PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM



tải về 338.04 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích338.04 Kb.
#148
  1   2   3
PHƯƠNG PHÁP VIẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG SƯ PHẠM

A- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN



Bước 1 : XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Để xác định được đề tài nghiên cứu cần thực hiện các thứ tự sau :

1- Trình bày hiện trạng (thực trạng) bản thân quan tâm .

2- Nêu các nguyên nhân gây ra hiện trạng (thực trạng) .

3- Chọn một hoặc vài nguyên nhân bản thân thấy cần tác động để tạo sự chuyển biến .

4- Đưa ra các giải pháp tác động (tham khảo tài liệu , kinh nghiệm của đồng nghiệp , sâng tạo của bản thân ….)

5- Xây dựng giả thuyết : Trả lời câu hỏi : Có kết quả (hiệu quả) hay không ? Có thay đổi hay không ?

Nếu trả lời có kết quả (có hiệu quả) đó là giả thuyết có định hướng .

Nếu chỉ làm thay đổi (biến đổi , khác biệt…) đó là giả thuyết không định hướng .

Chú ý vấn đề này để sau này sử dụng công thức kiểm chứng .

6- Đặt tên cho đề tài . Khi đặt tên cho đề tài phải thể hiện được :

+ Mục tiêu đề tài

+ Đối tượng nghiên cứu

+ Phạm vi nghiên cứu

+ Biện pháp tác động

Ví dụ : “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối …. Trường …. Trong môn học …. Bằng biện pháp ….”

+ Mục tiêu : “Nâng cao hứng thú cho học sinh”

+ Đối tượng nghiên cứu : Tâm lý của HS

+ Phạm vi : Khối .. thuộc trường …

+ Biện pháp tác động : “bằng biện pháp …”



Bước 2 : LỰA CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (CHỌN CÁCH THỰC HIỆN)

Có 5 mẫu thiết kế nghiên cứu :

Mẫu 1 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với một nhóm duy nhất

Cách làm : + Chọn một nhóm duy nhất để tác động . Ví dụ chọn 1 lớp hay 1 tổ trong lớp để thực hiện biện pháp tác động mà bản thân dự định thực hiện

+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo (sẽ trình bày ở bước 3) để thu thập dữ liệu .

+ Thực hiện các biện pháp tác động mà bản thân dự kiến .

+ Sau khi tác động tiến hành kiểm tra bằng các thang đo như trước khi nhóm được tác động .
Mẫu 2 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương

Cách làm : + Chọn 2 nhóm tương đương về vấn đề đang nghiên cứu . Ví dụ tương đương về trình độ , về ý thức , về số lượng …Một nhóm gọi là nhóm thực nghiệm , nhóm kia là nhóm đối chứng .

+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo đối với cả 2 nhóm .

+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .

+ Sau khi tác động tiếp tục kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .
Mẫu 3 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên

Cách làm : + Chọn 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng trên cơ sở có sự tương đương . Một nhóm là thực nghiệm , nhóm kia là đối chứng .

+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo đối với cả 2 nhóm .

+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .

+ Sau khi tác động tiếp tục kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .
Mẫu 4 : Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên

Cách làm : + Chọn 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng trên cơ sở có sự tương đương . Một nhóm là thực nghiệm , nhóm kia là đối chứng .

+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .

+ Sau khi tác động kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .


Mẫu 5 : Thiết kế cơ sở AB hoặc thiết kế đa cơ sở AB

a) Thiết kế cơ sở AB (Chỉ có 1 giai đoạn cơ sở A và 1 giai đoạn cơ sở B cho 1 đối tượng duy nhất . Trong đó A là giai đoạn chưa tác động – B là giai đoạn tác động)

Cách làm : + Chọn đối tượng thỏa mãn yêu cầu nghiên cứu .

+ Ghi chép kết quả của đối tượng theo hàng ngày hoặc tuần .

+ Tác động biện pháp lên đối tượng .

+ Ghi chép kết quả của đối tượng sau tác động

Ví dụ : “Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải toán bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày cho học sinh Jeff”


Tỷ lệ hoàn thành





Độ chính xác


line 21line 23


Giai đoạn A Giai đoạn B

b) Thiết kế đa cơ sở AB ( Cho 2 đối tượng trở lên . Trong đó các giai đoạn A và B của mỗi đối tượng sẽ khác nhau ) .

Cách làm như thiết kế cơ sở AB cho từng đối tượng .
Ví dụ : “Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải toán bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày cho học sinh Jeff và David”

David


Jeff



Giai đoạn A Giai đoạn B Giai đoạn A Giai đoạn B


Bước 3 : THU THẬP VÀ ĐO LƯỜNG DỮ LIỆU

1- Khái niệm: Tập hợp sắp xếp các thông tin , số liệu , kết quả cần thiết cho nội dung nghiên cứu theo những thang và mức độ cụ thể .

2- Các loại dữ liệu : Trong giáo dục có 3 loại dữ liệu cơ bản

2.1 Dữ liệu thuộc về kiến thức : Loại này có 3 mức cơ bản gồm biết – hiểu – vận dụng

Cách đo và thu thập : Bằng hình thức kiểm tra , thi ở các dạng tự luận hay trắc nghiệm như kiểm tra bình thường trong năm học . Người nghiên cứu ra các đề kiểm tra theo các dạng trên rồi chấm , đánh giá theo thang điểm do mình qui định hoặc đánh giá theo trình độ : kém , yếu , trung bình , khá , giỏi … Sau đó thống kê theo kết quả đã dự định .


2.2 Dữ liệu thuộc về kỹ năng hoặc hành vi : Loại này thông thường phân theo các mức độ : Sự thuần thục , thói quen , kỹ năng , kỹ xảo ….

Cách đo và thu thập : Có 2 cách

Cách 1 “Thang xếp hạng” : Người nghiên cứu căn cứ nội dung , yêu cầu của đề tài mà lập bảng hỏi theo các cấp độ của nội dung nghiên cứu để đối tượng trả lời. Mỗi cấp độ lại chia thành 4 -5 mức độ và gán cho nó một điểm số cụ thể để thống kê xác định mức độ giá trị , tính chính xác , độ tin cậy ….(chú ý câu hỏi thang đo phải đi vào chi tiết thể hiện hành vi và kỹ năng của từng mức độ về hành vi, kỹ năng của đề tài)

Ví dụ bảng hỏi “thang xếp hạng” như sau :

Đề tài “Rèn luyện kỹ năng đọc sách để nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS …. Huyện …. Tỉnh ….”


Cấp độ

Nội dung

Tìm hiểu mục tiêu đọc

1/ Khi cầm một quyển sách mới em thực hiện :

Đọc ngay  Xem mục lục 

Đọc phần giới thiệu  Chọn chỗ cần đọc , đọc trước 

Lật từ đầu chí cuối rồi để lại chờ có thời gian mới đọc 

2/ Khi đọc sách giáo khoa đối với bài chưa học em thường đọc :

Phần tóm tắt kiến thức  Đọc từ đầu bài 

Xem hình vẽ là chính  Đọc phần “Có thể em chưa biết!” 

Đọc sau đó xem phần câu hỏi để tự trả lời 



Cách đọc

1/ Khi đọc sách em thường : Đọc thành lời  Đọc thầm 

Đọc diễn cảm  Đọc đi đọc lại phần chưa hiểu 

Đọc có ghi chép những ý hay , từ hay 

2/ Khi đọc sách em thường : Đọc lướt để biết bố cục 

Đọc liên tục  Đọc từng đoạn  Đọc quan tâm đến từ ngữ 

Đọc xong có ngẫm nghĩ nội dung vừa đọc 


Cách 2 “Lập bảng kiểm quan sát” : Đây là cách thu thập bằng cách quan sát có chủ đích. Người nghiên cứu lập thang mức độ về hành vi , kỹ năng của vấn đề nghiên cứu để qui thành điểm cho mỗi cấp độ , mức độ .

Ví dụ quan sát việc vui chơi của học sinh để từ đó đánh giá kỹ năng hòa giải (kỹ năng sống) của học sinh . Ta lập bảng kiểm quan sát tức là qui hành vi của học sinh trong lúc vui chơi về kỹ năng hòa giải thành các mức độ : Biết , thành thạo , khôn khéo , tự tin …

Mỗi hành vi của mỗi học sinh được thể hiện ở buổi quan sát được ghi lại tỷ mỉ về hình thức nội dung và số lần biểu hiện… để thống kê đánh giá .

Có 2 cách quan sát : Quan sát công khai (học sinh được thông báo mục đích và các công cụ bổ trợ được cho học sinh thấy) và quan sát không công khai (học sinh không được thông báo mục đích và mọi công cụ quan sát như máy quay , ghi chép … không cho biết) .

Lưu ý mỗi cách quan sát có những ưu và nhược khác nhau . Tùy yêu cầu đề tài mà chọn

cách quan sát để thu thập dữ liệu chính xác , khách quan , tin cậy …

2.3 Dữ liệu thuộc về thái độ : Phương pháp đo và thu thập loại dữ liệu này giống như dữ liệu hành vi , kỹ năng (thành lập bảng hỏi thang xếp hạng – lập bảng kiểm quan sát ) .

Để thấy rõ hơn cách lập bảng thang xếp hạng như trên đã nói , ta xét ví dụ lập bảng hỏi thang xếp hạng sau nhưng nội dung là khảo sát về thái độ .

Đề tài “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối ….trường ….trong học môn …. bằng thiết bị nghe nhìn”


Cấp độ

Nội dung

Cảm tính

1/ Hãy cho biết sự đồng tình của em về dạy có thiết bị nghe nhìn :

Rất đồng ý  Đồng ý  Bình thường 

Không đồng ý  Rất không đồng ý 

2/ Khi học có thiết bị nghe nhìn em thấy thế nào ?

Rất thích  Thích  Bình thường 

Không thích  Rất không thích 



Tần suất

1/ Theo em dạy có thiết bị nghe nhìn nên sử dụng cho :

Tất cả các bài học  Phần lớn của các bài 

Một số bài học  Một số ít bài học 

Không bài nào 

2/ Ý kiến của em như thế nào nếu dạy có thiết bị nghe nhìn chỉ cho những bài cần thiết ?

Rất đồng ý  Đồng ý  Bình thường 

Không đồng ý  Rất không đồng ý 


Tình cảm

1/ Khi được học ở phòng nghe nhìn thì em :

Rất hào hứng  Hào hứng Bình thường 

Không hào hứng  Rất không hào hứng

2/ Học có thiết bị nghe nhìn em thấy :

Rất ham mê  Ham mê  Bình thường 

Không ham mê  Rất không ham mê 



Hành vi

1/ Thầy giáo giảng có thiết bị nghe nhìn em tham gia bài giảng như thế nào ? Hăng say phát biểu  Tích cực phát biểu 

Bình thường  Thỉnh thoảng phát biểu 

Không phát biểu 

2/ Khi nghe thầy nói tiết sau ta học ở phòng nghe nhìn và yêu cầu em sưu tầm tư liệu thì em sẽ :

Vào mạng tìm tư liệu  Chuẩn bị kỹ theo SGK 

Chuẩn bị như mọi ngày  Không chuẩn bị 

Không quan tâm 


Lý tính

1/ Học có thiết bị nghe nhìn em sẽ làm gì giúp thầy :

Cung cấp thêm tư liệu cho thầy 

Trao đổi với thầy những vần đề khác ý kiến 

Trình bày với thầy những khúc mắc của bài học 

Bình thường như mọi ngày 

Không làm gì cả 

2/ Mỗi khi học ở phòng nghe nhìn em sẽ :

Giúp thầy lắp đặt các thiết bị 

Đôn đốc các bạn vào lớp và ồn định nhanh 

Giảng cho bạn những vấn đề bạn chưa hiểu 

Tham gia vào câu lạc bộ bộ môn 

Bình thường như mọi ngày 



Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
userfiles -> Vĩnh Phúc, ngày 06 tháng 3 năm 2014 Kính gửi: Ông (bà) Hiệu trưởng các trường thcs

tải về 338.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương