22  leâ LÖÏu tieåu thuyeát  23



tải về 2.23 Mb.
trang14/22
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích2.23 Mb.
#32030
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22

4
Trường bật dậy theo một quán tính khi ra mệnh lệnh rồi vẫn chưa tỉnh hẳn. Lúc bấy giờ đã hơn bốn giờ chiều, cái giờ lính lái xe bắt đầu trèo lên ngọn cây nhìn sang đường "bánh rán".

Từ mười hai giờ, máy bay xoay ra đánh các trận địa pháo. Một giờ sau biết không thể dập tắt được trận địa, chúng cho hai chiếc F4H đánh khống chế còn bọn phản lực khác bổ nhào xuống các đầu ngầm, đỉnh dốc và những vùng nghi có người có xe. Bọn B.52 vẫn giữ nhịp đều đặn: Bốn nhăm phút, trút ba tràng bom kéo dài đến kinh tởm. Trung đội trưởng trung đội trực ban cho biết từ trưa đến giờ chúng đánh tất cả hai mươi ba trận rồi. Cứ tình hình này đêm nay chưa thể vượt qua đường "bánh rán". Lúc ấy đại đội trưởng đang dựa vào gốc cây bông tàu ngủ. Anh ấy mệt quá. Để im, đừng ai "động đậy" làm anh ấy thức giấc. Các trung đội trưởng bàn và phân công nhau nắm đường, nắm địch, chờ chỉ thị của binh trạm.

Đột nhiên có tiếng kêu thất thanh từ một ngọn cây: "Lấp mất hang Gió rồi! Lấp kín cửa hang rồi!". Trực ban chưa kịp hỏi đầu đuôi đã nghe tiếng đại đội trưởng:

- Tất cả mang xẻng, cuốc. Bê ba cho hai xe đầu tời nổ máy.

Mệnh lệnh truyền lan đi, hai xe nhanh chóng ra cửa rừng, các chiến sĩ vác xẻng, cuốc ào ào nhảy lên xe. Trường hỏi:

- Hang "bánh rán" bị lấp hả?

Lúc này mọi người mới biết cái mệnh lệnh khẩn cấp và chính xác vừa phát ra khi đại đội trưởng mơ mơ ngủ vội giật mình nhổm dậy. Nhưng không ai cười được. Họ nhao nhao đáp:

- Bị lấp rồi!

- Hang Gió bị lấp rồi!

- Nhanh lên đại đội trưởng ơi!

Trực ban nói:

- Bị lấp cách đây năm phút, đợt B.52 cuối cùng.

Trường đã tỉnh hẳn. Mồ hôi toá ra đầy mặt. Anh hạ lệnh cho xe chạy tốc độ cao nhất và bất kể trường hợp nào cũng không được dừng lại.

Nhưng xe đến cách hang Gió hơn một kilômét đã mất đường. Lại một loạt bom dội xuống cửa hang, khói bụi ùa đến sặc đắng cổ họng. Không đợi mệnh lệnh, các chiến sĩ nhảy xuống lao về phía hang. Bom vẫn nổ. Không ai trông thấy ai. Chạy lõm bõm trên các hố bom, chỉ thỉnh thoảng ngã mới vồ thấy chân nhau. Đá lổng chổng dưới chân. Đá quăng uỳnh uỵch xuống mặt đất, vào người. Nhưng không nghe tiếng ai kêu. Một loạt bom toạ độ xô mọi người nằm rạp xuống, Trường cố "bơi" dậy. Anh định mở mắt mấy lần, khói chẹt lại, phải lấy vạt áo bịt chặt lấy mặt, một lúc sau khói loãng đi mới mở được mắt nhìn lên núi, tìm mỏm "con chuột" để nhận hướng cửa hang. Không còn dấu tích gì. Quả núi đã thay đổi hình dạng. Hướng con đường chạy cũng không thể nhận ra. Anh nhắc các trung đội cho chiến sĩ rải ra bớt tìm cửa hang. Ngay sau đó anh bới được một chùm xà beng và xẻng, cuốc. Gạt đất đá để lộ ra một khoảng nền đường, anh phục xuống áp tai nghe. Hai mắt anh nhắm lại, hai nhánh lông mi kéo sát gần nhau. Lại một loạt bom toạ độ. Các chiến sĩ nằm ép xuống các hố bom. Đất đá phủ lên người họ giống như bọn trẻ con ven sông vùi mình dưới cát chỉ để mở hai con mắt và mũi thở mỗi buổi chiều đánh trận giả ngoài bãi. Trường vụt nhổm dậy nhao lên đỉnh núi. Dứt loạt bom cuối cùng chưa ai kịp đội đất ngồi dậy, anh chạy xuống gào mọi người đào, bắt đầu đào từ chỗ anh vừa nằm nghe. Công việc thật dễ dàng. Đất đá đã nhào tơi chỉ cần đụng đến là trụt đi hàng mảng. Gạt bới hàng mấy chục mét vẫn không thấy dấu vết cửa hang. Một chiến sĩ nào đó tuyên bố:

- Bỏ thôi, đào hú hoạ rồi.

Trường quát:

- Ai bảo? Đào nhanh lên. Tôi xác định rồi - Sợ mọi người chưa tin, anh nhỏm dậy nói như người gọi loa: - Từ mỏm rêu xanh trên kia chiếu xuống, chếch sang trái hai gang, tôi đo rồi. Tập trung đào đi. Hơi chếch trái. Cố lên không ai bàn nữa, nguy lắm rồi.

Những lưỡi xẻng, lưỡi cuốc lao tới tấp. Mồ hôi quện bụi nhão như bùn hoà chảy từng dòng trên mặt và trát bệt vào quần áo.

Dường như bọn địch đã chắc chắn "bốc" xong quãng đường này nên gần nửa tiếng đồng hồ im ắng. Cũng không ai để ý là bom đã ngừng. Những dòng nước đất giàn xuống đọng ở vòm mắt, không biết có phải vì thế trông ai cũng như khóc, mắt cuồn cuộn đỏ.

Dù đã bao nhiêu lần qua đây, bao nhiêu lần nhìn thấy cửa hang, bao nhiêu lần quát hỏi chào "đồng hương" ở đấy, bây giờ không ai nhận ra dấu tích gì. Riêng với Trường, từ sáng đến giờ, có lúc nào anh không nghĩ đến Thú, đến Ngà và các chiến sĩ công binh! Từ sáng đến giờ trong trí nhớ anh lúc nào cũng rõ ràng hình dáng của hang Gió. Khi trèo lên đỉnh núi anh nhận ra mỏm rêu xanh và ước lượng ra mỏm con chuột, cửa hang ngay. Đến lúc này vừa chui đầu xuống đào, bới, thì hai tay, hai chân lại run lên như mới ốm dậy. Mỗi xẻng đất gạt đi, như gạt mất thêm một tia hi vọng. Không phân biệt được mồ hôi hay nước mắt chảy ròng ròng trên má anh nữa. Anh muốn cất tiếng gọi Thú, gọi Ngà. Gọi ai nữa! Tất cả đâu rồi. Liệu đã bị ngạt chưa? Lần bới được cửa hang. Tất cả đã... Anh không dám hình dung cái hình ảnh sẽ diễn ra. Thú ơi! Ngà ơi! Các đồng chí ơi! Mọi người đang lả đi, khao khát một làn ánh sáng rọi vào cửa hang phải không? Đột nhiên anh buột ra tiếng kêu:

- Cố lên.

Chợt có tiếng khác kêu lại:

- Lặng!

Ngay tức khắc mọi người im bặt. Không ai bảo ai, tất cả áp tai vào đống đất đá lổng chổng, nghe! Có tiếng người âm âm trong lòng đất. Chợt nghe thấy, chợt mất.



Tất cả lại bật dậy xúc lấy, xúc để. Từng mảng đất lở ràn rạt. Những lưỡi xẻng, lưỡi cuốc chạm phải đá. Tất cả kêu ầm lên. Cửa hang đã lộ ra. Phía trong, những người đang nhoai lên bỗng xô rúm, ngã vật xuống. Những khuôn mặt xám ngắt bợt dần ra, nằm ngả nghiêng đè cuốn vào nhau như chuối đổ sau cơn bão. Người phía ngoài vừa mừng rỡ vừa hốt hoảng, nhưng phải dạt ra hai bên cho thoáng cửa hang.

- Ai còn nước đổ vào mặt! - Trường gọi. Những chiếc bi đông đều khô khỏng. Sông bị lấp rồi. Chạy đến suối xa quá. Trường nói nhỏ vào tai một chiến sĩ. Anh ta chạy ra thì thầm truyền lại cho mọi người. Họ lặng lẽ xách bi đông chạy tản ra các góc. Một lát sau họ đưa bi đông nước vào, đổ ra khăn, ra áo đắp lên trán và rỏ vào miệng khô háo của những người đang nằm ngất.

Sau những phút bàng hoàng say hơi bom, hơi người và ánh sáng lùa vào hang, Thú là người tỉnh lại đầu tiên. Chưa nói được, anh chỉ tay lên những kẽ đá kênh lên ở một góc hang ra hiệu cho Trường biết là mọi người còn sống do nhờ những kẽ hở ở đấy. Họ đang tìm cách đục lỗ thông hơi và đường ra. Mọi người lần lượt tỉnh. Trường hỏi Thú:

- Ngà đâu?

Lúc này mọi người mới ngơ ngác nhìn. Rồi tiếng hỏi um um ở tứ phía. Không có Ngà. Thú lần vào một ngách hang tối lạnh. Phải chờ một lúc mới thấy tiếng anh gọi ra:

- Anh Trường ơi vào đây.

Mọi người định xô vào. Trường quát:

- Ra hết. Đồng chí y tá vào đây.

Qua ánh đèn pin, Trường đi vào dễ dàng. Đến chỗ Thú đứng, anh nhận ra Ngà đang nằm nghiêng, hai tay vòng lên phía đầu, còn chân thì kéo lên, người gò cong lại.

- Chị ấy đang sốt nóng - Y tá nói và nhét nhiệt kế vào nách, cầm tay đếm mạch - Mạch hơn năm mươi. Chờ một lúc, lấy nhiệt kế soi, cậu ta kêu hốt hoảng: - Chết. Cao quá. 41 độ 5. Em tiêm trợ lực, các anh lo cho đi đội điều trị. Nhanh, thật nhanh, tiêm xong ngay đây.

Trường run lên, anh luống cuống không biết mình phải làm gì, đành đứng nép vào vách đá soi đèn và làm những động tác do y tá sai khiến.

Thú đưa bốn chiến sĩ vào cáng Ngà đi đội điều trị dã chiến. Trường cho đơn vị trở về chuẩn bị tối nay qua đường phía núi bên trái đã có cái tên mới đường "bánh rán" B.

Anh nắm lấy tay Thú rất lâu:

- Cậu theo dõi tình hình cô Ngà cẩn thận nhá.

- Bố trí cho trung đội tìm chỗ ăn ở rồi em sẽ đến đội điều trị.

- Cậu bảo các trạm bám sát mình và báo tin về Ngà nhé.

- Em lo không chắc chị ấy...

- Thôi đừng nói vớ vẩn.

Tự nhiên Trường gắt lên với Thú. Anh buông tay bạn quay đi. Thú thì vẫn như mọi khi, cậu sợ anh Trường giận, phải dặn với theo:

- Em sẽ theo dõi, có gì báo ngay. Anh yên tâm đi nhé.

Suốt đoạn đường về đến nơi giấu xe của đơn vị, Trường thấy chân mình bước rời rã và những hơi thở phấp phỏng, gằn lại. Suốt mười năm ở trong rừng, anh chưa gặp ai sốt cao như thế. Nói cho đúng ra, những người đã đến độ sốt ấy đều không qua được. Đây là lần chia tay cuối cùng với cô gái ấy ư? Liệu cái nghị lực tiềm tàng ghê gớm của Ngà có giúp Ngà qua khỏi được không?

Quẩn quanh với bao ý nghĩ đến khi về tới bãi xe anh mới nhớ ra tay mình vẫn cầm chiếc áo của Ngà từ lúc nãy y tá thay đưa cho. Chiếc áo ca rô màu xanh cô mặc buổi sáng, bây giờ như chạt lại bùn và mồ hôi. Anh sẽ giặt chiếc áo và mang lên buồng lái phơi. Có một lá thư cuộn theo tay áo. Trường giở ra để vào ví của mình. Anh sẽ không đọc. Khi nào nó khô sẽ lại để lá thư ấy và vận tay áo lên như cũ.

Lần đầu tiên trong đời, cầm chiếc áo của người con gái xuống suối giặt anh thấy có một cái gì đó xáo động khắp người. Rõ ràng anh chỉ quý mến tôn trọng và phục cô ta. Cũng có phần thương sự éo le trong hoàn cảnh của cô nữa. Chỉ có thế thôi. Ngoài ra không có ý nghĩ nào khác. Nhưng làm sao lại hôn hốt ruột gan lên thế này. Hay vì cái ý nghĩ xúi quẩy về cơn sốt ác tính của Ngà? Ôi chao, nếu...

Anh lội ầm xuống suối vò chiếc áo vội vã như có người đuổi bắt. Rồi vội vã đi kiểm tra các xe, không dám cho đầu óc mình nghỉ một phút nào nữa. Đêm nay đại đội anh sẽ vượt đường B. Con đường buổi sáng Ngà đi theo máy nguỵ trang và khi sang lối rẽ cô ấy nói "Thôi tạm biệt anh Trường!".


Ch­¬ng XII
1
Dù di chuyển những đâu, hai căn nhà hầm của chính ủy Quang Văn và binh trạm trưởng Lan cũng ở hai sườn một ngọn núi. Vòm cây cao giữa hai ngôi nhà ấy, buổi sáng chao sóng sánh trên mái ni lông của chính uỷ, đến chiều thì ngả bóng xuống mái nhà binh trạm trưởng cũng một vùng mát rợp như thế, chỉ khác, cái bóng rợp ấy buổi sáng thu dần lại ở phía bên này và buổi chiều cứ kéo dài mãi ở phía bên kia.

Nó giống như khi ngôi nhà bên này đổ hối hả những tiếng leng keng và tiếng nói tràn ra suốt đêm thì nhà bên kia im ắng một cách buồn tẻ, cho đến sáng ra quanh cảnh đổi ngược lại.

Cứ như thế người này trực chỉ huy, người kia đọc báo cáo, viết chỉ thị, nghị quyết hoặc suy nghĩ về những khó khăn, biện pháp, về một lá thư, một tin vui buồn của vợ, con hoặc buông màn ngủ mà vẫn nghe chập chờn tiếng nói của người bên kia và có thể choàng dậy quay máy sang nhà bên ấy bàn bạc một chuyện gì đó mà mình vừa chợt nảy ra.

Nhưng đêm nay khác. Chính uỷ khoanh hai tay trước ngực đi lững thững suốt hai giờ liền ở mỏm núi gồ lên như sống lưng con trâu đang nằm phủ phục.

Nghĩ lẩn vẩn bao nhiêu chuyện, rốt cuộc không việc nào hình thành rõ rệt trong đầu ông.

Dưới sườn núi tiếng binh trạm trưởng dội lên:

- Trường đâu? Nói nghe, cậu cho vượt được mấy chiếc rồi? Chưa à? Ủa! Răng lại chưa? Anh mần chi từ nãy đến giờ? Nó phát hiện ra đường B rồi à? Công binh ra mặt đường chưa? Bám sát họ nghe. Tui cho pháo bắn và đốt lửa đường A. Nhớ khi bom nổ phía ấy, bên ni anh cho vượt ngay. Được, tui nắm tình hình công binh toàn cung và thông báo anh ngay. Bằng giá nào anh cũng phải cho Cao Bằng, Bắc Cạn... qua nghe. Răng? Nó lại bom vào đường B, à? Chu cha, anh cứ bám đấy cho tui.

Tiếng Lan đã khàn, lạc. Chính uỷ về nhà quay máy yêu cầu Lan nghỉ, ông trực chỉ huy thay. Binh trạm trưởng từ chối:

- Độ vài giờ nữa anh thay tui một lát thôi, chừ anh phải chợp mắt chút xíu đã anh.

Dù không trực thay, chính uỷ vẫn không thể rời máy. Ông chăm chú theo dõi mặt đường, nhất là khu trọng điểm Phù Lã, nơi "thằng" xê ba đang giành nhau với địch từng phút.

Tình hình có vẻ lắng im, chờ đợi, ông bỏ ống nghe xuống và trút ra một hơi thở dài. Đó là cử chỉ ít thấy ở ông.

Đã biết nhau mười mấy năm nay, chưa bao giờ ông thấy thương mến binh trạm trưởng bằng những ngày này. Ông muốn nói với người đồng chí của mình một câu gì đó, để an ủi, để tỏ tấm lòng cảm thông sâu sắc của ông. Ông không nói được, có lẽ không nên nói.

Khi cái tình cảm chân thành ấy bị nén lại, hình ảnh thằng con trai ông dội lên và ông buồn bực, khinh bỉ nó. Ông thấy lòng mình se lại, quặn đau mỗi khi nghĩ đến nó. Thì ra nó đã khôn ngoan đến mức lừa lọc như thế rồi ư? Ông mỉm cười mỉa mai, hình dung ra từng cử chỉ của nó trong những ngày qua. Nó xăng xái, tươi cười đi chào hỏi, tiễn biệt mọi người và hăm hở tuyên bố: "Đi chứ! Chiến trường, nơi thực tế vô cùng sinh động, phong phú, nó giúp cho công tác nghiên cứu của mình nhiều lắm!". "Dạ, rất là vinh dự, ba cha con tôi sẽ gặp nhau ở chiến hào". Mấy ngày sau, mấy tuần sau và hàng tháng sau nó vẫn chưa đi được. Gặp ai nó cũng buồn thỉu, than vãn về cái bệnh thấp khớp chết tiệt và bệnh nhức cột sống đã hại nó, làm nó không thực hiện được nguyện vọng. Nó nuối tiếc chia tay bạn bè: "Đi, mạnh khoẻ nhá. Mình sẽ tìm cách xin đợt sau vậy". Bạn bè nó hết lớp này, lớp khác đã ra đi và gặp ông đều kể như thế. Nhưng ông, ông biết nó từ ba chục năm nay rồi. Mới hơn một năm trước ông gặp, nó vẫn khoẻ hồng hào. Chưa lá thư nào của nó, của vợ nó, của mọi người thân thích trong gia đình nói đến sự ốm đau của nó. Bây giờ nó đã mắc bệnh viêm khớp mãn tính, viêm cột sống mãn tính rồi! Với một công việc như nó, làm gì chả có một vài bác sĩ xấu "ăn cánh" với nhau làm cái việc lưu manh ấy. Khi nó nhăn nhó giả đò như thế, nó có nghĩ đến người cha của nó lúc đang sưng đỏ các đầu ngón chân và đầu gối, vẫn chống gậy lội suối, leo núi suốt đêm này qua đêm khác không? Bao nhiêu người lặn lội với hai lần đánh giặc suốt mấy chục năm nay nếu soi vào cơ thể, đụng vào đâu chả thấy vi trùng bệnh tật, thấy vết thương và mất mát mà vẫn ra đi, đi hăng hái thầm lặng. Bao nhiêu đứa con gái như tuổi em gái nó giành nhau với bom đạn, với muỗi, vắt, dù chưa bị thương cũng đã rụng tóc, đã thay màu da mặt mà vẫn cứ đi hăm hở! Chao ơi, nó sẽ là thế nào khi hoà bình trở lại? Nó sẽ nói gì với cha nó, em nó, bạn bè nó, những người đã cống hiến cả thời trai trẻ thanh xuân của mình cho đất nước, cho có ngày nó sống yên hàn!

Chưa chừng, lúc đó nó lại nói hay hơn tất cả mọi người, với lớp sinh viên trẻ rằng nó đã sống trong những ngày gian khổ nhất, đã từng góp trí tuệ, sức lực, đã từng đánh giặc trên lĩnh vực y học phục vụ chiến sĩ đánh thắng cho mà xem.

Lúc ấy hoặc người ta đã quên đi, hoặc không còn phân biệt được ai là người đi dọc đời mình với đá, với cây, với thú dữ và bom đạn, đói thiếu, ai là người đã xáp mặt với thằng địch hàng mấy chục năm mang trên mình bao nhiêu mảnh đạn, bao nhiêu vết hằn cùm trói, đòn tra. Dễ gì mấy ai nhìn ra! Và có thấy, dễ gì kẻ chưa từng giẫm gai lại thấy đau nhức!

Lúc ấy nó là nhà "trí thức", nhà "khoa học", nó là "vũ trụ", là tất cả của những đứa trẻ mới lớn ư? Ông thấy rùng mình nghĩ đến cảnh tượng đó. Nhưng không, một đất nước mà nhà nào cũng chịu đựng, bền bỉ chịu đựng những mất mát, những chia cắt, cái lưỡi chiến tranh của kẻ xâm lược đã chém vào từng nhà thì những kẻ như nó không nói dối được những đứa trẻ đâu. Vì cha mẹ chúng, ai cũng là người sống thực sự của ngày hôm nay. Còn cha mẹ đứa nào là kẻ sâu mọt thì nó cũng không thể nào tin thêm được một kẻ sâu mọt khác. Hơn thế, đứa trẻ mới lớn nào cũng thành thật. Điều quan trọng là chúng ta đừng để chúng vô tình hoặc quên đi những tháng năm chân thực này, những tháng năm chúng ta đang sống.

Dù đã dồn hết sự bực bội, mỉa mai lên án thằng con ông, ông vẫn thấy buồn, buồn rời rã vì chính kẻ đó lại là con mình, niềm hi vọng của mình. Cái niềm hi vọng trong tay ông, và hạnh phúc có sẵn trong tay nó, nó cứ để tuột chuội dần đi.

Nghĩ đến con mình bao nhiêu, ông càng thương binh trạm trưởng bấy nhiêu. Con người anh ấy lúc nào cũng cháy lên rần rật tình yêu thương vợ con. Nhưng nó xa quá, anh ấy cứ muốn giành lấy mà nó chới với chới với quá chưa thể nắm bắt. Cho đến bây giờ tưởng như nó tuột hẳn, rời ra hẳn, niềm hi vọng còn ít quá. Nếu không có một sức lực phi thường, làm sao anh ấy có thể làm việc được trong những đêm như đêm nay. Biết hành động thế nào để anh ấy hiểu hết lòng mình lúc này! Bao giờ anh ấy nhìn mình cũng như nhìn cái bào thai của một hạnh phúc to lớn. Chao ơi, sao lại có sự trùng lặp như thế. Cùng một ngày hai người cùng nhận được tin về hai thằng con trai. Người đi vào kể rằng thằng Trình Nhật con trai ông vừa đi báo cáo ở các trường đại học về kinh nghiệm giảng dạy ở trường Dược Khoa. Còn bạn bè đi ra báo cho anh ấy cái tin sét đánh: Thằng Hùng bị bắt ở Đông Hà và vợ anh bị mù một mắt không rõ là do tụi lính hay tự đâm vì uất hận!

Chỉ có điều là anh ấy đã nói ra, đã thổ lộ tất cả với ông. Còn ông, ông không dám nhắc đến cái vinh quang của thằng con trai mình. Không dám nói. Không nỡ như thế.

Hai ngày nay anh ấy rộc đi. Đêm nay cương quyết không thể để anh ấy thức trắng nữa. Một việc khác cũng thôi thúc ông. Ông phải viết thư cho thằng Trình Nhật, phải nói ra tất cả mọi điều thật nhất về nó. Chỉ có điều là phải viết như thế nào để nó chấp nhận được là đang lấn cấn trong ông. Chả nhẽ ông không còn đủ sức thuyết phục nó hay sao?

Một hồi chuông đổ gấp, ông vội vàng cầm lấy ống nghe. Đầu dây bên kia binh trạm trưởng như đang reo vào máy:

- Qua rồi, qua rồi anh à.

- "Thằng" xê ba qua Phù Lã rồi hả anh?

- Vâng! Mới qua "cua" chữ V. Thôi. Lừa mãi mới cho qua được đường B. anh à.

- Thế tốt rồi. Bây giờ anh nghỉ để tôi theo dõi các đơn vị khác vượt tiếp.

- Nhưng nó đang canh riết ở Phù Lã, "thằng" xê ba đang tắc đó anh.

- Thôi được, anh để tôi nói chuyện trực tiếp với cậu Trường. Ba nghìn đâu? Chuyển đường dây trực thủ trưởng sang máy tôi nhé. Cho tôi nói chuyện với T.24. Thôi được rồi. Anh Trường đấy hả? Sao cháy hai rồi à? Anh có biết nguyên nhân đêm nay nó canh riết không? Không à? Anh cần gì? Được, tôi sẽ cho pháo bắn tập trung. Chưa mất đường, anh cứ cho vượt hả? Tôi đồng ý. Anh tổ chức kích kéo cho tốt và khi pháo "nâng" chúng nó lên anh cướp lấy đường nhá. Sao? Anh cầm máy chờ lệnh tôi.

Sau đấy chính uỷ truyền mệnh lệnh cho pháo, công binh, trực ban vận chuyển, cầu đường và báo cho Trường sẵn sàng đội hình vượt. Giọng ông lúc nhỏ xuống, khi gào lên, liên tiếp nói và nghe các nơi báo cáo tình hình. Chẳng mấy chốc giọng ông đã lạc. Khi Trường báo cáo đã vượt hết đội hình thì ông muốn nói to sự vui vẻ của mình nhưng không biểu hiện được. Nơi Trường đang nói chuyện với ông thuộc đơn vị Bình Nguyên. Ông nhờ anh hỏi hộ con bé xem nó ăn ở thế nào mà hàng tháng nay nó không tin tức gì cho ông biết. Chà, con bé gan và bướng! Ông chỉ nói có thế, không kịp để Trường nói lại, đã phải nói sang các máy khác cho những đơn vị sau vượt lên. Cho đến bốn giờ mười lăm phút sáng, các đơn vị vượt qua trọng điểm Phù Lã. Đó là đêm có hiệu suất cao nhất từ một tháng nay. Khi đã im ắng, ông ngồi ngủ chừng vài phút bỗng giật mình tỉnh dậy. Có lẽ ngày mai phải họp thường vụ để quyết định anh Lan nghỉ mấy ngày. Phải như thế anh ấy mới nghe. Nếu không anh ấy "gục" mất. Hay là điện cho Vũ nó lên chơi với anh ấy. Anh ấy quý nó như thằng Hùng. Có nó anh ấy sẽ khuây khoả đôi chút. Liệu như thế có ảnh hưởng gì đến công việc của nó không? Sáng mai sẽ hỏi cậu Trường xem đã. Gì thì gì, việc anh ấy nghỉ nhất định phải thực hiện. Ý nghĩ cương quyết ấy làm ông thoải mái hơn. Ông đứng dậy ra khỏi lán hầm. Trời đã sáng hẳn. Mảnh da trời trong như màu sữa hiện ra sau những vòm lá xanh ướt át khiến ông thấy dịu hẳn lại, vươn người hít một hơi thật dài như thể kéo cái màu xanh da trời ấy gần lại với mình.




2
Sau Trường, Vũ là người thành thạo về cách triệt "cây nhiệt đới" của địch. Đến nơi nào giấu xe trung đội anh cũng được giao nhiệm vụ đặc trách đi tìm diệt loại gián điệp không người đó. Đã thành lệ, giấu xe xong anh giao công việc cho chiến sĩ và giảng giải luôn cho họ.

- Mỗi đồng chí tự xem xét trên ngọn cây, dưới đất quanh "mang cá" của xe mình, sau đó kiểm tra lại toàn bộ khu vực giấu xe của đại đội. Chú ý nó lẫn với lá cây và da trời khó phát hiện đấy.

Ngày nào xe về đến bãi giấu, dù công binh đã "dọn" trước nhưng tự họ cũng phải lần soát thật kĩ lưỡng.

Có thể yên tâm cho bộ đội "làm xe", Vũ xin phép đại đội trưởng đi rộng ra phía mặt đường như thói quen mọi ngày. Mãi đằng xa, gần cao điểm có chiếc dù trắng nhỏ xíu trên ngọn cây, anh đoán "cây" thu phát loại A COUBHOY nằm đó liền chạy lại. Gỡ xong, anh đang quanh quẩn tìm kiếm, chợt có tiếng gọi giật giọng:

- Anh Vũ!

Còn ngơ ngác không biết tiếng gọi từ phía nào, tiếng chân xéo rồm rộp trên lá khô đã đến bên. Anh buông thõng "cây" thu phát xuống, "à" một tiếng mừng rỡ. Nhưng hai con mắt của người mới đến như châm lửa vào khắp mặt, hai khoé môi anh cứng lại, không thể nào cử động thêm được nữa. Đến khi anh trấn tĩnh, ngẩng nhìn cô gái, cô liền quát: "Anh ngu lắm" rồi quay mặt gục vào gốc cây khóc nức nở. Thế này là thế nào! Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao cô ta lại quát mắng mình hỗn láo như thế! Vũ hơi mỉm cười chua chát, anh ngồi xuống "cây" thu phát, nín lặng. Cho đến lúc này anh mới nhận ra một đặc điểm của những người con gái: Dù họ có là người xấu đến mấy, khi được yêu say đắm, thành thật thì cũng biết uốn éo, đỏng đảnh, biết nũng nịu, làm cao, biết bắt bẻ, hạch sách và phát hiện rất tinh nhạy yếu điểm của thằng con trai để lấn tới, lấn tới một cách không khoan nhượng. Cái mà người ta gọi là "duyên" của người đàn bà và sức mạnh phi thường của họ là ở chỗ ấy ư? Do mình yêu đầy đủ quá, thiêng liêng quá, không còn gì cho riêng mình nữa nên cô ta làm cao, "lấn tới". Hay ỷ vào sắc đẹp và uy tín của gia đình để cô ta có đủ quyền hành của một người "phân phối" tình cảm. Bấy lâu nay mình vẫn quý tính thẳng và kiên quyết, có nghị lực và phóng khoáng của cô ta. Nhưng đã nhiều lần khổ sở với cô ta rồi. Mỗi xúc động mãnh liệt của mình, sung sướng hay đau khổ lại hoàn toàn giãn nở theo từng hơi thở phập phồng của cô ta thì còn gì nhục hơn, một thằng con trai chỉ làm một thứ chun quần cho bọn con gái. Hãy đổi tất cả để lấy một sự thanh thản, một tình cảm cho riêng mình, một tư cách thực sự của chính mình. Sự bình đẳng không cho phép người con gái lăng mạ danh dự của mình và không bao giờ mình chấp nhận cái "sức mạnh" nông nổi và mù quáng của bọn con gái như thế.

Đây là lần thứ hai, Vũ nghe cô ta quát cái tiếng ấy. Lần trước còn phải luỵ nhau cho xe qua phà và thú thật, giữa nơi bom đạn, nhìn vẻ đẹp đột ngột của cô ta, anh không đủ sức "phản ứng".

Đến bây giờ thật vô cớ. Anh tội tình gì? Dù có chăng nữa cô ta cũng không được phép nói những câu ấy với người yêu mình. Cô bé khóc xong vẫn ngồi im lặng. Vũ đứng dậy vác ống sắt lên vai bỏ đi, anh đi một cách dứt khoát. Tiếng gọi giật giọng của cô ta đuổi theo:

- Anh Vũ! Anh Vũ!

Anh vẫn đi, không hề có một cảm giác gì vui hay buồn len đến. Nhưng dù anh không muốn thì bước chân cũng hơi ngắn lại và chậm, muốn tiếp tục theo dõi thái độ của cô. Tuy thế, không thể nào anh quay lại trong lúc này. Tiếng bước chân cô bé chạy theo. Anh vẫn đi thản nhiên. Cô chạy dấn lên phía trước, đẩy vào tay anh, giọng đầy ấm ức:

- Không được thế.

Vũ vẫn im lặng, anh bước dấn thêm, cô giằng lấy cây sắt từ tay anh. Bị Vũ giằng lại, cô nói như khóc:

- Quay lại đã. Muốn gì cũng phải quay lại. Không được thế.

Vũ đứng im như một thằng câm và điếc. Cô ta vẫn té tát nỗi ấm ức trước mặt anh:

- Anh phải nói, nói cho dứt khoát mới đi được.

- Cô muốn thế nào cũng được, tôi không có gì phải nói nữa. - Vũ lạnh lùng trả lời.

Cô giật ống thu phát từ tay anh vứt xuống đất.

- Anh phải nói. Không nói không được.

- Nói gì mới được chứ?

- Lại còn giả vờ nữa. Anh định hại đời tôi, làm tôi nhục nhã với bạn bè phải không?

- Đừng nói bậy. Thôi đi đi. - Vũ bắt đầu cáu. Cô bé hơi nhụt lại:

- Lại còn bậy. Tối qua anh đi đâu có biết không?

- Đi đến H1 giao hàng rồi trở về N3 giấu xe.

- Còn đùa bỡn gì nữa có nhớ không?

Vũ suýt phì cười. Thì ra ghen à? Với những cô "sẵn sàng" ở mặt đường, đêm nào lính lái xe chả tán văng mạng. Ghen chỉ có thiệt. Vũ trêu thêm:

- Thì đùa bỡn đã sao! Việc gì phải tra khảo?

- Tôi có quyền gì tra khảo, anh có sức cứ đùa. Anh có biết lúc hai tốp F.4 quần đuổi theo anh mà người khác run bắn lên như thế nào không?

Ra chuyện như thế. Không ngờ cô ta lại lo cho mình như thế, vẫn "bám sát" mình như thế! Từ bực dọc anh thấy ân hận và thương quá. Nhưng anh không muốn thú nhận tình cảm đang dâng lên trong mình. Giọng anh vẫn dằn dỗi:

- Nhiệm vụ phải thế định lẩn tránh, đùn cho người khác à?

- Nhiệm vụ nào? Anh có biết lệnh của trạm điều chỉnh, tất cả các xe dừng lại giấu vào "mang cá", đơn vị người ta chấp hành còn anh cứ thắp đèn phóng đi chơi trò ú tim với nó không?

- Ai bảo tôi đùa bỡn, chơi trò ú tim đêm qua? Lại mấy cô ngồi trong hầm gọi điện báo cho cô chứ gì?

- Tôi có mắt của tôi, không phải nghe ai.

- Thế "có mắt" ấy có biết là thằng địch nó không ngu xuẩn gì khi bắt được đoàn xe, chưa hề mất quả bom nào đã thấy mất tích, dại gì nó không quây lại quần cho nát những "mang cá" ra. Lúc ấy không bật đèn chạy đi chạy lại dử nó dễ thường nó để yên cho chúng tôi đấy à?

Cô bé nhìn trừng trừng vào Vũ, nước mắt cô rân rấn giàn xuống hai má. Cô cắn chặt vành môi như để kìm cho tiếng khóc khỏi bật ra. Cử chỉ đó không rõ là cô hiểu ra đầu đuôi câu chuyện, thấy ân hận vì thái độ của mình hay vì cảm phục trước hành động của người yêu. Cô đứng im không nhúc nhích. Vũ nhìn lướt ngang khuôn mặt sóng sánh của người yêu, lòng anh dịu mát hẳn đi. Anh nói, giọng trở nên hờn giận:

- Nếu làm như thế là hại đời cô, cho cô phải…

Không để cho anh nói hết câu, cô bé xô đến ôm lấy người anh, lấy tay bịt miệng anh lại:

- Không được nói nữa. Em không cho anh nói nữa.

Rồi cô gục đầu vào lòng anh khóc nức nở.

- Anh ác lắm. Bao nhiêu việc cứ tự ý anh làm, em không hiểu được. Anh biết không, suốt đêm qua em không tài nào chợp mắt được, ruột gan cứ cồn cả lên cổ này này. Mà không làm sao em biết được hai xe của xê ba bị cháy có xe của anh không!

- Nếu là anh thì…

- Không được nói. Anh liều lắm.

- Nhưng dù sao thì em cũng không được nói những lời thô bạo như vừa rồi.

- Em đã bảo là xin lỗi rồi, không được nói nữa cơ mà.

- Xin lỗi bao giờ?

- Bây giờ.

- Đâu?


- Đây.

Cô ngả đầu, hai mắt ướt át ngước nhìn anh như ngây dại, vành môi dù đã qua những trận sốt rét còn đỏ mọng đang dâng lên tràn đầy một tình cảm mới mẻ đột ngột.

Tiếng những con chim rừng như nhoè đi, nghe văng vẳng xa xôi. Một loạt bom toạ độ phía bên kia núi. Vũ đỡ lấy khuôn mặt ướt đầm nước mắt của cô bé và anh vội nhìn xung quanh. Không thấy gì, anh cúi xuống hơi khẽ khàng:

- Anh đi trên đường suốt đêm em có sợ không?

Hai mắt cô bé mở ra từ từ nhìn người yêu, cô yên lặng đưa tay vuốt mái tóc rối rắm của anh. Vũ hỏi lại:

- Em có sợ không?

Hai mắt nhắm nghiền lại, cô khẽ gật đầu. Rồi đôi mắt rất trong sáng ấy lại nhìn anh như cười. Bắt gặp cái nhìn như một câu hỏi tiếp theo của Vũ, đôi mắt âu yếm của cô nhìn những vòm cây trên cao. Vũ nhìn theo. Qua các tán lá, nền trời hiện ra một màu xanh dịu và thiết tha biết chừng nào. Cô bé áp khuôn mặt mát mẻ vào vai người yêu như muốn giữ chặt lấy không cho anh rời ra, không để anh rời ra một phút nào nữa. Anh của em đây. Em lo cho anh từng chuyến đi, từng mỗi ngầm anh qua, mỗi dốc cao anh vượt, em mong anh từng phút, từng giây một. Nhưng không được hèn nhát. Em sẽ khinh bỉ tất cả những kẻ hèn nhát, kể cả anh nếu anh là kẻ ấy. Có hiểu cho em không anh vô cùng thương yêu của em.

Chợt cô ngẩng lên hỏi đột ngột:

- Có phải anh Thú yêu một cô ở thanh niên xung phong không anh?

Vũ nhìn cô mỉm cười. Cử chỉ đó vừa như xác nhận vừa như hỏi lại: Thì kệ anh ấy, việc gì phải tò mò! Cô bé nói chậm rãi như một lời than vãn:

- Khổ anh ấy, cứ kì cụi lo hết việc cho người này, người khác. Nhiều hôm thấy anh ấy thức suốt đêm gò thùng xách nước cho các anh ở trung đội em, em thương anh ấy ghê lắm cơ.

- Ừ, anh ấy sống rất ân nghĩa với tất cả mọi người.

- Em bảo nhé. Anh luôn luôn để ý đến anh ấy, xem anh ấy cần gì thì giúp, kể cả cái chuyện yêu đương của anh ấy.

- Và kể cả việc yêu đương của anh nữa nhá.

- Thôi đi. Em chuẩn bị về thay phiên trực đây. Anh về gội đầu rồi ngủ đi. Đừng có chủ quan, em không thèm gặp nữa đâu. Chia tay. Không có tán tỉnh lôi thôi nữa.


Каталог: UserFiles -> RadEditor
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
RadEditor -> BẢn thảO ĐẦu tiêN (để bổ sung/góp ý) thông tin đÓng góp về XÃ HỘi dân sự TẦm nhìn asean 2025

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương