sự. Thế anh ấy cũng chưa hiểu tôi đâu. Anh em ta cũng chưa hiểu hết tôi đâu.

- Hay đấy.

- Chính trị viên giải quyết phải lắm.

Hàng chục lời tán thưởng việc làm của chính trị viên phó, khiến nụ cười vốn mỏng của anh trở nên ngượng, gò bó.



Và, sự thật anh đã nói những lời chân thành bênh vực cho đại đội trưởng. Chính uỷ đã nhận ra điều đó và ông bực bội về thái độ thiếu nghiêm túc của Trường. Dù sao, Tuy cũng biết rằng qua anh, cấp trên phải giảm nhẹ hình thức kỉ luật đối với Trường.

Cái ước mơ lý tưởng nhất của Tuy lúc này, mong rằng cấp trên chỉ nên cảnh cáo trong Đảng và chính quyền, cảnh cáo thông tri toàn binh trạm. Chỉ nên thế thôi, đừng hạ chức, đừng điều đi đơn vị khác. Như thế, được như thế, mọi người mới thấy rõ tấm lòng "trung thực, ân nghĩa" của Tuy, về tình thương yêu, đoàn kết nhất trí trong ban chỉ huy. Chỉ những lúc như thế này cái ý nghĩa ấy mới bộc lộ được đầy đủ giá trị của nó. Và điều quan trọng chỉ riêng anh thấm thía. Hơn một tuầnâny vắng Trường, đêm nào anh cũng phải có mặt ở trọng điểm Phù Lã, đêm nào anh cũng phải vật lộn với bom đạn, với trơn, lầy. Lúc chưa vượt thì ruột gan thậm thột một ý nghĩ: Nguy quá, quả nào sẽ trúng xe mình, mảnh bom nào, thình lình xé nát da thịt mình, đứng lại chỗ nào bớt nguy hiểm hơn! Khi đội hình đại đội vượt qua lại thấy rùng mình không hiểu bằng cách nào mình lại thoát được như thế. Không hiểu lúc quay về có trót lọt không? Sự đe doạ triền miên, nỗi lo âu hốt hoảng triền miên, một đêm đã thấy dài dặc, một tuần qua, thấy dài bằng mấy năm trước. May sao trong những ngày ấy, sự hi sinh, hao hụt không đáng kể. Binh trạm đã biểu dương anh, cấp trên, cấp dưới đã bắt đầu đặt niềm tin yêu vào anh, chờ đợi anh. Đằng nào thì anh cũng phải cố. Sự hèn nhát phải lẩn tránh, đức tính dũng cảm sẽ được đẩy dần lên. Nhưng đến bao giờ? Ít nhất cũng còn vài ba tháng nữa "bám" ở cung trọng điểm liên hoàn này. Nếu ai về thay Trường, anh vẫn phải đứng ra hứng chịu mọi việc ở đại đội đến hết mùa mưa. Cứ căng thẳng thế, đến đứt dây thần kinh mà chết, đừng nói gì đến bom đạn. Mà tuần qua được khen, chắc gì tuần tới đã thắng được âm mưu xảo quyệt của thằng địch. Dù có trôi chảy, cũng khó lòng hơn được kết quả tuần qua. Cố đề nghị cấp trên giảm nhẹ kỉ luật cho Trường vừa vui vẻ cả, vừa đỡ vật lộn nguy hiểm. Anh ấy làm tốt hơn hay hỏng đi, uy tín của mình vẫn được những việc làm, những thái độ vừa qua khẳng định kia mà. Trong lúc gay go, trong lúc đại đội trưởng gây ra bao thất thiệt, mình vẫn "vững vàng" vẫn "xốc" được đơn vị, giữ vững chỉ tiêu. Cất nhắc một cán bộ hẳn cấp trên không thể bỏ qua những ngày này, không thể điều một chính trị viên khác về làm chỉ huy mà giam thân mình ở cái cấp phó này mãi. Không thể giữ mãi những thành kiến về khuyết điểm trước kia của mình. Cùng thu về một kết quả như nhau, có ai dại gì không chuyển cái khó khăn một cách hợp tình, hợp lý cho kẻ khác. Nếu Trường đi, chắc mình phải đứng ra gánh chịu lấy cái trách nhiệm của đại đội mũi nhọn. Mà biết đâu, các ông ấy chả đùn mình sang làm quân sự, đưa chính trị viên khác về thay. Lúc này có tiếng rì rầm trong đám chiến sĩ là chính trị phó khôn. Ừ, các chú mày nhận xét cũng khá. Ở đời này chỉ có những thằng ngu, chứ làm gì có thằng dại. Anh biết Trường cũng tính đếm được tất cả, đoán biết được tất cả. Có điều, cậu ấy luôn luôn mong muốn thu lấy tận cùng sự thương yêu của mọi người. Cũng là một cách sống. Quý đấy. Nhưng không thể chấp nhận, không thể làm theo. Và, khi hai người sáp lại với nhau, tất nhiên trở thành mâu thuẫn, cái mâu thuẫn mình đã dại dột để nó nứt rạn, vỡ lở khiến cho chính uỷ, một con người tinh nhạy và thâm trầm đã nhìn ra, đã bực dọc từ hội nghị chi bộ tháng trước. Bây giờ nhân việc của cậu Trường, chính uỷ càng biết rõ mình, cũng là dịp để ông thấy mình biết lắng nghe, biết sửa chữa.

Ai như Trường về kia phải không? Tuy đứng dậy lật đật chui vào ngách hầm lấy gói bột đậu xanh và hộp đường. Mọi người ăn bột đậu thường pha với nước sôi đặc xếnh, còn Trường bao giờ cũng pha nước lạnh. Có nước sôi để nguội, không thì nước suối. Mỗi lần đi đâu về cũng háo khát như thể ruột gan đang cháy và trông người như cái cây héo nỏ. Những lúc ấy được ca nước lạnh pha bột đậu, uống liền một hơi, khi cậu ta "hà" lên khoan khoái, đáy ca chỉ còn những hạt đậu lạn sạn như cát. Và cái cây "khô nỏ" ấy tưởng nảy ra bao nhiêu hoa lá rực rỡ. Con người "nghiện" bột đậu lại chả khi nào có lấy một thìa đường, thìa bột. Tiêu chuẩn lĩnh về chỉ dăm ba phút sau đã nghe gọi nhau ầm ã ở các trung đội. Lính lái xe vốn "thoải mái" ùa ùa chạy đến pha hàng thùng, uống hàng thùng. Tiêu chuẩn lương khô, thuốc, chè, đường, sữa của đại đội trưởng lúc đó chỉ còn lại những mảnh giấy ni lông bóng, những đầu mẩu thuốc lá và bã chè. Húp háp xì xoạp xong cánh lính trẻ vô tư ấy chạy đi. Lại một mình thu dọn, một mình rửa, một mình quét. Lắm lúc đến khốn khổ với cậu ta.

Cái tính rộng rãi cũng thật là quý. Khốn nỗi những lúc phờ phạc mệt não như thế này, mình mà cũng như cậu ấy, có ngửa mặt khấn cụ kỵ, giời đất cũng không lấy được một hớp nước ngọt vào ruột. Vừa giận, vừa thấy tội nghiệp. Nghĩ cho cùng, ngoài cái tính ngang và hiếu thắng ra cậu ấy cũng chả có tội tình gì. Ở đời cũng lắm kiểu sống oái oăm. Cậu Trường cái gì cũng thích lao vào, càng hiểm nguy, càng khó, càng thích. Và, luôn luôn muốn chứng tỏ với mọi người là mình làm được hết, bất cần hết. Chỉ thế thôi. Khi có thành quả không cần nhận lấy, không cần tranh giành, thậm chí quên là việc đó mình đã làm. Đó là sự quên lãng hết sức thành thật, người mới sống phải ngạc nhiên. Biết tính anh thế, tôi xin nhượng bộ anh. Chứ lúc đầu "nhà em" cũng dại dột đi phân tích, đấu tranh thật là mệt. Mà đã đấu tranh thì khó lòng thuyết phục được sự cương quyết đến ngang bướng của cậu ta.

Biết những đòi hỏi lúc này của bạn, Tuy không chạy ra tận đầu dốc đón Trường và kêu: "Giời ơi, đi đâu về, khổ sở thế kia? Đưa các thứ đây, về nghỉ đi. Hôm nay tôi bắt anh phải nghỉ đấy!". Anh vẫn ngồi im khiến Trường vốn hay quên những thành kiến lặt vặt, lúc này thấy vắng. Lên đến đầu lán ăn, Trường đã cuống quýt tìm người phân phát niềm vui vẻ:

- Anh Tuy có nhà không? Anh Tuy đâu rồi?

- Gì đấy anh Trường ơi, cứ bình tĩnh vào đây đã.

Mặc cho nét mặt Trường hớn hở vội vã, Tuy vẫn coi như không có chuyện gì xảy ra. Anh xẻ nước bột đậu từ hăng gô ra bát, không nhìn Trường:

- Bình tĩnh uống đi đã.

- Nước bột đậu xanh hả anh. Tôi xin anh một bát. Chà tuyệt quá.

Vẫn chiếc thìa nhỏ trong tay khoắng cho bột đậu khỏi lắng, Tuy nhìn chăm chú vòng nước xoáy trong hăng gô. Không cười, không nói và cũng không để ý đến những tiếng cười nói loá toá của Trường.

Khi Trường uống cạn hơi cuối cùng, chiếc bát vừa hạ xuống ngang chừng Tuy đã nghiêng hăng gô đổ nước ra bát và Trường lại háo hức uống:

- Thoả mãn. Tất cả mọi bí bách gỡ ra hết rồi. - Anh cúi nhặt bó ống "thu phát" dựa ở chân ghế: - Tôi sẽ trình bày tác dụng của nó thay cho những chỗ trống trong bản kiểm điểm. Tiếc là tôi không tìm ra ngay hôm ấy. Lát nữa tôi nói anh nghe. Chiều nay hướng dẫn cho anh em, có gì tối ta sử dụng luôn. Dùng âm mưu tinh vi của mày, ông đánh mày. Tôi đã tìm được chỗ cho nó mang bom đến mở đường cho mình để đội hình tấn công ta cứ việc đi đàng hoàng, ít nhất cũng hàng tháng nữa bọn xảo quyệt nhà nghề mới có thủ đoạn mới. Anh còn mẩu thuốc nào cho tôi một hơi. Bây giờ tôi gọi điện báo cáo binh trạm đã.

Cũng áng chừng cái bó ống sắt kia đã làm cho Trường líu tíu như một đứa trẻ, nhưng nó là cái gì có thể quyết định số phận của đại đội này và bản thân Trường đến thế! Đã định hỏi, ba bốn lần định hỏi. Cái ý muốn ấy không vượt thoát qua sự kìm nén đã thành thói quen, anh mặc sự hối hả của Trường, lặng lẽ xếp gọn hăng gô bát đũa.

Trong khi ấy mặt Trường đã đỏ lên, nếu không ghìm lại anh có thể sắp sửa cãi nhau với mấy chiến sĩ tổng đài 3000 về tội chậm trễ cho liên lạc với binh trạm. Hừ mấy con bé đem mà quẳng xuống suối xem nó còn cười sằng sặc được nữa không? Hàng bao ngày nay binh trạm sôi sục lên vì chuyện này, tại sao nó lại không hiểu mình đang cần báo cáo với binh trạm tất cả mọi bí quyết của kẻ địch! Chà, tất cả bọn con gái đều vô tình, có lẽ không dám lấy vợ nữa!

- Alô đây. Vâng! Có 106 rồi phải không? Cám ơn cô! Tôi đây! Trường đây thủ trưởng ạ.


3
Cái lý do làm cho binh trạm trưởng Lan, một con người nóng nảy và bộc trực đã trở nên sâu, lặng cũng dễ hiểu. Vài ba năm về trước có ai vô tình nhắc đến vợ ông và thằng Hùng, bỗng nhiên người ông hẫng đi như mất đà. Khuôn mặt gầy guộc vốn đã đen sạm càng xám lại ngăn ngắt và chết đờ ra hàng phút. Còn bây giờ nhắc đến chuyện đó, ông vẫn thấy buốt, thấy xót như nhát dao chém vào vết thương vừa lên sẹo, nhưng người ngoài khó lòng nhận ra. Đấy là sự gắng sức mà ông thấy tự bằng lòng với mình. Vì thế ông rất phục và quý Ngà ở cao điểm Phù Lã. Hôm nghe chính uỷ Quang Văn kể về quá khứ của cô, lớp da mặt ông run lên vì xúc động. Ông thở dài: "Trăm người, trăm cảnh, ai cũng có nỗi đau, có lúc khổ. Càng đứa trẻ tuổi tỉnh bơ được mọi hoàn cảnh, tui càng phục dữ". Ông thầm cảm ơn cô đã hỗ trợ cho sự nén chịu của ông, dù đó là người ông chưa hề gặp. Dẫu thế, đến bây giờ ông vẫn là người sống bằng sức đầy tràn của những cảm xúc. Hai con mắt ông sẵn sàng chớp chớp vụng về trước một cảnh ngộ nào đó. Và, chính đôi mắt ấy có thể thổi ra lửa, tạo nên những cái nhìn lệch lạc, những lời nói chủ quan mà chỉ sau đó vài ba phút, bình tĩnh lại ông đã có thể nhận ra sai lầm và ân hận, ân hận một cách thành thật. Cái đó đã thành thói quen, thói quen nào cũng thành bệnh mãn tính, bệnh mãn tính của người cảm xúc nhạy bén là lười biếng xem xét, phân tích sâu sắc, cân đo, tính đếm trong cách nhìn người, nhìn việc. Ông nhìn ra mình và ngay hôm chính uỷ về binh trạm ông đã dặn đi dặn lại: "Tính tui vẫn rứa, anh có lạ chi. Chừ gần nhau, anh cứ giúp cho tui sửa dần anh à!".

Với tư cách một người bạn hết lòng thương nhau, chính uỷ Quang Văn đã nói thẳng thắn những lời mà ông tự cho là nặng nề: Rằng anh còn bộp chộp quá, rằng anh không nắm cái chất thực sự của mỗi con người, không thấy đằng sau mỗi cử động, mỗi lời nói độ sâu của ý nghĩ, độ rung của tấm lòng, độ bền của sức chịu đựng, độ vững của mỗi quyết tâm ra sao! Vì thế có lúc, có việc anh chỉ ra mệnh lệnh hộ cho một cán bộ tinh ranh nào đó ở cấp dưới và chính mình phục tùng mệnh lệnh đó một cách thoả mãn để cuối cùng sự sai sót không rơi vào kẻ khác thì mình lại hứng chịu lấy một cách nghiêm túc.

Khi những mắc míu ở đại đội ba được gỡ ra, những nghi ngờ được xoá bỏ, sự tìm tòi kiên nhẫn của đại đội trưởng Trường và những kết luận của các phái viên bảo vệ, kiểm tra, kiểm sát v.v... đã làm minh bạch mọi nguyên nhân trong vụ cháy xe hàng loạt của xê ba thì những người phẫn nộ nhiều nhất, ở binh trạm lại thấy ân hận. Cảm xúc nhạy bén của binh trạm trưởng cũng làm ông ân hận. Ông ân hận vì đã gay gắt với Trường quá đáng. Vì tấm lòng thành thật của ông bị Tuy lợi dụng. Tháng trước ông nghe sự phân tích đánh giá về Tuy ở hội nghị thường vụ nhưng không ngờ cậu ta lại có dự định rằng: nếu đại đội trưởng mắc tội gây nên thiệt hại thực sự, cậu ta sẽ tìm cách che giấu, xuê xoa để giữ nguyên chức vụ của Trường do một động cơ cá nhân của cậu ta. Nghe phân tích xong, binh trạm trưởng đứng dậy đập bàn, khiến những chiếc chân chéo xô chùng lại, mặt bàn xiêu đi:

- Rứa là nó thủ đoạn. Nó làm tui đánh giá sai thằng Trường. Chừ nó còn giở trò... Các anh định xử lý ra răng?

- Quan hệ giữa hai người, cậu Trường cũng có sai lầm, như anh đã tìm thấy ở nghị quyết của chi bộ đại đội ba đấy.

Trong lúc chính uỷ nói, Lan quay mặt ra cửa để cho đôi mắt đang cháy đỏ hả hơi, nguội bớt đi. Lúc sau ông quay lại, giọng hạ xuống đầy xúc động, lại xúc động thật sự:

- Tui xin nhận khuyết điểm trước thường vụ tui đã hồ đồ, hồ đồ quá xá mới đưa thằng cha Tuy từ quản lý xuống làm chính trị phó định đào tạo nó. Chừ thì...

- Cậu Tuy có ý định thay đổi đơn vị. Thường vụ họp kỳ trước cũng có ý định chuyển nhiệm vụ cho cậu ta. Ý kiến anh định bố trí cậu Tuy công việc gì thích hợp?

- Chừ đề nghị cho nó ra mặt đường. Nằm ở trạm điều chỉnh giao thông để nó rèn luyện đã.

Chính ủy cười:

- Hạ tầng xuống chiến sĩ công binh à?

- Rứa nó mới thấm, rút ra bài học.

- Anh lại bị xúc động, không bình tĩnh nữa đấy. Anh em phê phán và chúng ta phân tích đã gợi ra trong ý nghĩ sâu xa của cậu ta những điều không tốt đẹp của một cán bộ. Còn những biểu hiện, cậu ta chưa phạm khuyết điểm gì trầm trọng. Kỷ luật một cán bộ là công việc của pháp lý. Không có bằng chứng để mình làm nặng nề thế, theo tôi chưa ổn anh ạ.

Binh trạm trưởng ngồi im. Ông ngồi như thế chưa phải là đuối lý mà chính là ông chưa tìm được lời nói thoát ra hết sự bực bội của mình. Chính uỷ cảm thấy điều đó ở bạn, ông chậm chạp tiếp:

- Mọi công việc giao, nó đều làm đầy đủ. Mà "thằng" xê ba lại làm ăn được. Khuyết điểm chủ yếu của nó là ngại ra mặt đường. Nói thẳng ra, thằng cha này rát. Nhưng những lần nó ở nhà đều có lý do và binh trạm đã đồng ý kia mà! Anh ạ, điều tôi muốn lưu ý là cậu này nó sống thiếu tình người. Tôi nghĩ: lòng thương yêu đầm ấm là điều cốt tử của người lính cách mạng chúng ta. Hai khuyết điểm của cậu Tuy đều gây ảnh hưởng không đẹp giữa những ngày sống sôi sục và phóng khoáng, giàu tình thương yêu và sự hi sinh vô tận của lính lái xe, của chúng ta. Cái đó không những chúng ta gọi ra mà anh em cảm thấy cả. Quần chúng cảm thấy và nói ra thì được. Tổ chức kết luận lại chưa thể được. Thực tế có những cái không hay, không thể chấp nhận, nó vẫn tồn tại mà ta không thể bác bỏ ngay một lúc. Về phía anh, nhận ra lòng tin của mình bị xúc phạm hay như anh tự kiểm điểm chưa đánh giá hết cậu ta là đúng. Nhưng xem kĩ ra, bản thân cậu này rất hoạt bát, có đầu óc tính toán, đầu óc tỉ mỉ. Anh ạ, ta thử bàn xem đưa cậu ấy về binh trạm làm trợ lý tham mưu vận chuyển liệu có thích hợp không? Tôi nghĩ làm như vậy vừa hạn chế được nhược điểm của cậu ta, vừa phát huy được chỗ mạnh của nó và ta không mất cán bộ.

Lan ngồi nghiêng, vẫn nhìn ra phía ngoài và khuôn mặt ông vẫn còn dại đi. Chính uỷ nói xong một lúc, ông mới thở dài:

- Anh để tui nghĩ đã. Việc này quyết định sau. Chà, thằng cha sống không thiệt lòng, tui giận lắm đó. Ta bàn tiếp công việc đã anh hè!

Sau những phút có thể gọi là sôi nổi ấy, lại những phương án, biện pháp đối phó với thủ đoạn mới của địch, đối phó với những cơn lũ hung dữ đang ào ạt đổ xuống Đông Trường Sơn. Hai khuôn mặt lại như nhoè mờ trong mưa lũ của rừng.

Một dòng nước mưa đọng từ chạc ba của cây chò rộng bằng mặt bàn ồng ộc chảy thúc xuống mái lán ni lông làm nó trũng xuống phùng phình chao lóng lánh trên đầu. Chính uỷ ngửa mặt nghe những hạt mưa rơi bồm bộp đều đặn trên mái. Cái nhịp điệu buồn tẻ, dai dẳng ấy cứ xói vào đầu ông. Ông có cảm giác như trong đầu mình đang đầy ong õng nước. Đột nhiên ông đứng nâng cây gậy đẩy mái ni lông phồng lên. Đám nước tràn toá ra xung quanh. Rồi từ chạc ba cây chò lại dốc nước ồng ộc và những giọt mưa trên vòm lá lại rót nước đều đặn trên mái lán. Nhịp điệu lạnh buốt đó lặp đi lặp lại giống những công việc trong mùa mưa thoát lại ồn lên phải dốc toàn lực ra mặt đường, mà kết quả chỉ nhỏ giọt như những hạt mưa toen hoen. Dù sao, toàn binh trạm cũng đeo đuổi dai dẳng giữ nhịp đều đặn cho mức ăn của trung đoàn 60 được mỗi người ngày ba lạng và đủ đạn, đủ trang bị cho các đơn vị đánh dằng dai giữ chân không cho địch lấn chiếm ra mặt đường.

Đấy là những thành tích của ngày hôm trước. Còn lúc này, hai người chỉ huy cao nhất của binh trạm đang ngồi trước con số sốt rét đã lên tới bốn mươi bảy phảy tám phần trăm. Cái quan trọng nhất, phải có ăn. Ăn no. Có sức hồi lại mới chống đỡ được. Đã ra những mệnh lệnh nghiêm ngặt quy định biện pháp chống muỗi đốt, quy định nước uống và cách sử dụng các liều thuốc, vân vân. Nhưng gạo vẫn là số một, cấp cứu số một. Gạo chân hàng có đấy. Nhìn những con sông cứ phồng sủi sùng sục, nước cuốn băng băng, không ai dám rút bớt gạo chân hàng.

Tuần trước vừa xảy ra chuyện, chính uỷ thấy mình chưa bao giờ phải giải quyết cách ấy và khi xong rồi cứ ân hận mãi.

Chiều hôm đó nghỉ lại ở khu trọng điểm Phù Lã. Ông thăm đại đội súng 14,5 ly. Ngắm nghía mãi khu vực đóng quân của họ, ông kéo đại đội trưởng ngồi xuống mỏm đá hỏi:

- Ông có thích núi Yên Ngựa bên kia không?

- Thẳng ngầm Ông Thao lên đấy phải không thủ trưởng?

- Đúng.

- Chỗ ý thì đẹp quá đi chứ. Trận địa chúng tôi chuyển sang đấy mới có thể phát huy hoả lực được.



- Tôi cũng định nói với anh chuyện đó.

- Báo cáo thủ trưởng, anh em có nghĩ cả đấy, nhưng... nhưng khó quá...

- Các anh không đủ sức kéo pháo phải không?

- Vâng! Xin thủ trưởng cho chúng tôi bồi dưỡng ba lạng một ngày. Được ăn như thế trong một tuần mới có sức thủ trưởng ạ.

Lúc đó chính uỷ ngồi lặng đi. Thật là tàn nhẫn nếu từ chối một yêu cầu tối thiểu ấy. Nhưng cũng còn phải tính, phải cân nhắc.

Đưa trận địa sang núi Yên Ngựa, dứt khoát phải làm rồi. Nhưng có được ăn bồi dưỡng không, một mình ông chưa dám quyết định. Ông phải gọi điện về bàn với binh trạm trưởng. Binh trạm trưởng lại phải tham khảo ý kiến các ban tham mưu, tác chiến, ban vận chuyển, ban chính trị, cuối cùng cân nhắc mãi mới quyết định cho họ ăn trong ba ngày, mỗi ngày sáu lạng. Như vậy còn rút được ba lạng một người!

Đến bây giờ bản thân binh trạm không thể vượt quá sức, vượt quá sự hung dữ, tàn nhẫn của mùa mưa này. Chính uỷ đứng dậy:

- Có lẽ anh điện hỏi lại Bộ Tư lệnh xem đề nghị của binh trạm có được chấp nhận không?

Binh trạm trưởng hỏi lại:

- Nếu Bộ Tư lệnh không cho sẽ ra răng anh?

- Thì đảng uỷ chúng ta phải tìm cho ra biện pháp. Cứ xin ý kiến cấp trên rồi ta bàn mới có hướng anh ạ.

- Chà, tui cũng sợ. Bô Tư lệnh mạnh "xúp" lắm đó.




4
Nhưng ông chưa kịp hỏi, đã nhận được bức điện dài đến ngạc nhiên của Bộ Tư lệnh do Tư lệnh trưởng 601 gửi đến nói rằng: "Kể từ ngày 15 tháng 10 các lực lượng chiến đấu thuộc binh trạm 120 ăn tiêu chuẩn gạo 5,5 lạng. Cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan và làm công tác gián tiếp ăn 4,5 lạng một ngày. Đoàn sẽ đẩy hàng đến bắc ngầm Ông Thao. Binh trạm 120 phải giữ đúng mức ăn thường xuyên cho trung đoàn 60 là 6,5 lạng một ngày".

Đọc mấy lần bức điện ấy xong, binh trạm trưởng vẫn cầm ở tay, khi chiến sĩ bảo mật xin chữ ký nhận, ông mới vội vàng cầm bút kéo ngoằng một vệt hình thước thợ vào sổ người chiến sĩ rồi quay vào lán hầm quay máy:

- Alô, anh Văn đấy ạ. Lên năm lạng rồi. À năm lạng rưỡi anh à. Vâng! Từ ngày mai. Vâng, đúng đúng. Tui sẽ lệnh cho các đơn vị phải lãnh đạo, có kế hoạch ăn lên từ từ. Tuyệt đối từ từ, không để hiện tượng "say" cơm xảy ra. Chừ còn việc ni phải bàn anh à! Đúng đó. Đúng đó. Đêm nay bàn hả? Tui cũng đang tính gay đó. Tốc độ vận chuyển gấp đôi trong tình hình này thiệt căng. Đúng. Ba mươi xe của thằng xê ba đã qua ngầm Ông Thao rồi. Nó trót lọt là mình chắc chân được đôi chút. Thằng Vũ chỉ huy một trung đội khá lắm anh ơi. Vâng. Tui đang cho bám sát mặt đường.

Sau đó là tiếng quát tháo ầm ã gào trong các máy điện thoại của trực ban nắm đường, nắm xe, nắm địch mặt đất, địch trên trời, nắm suối, nước, nắm kho hàng v.v...

Binh trạm trưởng ngồi bên máy trong khu nhà thùng lưng chừng đồi. Những tiếng nói như gào lên của trực ban vang vọng tứ phía cứ như leo lên chới với lại bị những dòng nước mưa dìm xuống nên nghe nó bập bõm lúc rõ, lúc mờ chìm, ướt át. Nhưng ông vẫn đoán biết những tình huống gay cấn đang xảy ra ở mặt đường. Ông hiểu được cả khả năng xử lý của cán bộ cấp dưới, và sẵn sàng giải đáp những băn khoăn của họ hoặc quay máy chen vào lúc họ đang nói chuyện. Vừa cắm phích kiểm tra, ông đã nghe: "Chờ phản ảnh với tổng trực ban và xin ý kiến của thủ trưởng đã anh Trường nhé" - "Nó sắp quay lại thúc vào đít chúng tôi rồi, anh cứ cho đi, tôi xin chịu trách nhiệm!" - "Không được, bình tĩnh chờ đã anh Trường ạ!" - "Đừng nói "bình tĩnh" nữa. Tôi đợi anh lúc này là tôi vô trách nhiệm. Nếu anh không quyết định, anh cho tôi gặp tổng trực ban đi!".

- Gì đấy ông Trường? - Binh trạm trưởng hỏi chen vào.

- Ai đấy ạ?

- Lan đây, có chuyện chi ông nói mình nghe đi.

- À, báo cáo thủ trưởng, nó đang đánh phía trước đội hình. Theo quy luật, đánh lấn lên hết cao điểm nó quay lại từ đầu.

- Đúng. Anh nói đúng.

- Tôi định tranh thủ cho đội hình "cuốn chiếu" theo nó. Nếu không, với mật độ đêm nay, không lừa được kẽ hở, chúng tôi dễ bị chụp gọn.

- Được anh mần thế được.

Tiếng anh trực ban tác chiến vội vã chen vào.

- Báo cáo thủ trưởng, hiện nay trên đường rất nhiều bom bi, bom nổ chậm, công binh chưa khắc phục, nguy hiểm lắm.

Dường như binh trạm trưởng không chú ý đến đề nghị của trực ban tác chiến, ông hỏi:

Anh Trường đâu. Tui nhất trí cách giải quyết của anh. Chừ kế hoạch như ri: Trực ban công binh có nghe đấy không? 3000 cắm phích cho các trực ban cùng nhận lệnh tui: Công binh đưa ngay máy phóng từ chân cao điểm đi trước đội hình xe, quét bom chậm. Cao xạ và các trạm chỉ huy giao thông bám đánh địch và bám xê ba báo động kịp thời. Tất cả công binh ra mặt đường san lấp cho xe đi. Anh Trường nè. Chỗ nào khắc phục chưa kịp, anh phải tự giải quyết mà đi nghe không?

- Rõ.

- Những xe hỏng, anh đã khắc phục chưa?



- Chúng tôi đã dỡ bốc hàng cho xe khác và sửa xong.

- Rứa là khá. Anh ráng bám địch, lợi dụng chỗ yếu, chỗ hở của nó cho đội hình vượt trót lọt nghe.

- Chúng tôi tìm mọi cách hoàn thành, thủ trưởng ạ.

- Chừ tui trực tiếp bám mặt đường với ông. Alô nè! Thằng Vũ nó mần công việc được không?

- Vẫn tốt thủ trưởng ạ.

- Ủa, rứa là nó khá. Bảo tui biểu dương nó. Gắng ông Trường nhá.

Trường không hiểu tại sao binh trạm trưởng lại "mềm dẻo" và ủng hộ ý kiến của anh một cách đặc biệt như thế! Còn binh trạm trưởng, đặt ống nói xuống rồi, vẫn băn khoăn một nỗi ông không thể nào biểu hiện ngay được sự quý mến có phần ân hận để cho Trường nhận thấy. Quả thiệt, thằng cha nó thẳng. Có chi không thông "đốp" ngay, nhưng có trách nhiệm. Thằng cha chịu đựng hoàn cảnh cũng giỏi. Nghĩ vậy ông lại bực. Không phải bực với mình còn vội vã, không sâu mà do thằng cha Tuy nhăng cuội, tầm bậy. Cán bộ rứa không thể được, nặng đầu óc cá nhân. Và, mặc dầu chính uỷ Quang Văn đã khuyên ông phải bình tĩnh tìm cho hết cái mạnh của nó, sử dụng đúng chỗ thì những khuyết điểm sẽ hạn chế và cái tốt được phát huy, nhưng lúc này nghĩ đến Tuy, khuôn mặt ông nóng lên bừng bừng.

Ông ngồi lặng. Phải nén nỗi tức giận lại, phải cân nhắc xem cho nó về quản lý hay trợ lý vận chuyển. Đang nghĩ về Tuy, hình ảnh Trường tự nhiên xáo trộn trong đầu ông. Soát lại toàn bộ những công việc từ đầu mùa mưa đến giờ ông thấy thằng Trường nó hay. Tự ông lại thấy phải kiểm điểm mình. Đúng là ông còn chấp nhặt những chuyện vụn vặt. Hay vội vã, nhưng lại giữ lâu một định kiến.

Bao ý nghĩ cứ cồn lên khiến ông đang nằm nghiêng trên chiếc giường có trải những miếng đệm xe, bỗng bật nhổm dậy quay máy:

- 87 nè, thằng xê ba đã qua chưa? Bao nhiêu? Bảy à? Răng! Trường chưa qua và nó chặn ở cây số 86 hở? Mấy phút rồi chưa có xe lên? Cho kiểm tra ngay. Răng? Có tiếng xe lên. Gì nữa? Nó đánh từ 88 trở đi à? Anh Trường lên, bảo tôi gặp nghe.

Trường từ chiếc xe đi đầu nhảy xuống mặt đường. Tiếng nổ làm chiếc xe rung lên rào rào. Anh chạy xuống xe thứ năm, nhảy lên bám vào khung cửa quát vào tai trung đội trưởng trung đội một:

- Tiếp cận sát tiếng nổ. Tìm cách vượt. Bom chưa nổ nhiều, không được để ùn. Đi đi.

Rồi anh chạy lại đứng nép vào taluy phải, trước đoạn vào cua. Trước mặt anh là thung lũng, ban ngày chỉ trông thấy màu trắng mù vón lại quẩn quanh bên những cây cháy đen như cột dựng tua tủa, sướp xơ, không thể phân biệt là khói bom hay là mây. Dù có là giữa trưa nắng cũng không thể nhìn dưới đáy thung lũng là đá hay bom, là cây hay xe cháy! Còn nơi tận cùng ở cái vực "nuôi" bom chốc chốc lại loè ra một lưỡi lửa làm hai mắt tối sầm chưa kịp mở, tiếng nổ đã vang ầm ầm ở vách núi xung quanh và mảnh bom, mảnh đá bay đến rào rào. Nhưng nguy hiểm hơn vẫn là những ánh chớp từ phía sau nơi Trường đứng. Mỗi lần thấy ánh xanh lè ở sau mình, anh lại phải cúi đầu dạt vào vách núi để tránh những tảng đá quăng uỳnh uỵch xuống mặt đường, xuống nắp máy nghe bình bịch. Đội nhiên một cục đá văng vào mặt, Trường khuỵu ngã, chiếc áo giáp như đè dúi anh xuống. Xe sau trườn lên. Những lần trước anh nhảy lên quát một tiếng vào buồng lái: "Trái có hố bom, men bên phải. Chú ý!". Anh chỉ cần nhắc thế là chiến sĩ biết ngay chỗ ấy cách đây năm mươi mét. Phía trái có hố bom, men phải không khéo, lăn xuống vực như không. Thằng địch cố sống cố chết bám đánh đoạn này, khiến chỗ đại đội trưởng đứng, ngọn núi đã vẹt dần đi. Tại sao anh ấy lại cứ đứng để "hứng" lấy bom, lấy đá như thế! Nếu anh ấy không đứng lại đấy nhắc, anh nào đến đây cũng gài cầu, gài súp, nhả phanh bò lên được một phân, rồi lại lùi lại vài ba phân, có khi hàng mười "đỏ"(1) mới qua được "cua". Giữa sự gào xé của bom đạn họ vẫn nhận ra vết thay đổi lồi lõm ở mặt đường. Nhưng thành thói quen, Trường vẫn thấy sự cần thiết mà không thể giải thích một cách cặn kẽ. Anh chỉ nhận thấy rất rõ là mỗi chiến sĩ ngồi trong buồng lái nhìn ra khoảng sáng nhấp nhoáng phía ngoài, dù họ đang im lặng, bậm môi lại, không nhìn, không tỏ ra cử chỉ gì là thấy anh, nghe tiếng anh gào lên hay không, nhưng anh chắc chắn là họ sẽ vượt qua "cua" bom một cách bình tĩnh, linh hoạt nhất.

Ráng sức ngồi gượng dậy, mắt anh hơi hoa lên. Anh chưa kịp nói gì, người chiến sĩ trong buồng lái đã quát:

- Đứng đấy nguy lắm. Lên với em anh Trường ơi!

Nghe tiếng nói ấy, anh lại thấy mình cần phải ở lại chỗ này đợi cho tất cả các xe qua "cua" túi bom, đợi nghe tiếng máy xe sau bò lên, dù không nghe thấy tiếng nhau, không thấy rõ mặt nhau nhưng từ lúc này Trường biết chắc chắn là anh em qua đây đều thấy mình, đều nghe rõ những điều mình dặn dò.

Đó là những cử chỉ thay cho tiếng "rõ" đanh gọn, dứt khoát mà khi không có tiếng bom, tiếng người chiến sĩ vang lên mỗi khi nhận xong mệnh lệnh.

Trường vẫn thấy như văng vẳng tiếng nói nhắc nhở, tiếng gọi của người chiến sĩ mời anh lên xe. Sự âu yếm ấy như một trách nhiệm trao cho anh, một sự hằn lại sâu sắc trong những kỉ niệm mai sau. Nếu không có những ngày gian khổ này, không có những phút đứng trên bom đạn này hồ dễ đã có được tình cảm mãnh liệt, con người sống với nhau nóng bỏng một tình yêu tha thiết như thế.

Hai mươi bảy chiếc đã vượt được rồi. Ba chiếc còn lại của trung đội Vũ chưa vượt khỏi vòng vây lửa của nó ở trạm 87. Liệu nó có thoát được đoạn ấy không? Đột nhiên tiếng bom, tiếng máy bay ắng lặng hẳn đi. Đứng giữa sự yên ắng, Trường nhớ đêm anh chia tay Vũ ở đây để Vũ vào phá quả bom chưa nổ. Vũ nhìn anh rất lặng rồi nói nhỏ: "Sao anh lại thế?". Anh biết Vũ không bằng lòng vì cử chỉ của anh khi cậu ta lao vào chỗ nguy hiểm. Lúc ấy anh thấy xấu hổ trước mặt nó. Mới thế, đã qua ba tháng trời rồi. Nó đã trở về hậu phương, đã chứng kiến cảnh mất mát đau đớn bọn giặc Mỹ đem đến trút xuống từng nhà. "Vũ ơi, tao vẫn phục mày, tin ở mày. Tao không ngờ trong hoàn cảnh ấy mày vẫn vào được đây đúng thời gian, mày vẫn nhận nhiệm vụ chiến đấu hăng như thế. Trước đây tao vẫn nghĩ tuổi trẻ còn bồng bột như mày khó lòng chịu đựng được sự khắc nghiệt. Nhưng tao đã nghĩ sai. Không ngờ, thật là không ngờ!".

Hình như có tiếng xe lên. Trường sửa lại tư thế đứng, nghiêng tai nghe. Đúng rồi. Nhưng không phải tiếng máy xe thằng Vũ. Có thể nó đi sau cùng. Thôi thế được rồi. Nó đi sau, mình có thể yên tâm. Nghĩ vậy mà anh vẫn thấy nóng ruột vô cùng.


Ch­¬ng XI
Каталог: UserFiles -> RadEditor
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
RadEditor -> BẢn thảO ĐẦu tiêN (để bổ sung/góp ý) thông tin đÓng góp về XÃ HỘi dân sự TẦm nhìn asean 2025

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương